Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 19 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Liên - Trường Tiểu học Thượng Quận

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- HS nhận biết được cấu tạo số mười một (gồm một chục và một đơn vị), số 12 (gồm 1 chục và 2 đơn vị).

- HS biết đọc, viết số 11;12; bước đầu nhận biết số có hai chữ số.

- Yêu thích môn Toán.

II-CHUẨN BỊ:

- Đồ dùng dạy học toán 1.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

- Một chục gồm mấy đơn vị?

- Mấy đơn vị là một chục?

2. Bài mới:

A, GTBài.

B, Nội dung các hoạt động:

. Hoạt động 1: Giới thiệu số 11 (8’) - Hoạt động cá nhân

- Yêu cầu HS lấy 1 bó que tính(1 chục) và 1 que tính rời, tất cả là mấy que tính?

- Mười que tính và 1 que tính là 11 que tính. - Là 11 que tính

- Nhắc lại.

- Ghi bảng số 11, nêu cách đọc, gọi HS đọc số 11. Số 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị? - Cá nhân, tập thể

- Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị

- Hướng dẫn viết số 11. Nhận biết số 11. - Tập viết số 11, số 11 gồm hai Chữ số 1 đứng liền nhau.

. Hoạt động 2: Giới thiệu số 12 (8’). - Thực hành cá nhân

- Tiến hành tương tự trên. - Nhận biết, tập đọc, viết số 12

.Hoạt động 3: Luyện tập ( 15’)

 

doc20 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1, Tuần 19 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Liên - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành, truyền hình, tương tự T y/c H thay phần đầu của các tiếng có vần /oay/, /uây/ bằng các phụ âm khác và kết hợp với các dấu thanh ( kh, l, d, x, ngh,  `,/,?, ~, .) để được tiếng mới đánh vần, phân tích và đọc trơn. 
- Lưu ý: Các tiếng có vần /iên/, /yên/, / ia/, /uya/, /uyên/, kết hợp được với 6 dấu thanh. Còn các tiếng có vần /iêt/, /yêt/, /uyêt/ chỉ kết hợp được với 2 thanh.
- T nhận xét nhắc nhở.
2.Thực hành: H hoàn thành BTTV1/2 trang 49.
2a. Đọc: ĐIỆN BIÊN PHỦ: Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lịtỉnh Điện Biên ở tây bắc Việt Nam. Điện Biên cách thủ đô hàng trăm cây số. Từ thủ đô có thể đi Điện Biên bằng máy bay và ô tô.
-H đọc: 2b.Làm BT.
* Em thực hành ngữ âm: 
Bài 2: Em vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích: 
 biên việt
Bài 1: Đúng viết đ, sai viết s vào t u yệ t
 kh u yê n
* Em thực hành chính tả:
Bài 1: Điền vần ia hoặc iê vào chỗ trống cho đúng:
Thư vn t.nắng đầm đ.. khoai tây ch.n
Bài 2: Em viết vào chỗ trống trong bảng ( theo mẫu)
`
/
?
~
.
q
uyên
quyên
uyêt
quyết
- T quan sát, nhận xét nhắc nhở.
3. củng cố dặn dò:
- GV- HS hệ thống kiến thức.
- NX tiết học. Dặn dò.
Tiết2. Tiếng việt *
 LUYỆN TẬP NGUYÊN ÂM ĐÔI /UÔ/
 VẦN / UÔN/, /UÔT/
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- HS nắm chắc vần /uôn/, /uôt/ biết viết chữ ghi vần /uôn/, /uôt/ biết vẽ mô hình tách tiếng, nắm vững luật chính tả về vần.
- HS biết vận dụng vào làm bài tập TV.
- HS yêu thích học TV.
II. CHUẨN BỊ :
-VBTTV1/2, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
1. Ôn lại kiến thức:
- T cho H đọc SGK: H đánh vần, đọc trơn(Cá nhân, nhóm, đồng thanh T-N-N-T) bài GIẢI TOÁN BẰNG THƠ sgk trang 77.
- Đọc trơn rồi đọc, phân biệt chính tả, phân tích tiếng có vần /uôn/, /uôt/, tuồn tuột, buôn buốt, xuyên suốt, chuan chuan, chuột nhắt, bánh cuốn, ruột gà, tuôn ra, tuồn ra, luốt đi, nuốt đi, tương tự T y/c H thay phần đầu của các tiếng có vần /uôn/, /uôt/, bằng các phụ âm khác và kết hợp với các dấu thanh ( kh, l, d, x, ng,  /, .) để được tiếng mới đánh vần, phân tích và đọc trơn. 
- Lưu ý: Các tiếng có vần /uôt/ chỉ kết hợp được với 2 dấu thanh. Các tiếng có vần /uôn/ kết hợp được với 6 dấu thanh.
- T nhận xét nhắc nhở.
2.Thực hành: H hoàn thành BTTV1/2 trang 50.
2a. Đọc: BUÔN MA THUỘT: Buôn Ma Thuột là thành phố ở Tây Nguyên. Buôn Ma Thuột nằm ở cao nguyên đất đỏ màu mỡ và bằng phẳng.
-H đọc: 2b.Làm BT.
* Em thực hành ngữ âm: 
Bài 1: Đúng viết đ, sai viết s vào b u ô t
m uô n
 	/
Bài 2: Em vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích: 
 buôn thuột
* Em thực hành chính tả:
Bài 1: Điền vần uôn hoặc uôt vào chỗ trống cho đúng:
Kh..bánh s.sẻ thẳng đ. đi m..
Bài 2: Em viết vào chỗ trống trong bảng ( theo mẫu)
`
/
?
~
.
m
uôn
muôn
uôt
- T quan sát, nhận xét nhắc nhở.
3. củng cố dặn dò:
- GV- HS hệ thống kiến thức.
- NX tiết học. Dặn dò.
Tiết 3. Toán*
	 MƯỜI MỘT,MƯỜI HAI.	 
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố kiến thức về các số 11,12..
- Củng cố kĩ năng đọc, viết số 11,12 nhận biết số có hai chữ số.
- Yêu thích môn Toán.
II-CHUẨN BỊ:
- Vở bài tập toán. 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ ( 5’)
- Đọc, viết số 11,12.
2.Bài mới:
*Hướng dẫn HS TH Làm vở bài tập trang 3. 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Viết theo mẫu
-Yêu cầu HS viết các số.
Chốt: Các số trên đều là số có hai chữ số.
- HS viết các số sau đó chữa bài.
-Em khác nhận xét bổ sung cho bạn.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu
- Cho HS đếm số hình tròn sau đó điền số.
- Gọi HS yếu chữa bài.
- Điền số 
 - Làm và chữa bài
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm vào vở
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS nêu mẫu, sau đó làm và chữa bài.
- Cho HS đổi bài chấm điểm cho bạn.
Chốt: Chữ số đứng trước chỉ hàng chục, chữ số đứng sau chỉ đơn vị.
Bài 5: Gọi HS nêu yêu cầu
- HS làm và chữ bài
- Tô màu
- Làm và đổi bài kiểm tra nhau
- Viết theo mẫu
- HS K chữa bài.
- Chữa bài cho bạn
- Điền số thích hợp vào ô trống
- Tự đếm hình và chữa bài
3. Củng cố- dặn dò ( 4’)
- Thi đếm 10 đến 12 và ngược lại : nhanh.
- Nhận xét giờ học.
 NS:02.1.2018 ND:Thứ ba ngày 09 tháng 01 năm 2018
 Buổi sáng: Tiết1+2. TiếngViệt.
 VẦN KHÔNG CÓ ÂM CUỐI :/UA/
 Thiết kế Tiếng Việt lớp 1. Tập 2 từ trang 152 đến hết trang 154.
Tiết 3: Toán
 MƯỜI BA, MƯỜI BỐN, MƯỜI LĂM 
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
- HS nhận biết số 13: gồm một chục và 3 đơn vị, số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị, số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị.
- HS đọc, viết số 13; 14; 15 nhận biết số có hai chữ số.
- Yêu thích môn Toán.
II- CHUẨN BỊ:
- Học sinh: Đồ dùng dạy học toán 1.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc, viết số 11; 12.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
- GV nêu YC giờ học, ghi đầu bài. HS nắm YC bài học.
b. Các hoạt động:
 *HĐ1: Giới thiệu số 13:
- Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS lấy1 bó que tính và 3 que tính rời, tất cả là mấy que tính?
- Mười que tính và 3 que tính là 13 que tính.
- Là 13 que tính
- Nhắc lại
- Ghi bảng số 13, nêu cách đọc, gọi HS đọc số 13. Số 13 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Cá nhân, tập thể
- Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị
- Hướng dẫn viết số 13. Nhận biết số 13.
- Tập viết số 13, số 13 gồm chữ số 1 đứng trước, chữ số 3 đứng sau.
*HĐ 2: Giới thiệu số 14; 15.
- Thực hành cá nhân
- Tiến hành tương tự trên.
- Nhận biết, tập đọc, viết số 14; 15.
*HS giải lao giữa tiết
*HĐ 3: Luyện tập
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Viết số
a. Yêu cầu HS viết các số
b. HS viết các số theo thứ tự tăng dần, giảm dần.
- HS chữa bài
- Em khác nhận xét bổ sung cho bạn
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu
- Cho HS đếm số ngôi sao sau đó điền số.
- Gọi HS chữa bài.
 - Làm và chữa bài
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS đếm số con vật mối hình sau đó nối với số đó.
- Cho HS đổi bài chấm điểm cho bạn.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu
- HS làm và chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Thi đếm nhanh từ 1015.
- GV nhận xét giờ học.
- Nối tranh với số thích hợp
- Nối số rồi báo cáo kết quả
- Chữa bài cho bạn
- Điền số dưới mỗi vạch tia số
 Buổi chiều: Tiết2. Tiếng việt *
 LUYỆN TẬP VẦN KHÔNG CÓ ÂM CUỐI: /UA/
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- HS nắm chắc vần không có âm cuối /ua/ biết viết chữ ghi vần vần không có âm cuối /ia/ biết vẽ mô hình tách tiếng, nắm vững luật chính tả về vần.
- HS biết vận dụng vào làm bài tập TV.
- HS yêu thích học TV.
II. CHUẨN BỊ :
-VBTTV1/2, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
1. Ôn lại kiến thức:
- T cho H đọc SGK: H đánh vần, đọc trơn(Cá nhân, nhóm, đồng thanh T-N-N-T) bài LỖ TẤN sgk trang 79.
- Đọc trơn rồi đọc, phân biệt chính tả, phân tích tiếng có vần /ua/, tua tủa, sáng sủa, thua thiệt, cua, rùa, búa, đũa, phân biệt chính tả: cua/ qua, của/ quả, tương tự T y/c H thay phần đầu của các tiếng có vần /ua/ bằng các phụ âm khác và kết hợp với các dấu thanh ( kh, l, d, x, ng,  `,/,?, ~, .) để được tiếng mới đánh vần, phân tích và đọc trơn. 
- Lưu ý: Các tiếng có vần /ua/ kết hợp được với 6 dấu thanh. 
- T nhận xét nhắc nhở.
2.Thực hành: H hoàn thành BTTV1/2 trang 51.
2a. Đọc: : Mùa hè, Mai về quê thăm bà ở Quảng Ninh. Nhà bà gần biển, rất mát. Hằng ngày, Mai và các anh chị đi tắm biển và ngắm các đoàn thuyền đánh cá.
-H đọc: 2b.Làm BT.
* Em thực hành ngữ âm: 
Bài 1: Em vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích: 
 mùa lúa
Bài 2: Đúng viết đ, sai viết s vào q u a
th u a
 	 /
* Em thực hành chính tả:
Bài 1: Em viết vào chỗ trống trong bảng ( theo mẫu)
`
/
?
~
.
bua
búa
cua
đua
- T quan sát, nhận xét nhắc nhở.
3. củng cố dặn dò:
- GV- HS hệ thống kiến thức.
- NX tiết học. Dặn dò.
 Tiết 3: Toán*
 MƯỜI BA, MƯỜI BỐN, MƯỜI LĂM 
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
- Củng cố kiến thức về các số 13; 14; 15.-
- Củng cố kĩ năng đọc, viết số 13;14; 15 nhận biết số có hai chữ số.
- Yêu thích môn Toán.
II. CHUẨN BỊ:
- Học sinh: Vở bài tập toán. 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc, viết số 13; 14; 15.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
- GV nêu YC giờ học. 
b. HD HS làm vở bài tập trang 5: 
- HS nắm YC bài học.
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Viết số theo thứ tự vào ô trống
- Yêu cầu HS viết các số
Chốt: Các số trên đều là số có hai chữ số.
- HS viết các số theo thứ tự tăng dần, giảm dần sau đó chữa bài.
- Em khác nhận xét bổ sung cho bạn.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu
- Cho HS đếm số ngôi sao sau đó điền số.
- Gọi HS chữa bài.
- Điền số 
- Làm và chữa bài
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS nêu mẫu, sau đó làm và chữa bài.
- Cho HS đổi bài chấm điểm cho bạn.
Chốt: Chữ số đứng trước chỉ hàng chục, chữ số đứng sau chỉ hàng đơn vị.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu
- HS làm và chữa bài
- Viết theo mẫu
- HS chữa bài
- Chữa bài cho bạn
- Điền số thích hợp vào ô trống
- Tự đếm hình và chữa bài
3. Củng cố - Dặn dò:
- Thi đếm 10 đến 15 nhanh.
- Nhận xét giờ học.
 NS: 2/1/2018. ND: Thứ tư ngày 10/01/2018
Buổi chiều: Tiết 1: Tự nhiên xã hội
 CUỘC SỐNG XUNG QUANH (Tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
- HS hiểu công việc, cuộc sống buôn bán của nhân dân địa phương.
- HS biết quan sát từ đó nói lại được những nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.
- Có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh SGK phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những nghề chính của nhân dân thị trấn ta? 
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu bài học - ghi đầu bài - HS đọc đầu bài.
b. Các hoạt động:
 *HĐ 1: Quan sát tranh SGK
- Hoạt động nhóm
- Treo tranh, yêu cầu HS quan sát và nêu những gì em thấy trong hai bức tranh?
- Bức tranh trang 38 - 39 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tranh trang 40 - 41 vẽ cuộc sống ở đâu? Vì sao em biết?
- Quan sát và thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm lên phát biểu trước lớp: em nhìn thấy ô tô, cửa hàng, hiệu sách. 
- Trang 38 - 39 vẽ cuộc sống ở nông thôn có cánh đồng, đường nông thôn, tranh 40 - 41 cảnh phố xá, cửa hàng
- Nêu được điểm giống và khác nhau giữa thành phố - nông thôn.
Chốt: Mỗi nơi có ngành nghề khác nhau.
- Theo dõi
 *HĐ 2: Thảo luận.
- Hoạt động nhóm.
- Yêu cầu HS trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi sau:
- Thảo luận theo nhóm
+ Nơi em ở là nông thôn hay thành thị?
+ Người dân ở đó làm những nghề chính gì?
+ Ngoài ra em còn biết thêm họ làm nghề gì ?
- HS thảo luận sau đó đại diện nhóm lên trình bày: Làm nghề nông nghiệp,buôn bán nhỏ.
Chốt: Người dân thị trấn ta sống bằng nghề nông nhiệp, buôn bán nhỏ là chính.
- Theo dõi.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chơi trò kể tên những cảnh quan thiên nhiên, nghề nghiệp của người dân địa phương.
- Nhận xét giờ học. - Dặn dò HS.
Tiết: 2: Tiếng việt*
 LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
- Củng cố cho HS đọc, viết được những tiếng có vần /uôn/, /uôt/, /ua/, biết vẽ mô hình tách tiếng thanh ngang ra hai phần, đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- HS biết vận dụng vào làm bài tập TV.
- HS yêu thích học TV.
II. CHUẨN BỊ:
- VBTTV1/ Tập 2. 
- Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
1. Ôn lại kiến thức: 
- T: Vẽ mô hình tiếng: luôn, luốt, lua.
- H: Đọc trên mô hình.
- T: tiếng /luôn/ có phần đầu gì? phần vần gì?
- H: Phần đầu/l/, phần vần có âm chính /uô/, âm cuối /n/.
- T: tiếng /luôt/ có phần đầu gì? phần vần gì?
- H: Phần đầu/l/, phần vần có âm chính /uô/, âm cuối /t/.
- T: tiếng /lua/ có phần đầu gì? phần vần gì?
- H: Phần đầu/l/, phần vần có âm chính /ua/.
- T: Tiếng có vần /uôn/ kết hợp với mấy dấu thanh? (6 thanh).
- T: Tiếng có vần /uôt/ kết hợp với mấy dấu thanh? (2 thanh).
- T: Tiếng có vần /ua/ kết hợp với mấy dấu thanh? (6 thanh).
- H: Thay đấu thanh được tiếng mới, thay âm đầu được tiếng mới.
- H: Nhắc lại t- n- n- t.
2. Thực hành: 
- H hoàn thành BTTV1/ Tập 2 trang 52.
- Cho HS mở vở BTTV thực hành (trang 52), nêu YC bài tập.
2a. Em luyện đọc: ( CN- T- L )
 - Bài đọc: “ Đua xe đạp”- VBT.
 - GV theo dõi, uốn sửa cho HS. 
2b. Em thực hành ngữ âm: 
 1. Em vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích:
 luôn đua
 2. Đúng viết đ, sai viết s vào ô trống.
	/
 s u ô t 
kh ua
 2c. Em thực hành chính tả:
 1. Em điền ua hoặc uô vào chỗ trống cho đúng:
 bn bã đậu đ
 nhà v đau bt
 luôn ln Tháp R
 2. Tiếng có vần uôn đi với mây thanh?
 a. 2 thanh b. 5 thanh c. 6 thanh.
- T quan sát, nhận xét, nhắc nhở.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV, HS hệ thống kiến thức.
- NX tiết học. - Dặn dò
Tiết 3:	 Toán
 MƯỜI SÁU, MƯỜI BẢY, MƯỜI TÁM, MƯỜI CHÍN. 
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
- HS nhận biết mỗi số 16, 17, 18, 19 gồm 1 chục và một số đơn vị (6, 7, 8, 9). 
- HS đọc, viết các số 16; 17; 18, 19 nhận biết số có hai chữ số; điền được các số: 11, 12, 13, 14, 15,16,17, 18, 19 trên tia số.
- Yêu thích môn Toán.
II. CHUẨN BỊ:
- GV, HS: Đồ dùng dạy học toán 1.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc, viết số 13; 14; 15. 
2. Bài mới:
*HĐ 1: Giới thiệu số 16 
- Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS lấy 1 bó que tính và 6 que tính rời, tất cả là mấy que tính?
- Mười que tính và 6 que tính là 16 que tính.
- Là 16 que tính
- Nhắc lại
- Ghi bảng số 16, nêu cách đọc, gọi HS đọc số 16. Số 16 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Cá nhân, tập thể
- Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị
- Hướng dẫn viết số 16. Nhận biết số 16.
- Tập viết số 16, số 16 gồm chữ số 1 đứng trước, chữ số 6 đứng sau.
*HĐ 2: Giới thiệu số 17; 18; 19.
- Thực hành cá nhân
- Tiến hành tương tự trên.
- Nhận biết, tập đọc, viết số 17,18, 19.
*HĐ 3: Luyện tập
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Viết số
a. Yêu cầu HS viết các số
b. HS viết các số theo thứ tự tăng dần, giảm dần.
- HS chữa bài
- em khác nhận xét bổ sung cho bạn
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu
- Cho HS đếm số cái nấm sau đó điền số.
- Gọi HS chữa bài.
 - Làm và chữa bài
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS đếm số con vật mỗi hình sau đó nối với số đó.
- Cho HS đổi bài chấm điểm cho bạn.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu
- HS làm và chữ bài
3. Củng cố, dặn dò: 
- Thi đếm nhanh từ 10 đến 19. 
- Nhận xét giờ học.
- Nối tranh với số thích hợp
- Nối số rồi báo cáo kết quả
- Chữa bài cho bạn
- Điền số dưới mỗi vạch tia số
 NS: 2/1/2018. ND: Thứ năm ngày 11/01/2018
 Buổi sáng: Tiết1+2. TiếngViệt.
 NGUYÊN ÂM ĐÔI /ƯƠ/
VẦN CÓ ÂM CUỐI: /ƯƠN/, /ƯƠT/
 Thiết kế Tiếng Việt lớp 1. Tập 2 từ trang 156 đến hết trang 159	
Tiết 4. Toán
 HAI MƯƠI, HAI CHỤC (T107)
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS nhận biết số lượng 20, 20 gồm hai chục.
- HS đọc, viết số 20,phân biệt số chục số đơn vị, nhận biết số 20 là số có hai chữ số.
- Yêu thích môn Toán.
II-CHUẨN BỊ :
- Đồ dùng dạy học toán 1.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ ( 5’)
- Đọc, viết số 16; 17; 18;19.
2Bài mới:
. Hoạt động 1: Giới thiệu số 20 (10’)
- Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS lấy 1 bó que tính và 1 bó que tính nữa, tất cả là mấy que tính?
- Một chục que tính và 1 chục que tính là hai chục que tính.
- Mười que tính và mười que tính là 20 que tính.
- Hai mươi còn gọi là 2 chục.
- Là 2 bó que tính, 2 chục que tính
- Nhắc lại
- Nhắc lại
- Nhắc lại
- Ghi bảng số 20, nêu cách đọc, gọi HS đọc số 20. Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Cá nhân, tập thể
- Cố 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị
- Hướng dẫn viết số 20. Nhận biết số 20.
*Giải lao 5'
- Tập viết số 20, số 20 gồm chữ số 2 đứng trước, chữ số 0 đứng sau.
.Hoạt động 2: Luyện tập ( 15’)
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Viết số
-Yêu cầu HS viết các số theo thứ tự tăng dần, giảm dần.
- Gọi HS đọc các số vừa viết lên.
- HS chữa bài
- Em khác nhận xét bổ sung cho bạn
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài dưới hình thức đố vui nhau.
- Quan sát giúp đỡ cặp HSY.
- Trả lời câu hỏi
 - Thi trả lời nhanh theo cặp
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu
- HS làm và chữ bài
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài vào vở.
- Điền số dưới mỗi vạch tia số
- Đọc các số đã điền
- Trả lời câu hỏi
- Viết số theo mẫu SGK, sau đó đổi vở để chữa bài
3.Củng cố- dặn dò ( 5’)
- Thi đếm 10 đến 20nhanh.
- Nhận xét giờ học
Buổi chiều: Tiết 1. Tiếng Việt*
 LUYỆN TẬP: NGUYÊN ÂM ĐÔI /ƯƠ/
 VẦN CÓ ÂM CUỐI: /ƯƠN/, /ƯƠT/.
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
- Củng cố cho HS nắm chắc vần /ươn/, /ươt/, biết viết chữ ghi vần /ươn/, /ươt/, biết vẽ mô hình tách tiếng thanh ngang ra hai phần, đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- HS biết vận dụng vào làm bài tập TV.
- HS yêu thích học TV.
II. CHUẨN BỊ:
- VBTTV1/ Tập 2. 
- Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
1. Ôn lại kiến thức: 
- HS nêu tên bài học buổi sáng (vần ươn, ươt)
+ GV viết: ươn, ươt. HS đọc: /ươn/, /ươt/ theo 4 mức độ (T-N-N-T).
- Đưa tiếng: “lươn, lướt” vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích.
- T: Tiếng có vần /ươn/ kết hợp đươc với mấy dấu thanh? (6 đấu thanh).
 + Tiếng có vần /ươt/ kết hợp đươc với mấy dấu thanh? (2 đấu thanh).
 + Dấu thanh đặt ở đâu? (Đặt ở chữ ơ) 
- GV viết một số từ có vần “ươn, ươt”: thườn thượt, sườn sượt, mườn mượt, cho HS đọc.
- HS đọc SGK, trang 80, 81. (3-5 HS)
- T nhận xét, nhắc nhở.
2. Thực hành: 
- H hoàn thành BTTV1/ Tập 2 trang 53.
- Cho HS mở vở BTTV thực hành (trang 53), nêu YC bài tập.
2a. Em luyện đọc: ( CN- T- L )
 - Bài đọc: “ Vườn rau nhà bà ngoại.”- VBT.
 - GV theo dõi, uốn sửa cho HS. 
2b. Em thực hành ngữ âm: 
 Em vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích:
 trừờn vượt
2c. Em thực hành chính tả:
1. Em điền vần ươn hoặc ươt vào chỗ trống cho đúng:
 v vai miến l
 là l th. tha.
2. Em tìm và viết các tiếng chứa vần ươn, ươt có trong bài đọc trên:
..
- T quan sát, nhận xét, nhắc nhở.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV, HS hệ thống kiến thức.
- NX tiết học. - Dặn dò
	_______________________________________________
Tiết 2: Toán*
 HAI MƯƠI , HAI CHỤC
I- MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
- Củng cố kiến thức về số Hai mươi, hai chục.
- Củng cố kĩ năng đọc, viết số hai mươi, hai chục, nhận biết số có hai chữ số.
- Yêu thích môn Toán.
II- CHUẨN BỊ:
- Học sinh: Vở bài tập toán. 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc, viết số hai mươi, hai chục
2. Bài mới: 
a. GV giới thiệu bài: 
- GV nêu YC giờ học.
b. HD HS ôn tập:
*HĐ1: Làm vở bài tập trang 7 
- Nắm YC bài học.
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Viết theo mẫu
- Yêu cầu HS viết các số
Chốt: Các số trên đều là số có hai chữ số.
- HS viết các số sau đó chữa bài.
- Em khác nhận xét bổ sung cho bạn.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu
- Cho HS điền số vào ô trống.
- Gọi HS chữa bài.
- Điền số 
- Làm và chữa bài
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm vào vở
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS nêu mẫu, sau đó làm và chữa bài.
- Cho HS đổi bài chấm điểm cho bạn.
Chốt: Chữ số đứng trước chỉ hàng chục, chữ số đứng sau chỉ đơn vị.
Bài 5: Gọi HS nêu yêu cầu
- HS làm và chữa bài
- Viết theo mẫu.
- Làm và đổi bài kiểm tra nhau
- Điền số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- HS chữa bài
- Chữa bài cho bạn
- Điền số thích hợp vào ô trống
- Tự đếm và chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Thi đếm 10 đến 20 nhanh.
- Nhận xét giờ học.
 . Tiết 3 Thủ công
 GẤP CÁI VÍ (tiết2)
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
- HS nắm chắc cách gấp cái ví.
- HS gấp được cái ví như mẫu bằng giấy màu. HS khéo tay làm thêm được quai xách và trang trí cho ví.
- GD HS óc quan sát, thẩm mĩ và ý thức giữ gìn vệ sinh. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: có bài mẫu gấp về cái ví.
- HS: có giấy màu và dụng cụ học thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra đồ dùng của học sinh.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- GV nêu YC giờ học, ghi đầu bài. HS nắm YC bài học.
b. Các hoạt động:
*HĐ 1: HS nhắc lại quy trình gấp cái ví.
- GV gợi lại quy trình gấp ví trên tờ giấy màu.
*Bước 1: Lấy đường dấu giữa.
- Lấy tờ giấy màu HCN để dọc giấy, gấp đôi tờ giấy lấy dấu giữa.
- Gấp mép 2 đầu tờ giấy vào khoảng 1 ô.
*Bước 2: Gấp mép ví
*Bước 3: Gấp ví 
- Gấp tiếp 2 phần ngoài vào trong sao cho 2 miệng ví sát vào đường dấu giữa. - Gấp 2 hình ngoài vào trong sao cho cân đối giữa bề dài và bề ngang của ví . - Gấp đôi đường dấu giữa ta được cái ví hoàn chỉnh.
*HĐ 2: HS thực hành.
- GV nhắc lại cách gấp theo qui trình, sau đó hướng dẫn HS thực hiện gấp theo từng nếp. GV hướng dẫn trực tiếp những HS chậm còn lúng túng.
- Tổ chức trưng bày sản phẩm, chọn 1 vài sản phẩm đẹp để tuyên dương.
- Dán SP vào vở thủ công.
3. Củng cố - Dặn dò:
- HS thu dọn vệ sinh

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_19_nam_hoc_2017_2018_nguyen_thi_lien_truo.doc