Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2015-2016

Tiết 4: Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ- NGHỊ LỰC.

I. Mục tiêu

 -Biết thêm một số câu tục ngữ( kể cả tục ngữ ,từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người bước đầu biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo 2 nghĩa nhóm (BT1),hiểu nghĩa từ nghị lực(BT2) ,điền đúng 1 số từ (nói về ý chí nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT 3) hiểu ý nghĩa chung của 1 số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học(BT4)

II. Đồ dùng chuẩn bị

 1. Giáo viên: - Bảng phụ viết nội dung bài tập 3.

 - Giấy khổ to kẻ sẵn nội dung bài tập 1 và bút dạ.

 2. Học sinh: SGK, VBT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

1.Kiểm tra:

H:Đặt câu có tính từ, gạch chân dưới tính từ đó?

H:Thế nào là tính từ? Cho ví dụ?

Nhận xét và cho điểm HS.

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài

- Trong giờ học này các em sẽ được hiểu một số từ, câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người và biết dùng những từ này khi nói viết.

b. Nội dung bài

 

doc32 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
 Đáp số: 540 quyển vở
Cách 2:
 Số vở của khối lớp bốn là:
 430 x 9 = 3060 (quyển vở)
 Số vở của khối lớp ba là:
 280 x 9 = 2520 (quyển vở)
Khối lớp 4 mua nhiều hơn khối lớp 3 số quyển vở là:
 3060 – 2520 = 540 (quyển vở)
 Đáp số: 540 quyển vở
Bài 3: (67)
Toa xe lửa chở nhiều hơn ô tô số tạ gạo là: 50 x (480 – 50) = 21500 (tạ)
 Đáp số: 21500 tạ
3. Củng cố- dặn dò :
a. Củng cố:
 - Nêu cách nhân một số với một hiêu? 
b. Dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học. 
Tiết 2: Tiếng việt+
Luyện đọc: “VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI
* Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp
b. Nội dung bài
+ Gọi 1 em đọc bài cho lớp nghe.
+Yêu cầu HS đọc phần chú thích.
+Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 3 lượt)
+Theo dõi, sửa khi HS phát âm sai, ngắt nhịp các câu văn chưa đúng.
+Yêu cầu từng cặp đọc bài.
+ Gọi một em đọc khá đọc toàn bài.
+ Giáo viên đọc bài cho HS nghe.	
+ Yêu cầu học sinh nêu cách đọc diễn cảm bài văn.
- Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, đoạn 1,2 thể hiện hoàn cảnh và ý chí của Bạch Thái Bưởi, đoạn 3 đọc nhanh thể hiện Bạch Thái Bưởi cạnh tranh và chiến thắng các chủ tàu nước ngoài. Đoạn 4 đọc với giọng sảng khoái thể hiện sự thành đạt của Bạch Thái Bưởi.
+ Yêu cầu 3-4 em thể hiện cách đọc.
+ Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm theo từng cặp.
+ Gọi 2 - 4 HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
*Luyện đọc:
- Cả lớp lắng nghe, đọc thầm.
- Theo dõi vào sách.
- 4 Em đọc nối tiếp nhau đến hết bài.
- Đọc theo cặp.
- 1 Em đọc, lớp lắng nghe.
- Nghe và đọc thầm theo
* Luyện đọc đúng giọng.
- 2-3 Em nêu cách đọc.
- Theo dõi, lắng nghe.
- 3-4 Em thực hiện, lớp theo dõi.
- Từng cặp luyện đọc diễn cảm.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 Học sinh đọc bài.
 - Nghe và ghi bài.
3. Củng cố – dặn dò: 
a. Củng cố:
 - Nhận xét tiết học
b. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà đọc bài cho đúng.
Tiết 3: Kể chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu 
 - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
 - Hiểu được câu chuyện và nội dung chính của câu chuyện.
II. Đồ dùng chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện SGK
 2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 GV nhận xét
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài
- Tiết kể chuyện hôm nay lớp mình sẽ thi xem bạn nào có câu chuyện hay nhất, bạn nào kể chuyện hấp dẫn nhất.
b. Nội dung bài
HĐ1 : Kể chuyện
- Gọi HS đọc đề bài 
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch các từ: đuọc nghe, được đọc, có nghị lực.
- Gọi HS đọc gợi ý
- Gọi HS giới thiệu những truyện em đã được đọc, được nghe về người có nghị lực và nhận xét.
- Gọi HS gới thiệu về câu chuyện mình định kể 
HĐ2: Kể trong nhóm
- HS thực hành kể trong nhóm 
+ Em cần giới thiệu tên truyện ,tên nhân vật mình định kể
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ ý chí, nghị lực của nhân vật.
HĐ3: Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS kể
- Nhận xét , bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
- 2 HS đọc thành tiếng
- Lắng nghe
- Lần lượt HS giới thiệu truyện
+ Bác Hồ trong truyện Hai bàn tay
+ Bạch Thái Bưởi trong truyện Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi
+ Lê Duy Ứng trong truyện Người chiến sĩ giàu nghị lực.
+ Đặng Văn Ngữ trong truyện Người trí thức yêu nước
+ Ngu Công trong truyện Ngu Công dời núi
+ Nguyễn Ngọc Kí trong truyện Bàn chân kì diệu..
- Lần lượt 3-4 em giới thiệu về nhận vật mình định kể
+ Tôi xin kể câu chuyện Rô-bin-sơn ở đảo hoang mà tôi đã được đọc trong tập truyện trinh thám.
+ Tôi xin kể câu chuyện về nhà giáo Ưu tú Nguyên Ngọc Kí..
-HS thi kể trước lớp theo đoạn.
-HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
-HS bình chọn, tuyên dương
 3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
 - GV nhận xét tiết học. Về kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe. 
 b. Dặn dò:
 - Chuẩn bị kể chuyện kể chuyện đã nghe đã đọc để tuần 12 để cùng các bạn thi kể trước lớp.
SÁNG
Thứ tư ngày 4 tháng 11 năm 2015
Tiết 1: Tập đọc
VẼ TRỨNG
I. Mục tiêu 
 - Đọc đúng tên riêng nước ngoài :Lê-ô-nác-đô đa vin –xi, Vê-rô-ki-ô. Bước đầu đọc diễn cảm được lời của thầy giáo( nhẹ nhàng ,khuyên bảo ân cần)
 - Hiểu ND: nhờ khổ công rèn luyện Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng chuẩn bị
 1. Giáo viên: -Tranh minh hoạ bài 
 - Bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm.
 2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy-học:
 1. Kiểm tra:
 H:Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? 
 H:Theo em nhơ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
 H:Nêu nội dung của bài?
 2.Bài mới :
a. Giới thiệu bài 
- Treo tranh chân dung họa sĩ Lê-ô-nác-đô Vin-xi và giới thiệu: Đây là danh họa thiên tài người I-ta-li-a, Lê-ô-nác-đô Vin-xi. Ông là một họa sĩ, một kiến trúc sư, một kĩ sư, một nhà bác học vĩ đại thế giới. Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em biết những ngày đầu khổ công học vẽ của danh họa này.
b. Nội dung bài
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
H:Bài có thể chia làm mấy đoạn?
-Yêu cầu HS đọc theo đoạn 2 lượt-
+Lượt 1:GV theo dõi sửa phát âm cho HS 
+Lượt 2:GV kết hợp giải nghĩa một số từ. 
-Yêu cầu HS đọc theo nhóm- 
-GV theo dõi sửa sai cho HS
-GV hướng dẫn cách đọc bài và đọc mẫu
-Gọi HS đọc đoạn 1.
H: Sở thích của Lê-ô-nác-đô khi còn nhỏ là gì?
H:Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé cảm thấy chán ngán?
H:Tại sao thầy Vê- rô-ki-ô lại cho rằng vẽ trứng là không dễ?
H:Theo em thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để làm gì?
H:Đoạn 1 cho em biết điều gì?
Ý 1: Lê-ô-nác đô khổ công vẽ trứng theo lời khuyên chân thành của thầy Vê-rô-ki-ô.
-Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2.
H:Lê-ô-nác- đô đaVi-xi thành đạt như thế nào?
H:Theo em những nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác đô trở thành hoạ sĩ nổi tiếng?
H: Nội dung của đoạn 2 nói lên điều gì?
* Ý 2: Sự thành đạt của Lê-ô-nác đô đaVin-xi.
H: Nhờ đâu mà Lê-ô nác đô lại thành đạt như vậy?
_Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn nêu nội dung của bài.
-GV chốt:
Đại y: Bài văn ca ngợi sự khổ công rèn luyện của Lê –ô- nác đô đa Vin- xi nhờ đó đã trở thành hoạ sĩ nổi tiếng.
-GV đưa đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm treo lên bảng.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
-Nhận xét ghi điểm cho HS.
+ Giáo dục liên hệ HS
* Luyện đọc.
-1 HS đọc bài.
-1 HS thực hiện đọc.
-Có thể chia làm hai đoạn.
+Từ đầu- được như ý .
+ Tiếp theo  hết.
-HS đọc nối tiếp theo đoạn( HS yếu đọc 2-3câu).
-HS thực hiện nhóm đôi –Đại diện nhóm thể hiện 
* Tìm hiểu bài.
-1 HS đọc đoạn 1.
-Rất thích vẽ.
-Vì suốt mười mấy ngày cậu chỉ vẽ trứng, vẽ hết quả này đến quả khác.
-Vì theo thầy, trong hàng nghìn quả trứng, không có lấy hai quả giống nhau. Mỗi quả trứng đều có nét riêng mà có khổ công mới vẽ được.
-Để biết cách quan sát một sự vật một cách cụ thể tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy chính xác.
-1 HS đọc đoạn còn lại.
-Trở thành danh hoạ kiệt xuất, các tác phẩm của ông được trân trọng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế giới, là niềm tự hào của nhân loại.Ông còn là một nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà bác học lớn của thới đại phục hưng.
-Nhờ:
 + Ông ham thích vẽ và có tài bẩm sinh.
 + Ông có người thầy tài giỏi, tận tình dạy bảo.
 + Ông khổ luyện , miệt mài nhiều năm tập luyện.
 + Ông có ý chí quyết tâm học vẽ.
- Nhờ ông khổ công rèn luyện
-Thảo luận theo nhóm-trình bày ý kiến của nhóm .
-2 HS nhắc lại đại ý của bài.
*Luyện đọc đúng giọng.
-1 HS thực hiện đọc –lớp theo dõi tìm ra giọng đọc.
-HS thi đọc đoạn văn diễn cảm-lớp nhân xét .
-Lắng nghe- ghi nhận. 
3. Củng cố –dặn dò:
a. Củng cố:
 - Nhận xét giờ học
b. Dặn dò:
 - Học bài chuẩn bài sau.
Tiết 2: Khoa học
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu 
- Vận dụng được tính chất giao hoán , tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng, một hiệu trong thực hành tính ,tính nhanh
II. Đồ dùng chuẩn bị:
Giáo viên: chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Kiểm tra: - 1 Em lên bảng sửa bài tập về nhà trong SGK
 - GV nhận xét
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài
- Hôm nay cô cùng các em sẽ thực hành tính nhanh và tính chu vi , diện tích của hình chữ nhật.
b. Nội dung bài
Bài 1:
- GV nêu yêu cầu bái tập, sau đó cho HS tự làm bài( có thể GV làm mẫu 1 bài)
- GV nhận xét và cho điểm HS
- Bài tập a) yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV viết lên bảng biểu thức.
 134 x 4 x 5
- GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức trên bằng cách thuận tiện
- GV hỏi: Theo em, cách làm trên thuận tiện hơn cách làm thông thường là thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải ở điểm nào?
- GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
- GV chữa và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- GV hỏi: Phần b) yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV viết lên bảng biểu thức:
 145 x 2 + 145 x 98
GV yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức trên theo mẫu.
- GV hỏi: cách làm trên thuận tiện hơn cách chúng ta thực hiện các phép tính nhân trước, phép tính cộng sau ở điểm nào?
- GV hỏi: Chúng ta đã áp dụng tính chất nào để tính giá trị của biểu thức 145 x 2 + 145 x 98?
- GV yêu cầu HS nêu lại tính chất trên.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- GV yêu cầu đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
- HS áp dụng tính chất nhân một số với một tổng( một hiệu) để tính.
- 2 HS lên bảng làm bài.
a. 135 x ( 20 + 3) 
= 135 x 20 + 135 x 3
= 2700 + 405= 3105
b. 642 x (30 – 6)
= 642 x 30 – 642 x 6
= 19260 – 2772 = 16488
Bài 2:
- Tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện.
- HS thực hiện tính: 
a. 134 x 4 x 5 = 134 x 20 = 2680
- Thuận tiện hơn vì tính tích 4 x 5 là tích trong bảng, tích thứ hai là 138 x 20 có thể nhẩm được.
- 2 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào VBT.
b. - Tính theo mẫu.
1 HS lên bảng tính, HS cả lớp làm vào giấy nháp.
145 x 2 + 145 x 98 = 145 x ( 2 + 98)
 = 145 x 100
 = 14500
- Theo cách thông thường chúng ta phải thực hiện hai phép tính nhân, trong đó có phép nhân 145 x 98 là khó, còn theo cách làm trên chúng ta chỉ việc tính tổng ( 2 + 98) rồi nhân nhẩm 145 vơi’ 100
 - Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng.
- 1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS đổi chéo vở và kiểm tra bài lẫn nhau.
- 3 HS lên bảng làm bài , mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài 4:
Bài giải
Chu vi của sân vận động là: 
( 180 + 90) x 2 = 540 (m)
 Đáp số : 540 m
3. Củng cố-dặn dò:
 a. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài cho bài sau.
Tiết 4: Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ- NGHỊ LỰC.
I. Mục tiêu 	
	-Biết thêm một số câu tục ngữ( kể cả tục ngữ ,từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người bước đầu biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo 2 nghĩa nhóm (BT1),hiểu nghĩa từ nghị lực(BT2) ,điền đúng 1 số từ (nói về ý chí nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT 3) hiểu ý nghĩa chung của 1 số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học(BT4)
II. Đồ dùng chuẩn bị
	1. Giáo viên: - Bảng phụ viết nội dung bài tập 3. 	
	 - Giấy khổ to kẻ sẵn nội dung bài tập 1 và bút dạ. 
 2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Kiểm tra: 
H:Đặt câu có tính từ, gạch chân dưới tính từ đó? 
H:Thế nào là tính từ? Cho ví dụ? 
Nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
- Trong giờ học này các em sẽ được hiểu một số từ, câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người và biết dùng những từ này khi nói viết.
b. Nội dung bài 
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu.
-GV treo bảng phụ. Phát phiếu học tập cho HS 
-Yêu cầu HS tự làm 
-Nhận xét, sửa bài theo đáp án : 
Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất)
(Chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công). 
Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp. 
(ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.) 
Bài 2 : Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của từ nghị lực? 
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2. 
Nhận xét, , sửa sai. 
H:Làm việc liên tục, bền bỉ là nghĩa của từ nào? 
H: Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ là nghĩa của từ gì? 
H: Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc là nghĩa của từ gì? 
Bài 3 : GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc đề. 
GVsửa bài theo đáp án. 
Từ cần điền theo thứ tự là : nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng. 
Bài 4 : Yêu cầu HS đọc bài. Tự trao đổi và trả lời.
GV nhận xét, giải nghĩa đen cho HS. 
A/.Lửa thử vàng, gian nan thử sức: Vàng phải thử trong lửa mới biết vàng thật hay vàng giả. -Người phải thử thách trong gian nan mới biết nghị lực, biết tài năng. 
B/.Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. 
Từ nước lã mà vã nên hồ, từ tay không mà dựng nổi cơ đồmới thật là tài ba, giỏi giang. 
C/.Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho. 
Phải vất vả lao động mới gặt hái được thành công. Không thể tự dưno mà thành đạt, được kính trọng có người hầu hạ, cầm tàn, cầm lọng che cho. 
GV nhận xét, bổ sung cho HS. 
- Lắng nghe, nhắc lại. 
-1Em đọc. 
- HS làm vào phiếu. 2 em lên bảng lm vào. 
- Nhận xét, bổ sung bài của bạn. 
Đổi bài, sửa sai nếu só> 
2 HS đọc yêu cầu, đọc thầm . 
-HS thảo |uận theo nhóm 2trả lời: 
Dòng b : (sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyut trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn). 
kiên vrì. 
kiên cố. 
chí tình, chí nghĩa. 
-1 em đọc, lớp làm vào vở, 1 em |ên bảng. 
Đổi bài chấm chéo.Sửa bài nếu sai. 
-Nhóm 2 em thảo luận và trả lời trước lớp. 
-HS nêu ý nghĩa của từng câu tục ngữ. 
khuyên người ta đừng sợ vất vả, gian nan. Gian nan vất vả thử thách con người, giúp con người vững vàng, cứng cỏi hơn. 
khuyên người ta đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Những người từ tay trắng mà làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục. 
khuyên người ta vất vả mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt. 
3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học
 b. Dặn dò:
- Yêu cầu HS về làm lại BT . Chuẩn bị bài sau
CHIỀU
Tiết 1 :Toán+
LUYỆN TẬP (VBT-Tr68)
*Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Kiểm tra : Kiểm tra VBT của HS
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài
- GV nêu yêu cầu bái tập, sau đó cho HS tự làm bài( có thể GV làm mẫu 1 bài)
 - Sau đó gọi HS lên bảng làm bài tập
- HS nhận xét. 
- GV nhận xét và cho điểm HS
- Gọi HS đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết nhà hát đó có bao nhiêu ghế ta phải làm như thế nào?
- HS lên giải bài toán
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết Mai đi từ Bắc vào Nam hay từ Nam ra Bắc và quãng đường từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu ki-lô-mét ta phải làm phép tính gì?
Bài 1: (68)
a. C1: 896 x 23 = 896 x (20 + 3)
 = 896 x 20 + 896 x 3
 = 17920 + 2688 = 20608
C2: 896 x 23 = 896 x (24 - 1)
 = 896 x 24 – 896 x 1
 = 21504 – 896 = 20608
b. C1: 547 x 38 = 547 x (30 + 8)
 = 547 x 30 + 547 x 8
 = 16410 + 4376 = 20786
C2: 547 x 38 = 547 x (39 - 1)
 = 547 x 39 – 547 x 1
 = 21333 – 547 = 20786
Bài 2: (68)
Bài giải
Nhà hát đó có số ghế là:
x 5 x 20 = 1000 (ghế)
 Đáp số: 1000 ghế
Bài 3: (68)
Bài giải
Quãng đường từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí minh là: 1000 + 724 = 1724 (km)
 Đáp số: 1724 km
3. Củng cố-dặn dò:
 a. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài cho bài sau. 
Tiết 2 :Kĩ thuật
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Tiếng việt+
Ôn LTVC: MRVT: Ý CHÍ- NGHỊ LỰC.
* Các hoạt độngdạy học chủ yếu
1.Kiểm tra: 
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung bài 
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ. Phát phiếu học tập cho HS 
-Yêu cầu HS tự làm 
- HS làm vào phiếu. 2 em lên bảng làm vào VBT. 
- Nhận xét, bổ sung bài của bạn. 
Bài 2 : Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của từ nghị lực? 
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2. 
Nhận xét, , sửa sai. 
H:Làm việc liên tục, bền bỉ là nghĩa của từ nào? 
H: Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ là nghĩa của từ gì? 
H: Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc là nghĩa của từ gì? 
Bài 3 : GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc đề. 
- GV sửa bài theo đáp án. 
- Từ cần điền theo thứ tự là : nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng. 
Bài 4 : Yêu cầu HS đọc bài. Tự trao đổi và trả lời.
GV nhận xét, giải nghĩa đen cho HS. 
a. Lửa thử vàng, gian nan thử sức: Vàng phải thử trong lửa mới biết vàng thật hay vàng giả. -Người phải thử thách trong gian nan mới biết nghị lực, biết tài năng. 
b. Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. 
Từ nước lã mà vã nên hồ, từ tay không mà dựng nổi cơ đồmới thật là tài ba, giỏi giang. 
c. Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho. 
Phải vất vả lao động mới gặt hái được thành công. Không thể tự dưno mà thành đạt, được kính trọng có người hầu hạ, cầm tàn, cầm lọng che cho. 
- GV nhận xét, bổ sung cho HS. 
- Lắng nghe, nhắc lại. 
-1Em đọc. 
- Nhận xét, sửa bài theo đáp án : 
a. Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất)
(Chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công). 
b. Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp. 
(ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.) 
Đổi bài, sửa sai nếu có 
2 HS đọc yêu cầu, đọc thầm . 
- HS thảo luận theo nhóm 2 trả lời: 
Dòng b : (sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn). 
kiên trì. 
kiên cố. 
chí tình, chí nghĩa. 
-1 em đọc, lớp làm vào vở, 1 em lên bảng. 
Đổi bài chấm chéo.Sửa bài nếu sai. 
- Nhóm 2 em thảo luận và trả lời trước lớp. 
- HS nêu ý nghĩa của từng câu tục ngữ. 
khuyên người ta đừng sợ vất vả, gian nan. Gian nan vất vả thử thách con người, giúp con người vững vàng, cứng cỏi hơn. 
khuyên người ta đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Những người từ tay trắng mà làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục. 
khuyên người ta vất vả mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt. 
Lắng nghe. 
Ghi nhận, chuyển tiết. 
3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
- GV nhận xét tiết học
 b. Dặn dò:
- Yêu cầu HS về làm lại BT . Chuẩn bị bài sau
Tiết 4: Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
(Giáo viên chuyên dạy)
SÁNG
Thứ năm ngày 5 tháng 11 năm 2015
Tiết 1: Toán
NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. Mục tiêu 
 - Biết cách nhân với số có hai chữ số.
 - Biết cách giải các bài toán có liên quan đến phép nhân với số có 2 chữ số
II. Đồ dùng chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Vở bài tập - Bài soạn
2. Học sinh : Đồ dùng môn học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập:
HS1: Tính nhanh:
 78 x 14+78 x 86
 = 78 x( 14+ 86)
 = 78 x 100
 = 7800
HS2: Đặt tính rồi tính:
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài 
- Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.
b. Nội dung bài
* Hoạt động1: Hướng dẫn HS cách thực hiện phép nhân. 
- Ghi lên bảng phép nhân : 36 x 23
- Yêu cầu HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính.
- GV nêu : để tránh phải thực hiện nhiều bước tính như trên, người ta tiến hành đặt tính và thực hiện tính nhanh theo cột dọc.
- Yêu cầu HS dựa vào cách đặt tính nhân với số có một chữ số để đặt tính 36 x 23
- GV nhận xét và nêu cách đặt tính đúng.
- Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân.
 + Tìm tích riêng thứ nhất.
 + Tìm tích riêng thứ hai.
 + Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột so với tích riêng thứ nhất 
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép nhân.
- Gọi 1- 2 HS nêu lại từng bước nhân .
Hoạt động 2: Luyện tập
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS thực hiện vào nháp, gọi lần lượt HS lên bảng làm bài. 
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và sửa bài theo đáp án sau 
- Gọi HS đọc bài toán
- Bài yêu cầu gì? 
- 1 HS nhắc lại cách nhân với số có hai chữ số.
- Gọi HS lên bảng giải.
- Lắng nghe và nhắc lại đề bài.
 HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính.
 36 x 23 = 36 x(20 +3)
 = 36 x 20 + 36 x 3
 = 720 + 108 
 = 828
-Thực hiện làm việc theo cặp( Bạn k

File đính kèm:

  • docTUAN 12.doc