Giáo án Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 (Buổi 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về các phép tính số thập phân.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019 (Buổi 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2018
Thực hành Toán
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về các phép tính số thập phân.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống :
Số hạng
46,08
174,7
159,26
Số hạng
9,52
61,59
43
Tổng
55,6
236,29
202,26
Bài 2. Đặt tính rồi tính :
	a) 63,25 + 7,19 	b) 107,6 + 71,92 	c) 37,45 + 48,7
+
+
+
 63,25 7,19 70, 44 107,6 71,92 179,52 37,4548,7 86,15
Bài 3. Thực hiện phép cộng rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại :
	a) 86,93 + 192,6	Thử lại :	b) 328 + 65,72 Thử lại :
+
+
 86,93192,6 279,53 192,6 86,93 279,53
Bài 4. Tê giác mẹ nặng 2,7 tấn. Tê giác con nặng 1,03 tấn. Hỏi cả hai mẹ con tê giác nặng bao nhiêu tấn ?
Giải
Cả hai mẹ con tê giác cân nặng là:
2,7 + 1,03 = 3,73 (tấn)
Đáp số: 3,73 tấn
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2018
Thực hành Toán
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về các phép tính số thập phân.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Tính bằng cách thuận tiện nhất :
18,3 + 5,6 + 4,4 + 81,7 
= ( 18,3 + 81,7 ) + ( 5,6 + 4,4)
= 100 + 10 = 110	
1,75 + 6,9 + 50,25 + 3,1 
= ( 1,75 + 50,25) + (6,9 + 3,1)
= 52 + 10 = 62
Bài 2. Đặt tính rồi tính :
	a) 68,3 + 41,26 + 8,9 	b) 307,4 + 56,65 + 45
+
+
 68,3 41,26 8,9 118,46 307,4 56,65 45 409,05
Bài 3. 
	192,8 + 3,65 ......... 3,65 + 192,8
 196,45 = 196,45
 270 + 9,6	..... 	104,8 + 171,5
 279,6 > 276,3
 52 + 7,08	.... 	52 + 7,8
 59,08 < 59,8
Hòn đá
1kg
2kg
200g
50g
Hòn đá nặng 1,25 kg
Bài 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
----------------------------------------------
Thực hành Tiếng Việt
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về đại từ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau , nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào :
Trong giờ ra chơi , Nam hỏi Bắc :
- Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh? (câu 1)
- Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói. (câu 2)
- Tớ cũng thế. (câu 3)
Đáp án
- Câu 1 : từ bạn (Danh từ lâm thời làm đại từ xưng hô ) thay thế cho từ Bắc.
- Câu 2 : tớ thay thế cho Bắc, cậu thay thế cho Nam.
- Câu 3 : tớ thay thế cho Nam, thế thay thế cụm từ được điểm 10.
Bài 2. Gạch dưới những đại từ có trong truyện sau:
“Con sư tử và con lừa Một hôm con sư tử đi săn và mang theo con lừa cùng đi. Nó bảo : "Lừa, hãy đi vào rừng và kêu hết sức của mày. Mày có một cái cổ họng to. Rồi tao sẽ bắt các con vật khác chạy đi vì tiếng kêu của mày". Con lừa làm theo lời con sư tử. Nó kêu to. Những con vật khác chạy bạt mạng, và con sư tử bắt được chúng. Rồi sư tử nói với lừa: "Khá lắm, mày kêu thật tuyệt". Kể từ đó lừa cứ kêu be be để hòng được khen về điều này.”
Đáp án
Gạch dưới các đại từ : Nó, mày, tao, nó, chúng.
Bài 3. Xác định chức năng ngữ pháp (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ) của đại từ tôi trong từng câu dưới đây:
a) Tôi đang học bài thì Nam đến.
b) Người được nhà trường biểu dương là tôi.
c) Cả nhà rất yêu quý tôi.
d) Anh chị tôi đều học giỏi.
e) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
Đáp án
a) Chủ ngữ. b) Vị ngữ. c) Bổ ngữ.
d) Định ngữ. e) Trạng ngữ.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_tieng_viet_lop_5_tuan_11_nam_hoc_2018_2019_buoi.docx