Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 1 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Huyền - Trường Tiểu học Thượng Quận

HĐ 3: Luyện đọc các đoạn 3, 4:

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn, GV uốn nắn tư thế đọc kết hợp HDHS đọc đúng: hiểu, quay, nó, .

- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.

- GV dùng bảng phụ chép sẵn 2 câu văn + HDHS ngắt nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc:

+ Mỗi ngày mài / thỏi sắt nhỏ đi một tí, / sẽ có ngày / nó thành kim.//

+ Giống như cháu đi học,/ mỗi ngày . một ít / sẽ có ngày / cháu thành tài.//

- GV kết hợp HDHS hiểu nghĩa một số từ mới trong bài.

- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.

- GV tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm, cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.

 

doc26 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 1 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Huyền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm bài.
+ Bài 2: Viết số thành tổng của số chục và số đơn vị ( theo mẫu ):
 95 = 90 + 5 37 =  68 = . 
 59 =  73 =  86 = . 
 55 =  33 =  66 = . 
 99 =  77 =  88 = . 
- HS tự làm bài theo mẫu rồi chữa bài. 
- Củng cố cho HS về: đọc, viết các số trong phạm vi 100; viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
+ Bài 3: 
a) ( >, <, = ) ?
 45  47 72 .. 59 36 . 63
 40 + 5 . 45 93 .. 90 + 2 35  30 + 6
 57 .. 50 + 7 89 .. 90 + 8 70 + 3 . 27
b) Số ?
1 .. > 97 3 > . > . > ..
9 .. > 68 13 > . > . > 10
. .. > 58 93 > . > . > 90
c) Viết mỗi số sau vào ô trống: 75 ; 57 ; 86 ; 68 ; 94
 . < .. < .. < .. < .
 . > .. > .. > .. > .
- HS tự làm bài rồi chữa bài 
- GV củng cố, khắc sâu KTvề so sánh các số trong phạm vi 100.
* HĐ 2: Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, khen những HS tích cực học tập.
- Dặn HSVN ôn: đọc, viết và so sánh các số trong phạm vi 100.
 Tiết 2: TIẾNG VIỆT*( CT).
 BÀI : CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS nghe-viết chính xác đoạn 1trong bài: Có công mài sát có ngày nên kim.
- Rèn kĩ năng nghe đọc để viết chính xác, rèn kĩ năng viết đúng các chữ hoa, từ khó mà HS hay nhầm lẫn, viết đúng cỡ chữ, điểm đặt bút và dừng bút, vị trí ghi dấu thanh, khoảng cách các chữ...
- HS có ý thức luyện viết hằng ngày
II- CHUẨN BỊ:
- HS: Bảng con , Phấn màu .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Các HĐ:
*HĐ1: Hướng dẫn HS viết chữ hoa và từ khó.
- GV đọc bài viết 1 lần, cho 3 HS đọc lại.
- Cho HS nêu các chữ được viết hoa, và các tiếng từ khó: chán, quyển sách, bỏ dở,nắn nót, nguyệch ngoạc, xấu.
+GV hướng dẫn cho HS viết bảng con. GV sửa cho HS ( chú ý điểm đặt bút và dừng bút).
*HĐ2: Học sinh viết bài vào vở .
- GV đọc cho HS viết bài, theo dõi giúp đỡ HS: uốn nắn cho HS viết đúng chữ hoa, chữ thường, đúng cỡ chữ, chú ý điểm đặt bút và dừng bút, vị trí ghi dấu thanh, cách trình bày bài. HS yếu cơ bản viết đúng chữ thường, tiếng, từ khó, điểm đặt ,dừng bút, vị trí dấu thanh).
- GV đọc cho HS soát bài.
- GV chấm một số bài. NX về chữ viết,vị trí ghi dấu thanh, cách trình bày,...
3.Củng cố, dặn dò.	
- Tuyên dương HS viết đẹp, đúng.
- VN các em luyện viết thêm.
 Ngày soạn: 20 - 8 - 2015.
 Ngày dạy: Thứ năm - 27 - 8 - 2015.
 Buổi sáng:
 Tiết 1: CHÍNH TẢ ( NGHE - VIẾT) 
 NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI ?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS viết khổ thơ cuối trong bài Ngày hôm qua đâu rồi ?
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. Hiểu và làm đúng các BT theo yêu cầu: Bài 2 ( a ), bài 3, 4.
- HS có ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp.
II. CHUẨN BỊ: 
- Bảng phụ viết sẵn ND BT 2, 3 ( SGK ).
- Vở BT Tiếng Việt - tập 1; Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 1 HS lên bảng viết, dưới lớp viết ở bảng con: 
+ nên kim, không nên, lên bảng, đứng lên, ... .
+ Vài HS lên bảng đọc thuộc rồi viết đúng thứ tự của 9 chữ cái đầu.
- GV nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD nghe - viết.
- GV đọc 1 lần khổ thơ, gọi 3 - 4 HS đọc lại - Cả lớp đọc thầm theo.
- GV giúp HS nắm ND khổ thơ: + Khổ thơ là lời của ai nói với ai ?
 + Bố nói với con điều gì ?
- HS nêu nhận xét: Khổ thơ có mấy dòng ? Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ? Nên viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở ?
- HS tự tìm những tiếng khó, tập viết ở bảng con. GV quan sát, sửa sai.
- GV đọc cho HS nghe - viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc cả bài chính tả cho HS soát lại. HS tự chữa lỗi, gạch chân từ viết sai, viết lại từ đúng ra lề vở.
- GV chấm 1/3 số bài, nhận xét từng bài về các mặt: ND, chữ viết, cách trình bày.
* HĐ 2: HD làm BT chính tả.
+ BT 2 (a): - GV gắn bảng phụ viết sẵn ND BT 2 ( a ) lên bảng. HS nêu yêu cầu của BT.
- GV mời 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở BT Tiếng Việt.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 quyển lịch, chắc nịch; nàng tiên, làng xóm.
+ BT 3: - GV gắn bảng phụ kẻ sẵn ND BT lên bảng, HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhấn mạnh yêu cầu của bài: Hãy đọc tên các chữ cái ở cột 3 rồi điền vào chỗ trống ở cột 2 những chữ cái tương ứng.
- HS tự làm bài trong vở BT Tiếng Việt. GV gọi 2, 3 HS tiếp nối nhau lên bảng viết.
- GV chữa bài. Cả lớp sửa bài theo thứ tự đúng: g, h, i, k, l, m, n o, ô, ơ.
- GV che các chữ cái đã viết ở cột 2, gọi 2 HS tiếp nối nhau lên bảng viết lại.
- HS nhìn cột 3 đọc lại tên 10 chữ cái. GV che tên chữ cái viết ở cột 3. HS nhìn chữ cái ở cột 2 nói lại tên 10 chữ cái.
+ BT 4: - GV cất bảng phụ, từng HS thi đọc TL tên 10 chữ cái.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS tiếp tục HTL tên 19 chữ cái đã học.
 Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 TỪ VÀ CÂU.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu thông qua các BT thực hành.
- Biết tìm các từ có liên quan đến HĐ học tập ( BT 1, 2 ); Viết được một câu nói về ND mỗi tranh ( BT 3 ).
- HS tích cực, chủ động trong học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh minh hoạ các SV, HĐ trong SGK. Bảng phụ viết sẵn ND BT 2; 6 tờ giấy khổ to, bút dạ để các nhóm làm BT 2.
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu tiết học mới, giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện tập về Từ.
. GV tổ chức, HDHS làm BT 1, 2 ( SGK ):
* Bài 1: - HS đọc yêu cầu của BT ( đọc cả mẫu )
- GVHDHS nắm vững yêu cầu của BT:
+ 8 bức tranh trong SGK vẽ người, vật, việc. Bên mỗi tranh có một số thứ tự. Hãy chỉ tay vào các số TT ấy và đọc lên.
+ 8 tranh vẽ có 8 tên gọi, mỗi tên gắn với một vật hoặc một việc được vẽ trong tranh. HS đọc 8 tên gọi ( Được đặt sẵn trong dấu ngoặc đơn ).
+ Cần xem tên gọi nào là của người, vật hoặc việc nào.
- GV đọc tên gọi của từng người, vật hoặc việc. HS chỉ tay vào tranh vẽ người, vật, việc ấy và đọc số TT của tranh ấy lên.
- Từng cặp HS tham gia làm miệng. GV gọi 3, 4 HS làm lại.
- GV chốt đáp án đúng + ghi bảng:
1 - trường. 2 - HS. 3 - chạy. 4 - cô giáo. 
5 - hoa hồng. 6 - nhà. 7 - xe đạp. 8 - múa . 
* Bài 2: - HS đọc yêu cầu của BT.
- GV tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm 4. 
+ HS viết nhanh những từ tìm được vào phiếu.
+ Đại diện các nhóm dán phiếu lên bảng lớp và đọc to KQ.
+ Cả lớp và GV nhận xét -> nhóm thắng cuộc.
. Củng cố, khắc sâu KT về Từ.
* HĐ 2: Luyện tập về Câu.
. GV tổ chức, HDHS làm BT 3 ( SGK ).
- HS đọc yêu cầu của BT, đọc cả câu mẫu trong tranh 1.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài: Quan sát kĩ hai tranh, thể hiện ND mỗi tranh bằng một câu.
- HS tiếp nối nhau đặt câu thể hiện ND từng tranh ( câu 1: HS đặt câu khác mẫu ). GV nhận xét nhanh sau mỗi câu HS đã đặt. HS đặt sai sẽ suy nghĩ để nói lại.
- HS viết vào vở 2 câu văn thể hiện ND của 2 tranh ( yêu cầu viết mỗi tranh 2 câu ).
. Củng cố, khắc sâu KT về Câu.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV giúp HS ghi nhớ, khắc sâu KT bài học: 
+ Tên gọi của các vật, việc được gọi là từ.
+ Ta dùng từ đặt câu để trình bày một sự việc.
- GV nhận xét tiết học, Tuyên dương những HS tích cực học tập.
Tiết 3: TOÁN
 T. 4: LUYỆN TẬP.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết cộng nhẩm số tròn chục có 2 chữ số; biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng; biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100 và biết giải bài toán bằng một phép cộng.
- Rèn KN cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ số; KN thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100 và KN giải bài toán bằng một phép cộng.
 - HS yêu thích học toán.
II. CHUẨN BỊ: 
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: KT kết hợp xen kẽ khi luyện tập.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Ôn tập, củng cố KT về phép cộng.
- GV viết lên bảng phép cộng: 23 + 12 = ? 
- HS đặt tính rồi tính KQ ở bảng con. GV nhắc HS lưu ý cách đặt tính.
- Một vài HS nêu miệng KQ. GV chốt KQ đúng và ghi bảng. 
- GV yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần và KQ của phép cộng đó.
* HĐ 2: Thực hành.
 GV tổ chức, HDHS làm các BT ( SGK - 6 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS tự làm bài. 
- Một số HS lên bảng làm ( yêu cầu nêu tên gọi thành phần và KQ của mỗi phép tính ). 
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài + chốt lại KQ đúng.
+ Bài 2: - HS tự tính nhẩm rồi nêu miệng KQ tính, nêu cách tính nhẩm.
- Củng cố KN cộng nhẩm các số tròn chục.
+ Bài 3: - HS tự đặt tính rồi tính tổng, GV lưu ý cho HS cách đặt tính và viết tổng.
- GV gọi 3 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại KQ đúng.
- Củng cố cách đặt tính, cách t/ hiện phép cộng, tên gọi các thành phần trong phép cộng.
+ Bài 4: - HS đọc, nêu tóm tắt bài toán. 1 HS nêu cách giải. 
- HS tự giải bài toán vào vở. 1 HS lên bảng trình bày.
- Củng cố cách giải bài toán về tính tổng của hai số hạng.
+ Bài 5: ( HS làm thêm - nếu còn thời gian ).
- GVHDHS nhẩm tính rồi điền chữ số tích hợp vào mỗi ô trống.
- HS tự làm bài rồi chữa bài. GV yêu cầu HS nêu cách nhẩm. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS ghi nhớ tên gọi các thành phần và KQ của phép cộng, cách đặt tính và tính tổng, cách trình bày và giải bài toán bằng một phép cộng.
 Ngày soạn: 21 - 8 - 2015.
 Ngày dạy: Thứ sáu - 28 - 8 - 2015
 Buổi sáng:
 Tiết 1: TẬP LÀM VĂN 
 TỰ GIỚI THIỆU. CÂU VÀ BÀI.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết nghe và TL đúng một số CH về bản thân mình; nói lại được một vài thông tin đã biết về một bạn. Bước đầu biết kể một mẩu chuyện ngắn theo tranh.
- Rèn KN nghe, nói, KN kể chuyện theo tranh.
- Các KNS được GD trong bài: KN tự nhận thức về bản thân; Giao tiếp cởi mở, tự tin, biết lắng nghe ý kiến người khác.
- GD HS ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh minh hoạ BT 3 trong SGK. Bảng phụ viết sẵn các CH ở BT 1( SGK ).
- Các PP/ KT dạy học: PP làm việc nhóm - chia sẻ thông tin, đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV Giới thiệu MĐ của tiết LTVC và tiết TLV trong chương trình lớp 2. Từ bài TĐ Tự thuật -> Giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết TLV: các em sẽ luyện tập giới thiệu về mình và bạn mình, các em sẽ được làm quen với một đơn vị mới là bài; học cách sắp xếp các câu thành một bài văn ngắn.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Tự giới thiệu.
GV tổ chức, HDHS làm bài tập 1, 2 ( SGK ).
+ BT 1: - HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV nhấn mạnh: Tự giới thiệu về mình - TL ( tự nhiên, hồn nhiên ) lần lượt từng CH về bản thân.
- GV lần lượt nêu từng CH, 1 HS trả lời ( mẫu ).
- Từng cặp HS thực hành hỏi - đáp: 1 em nêu CH, 1 em TL.
- GV gọi đại diện một số nhóm làm trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. 
+ BT 2: Nghe TL các CH ở BT 1, nói lại những điều em biết về một bạn.
- HS tiếp nối nhau nói lại những điều em biết về một bạn.
- Cả lớp và GV nhận xét: Bạn nói về bạn đó có chính xác không ? Diễn đạt thế nào ?
* HĐ 2: Kể chuyện theo tranh.
GV tổ chức, HDHS làm BT 3 ( SGK ).
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài: Kể mỗi sự việc bằng 1 hoặc 2 câu. Sau đó kể gộp các câu đó lại thành một câu chuyện.
- HS làm việc CN: nhìn tranh, kể lại mỗi sự việc bằng 1 hoặc 2 câu.
- Một số HS tiếp nối nhau kể trước lớp:
+ Kể lại sự việc ở từng tranh theo yêu cầu của bài.
+ Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét. HS nêu ý nghĩa của câu chuyện ? ( Khuyên không nên ngắt hoa ở công viên, nơi công cộng ). 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhấn mạnh cho HS: Ta có thể dùng các từ để đặt thành câu, kể một sự việc. Cũng có thể dùng một số câu để tạo thành bài, kể một câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt. Nhắc HSVN viết lại toàn bộ ND câu chuyện theo 4 tranh vào trong vở BT .
Tiết 2: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CƠ QUAN VẬN ĐỘNG.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS hiểu được nhờ có hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
- HS biết xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
- HS tích cực vận động giúp cơ và xương phát triển tốt.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: tranh vẽ cơ quan vận động, tranh minh hoạ ( SGK ).
- HS: SGK, Vở BTTN và XH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
 KT sách vở bộ môn của HS.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Làm một số cử động.
+ Mục tiêu: HS biết được bộ phận nào của cơ thể phải cử động khi thực hiện một số động tác như: giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập mình.
+ Cách tiến hành:
- HS làm việc theo cặp: quan sát các hình 1, 2, 3, 4 ( SGK - 4 ) và làm một số động tác như bạn nhỏ đã làm. GV gọi 1 nhóm lên thể hiện lại các động tác.
- Cả lớp đứng tại chỗ, cùng làm các động tác theo lời hô của GV.
- GV hỏi HS: Trong các động tác các em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể đã cử động ?
-> KL: Để thực hiện được những động tác trên thì đầu, mình, chân, tay phải cử động.
* HĐ 2: Quan sát để nhận biết cơ quan vận động.
+ Mục tiêu: HS biết xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể; Nêu được vai trò của xương và cơ.
+ Cách tiến hành:
- GVHDHS thực hành: tự nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình. Sau đó, yêu cầu HS TL: Dưới lớp da của cơ thể có gì ? ( có xương và bắp thịt ( cơ ) ).
- HS thực hành làm một số cử động như: cử động ngón tay, bàn tay, cánh tay, cổ, ... và cho biết: Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được ?
-> KL: Nhờ sự phối hợp HĐ của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
- GV cho HS quan sát hình 5, 6 ( SGK - 5 ), yêu cầu HS: chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể.
-> KL: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể. 
* HĐ 3: Trò chơi " Vật tay".
+ Mục tiêu: HS hiểu: HĐ và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt.
+ Cách tiến hành:
- GVHD cách chơi ( SGV - T.8, 9 ).
- Gọi 2 HS lên chơi mẫu.
- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm 3 ( 2 bạn chơi và 1 bạn làm trọng tài ).
- GVKL: Muốn cơ quan vận động khoẻ cần chăm chỉ tập TD và ham thích vận động.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS làm bài tập 1, 2 ( Vở BT TN và XH ). GV nhấn mạnh vai trò của các cơ quan vận động.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS tích cực vận động để xương và cơ phát triển tốt
Tiết 3: TOÁN
 T.5: ĐÊ - XI - MET.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết đề – xi – mét là một đơn vị đo độ dài; tên gọi, kí hiệu của nó; biết quan hệ giữa dm và cm, ghi nhớ 1dm = 10 cm.; Tập đo và ước lượng các độ dài theo đơn vị dm. Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm; so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản; thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là dm.
- Rèn KN nhận biết đơn vị đo dm; so sánh độ dài đoạn thẳng và KN thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là dm.
- HS tích cực, chủ động học tập. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Một băng giấy có chiều dài 10 cm.
- Thước thẳng dài 2 dm với các vạch chia thành từng xăng - ti - mét.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS lên bảng đặt tính rồi tính tổng, biết các SH là:
 a) 45 và 32 b) 30 và 48 c) 7 và 21.
- Dưới lớp làm ở bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài đề - xi - mét ( dm ).
- GV yêu cầu một HS đo độ dài băng giấy dài 10 cm và hỏi: " Băng giấy dài mấy xăng- ti - mét ?". ( Băng giấy dài 10 cm ).
- GV nói tiếp " 10 xăng - ti - mét còn gọi là1 đề - xi - mét" và viết đề - xi - mét.
+ GV nói tiếp " Đề - xi - mét viết tắt là dm" và viết dm lên bảng, rồi viết:
 10 cm = 1dm 1dm = 10 cm
+ Gọi một vài HS nêu lại: 10 cm = 1dm; 1dm = 10 cm.
- GV dùng thước thẳng có độ dài 2 dm, HD HS nhận biết các đoạn thẳng có độ dài 1dm; 2 dm trên thước thẳng.
- GV khắc sâu đơn vị đo độ dài dm.
* HĐ 2: Thực hành.
 GV tổ chức, HDHS làm các BT 1, 2, 3 ( SGK ) rồi chữa bài.
 ___________________________________________________
TiÕt 4: Sinh ho¹t.
 Sinh ho¹t líp.
I. Môc ®Ých yªu cÇu
- HS thấy rõ được các ưu điểm, khuyết điểm của bản thân, của ban, của lớp về việc thực hiện hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục khác trong tuần đang thực hiện. Nắm được phương hướng hoạt động của tuần tới. HS biết cách tổ chức sinh nhật và tổ chức được sinh nhật cho các bạn.
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học.
- HS có ý thức phấn đấu, tu dưỡng, rÌn luyện, học tấp tốt; quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu trường lớp.
II CHUẨN BỊ:	
- Chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng các ban chuẩn bị nội dung để nhận xét, đánh giá về những ưu điểm, hạn chế của lớp, của ban.
- Ban văn nghệ chuẩn bị nội dung tổ chức sinh nhật cho các bạn sinh trong tháng đang thực hiện.
- HS chuẩn bị quà, lời chúc mừng để chúc mừng sinh nhật bạn.
III TIẾN TRÌNH:
1.Trưởng ban đối ngoại giới thiệu và mời ban văn nghệ lên điều hành.
2. Ban văn nghệ điều hành văn nghệ, mời chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành buổi sinh hoạt.
3. Chủ tịch HĐTQ điều hành buổi sinh hoạt lớp. 
a) Chủ tịch HĐTQ thông qua nội dung chương trình buổi sinh hoạt lớp:
+ Lần lượt các ban nhận xét về các hoạt động của các bạn trong tuần và nêu phương hướng hoạt động cho tuần sau. 
+ Hai phó chủ tịch HĐTQ nhận xét về ban mình phụ trách.
+ Chủ tịch HĐTQ nhận xét chung.
+ GV nhận xét, kết luận và đề ra phương hướng cho hoạt động tuần sau.
+ Tổ chức sinh nhật cho các bạn.
b) Chủ tịch HĐTQ lần lượt mời các bạn trưởng các ban lên nhận xét ưu, khuyết điểm của lớp về việc thực hiện nhiệm vụ do ban mình phụ trách.
+ Các thành viên trong lớp bổ sung ý kiến.
+ Chủ tịch HĐTQ mời các bạn mắc khuyết điểm nêu hướng sửa chữa của mình trong tuần tới.
- Hai phó chủ tịch HĐTQ nhận xét về hoạt động của các ban do mình phụ trách.
- Chủ tịch HĐTQ nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần đang thực hiện. 
- Lớp bình bầu cá nhân, nhóm, ban xuất sắc.
c) Chủ tịch HĐTQ mời GVCN nhận xét đánh giá chung và nêu phương hướng, nhiệm vụ của tuần tiếp theo.
4. GVCN nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần về : 
nề nếp, học tập, việc học bài và làm bài của học sinh; việc tự quản của Hội đồng tự quản lớp, hoạt động của các ban.
- GV tuyên dương nhóm, ban, cá nhân thực hiện tốt các hoạt động của lớp.
5. Phương hướng tuần tới 
- Các ban (nhóm) thảo luận và đề xuất các công việc sẽ thực hiện trong tuần (tháng) tiếp theo.
- Chủ tịch HĐTQ, các phó chủ tịch HĐTQ cùng giáo viên chủ nhiệm hội ý, thống nhất lại các nội dung đề xuất của các bạn:
- TiÕp tôc thùc hiÖn tèt chñ ®iÓm trong th¸ng 2.
- TiÕp tôc cñng cè vµ duy tr× c¸c nÒ nÕp theo quy ®Þnh, kh¾c phôc nh÷ng nh­îc ®iÓm.
- Duy tr× tèt nÒ nÕp tù qu¶n; thùc hiÖn nghiªm tóc c¸c nÒ nÕp ®· quy ®Þnh. 
- Duy tr× tèt nÒ nÕp häc tËp, rÌn luyÖn c¸c kÜ n¨ng ®äc, ph©n tÝch ®Ò bµi; KN tÝnh to¸n, KN tr×nh bµy bµi vµ KN kiÓm tra kÕt qu¶ bµi lµm. 
- TiÕp tôc thùc hiÖn phong trµo rÌn viÕt ch÷ ®Ñp, gi÷ vë s¹ch; thùc hiÖn tèt phong trµo thi ®ua häc tËp gi÷a c¸c tæ.
- Thùc hiÖn tèt nhiÖm vô lao ®éng ®­îc ph©n c«ng.
- Chủ tịch HĐTQ giao nhiệm vụ cho các ban.
6.Tổ chức văn nghệ :
- Trưởng ban văn nghệ, thể dục thể thao giới thiệu tên các bạn lên hát. Sau đó mời các bạn trong lớp cổ vũ .
- GV nhận xét chung.
- Trưởng ban văn nghệ, thể dục thể thao tuyên bố kết thúc buổi sinh hoạt lớp.
+ Bài 1: - GVHDHS quan sát hình vẽ trong SGK rồi tự trả lời từng câu hỏi a, b.
a) Yêu cầu HS phải quan sát, so sánh độ dài mỗi đoạn thẳng AB hoặc CD với độ dài 1dm -> HS tập nhận biết độ dài 1dm.
b) HS so sánh trực tiếp độ dài của đoạn thẳng AB và CD ( trên hình vẽ ) 
-> Điền dài hơn vào chỗ chấm để có đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD.
 Điền ngắn hơn vào chỗ chấm để có đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB.
- Củng cố KN nhận biết đơn vị dm; so sánh độ dài đoạn thẳng.
+ Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài, đọc phép tính mẫu.
- GV ghi bảng 2 phép tính mẫu.
- HS tự làm bài rồi chữa bài. 
- GV lưu ý: Đề bài chỉ yêu cầu thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số đo độ dài theo đơn vị đề - xi - mét; HS không được viết thiếu tên đơn vị ở kết quả tính.
- Củng cố KN thực hiện các phép tính với đơn vị đo dm.
+ Bài 3: ( HS làm thêm nếu còn thời gian ).
- GV nhắc lại yêu cầu của đề

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_01_nam_hoc_2017_2018_nguyen_thi_huyen_tru.doc
Giáo án liên quan