Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021

Đạo đức

BÀI 11: TRẢ LẠI CỦA RƠI

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:

- Giải thích được vì sao nên trả lại của rơi khi nhặt được.

- Xác định được một số người phù hợp, đáng tin cậy có thể giúp đỡ em trả lại của rơi khi nhặt được ở trường, ở ngoài đường và những nơi công cộng khác.

- Thực hiện trả lại của rơi mỗi khi nhặt được.

- Đồng tình với những hành vi thật thà, không tham của rơi, không đồng tình với những thái độ, hành vi không chịu trả lại của rơi.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- SGK Đạo đức 1.

- Băng đĩa CD bài hát “Bà Còng đi chợ” – Nhạc và lời: Phạm Tuyên.

- Các câu chuyện, clip về những bạn nhỏ thật thà trả lại của rơi.

- Một số đạo cụ để sử dụng khi đóng vai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG

- HS vừa xem đĩa CD, vừa hát tập thể bài hát “Bà Còng đi chợ”.

- Thảo luận chung:

1) Bạn Tôm, bạn Tép trong bài hát đã làm gì?

2) Việc làm của hai bạn có đáng khen không? Vì sao?

- GV hướng dẫn HS nhớ lại và chia sẻ theo cặp đôi:

1) Em hoặc người thân của em đã bao giờ bị mất tiền hoặc mất đồ chưa?

2). Khi bị mất tiền hoặc mất đồ, em và người thân của em cảm thấy như thế nào?

3) Em đã bao giờ trở lại của rơi chưa? Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?

- GV dẫn dắt vào bài mới: Khi bị mất tiền hoặc mất đồ do đánh rơi hoặc để quên ở đâu đó, chúng ta thường cảm thấy tiếc, thậm chí đau khổ, nếu đấy là số tiền lớn hoặc món đồ đắt tiền. Vậy, chúng ta nên làm gì khi nhặt được của rơi? Bài học hôm nay thầy/cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu về điều này.

KHÁM PHÁ

 

doc27 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trăng khuyết (bài 125).
- Gv nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: 2’ vần uyn, vần uyt.
2. Chia sẻ và khám phá 10’(BT 1: Làm quen)
2.1. Dạy vần uyn 
- GV viết: u, y, n. 
- HS: u - y - nờ - uyn.
- HS nói: màn tuyn. Tiếng tuyn có vần uyn./ Phân tích vần uyn: có âm u đứng trước, y đứng giữa, n đứng cuối. / Đánh vần, đọc trơn: u - y - nờ - uyn / tờ - uyn - tuyn / màn tuyn.
2.2. Dạy vần uyt (như vần uyn): Đánh vần, đọc trơn: u - y - tờ - uyt / bờ - uyt - buyt - sắc - buýt / xe buýt.
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá: tuyn, màn tuyn; uyt, xe buýt. 
3. Luyện tập 18’
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần uyn? Tiếng nào có vần uyt?). 
- 1 HS đánh vần, cả lớp đọc trơn từng từ ngữ: tuýt còi, huýt sáo,...
- HS tìm tiếng có vần uyn, vần uyt; báo cáo kết quả: Tiếng có vần uyn (luyn). có vần uyt (tuýt, huýt, xuýt).
- GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng tuýt có vần uyt. Tiếng luyn có vần uyn,...
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). 
a) HS đọc các vần, tiếng vừa học: uyn, uyt, màn tuyn, xe buýt. 
b) Viết vần: uyn, uyt
- 1 HS đọc vần uyn, nói cách viết. 
- GV viết vần uyn, hướng dẫn HS viết liền các nét (không nhấc bút). / Làm tương tự với vần uyt. Chú ý nét nối giữa y và t.
- HS viết: uyn, uyt (2 lần). 
c) Viết: (màn) tuyn, (xe) buýt
- GV vừa viết tiếng tuyn vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao chữ t là 1,5 li, chữ y 2,5 li; cách nối nét từ t sang u. / Làm tương tự với buýt, dấu sắc đặt trên y. 
- HS viết: (màn) tuyn, (xe) buýt (2 lần).
	4. Củng cố
GV chỉ cho HS đọc lại bài
__________________________________________
Đạo đức
BÀI 11: TRẢ LẠI CỦA RƠI
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:
- Giải thích được vì sao nên trả lại của rơi khi nhặt được. 
- Xác định được một số người phù hợp, đáng tin cậy có thể giúp đỡ em trả lại của rơi khi nhặt được ở trường, ở ngoài đường và những nơi công cộng khác. 
- Thực hiện trả lại của rơi mỗi khi nhặt được. 
- Đồng tình với những hành vi thật thà, không tham của rơi, không đồng tình với những thái độ, hành vi không chịu trả lại của rơi.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK Đạo đức 1. 
- Băng đĩa CD bài hát “Bà Còng đi chợ” – Nhạc và lời: Phạm Tuyên. 
- Các câu chuyện, clip về những bạn nhỏ thật thà trả lại của rơi. 
- Một số đạo cụ để sử dụng khi đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
- HS vừa xem đĩa CD, vừa hát tập thể bài hát “Bà Còng đi chợ”. 
- Thảo luận chung: 
1) Bạn Tôm, bạn Tép trong bài hát đã làm gì? 
2) Việc làm của hai bạn có đáng khen không? Vì sao?
- GV hướng dẫn HS nhớ lại và chia sẻ theo cặp đôi: 
1) Em hoặc người thân của em đã bao giờ bị mất tiền hoặc mất đồ chưa? 
2). Khi bị mất tiền hoặc mất đồ, em và người thân của em cảm thấy như thế nào? 
3) Em đã bao giờ trở lại của rơi chưa? Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?
- GV dẫn dắt vào bài mới: Khi bị mất tiền hoặc mất đồ do đánh rơi hoặc để quên ở đâu đó, chúng ta thường cảm thấy tiếc, thậm chí đau khổ, nếu đấy là số tiền lớn hoặc món đồ đắt tiền. Vậy, chúng ta nên làm gì khi nhặt được của rơi? Bài học hôm nay thầy/cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu về điều này.
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh 
* Mục tiêu: 
- HS giải thích được vì sao cần trả lại của rơi khi nhặt được. 
- HS được phát triển năng lực giao tiếp, tư duy sáng tạo. 
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 56 và chuẩn bị kể chuyện theo tranh (có thể cá nhân hoặc theo nhóm). 
- HS kể chuyện trước lớp (có thể cá nhân hoặc theo nhóm). 
- GV kể lại nội dung chuyện:
Sáng nay, Lan thấy mẹ đi siêu thị về với vẻ mặt rất buồn. Mẹ kể với Lan là mẹ đã đánh rơi ví ở siêu thị. Trong ví có nhiều tiền cùng giấy tờ quan trọng.
Bỗng có tiếng gõ cửa. Đứng trước cửa là một người đàn ông trẻ tuổi cùng con trai nhỏ. Người đàn ông chào mẹ Lan và hỏi thăm:
- Xin lỗi, đây có phải là nhà bà Tâm không ạ? - Vâng, tôi là Tâm đây. Anh hỏi có việc gì ạ? Người khách kể:
- Con trai tôi nhặt được chiếc ví ở siêu thị. Xem giấy tờ trong ví, tôi biết được địa chỉ nhà nên đưa cháu đến trả lại ví cho chị.
- Dạ, ví của cô đây ạ! Cậu bé vui vẻ đưa chiếc ví cho mẹ Lan. Nhận lại được chiếc ví, mẹ Lan rất vui mừng và rối rít nói:
- Cảm ơn cháu! Cháu đúng là một cậu bé thật thà! 
- GV cho HS cả lớp thảo luận theo các câu hỏi:
1) Mẹ của Lan cảm thấy như thế nào khi bị mất ví? 
2) Việc làm của cậu bé trong câu chuyện đã mang lại điều gì? 
- GV tổng kết các ý kiến và kết luận: Trả lại của rơi là đem lại niềm vui cho người mất và cho chính mình, trả lại của rơi là người thật thà, được mọi người yêu mến, quý trọng. 
Lưu ý:
- Dựa theo tranh, HS có thể tưởng tượng và kể lại nội dung câu chuyện theo cách khác nhau. GV không nên áp đặt các em.
- Sau khi một vài HS kể chuyện, GV có thể cho HS bình chọn người kể chuyện hay nhất. 
Hoạt động 2: Tìm những người phù hợp có thể giúp em trả lại của rơi
 	* Mục tiêu: HS biết xác định những người phù hợp, đáng tin cậy, có thể giúp em trả lại của rơi cho người mất khi nhặt được. 
* Cách tiến hành: 
- GV nêu vấn đề: Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự tìm được người mất để trả lại của rơi. Vậy những ai là người phù hợp, đáng tin cậy, có thể giúp em trả lại của rơi? 
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS và hướng dẫn các em tham khảo hình vẽ mục c SGK Đạo đức 1, trang 57. 
- HS làm việc theo nhóm. 
- GV mời các nhóm trình bày kết quả. Chú ý yêu cầu HS phải nêu rõ người phù hợp, đáng tin cậy có thể giúp đỡ khi các em nhặt được của rơi trong từng tình
huống cụ thể. Ví dụ: ở trường, trong siêu thị, trên xe buýt, ở ngoài đường,... 
- GV kết luận: Khi nhặt được của rơi, nếu không biết đó là của ai để tự trả lại, em có thể nhờ những người tin cậy để nhờ giúp đỡ: Ví dụ: Nếu nhặt được của rơi ở trường thì có thể nhờ thầy/cô giáo; nếu nhặt được của rơi trong siêu thị thì có thể nhờ nhân viên siêu thị; nếu nhặt được của rơi ở trên xe buýt thì có thể nhờ người lái xe; nếu nhặt được của rơi ở ngoài đường thì có thể nhờ chú công an; nếu nhặt được của rơi ở khu vui chơi thì có thể nhờ bác bảo vệ khu vui chơi,... Và trong mọi trường hợp, bố mẹ, thầy cô giáo luôn là những người đáng tin cậy, có thể hỗ trợ, giúp đỡ các em trả lại của rơi. 
 Lưu ý: Hình vẽ ở mục c SGK Đạo đức 1, trang 57 chỉ là gợi ý. Ngoài ra, HS có thể kể thêm những người phù hợp, đáng tin cậy khác, trong những tình huống khác nữa. 
______________________________________
TIẾNG VIỆT
 BÀI 126: uyn uyt (tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Đôi bạn.
+ Phần Tập đọc: - Đối với HS năng khiếu yêu cầu đọc lưu loát được toàn bộ câu chuyện.
- Đối với HS tiếp thu chậm chỉ yêu cầu đánh vần đọc được 3 câu đầu
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Máy tính, ti vi. 
- Bộ đồ dùng 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. GTB 1’
2. Tập đọc (BT 3) 32’
a) GV chỉ hình minh họa truyện Đôi bạn: Mèo Kít đang nằm trên bờ, chó Tuyn đuổi đám vịt trên mặt ao.
b) GV đọc mẫu. Giải nghĩa từ: xoắn xuýt (quấn lấy, bám chặt lấy như không rời ra); kêu váng (kêu to lên). 
c) Luyện đọc từ ngữ: một vài HS cùng đánh vần, cả lớp đọc trơn: Tuyn, Kít, xoắn xuýt, đôi khi, đùa dai, huýt sáo, nghịch, suýt ngã, kêu váng.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc gồm mấy câu? (8 câu). 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 3 đoạn - mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC; chỉ từng vế câu cho HS đọc. 
- HS làm bài trên VBT. 
- 1 HS báo cáo kết quả. 
- GV chỉ từng ý, cả lớp đồng thanh (không đọc các chữ cái, số TT): a) Tuyn - 2) là một con chó nhỏ. b) Kít - 3) là một con mèo nhỏ. c) Tuyn và Kít / 1) xoắn xuýt bên nhau.
3. Củng cố, dặn dò 3’
- Chỉ cho HS đọc lại một số câu trong bài đọc.
- Đọc cho người thân nghe lại bài tập đọc.
 Thứ 4, ngày 10 tháng 03 năm 2021
TOÁN
 Bài 53: XĂNG – TI - MÉT
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết xăng-ti-mét là đơn vị đo độ dài, viết tắt là cm.
- Cảm nhận được độ dài thực tế 1 cm.
- Biết dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài đoạn thẳng, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, ti vi.
- Thước có vạch chia xăng-ti-mét.
- Một số băng giấy với độ dài xăng-ti-mét định trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’
- GV cho hs đố nhau về độ dài của quyển vở mấy gang tay, bảng con mấy gang tay,
- GV nhận xét
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: 2’Gv giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng
2. Hoạt động khởi động 5’
- GV tổ chức cho một số HS cùng đo một đồ vật, chẳng hạn đo chiều rộng bàn GV. HS dùng gang tay để đo và đọc kết quả đo (GV gọi đại diện HS mà có gang tay dài, ngắn khác nhau). GV cũng dùng gang tay của mình đo chiều rộng bàn và nói kết quả đo.
- HS nhận xét, cùng do chiều rộng bàn GV nhưng mỗi người đo lại có kết quả khác nhau. Tại sao? (Có bạn tay to, có bạn tay nhỏ, tay cô giáo to)
- Thảo luận nhóm: Làm thế nào để có kết quả đo chính xác, khi đo một vật ai đo cũng có kết quả giống nhau?
3. Hoạt động hình thành kiến thức 10’
1. GV giới thiệu khung công thức trang 117 SGK
2. HS lấy thước, quan sát thước, trao đổi với bạn các thông tin quan sát được:
- Nhận xét các vạch chia trên thước.
- Các số trên thước, số 0 là điểm bắt đầu.
- HS tìm trên thước các độ dài 1 cm (các độ dài từ 0 đến 1; từ 1 đến 2; ...), HS dùng bút chì tô vào một đoạn giữa hai vạch ghi số trên thước kẻ nói: “một xăng-ti-mét”.
- Lấy kéo cắt băng giấy thành các mẩu giấy nhỏ dài 1 cm, cho bạn xem và nói: “Tớ có các mẩu giấy dài 1 cm”.
- Trong bàn tay của em, ngón tay nào có chiều rộng khoảng 1 cm?
- Tìm một số đồ vật, sự vật trong thực tế có độ dài khoảng 1 cm.
3. GV hướng dẫn HS dùng thước đo độ dài theo 3 bước:
- Bước 1: Đặt vạch số 0 của thước trùng với một đầu của vật, để mép thước dọc theo chiều dài của vật.
- Bước 2: Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu còn lại của vật, đọc kèm theo đơn vị đo cm.
- Bước 3: Viết số đo độ dài đoạn thẳng vào chỗ thích hợp.
* Thực hành đo độ dài theo nhóm, mỗi HS dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo chiều dài mỗi băng giấy rồi viết kết quả đo vào băng giấy, đọc kết quả đo và nói cách đo trong nhóm.
4. Hoạt động thực hành, luyện tập 5’
Bài 1. HS thực hiện thao tác: Đọc chiều dài của hộp màu.
Bài 2. HS thực hiện các thao tác:
a) HS dùng thước đo độ dài mỗi băng giấy và nêu kết quả đo. HS nhận xét cách đo và nêu những lưu ý để có số đo chính xác.
b) HS thảo luận tìm băng giấy dài nhất, băng giấy ngắn nhất. Nêu cách xác định băng giấy dài nhất, băng giấy ngắn nhất (so sánh trực tiếp các băng giấy hoặc so sánh gián tiếp qua số đo của chúng).
Bài 3
- HS thực hiện các thao tác: HS chọn câu đúng, lập luận câu nào đúng, câu nào sai, tại sao; Từ đó, HS nêu cách đo đúng và nhắc các bạn tránh lỗi sai khi đo độ dài.
- GV nhắc HS đế đo độ dài không máy móc, cần thực hành linh hoạt trong trường hợp không thể đo bắt đầu từ vạch số 0 (thước gẫy, thước bị mờ....) thì vẫn có thể đo được nhưng phải đếm số xăng-ti-mét tương ứng với độ dài cra vật cần đo.
5. Hoạt động vận dụng
Bài 4. HS chơi trò chơi “Ước lượng độ dài” theo cặp hoặc nhóm:
- HS trong nhóm đứng cùng nhau, chỉ vào một số đồng dùng học tập rồi đoán độ dài của đồ dùng đó. Sau đó, kiểm tra lại bằng thước.
6. Củng cố, dặn dò 3’
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Từ ngừ toán học nào em cần chủ ý?
- Khi dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo em nhắn bạn điều gì?
- Về nhà, em hãy tập ước lượng một số đồ dùng, đồ vật sử dụng đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét, em cũng có thể dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để kiểm tra lại xem mình đã ước lượng đúng chưa.
Thứ 5, ngày 11 tháng 03 năm 2021
Tự nhiên xã hội
BÀI 14: CƠ THỂ EM (tiêt 2)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Xác định được tên, hoạt động được các bộ phận bên ngoài cơ thể.
- Nhận biết được bộ phận riêng tư của cơ thể.
- Nếu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và lợi ích của việc làm đó.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Phân biệt được con trai và con gái.
- Tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể
- Có ý thức giúp đỡ người có tay, chân không cử động được.
- Có ý thức thực hiện giữ vệ sinh cơ thể hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Hoạt động của 1 số bộ phận cơ thể
	KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
2. Hoạt động 3: Quan sát hình vẽ, phát hiện hoạt động của 1 số bộ phận cơ thể
	* Mục tiêu
- Nêu được tên 1 số bộ phận cơ thể và hoạt động của chúng
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát các hình vẽ trang 97 SGK, 1 HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời. Sau đó đổi lại.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- 1 số cặp xung phong thể hiện kết quả các em đã luyện tập theo cặp. Cả lớp theo dõi để nhận xét về cách đặt câu hỏi và cách trả lời của các bạn.
- Kết thúc hoạt động này, HS rút ra được kết luận như phần chốt lại kiến thức ở trang 98 SGK.
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
3. Hoạt động 4: Thảo luận về những khó khăn gặp phải khi tay hoặc chân không cử động được
	* Mục tiêu
- Nhận biết được vai trò của tay và chân trong cuộc sống thường ngày.
- Có ý thức giúp đỡ những người có tay, chân không cử động được.
	* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- HS thảo luận các câu hỏi 
+ Kể ra những việc tay và chân có thể làm được trong cuộc sống thường ngày.
+ Nêu những khó khăn đối với người có tay hoặc chân không cử động được.
+ Khi gặp những người có tay hoặc chân không cử động được cần sự hỗ trợ, em phải làm gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác bổ sung.
- Kết thúc hoạt động này HS đọc lời con ong trang 98 SGK.
	ĐÁNH GIÁ
Ngoài việc đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động học tập của HS trong tiết học, trước khi kết thúc tiết học, GV có thể sử dụng câu 3, 4, 5 của bài 14 VBT để đánh giá nhanh kết quả học tập của tiết học này. 
3. Củng cố, dặn dò 
Nhận xét tiết học
__________________________________________
TẬP VIẾT
 (Tập viết – sau bài 126,127).
I. MỤC TIÊU 
- Viết đúng các vần uyn, uyt, oang, oac, từ ngữ màn tuyn, xe buýt, khoang tàu, áo khoác - kiểu chữ cỡ vừa và cỡ nhỏ, chữ viết rõ ràng, đều nét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ viết các vần, tiếng cần luyện viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ 5’
- Gv đọc cho hs viết vào bảng con: tuýt còi, huýt sáo, trăng khuyết
- Gv nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài:2’ GV nêu mục tiêu của bài học. Tiếp tục luyện viết chữ cỡ nhỏ.
2. Luyện tập 25’
2.1. Viết chữ cỡ nhỡ
- HS đọc trên bảng các vần và từ ngữ (cỡ vừa): uyn, màn tuyn; uyt, xe buýt; oang, khoang tàu; oac, áo khoác.
- GV hướng dẫn HS viết (chia 2 chặng: mỗi chặng một cặp vần, từ ngữ): 
+ uyn: Chú ý viết liền nét u - y - n (không nhấc bút).
+ màn tuyn: Viết chữ màn cần lưu ý lia bút từ m sang a, viết tiếp n, thêm dấu huyền trên a thành chữ màn. Chữ tuyn bắt đầu bằng t, nối nét sang vần uyn. Khoảng cách giữa 2 chữ màn tuyn bằng 1 con chữ o.
+ uyt: Chú ý viết liền nét u - y - t (không nhấc bút, từ y sang t chỉ rê bút).
+ xe buýt: Viết liền nét chữ xe. Viết chữ buýt: rê bút từ b sang u để viết tiếp vần tuyt, thêm dấu sắc trên y thành buýt. Chú ý khoảng cách hợp lý giữa xe và buýt.
+ oang: Chú ý rê bút, chuyển hướng khi viết xong o để viết sang a, giữa n và g có thể lia bút, để khoảng cách giữa n và g không xa quá. .
+ khoang tàu: Viết xong kh, lia bút viết tiếp vần oang; chữ tàu viết liền nét, ghi dấu huyền trên a thành chữ tàu. Chú ý khoảng cách hợp lý giữa khoang và tàu.
+ oac: Chú ý viết o - a như ở vần oang; từ a lia bút viết tiếp c thành oac.
+ áo khoác: Chú ý lia bút từ a sang o, thêm dấu sắc trên a thành chữ áo. Viết chữ kh, vần oac, dấu sắc đặt trên a.
- HS viết vào vở Luyện viết 1, tập hai. 
2.2. Viết chữ cỡ nhỏ 
- HS đọc các từ ngữ (cỡ nhỏ): màn tuyn, xe buýt, khoang tàu, áo khoác.
- GV hướng dẫn HS cách viết các chữ theo cỡ nhỏ. Chú ý chiều cao các con chữ: t cao 1,5 li ; y, b, k, h, g: cao 2,5 li.
- HS viết vào vở Luyện viết, hoàn thành phần Luyện tập thêm.
3. Củng cố, dặn dò 3’
- Cho HS đọc lại một số từ vừa viết.
- Tuyên dương những HS viết nắn nót, sạch đẹp
 TIẾNG VIỆT
KỂ CHUYỆN 
 BÀI 128: CÁ ĐUÔI CỜ
I.MỤC TIÊU 
- Nghe hiểu câu chuyện. 
- Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. 
- Nhìn tranh, có thể kể được từng đoạn câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi cá săn sắt tốt bụng, sắp đến đích vẫn sẵn sàng bỏ cuộc đua để giúp chị chim sẻ tìm lại quả trứng sắp nở. Chê cá rô ích kỷ, chỉ nghĩ đến chiến thắng. Cá săn sắt được mọi người yêu quý, đính lá cờ vào đuôi.
- Đối với HS năng khiếu yêu cầu kể được toàn bộ câu chuyện.
- Đối với HS tiếp thu chậm chỉ yêu cầu trả lời được câu hỏi dưới từng tranh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, Ti vi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ 
Gvchiếu lên 6 tranh minh hoạ câu chuyện Hoa tặng bà, mời 2 HS tiếp nối nhau, mỗi HS kể chuyện theo 3 tranh.
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện 5’ (gợi ý)
1.1. Quan sát và phỏng đoán: GV gắn lên bảng 6 tranh minh hoạ, giới thiệu chuyện Cá đuôi cờ: Các em hãy xem tranh để biết chuyện có những nhân vật nào? / GV (chỉ hình cá săn sắt): Truyện có cá săn sắt (cả lớp nhắc lại: cá săn sắt). GV (chỉ hình cá rô, chị chim sẻ): Truyện có cá rô, chị chim sẻ. Ngoài ra còn có cua, ếch, các loài cá khác. / GV: Hãy đoán điều gì xảy ra trong câu chuyện? (Các loài cá mở hội thi bơi. Có chuyện gì đó đã xảy ra với chim sẻ...).
1.2. Giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện kể về cuộc thi bơi giữa các loài cá. Cá săn sắt và cá rô đã vượt lên trước nhưng giữa đường, cá săn sắt lại dừng cuộc thi Vì muốn giúp đỡ chị chim sẻ. Cá săn sắt về đích chậm nhưng vẫn được trao giải. Vì sao như vậy? Các em hãy theo dõi câu chuyện.
2. Khám phá và luyện tập 22’
2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. Nhấn giọng, gây ấn tượng với các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, làm rõ thái độ, hành động khác biệt của cá rô, cá săn sắt trước tai nạn của chị chim sẻ, thái độ cảm phục của cả hội thi trước hành động cao đẹp của cá săn sắt.
Cá đuôi cờ
(1) Các loài cá trong hồ mở hội thi bơi. Chẳng mấy chốc, cá săn sắt và cá rô đã vượt lên trước.
(2) Khi hai bạn đang cố hết sức về đích thì nghe thấy tiếng chị chim sẻ kêu thảm thiết: “Ai cứu con tôi với! Trứng của tôi sắp nở những cơn dông đã lật nhào tô của tôi xuống hồ rồi”.
(3) Cá rô chẳng nói gì, cứ bơi tiếp. Còn cá săn sắt lập tức quay lại giúp chị chim sẻ.
(4) Sau một hồi tìm kiếm, cá săn sắt đã tìm thấy trứng cho chị chim sẻ. Sau đó, nó vội rẽ nước tiếp tục cuộc thi. Nhưng không kịp nữa vì cá rô đã về đích rồi.
(5) Tại lễ trao giải thưởng, chị chim sẻ bay tới và nói:
- Cá săn sắt đang dẫn đầu cuộc đua nhưng anh ấy đã dừng lại để cứu con tôi nên mới về đích chậm.
(6) Nghe lời kể của chị chim sẻ, mọi người đều nhất trí trao giải đặc biệt cho cá săn sắt tốt bụng. Người ta đính lá cờ vào đuôi cá săn sắt. Từ đó, cá săn sắt còn được gọi là “cá đuôi cờ”.
2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh 
a) Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh
- GV chỉ tranh 1, hỏi: Các loài cá trong hồ mở hội gì? (Các loài cá trong hồ mở hội thi bơi). Ai đã vượt lên trước? (Cá săn sắt và cá rô đã vượt lên trước).
- GV chỉ tranh 2: Khi cá săn sắt và cá rô đang cố sức về đích thì chim sẻ bay đến nói gì? (Khi cá săn sắt và cá rô đang cố sức về đích thì chị chim sẻ bay đến, kêu thảm thiết: “Ai cứu con tôi với! Trứng của tôi sắp nở nhưng cơn dông đã lật nhào tổ của tôi xuống hồ rồi”.
- GV chỉ tranh 3: Cá rô hay cá săn sắt quay lại giúp chị chim sẻ? (Ca săn sắt lập tức quay lại giúp chị chim sẻ).
- GV chỉ tranh 4: Cá săn sắt đã giúp được gì cho chị chim sẻ? (Cá săn sắt đã tìm thấy trứng giúp chị chim sẻ). Khi nó tiếp tục cuộc thi thì ai đã về đích? (Khi nó tiếp tục cuộc thi thì cá rô đã về đích rồi).
- GV chỉ tranh 5: Tại lễ trao giải, chim sẻ đã nói gì với mọi người? (Tại lễ trao giải, chim sẻ đã nói với mọi người: “Cá săn sắt đang dẫn đầu cuộc đua nhưng anh ấy đã dừng lại để cứu con tôi nên mới về đích chậm”).
- GV chỉ tranh 6: Vì sao cá săn sắt được trao giải đặc biệt? (Cá săn sắt được trao

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_tuan_24_nam_hoc_2020_2021.doc