Giáo án Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 (Buổi 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về đổi đơn vị đo đại lượng và giải toán có liên quan đến đo đại lượng.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

 

docx7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2018-2019 (Buổi 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2018 
Thực hành Toán
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về giải hai dạng toán có quan hệ tỉ lệ.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Mua 4kg nhãn hết 64 000 đồng. Hỏi mua 8kg nhãn như thế hết bao nhiêu tiền?
Bài giải
8 kg thì gấp 4 kg số lần là:
8 : 4 = 2 (lần)
Mua 8 kg nhãn hết số tiền là:
64000 × 2 = 128000(đồng)
Đáp số: 128000 đồng
Bài 2. Có 12 bao gạo như nhau, cân nặng 540kg. Hỏi 33 bao gạo như thế cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? 
Bài giải
Một bao gạo cân nặng số kg là:
540 : 12 = 45(kg)
33 bao gạo cân nặng số kg là: 
45 × 33 =1485(kg)
Đáp số: 1485 kg
Bài 3. Người ta cần 5 chiếc thùng như nhau để chứa 350l dầu. Hỏi cần dùng bao nhiêu chiếc thùng như thế để chứa 490 l dầu ?
Bài giải
Một thùng chứa được số lít dầu là:
350 : 5 = 70 (l)
Số thùng cần có để đựng 490 lít dầu là:
490 : 70 = 7 ( thùng)
Đáp số: 7 thùng
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 3 tháng 10 năm 2018
Thực hành Toán
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về đổi đơn vị đo đại lượng và giải toán có liên quan đến đo đại lượng.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
Bài 1. Điền số thích hợp vào chỗ chấm
	a) 	4 m 	= km
	b)	5 kg 	= tạ 
	c) 	3 m 2 cm 	= 302cm	
	d) 	4 yến 7 kg 	= 4yến 
	đ)	15 yến 5 kg	= yến
	e)	15 m	= km
Bài 2. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
	a) 	3km 6 m 	= 3006 m	
	b) 	4 tạ 9 yến 	= 490kg
	c) 	15m 6dm 	= 1560 cm	
	d) 	2yến 4hg 	= 204 hg
Bài 3. Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm:
 a) 	3 yến 7 kg < 307 kg b) 	6 km 5 m = 60 hm 50 dm
Bài 4. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 480m, chiều dài hơn chiều rộng là 4 dam. Tìm diện tích hình chữ nhật.
Bài giải
Nửa chu vi thửa ruộng hình chữ nhật là:
480 : 2 = 240 (m)
Chiều rộng thửa ruộng hình chữ nhật là:
( 240 - 4) : 2 = 118 (m)
Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật là:
240 - 118 = 122 (m)
Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật là:
122 × 118 = 14396 (m2)
Đáp số: 14396 m2
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
------------------------------------------
Thực hành Tiếng Việt
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố kiến thức cho học sinh về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Gạch dưới các cặp từ trái nghĩa trong các câu tục ngữ, thành ngữ sau:
a) Gạn đục, khơi trong
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
c) Ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh.
d) Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Bài 2. Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:
 a) Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta như gấm, như vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời, góc bể cũng vẫn luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc
a) Đất nước, non sông, quê hương, xứ sở, Tổ quốc.
b) Không tự hào sao được! Những trang sử kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ oai hùng của dân tộc ta ròng rã trong suốt 30 năm gần đây còn ghi lại biết bao tấm gương chiến đấu dũng cảm, gan dạ của những con người Việt Nam anh dũng, tuyệt vời
 b) Dũng cảm, gan dạ, anh dũng.
Bài 3. Đặt câu với mỗi từ sau: 
a)Vui vẻ. b) Phấn khởi. c) Bao la. d) Bát ngát. g) Mênh mông.
Bài giải
a) Cuối mỗi năm học, chúng em lại liên hoan rất vui vẻ.
b) Em rất phấn khởi được nhận danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ.
c) Biển rộng bao la.
d) Cánh rừng bát ngát.
g) Cánh đồng rộng mênh mông.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 4 tháng 10 năm 2018
Thực hành Tiếng Việt
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về làm báo cáo, thống kê.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành một số bài tập củng cố và nâng cao.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Thống kê số ngày nghỉ của học sinh trong lớp theo tổ như mẫu sau:
Bài làm 
Tổ
Số học sinh
Vắng có phép
Vắng không phép
1
8
1
0
2
8
0
0
3
9
0
0
4
9
2
0
Bài 2. Thống kê số học sinh trong lớp theo tổ như mẫu sau:
Bài làm
Tổ
Số học sinh
Nữ
Nam
1
8
5
3
2
8
4
4
3
9
6
3
4
9
5
4
Bài 3. Thống kê số học sinh trong lớp theo học lực ở tổ như mẫu sau:
Bài làm
Tổ
Học sinh hoàn thành tốt
Học sinh hoàn thành
Học sinh chưa hoàn thành
1
4
3
1
2
3
3
2
3
5
3
1
4
6
2
1
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_tieng_viet_lop_5_tuan_5_nam_hoc_2018_2019_buoi.docx