Giáo án Tổng hợp các môn Khối 3 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

Toán

XEM ĐỒNG HỒ (T1)

I. Yêu cầu cần đạt:

 - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12.

 - Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.

II. Đồ dùng dạy - học:

 Mặt đồng hồ bằng bỡa; Đồng hồ để bàn; Đồng hồ điện tử.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Bài cũ: 5’.

- Cho 1 HS nêu miệng BT4 ở SGK.

- GV nhận xét.

B. Bài mới: 25’

1. Luyện tập

- GV giúp HS nêu lại: một ngày có 24 giờ. Sau đó GV sử dụng mặt đồng hồ bằng bìa yêu cầu HS quay các kim tới các vị trí: 12 giờ đêm, 8 giờ sáng, 11 giờ trưa, 1 giờ chiều (13 giờ), 5 giờ chiều (17 giờ), 8 giờ tối (20 giờ).

- GV giới thiệu các vạch chia phút.

2. GV giúp HS xem giờ, phút

- HS quan sát tranh vẽ đồng hồ ở SGK để nêu các thời điểm.

- GV chốt lại: kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút, khi xem giờ cần quan sát kĩ vị trí các kim đồng hồ.

3. Thực hành

Bài 1: ( Nhóm)- GV hướng dẫn HS làm một vài ý đầu.

- GV cho HS tự làm các ý còn lại rồi chữa bài.

Bài 2: HS thực hành trên mặt đồng hồ bằng bìa; GV theo dõi, giúp đỡ những em còn lúng túng.

 - HS lên quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:

a) 7 giờ 5 phút. b ) 6 giờ rưỡi . c )11 giờ 50 phút. Nhận xột.

 - Cả lớp nhận xét.

Bài 3:( Cá nhân)

 GV giới thiệu hình vẽ các mặt hiện số của đồng hồ điện tử, dấu hai chấm ngăn cách số chỉ giờ và số chỉ phút. Sau đó cho HS trả lời các câu hỏi tương ứng.

Bài 4:( Cá nhân) Cho HS tự quan sát hình vẽ mặt hiện số trên đồng hồ điện tử rồi chọn các mặt đồng hồ chỉ cùng giờ. Sau đó GV chữa bài.

C. Củng cố, dặn dũ: 5’

 GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tập xem đồng hồ của nhà mình.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 43 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Khối 3 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Biết giải bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị. 
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3. Dành cho HS năng khiếu: Bài 4:
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài củ : 5’ .
 - Chữa BT 3 - SGK 
 - GV nhận xét 
 B. Bài mới : 28’
Hướng dẫn HS ôn tập
Bài 1: :( Nhóm2)Củng cố giải bài toán về “nhiều hơn”.
- Gọi HS nêu yêu cầu. Hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán rồi nêu cách giải.
 - Cả lớp làm bài vào vở rồi chữa bài.
Bài giải:
Đội hai trồng được số cây là:
230 + 90 = 320 (cây).
Đáp số: 320 cây.
Bài 2: :( Nhóm2)Củng cố giải bài toán về “ít hơn”
- Gọi HS nêu bài toán. GV hỏi: Bài toán thuộc dạng toán gì?
- HS tự làm bài vào vở, sau đó chữa bài làm ở trên bảng.
Bài giải:
Số lít xăng buổi chiều bán được là:
635 - 128 = 507 (lít).
Đáp số: 507 lít.
Bài 3: ( Cá nhân)a) Giới thiệu bài toán về “Hơn kém nhau một số đơn vị”
- GV hướng dẫn để HS biết:
+ Hàng trên có mấy quả cam?
+ Hàng dưới có mấy quả cam?
+ Vậy hàng trên có nhiều hơn hàng dưới mấy quả cam?
+ Làm thế nào để biết được hàng dưới ít hơn hàng trên 2 quả cam?
 - HS tự viết bài giải vào vở 
Bài giải.
Số cam ở hàng trên nhiều hơn số cam ở hàng dưới là.
7 - 5 = 2 (quả)
Đáp số: 2 quả.
b) HS dựa vào cách giải ở bài a) tự làm bài b) vào vở rồi chữa bài.
Bài 4 (dành cho HS năng khiếu):
Cho HS tự giải tương tự bài 3b), lưu ý HS hiểu từ “nhẹ hơn” như là “ít hơn”.
C. Cũng cố, dặn dò: 5’
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
Dặn về nhà ôn tập tiếp.
Tập đọc
QUẠT CHO BÀ NGỦ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc cả bài thơ.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’
 3HS tiếp nhau đọc 3 đoạn của câu chuyện Chiếc áo len, TLCH: Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
 GV nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a. GV đọc bài thơ (giọng dịu dàng, tình cảm).
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp. GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi đúng. HS đọc để hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm - Thi đọc bài thơ.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bài thơ. GV hỏi:
+ Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
+ Cảnh vật trong nhà ngoài vườn như thế nào?
+ Bà mơ thấy gì? Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?
- HS đọc thầm lại bài thơ, trả lời: Qua bài thơ, em thấy tình cảm của cháu với bà như thế nào?
4. Học thuộc lòng bài thơ.
- GV hướng dẫn HS học thuộc tại lớp từng khổ, cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
C. Củng cố , dặn dò: 5’
 - GV yêu cầu những HS đọc chưa tốt về nhà luyện đọc thêm
 - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
CHIỀU: Tự nhiên và xã hội
BÖnh lao phæi
Yêu cầu cần đạt:
- Biết cần tiêm phòng lao, thở không khí trong lành, ăn đủ chất đề phòng bệnh lao phổi.
- HS Có nanwng khiếu: Biết được nguyên nhân gây bệnh và tcas hại của của bệnh lao phổi.
+ KNS: Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện hành vi của bản thân trong việc phòng lây nhiễm bệnh lao từ người bệnh sang sang người không mắc bệnh.
Đồ dùng dạy học: 
Tranh mịnh họa SGK
III.Các hoạt động dạy học
A.Bài cũ: HS trả lời
- Nêu một số bệnh thường gặp ở hô hấp?
-Nêu nguyên nhận và cách đề phòng bệnh đường hô hấp?
- GV nhận xét
B. Bài mới: 
1. GTB: Ghi mục bài
2. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh và tác hại của bệnh lao phổi 10’
GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm 4, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 +Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì?
+ Bệnh lao phổi có biểu hiện như thế nào?
+ Bệnh lao phổi có thể từ người bệnh sang sang người không mắc bệnh bằng con đường nào?
+ Bệnh lao phổi gây ra tác hại gì đối với sức khỏe của bản thân người bệnh và những người xung quanh?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận	 
Hoạt động 2:	Thảo luận nhóm 10’
GV quan sát HS hình vẽ trang 13 SGK và liện hệ thực tế để trả lời theo gợi ý:
+ Kể ra những việc làm và hoàn cảnh khiến ta dễ mắc bệnh lao phổi?
+ Nêu những việc làm và hoàn cảnh giúp chúng ta có thể phòng tránh bệnh?
+Tại sao không nên khạc nhổ bừa bài?
Gọi đại diện từng nhóm trình bày
Liên hệ: Em và gia đình cần làm gì đề phòng tránh bệnh lao phổi?
GV kết luận:	
 Hoạt động 3:	Đóng vai 10’
GV nêu hai tình huống :
+ Nếu em bị một trong các bệnh đường hô hấp ( viêm họng, viêm phế quản...)
Em sẽ nói gì với bố mẹ để bố mẹ đưa em đi khám?
+ Khi được đưa đi khám bệnh, em sẽ nói gì với bác sĩ?	 
Các nhóm nhận tình huống, thảo luận đóng vai và tập thử trong nhóm
Các nhóm xung phong lên trình diễn trước lớp 	 
Lớp và GV nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: 5’
GV hệ thống lại nội dung , nhận xét tiết học
 Dặn HS vận dung kiến thức vào thực tiễn cuộc sống
Dặn chuẩn bị tiết sau.
Tiết đọc Thư viện
ĐỌC SÁCH TỰ CHỌN
Tin học
BÀI 2: BẮT ĐẦU LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH ( T1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính
- Biết cách khởi động một máy tính.
- Nhận biết được một máy tính đã khởi động xong
II. Chuẩn bị:
 - Phòng máy
 - Máy chiếu
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
Tổ chức trò chơi truyền điện nêu tên các loại máy tính thường gặp.
Lớp trưởng điều hành, báo cáo giáo viên.
Giáo viên nhận xét. 
Bài mới:
Giáo viên giới thiệu bài, ghi mục bài
Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.	
3.Các hoạt động
Hoạt động 1: Tư thế ngồi làm việc với máy tính
 GV yêu cầu học sinh quan sát màn hình, nghiên cứu sách giáo khoa. Hoạt động nhóm 4 thảo luận xem khi ngồi làm việc với máy tính ta phải ngồi như thế nào?
Lớp trưởng nêu yêu cầu.
HS các nhóm hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẽ trong nhóm.
Các nhóm chia sẽ trước lớp, nhóm khác nhận xét.
Lớp trưởng báo cáo.
GV chốt lại nội dung.
Khi ngồi làm việc với máy tính em phải ngồi thẳng lưng, vai thả lỏng, mắt hướng ngang tầm màn hình, khoảng cách từ mắt đến màn hình từ 50cm-80cm, tay đặt ngang tầm bàn phím, chuột đặt bên phải.
 GV lưu ý thêm: Nên đặt máy tính ở vị trí thích hợp để ánh sáng không chiếu thẳng vào màn hình hoặc chiếu thẳng vào mắt.
Hoạt động 2: Khởi động máy tính
GV yêu cầu học sinh đọc thông tin sách giáo khoa, hoạt động cặp đôi nêu cách khởi động máy tính.
HS nghiên cứu, thảo luận cặp đôi.
Các cập đôi trình bày, nhận xét.
GV nhận xét, chốt ý.
Để khởi động máy tính, sau khi được kết nối với nguồn điện ta cần:
Bật công tắc trên thân máy
Bật công tắc trên màn hình.
GV lưu ý đối với máy tính xách tay chỉ có 1 công tắc.
GV giới thiệu màn hình sau khi khởi động xong, trên màn hình gồm các biểu tượng, mỗi biểu tượng tương ứng với một công việc.
HS quan sát.
Hoạt động 3: Luyện tập
 Bài 1. 1 HS đọc yêu cầu
 HS làm bài cá nhân 
 Một số bạn trả lời, bạn khác nhận xét.
 Gv nhận xét, chốt đáp án.
 Bài 2. 1 HS đọc yêu cầu
 GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi hoàn thành.
 Đại diện các cặp đôi trình bày, bạn khác nhận xét.
 GV nhận xét, chốt đáp án
$. Củng cố, dặn dò 
GV hệ thống lại nội dung bài học.
Nêu câu hỏi yêu cầu học sinh nhắc lại.
 Dặn dò HS về nhà ôn lại bài.
Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2020
Luyện từ và câu
SO SÁNH. DẤU CHẤM
I. Yêu cầu cần đạt:
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn (BT1).
- Nhận biết được các từ chỉ sự so sánh (BT2).
- Đặt đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn và viết hoa đúng chữ đầu câu (BT3).
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết nội dung BT3.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’ Mời 2 HS đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau:
- Chúng em là măng non của đất nước. 
 - Chích bông là bạn của trẻ em.
 - GV nhận xét 
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: - Một HS đọc toàn văn yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
	- HS đọc lần lượt từng câu thơ, trao đổi N2.
	- GV mời 4 HS lên bảng làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Cả lớp làm bài vào VBT.
Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu của bài.
	- Cả lớp đọc thầm lại BT1, viết ra nháp những từ chỉ sự so sánh.
- GV mời 4 HS lên bảng gạch chân những từ chỉ sự so sánh ở các câu thơ, câu văn trên. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp làm bài vào VBT theo lời giải đúng.
Bài tập 3: - Một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV lưu ý HS đọc kỹ đoạn văn để chấm câu cho đúng; Nhớ viết hoa chữ đầu câu.
- HS tự làm bài vào vở; GV mời 1 HS lên làm bài ở bảng phụ. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. HS làm bài vào VBT.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
	Một HS nhắc lại nội dung vừa học. GV nhận xét tiết học, dặn về nhà.
Chính tả
Nghe –viết: CHỊ EM
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe viết và trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng bài tập về các từ chứa tiếng có vần ăc/oăc (BT2), BT (3) a/b.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’
 - GV đọc cho 2 HS viết trên bảng 
-Cả lớp viết vào bảng con các từ ngữ: trăng tròn, chậm trễ, chào hỏi, trung thực...
 GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
	- GV đọc bài thơ. Sau đó mời 1 HS đọc lại; cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung và nhận xét:
+ Người chị trong bài thơ làm những việc gì?
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì? Cách trình bày bài thơ lục bát thế nào?
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
 - HS viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài: Trải chiếu, lim dim, luống rau...
b. HS nhìn SGK, chép bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu của bài.
	- HS làm bài vào vở nháp; Sau đó GV mời 3 HS lên bảng thi làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Cả lớp chữa bài vào VBT.
 Đọc ngắc ngứ, ngoắc tay nhau, dấu ngoặc đơn.
Bài tập (3) – lựa chọn
	- GV chọn cho lớp làm bài 3a). HS làm bài vào bảng con, GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	- Cả lớp chữa bài vào vở theo lời giải đúng.
a) chung trèo chậu
C. Củng cố, dặn dò: 5’
GV nhận xét tiết học; lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Dặn chuẩn bị tiết sau.
Toán
XEM ĐỒNG HỒ (T1)
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12.
 - Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Mặt đồng hồ bằng bỡa; Đồng hồ để bàn; Đồng hồ điện tử.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’.
- Cho 1 HS nêu miệng BT4 ở SGK.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 25’
1. Luyện tập
- GV giúp HS nêu lại: một ngày có 24 giờ. Sau đó GV sử dụng mặt đồng hồ bằng bìa yêu cầu HS quay các kim tới các vị trí: 12 giờ đêm, 8 giờ sáng, 11 giờ trưa, 1 giờ chiều (13 giờ), 5 giờ chiều (17 giờ), 8 giờ tối (20 giờ).
- GV giới thiệu các vạch chia phút.
2. GV giúp HS xem giờ, phút
- HS quan sát tranh vẽ đồng hồ ở SGK để nêu các thời điểm.
- GV chốt lại: kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút, khi xem giờ cần quan sát kĩ vị trí các kim đồng hồ.
3. Thực hành
Bài 1: ( Nhóm)- GV hướng dẫn HS làm một vài ý đầu.
- GV cho HS tự làm các ý còn lại rồi chữa bài.
Bài 2: HS thực hành trên mặt đồng hồ bằng bìa; GV theo dõi, giúp đỡ những em còn lúng túng.
	- HS lên quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:
a) 7 giờ 5 phút. b ) 6 giờ rưỡi . c )11 giờ 50 phút. Nhận xột.
 - Cả lớp nhận xét.
Bài 3:( Cá nhân)
 GV giới thiệu hình vẽ các mặt hiện số của đồng hồ điện tử, dấu hai chấm ngăn cách số chỉ giờ và số chỉ phút. Sau đó cho HS trả lời các câu hỏi tương ứng.
Bài 4:( Cá nhân) Cho HS tự quan sát hình vẽ mặt hiện số trên đồng hồ điện tử rồi chọn các mặt đồng hồ chỉ cùng giờ. Sau đó GV chữa bài.
C. Củng cố, dặn dũ: 5’
	GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tập xem đồng hồ của nhà mình.
Thứ năm ngày 8 tháng 10 năm 2020
Toán
XEM ĐỒNG HỒ (T2)
I. Yêu cầu cần đạt:
	Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12 và đọc được theo hai cách. Chẳng hạn: 8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút.
- Các bài tập cần làm 1,2,4.
- Dành cho HS năng khiếu: Bài 3.
II. Đồ dùng dạy - học: Mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’.
- Cho 1 HS quay đồng hồ theo thời gian GV đọc.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 25’
1. Hướng dẫn HS cách xem đồng hồ và nêu thời điểm theo hai cách
- Cho HS quan sát đồng hồ thứ nhất trong bài học rồi nêu: “Các kim đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút”; 
GV hướng dẫn HS cách đọc khác là “9 giờ kém 25 phút”.
 Vậy có thể nói: 8 giờ 35 phút hay 9 giờ kém 25 phút đều được.
- Tương tự, GV hướng dẫn HS đọc các thời điểm ở các đồng hồ tiếp theo bằng hai cách.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: ( Nhóm)Cho HS quan sát mẫu để hiểu yêu cầu của bài là đọc theo hai cách. Sau đó cho HS trả lời lần lượt theo từng đồng hồ rồi chữa bài.
- Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- GV nhận xét sửa sai nếu có.
Bài 2:( Các nhân) Cho HS thực hành trên mặt đồng hồ bằng bìa. Sau đó gọi một vài em nêu vị trí kim phút trong từng trường hợp tương ứng, từng em so sánh với bài làm của mình rồi sửa sai nếu có.
- Cho HS lên quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ :
 a)3 giờ 15 phút. b )9 giờ kém 10 phút. c ) 4 giờ kém 5 phút.
Bài 3 (dành cho HS năng khiếu): Cho HS chọn các mặt đồng hồ tương ứng. Sau đó cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
Bài 4: Hướng dẫn HS quan sát kĩ hình vẽ a), nêu thời điểm tương ứng trên đồng hồ rồi trả lời câu hỏi tương ứng trong phần a). Sau đó HS tự làm các phần còn lại rồi GV thống nhất các câu trả lời.
C. Củng cố , dặn dò: 5’
	GV nhận xét tiết học. Dặn HS về tập xem đồng hồ.
Tập viết
ÔN CHỮ HOA B
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Viết đúng chữ hoa B (1 dòng), H, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Bố Hạ (1 dòng) và câu ứng dụng Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
	- HS năng khiếu viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3.
II. Đồ dùng dạy - học:
 Mẫu chữ viết hoa B. Các chữ Bố Hạ và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’
 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Âu Lạc, Ăn quả
 GV nhận xé.
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa
	- HS tìm các chữ hoa có trong bài: B, H, T
	- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. HS tập viết vào bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)
	- HS đọc từ ứng dụng: Bố Hạ
	- GV giới thiệu địa danh Bố Hạ.
	- HS tập viết vào bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng
	- HS đọc câu ứng dụng; GV giúp HS hiểu nội dung câu ứng dụng.
	- HS tập viết trên bảng con các chữ: Bầu, Tuy.
3. Hướng dẫn viết vào vở TV
	- GV nêu yêu cầu: +Viết chữ B : 1 dòng.
 +VIết chữ H và chữ T :1 dòng
 + Viết câu tục ngữ : 1 lần.
 - HS viết bài vào vở, GV theo dõi, nhắc HS tư thế ngồi viết.
4. Chấm, chữa bài
C. Củng cố, dặn dò: 5’
	GV nhắc HS chưa viết xong về nhà viết tiếp; HTL câu tụ
SÁNG Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2020
Tập làm văn
KỂ VỀ GIA ĐÌNH. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý (BT1).
- Biết viết Đơn xin phép nghỉ học đúng mẫu (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học:
 Mẫu đơn xin nghỉ học
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: GV kiểm tra 2 HS đọc lại đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1 (miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- HS kể về gia đình theo nhóm 2; Sau đó gọi một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những HS kể tốt nhất.
Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc mẫu đơn. Sau đó nói về trình tự của lá đơn.
- 2 đến 3 HS làm miệng trước lớp, chú ý nội dung xin nghỉ học phải đúng theo sự thật.
- HS viết bài vào vở, GV thu chấm một số bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhắc HS nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn xin nghỉ học khi cần.
 GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà luyện gấp ,cắt chuẩn bị tốt cho giờ sau.
Tự nhiên và xã hội
MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình.
- HS năng khiếu: Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn: vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể
II. Đồ dùng dạy - học: 
Các hình minh hoạ trang 14, 15 SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
Bài cũ: 
+Nêu nguyên nhân của bệnh lao phổi? Biểu hiện của bệnh?
 + Nêu các việc nên làm và không nên làm để phòng tránh bệnh lao phổi?
- GV nhận xét
2. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng của cơ quan tuần hoàn.
	- HS quan sát các hình 1, 2, 3 theo N4, thảo luận các câu hỏi:
	+ Khi bị đứt tay hoặc bị trầy da, chúng ta nhìn thấy gì ở vết thương?
	+ Khi mới chảy ra khỏi cơ thể máu có dạng lỏng hay đông đặc?
	+ Quan sát hình 2 trang 14 và cho biết máu được chia thành mấy phần, đó là những phần nào?
	+ Quan sát hình 3 trang 14, nêu hình dạng của huyết cầu đỏ? Nó có chức năng gì?
	+ Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì?
	- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
	- GV kết luận.
	- HS đọc nội dung bạn cần biết.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
Bước 1: GV nêu câu hỏi:
+ Cơ quan tuần hoàn có chức năng vận chuyển máu đi khắp cơ thể, vậy cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?
Bước 2: Học sinh thảo luận nói lên dự đoán của mình. Thư kí nhóm tổng hợp thống nhất ý kiến của nhóm.
(HS có thể dự đoán; lồng ngực, tim, mạch máu)
Bước 3: GV yêu cầu các nhóm xem kết quả của nhóm khác và hỏi: Em có điều gì băn khoăn không?
+ HS nêu câu hỏi thắc mắc, Gv ghi bảng.
VD: Bạn có chắc chắn rằng lồng ngực là bộ phận của cơ quan tuần hoàn không?
Vì sao bạn nghĩ cơ quan tuần hoàn chỉ gồm tim và các mạch máu?
+ Từ các thắc mắc trên, HS đề xuất phương án tìm tòi.(Đọc SGK, hỏi người lớn, tra mạng)
+ GV định hướng cho HS quan sát tranh là cách phù hợp nhất.
Bước 4: HS thực hành quan sát hình,đọc tài liệu SGK.
Bước 5: GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
+ Hướng dãn HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu và khắc sâu kiến thức bài học: Cơ quan tuần hoàn gồm tim và các mạch máu.
+ Cho HS chỉ trên sơ đồ.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi Tiếp sức
	- GV nói tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi.
+ Chọn hai đội chơi, mỗi đội 5 HS đứng xếp thành 2 hàng dọc.
+ GV hô bắt đầu, hai thành viên đứng đầu của hai đội cầm phấn lên bảng viết tên một bộ phận của cơ thể có các mạch máu đi qua. Viết xong đi xuồng đưa phấn cho bạn tiếp theo
	- Kết thúc trò chơi, GV nhận xét, kết luận và tuyên dương đội thắng cuộc.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 GV hệ thống lại nội dung bài học, nhận xét tiết học.
 Dặn HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
 Toán
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết xem giờ (chính xác đến 5 phút).
- Biết xác định 1/2, 1/3 của một nhóm đồ vật.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:( Miệng) 1 HS xem đồng hồ rồi nêu giờ đúng ở đồng hồ tương ứng.
	GV dùng mô hình đồng hồ, vặn kim theo giờ để HS tập đọc giờ tại lớp.
Bài 2:( Cá nhân) - 1HS nhìn vào tóm tắt đọc bài toán.
-1 HS giải vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở. Chữa bài.
Bài 3: :( Cá nhân)
 a) Yêu cầu HS chỉ ra được ở hình 1 đã khoanh vào 1/3 số quả cam.
b) ở cả hai hình 3 và 4 đều đã khoanh vào 1/2 số bông hoa.
Bài 4 (dành cho HS năng khiếu): Yêu cầu HS tính kết quả rồi mới điền dấu (>, =, <).
Hoạt động 2: Chấm bài – Nhận xét, dặn dò
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
__________________________________________
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I. Yêu cầu cần đạt:
	HS tự kiểm điểm để nhận ra được những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn, của lớp. Từ đó, yêu cầu những em mắc lỗi b

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_khoi_3_tuan_3_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan