Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2015-2016

- Đọc từng khổ thơ

+ Yêu cầu HS đọc từng khổ trong bài.

+ Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm, cách đọc cho các em.

+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.

- Đọc theo cặp

- Cho HS đọc cả bài.

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, thể hiện giọng đọc như đã xác định ở Mục tiêu.

- Yêu cầu HS đọc thầm hai khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi 1?

- HS đọc thầm khổ thơ 3, trả lời câu hỏi: Sự quan tâm chăm sóc của làng xóm đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?

- HS đọc thầm toàn bài thơ, trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?

 Kết luận : Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.

- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. GV khen ngợi những HS đọc tốt, hướng dẫn để những em đọc chưa đúng tìm được giọng đọc phù hợp với nội dung bài.

GV hướng dẫn LĐ diễn cảm khổ 4, 5

 

doc23 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự so sánh các số và sắp xếp các số theo thứ tự: 
b) 92 678, 82 697, 79 862, 62 978.
- HS: Nêu cách so sánh.
- HS: Quan sát và đọc bảng thống kê số liệu.
 3.Củng cố-dặn dò: 
 a. Củng cố:
 - GV: Nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò: 
 - Về nhà làm BT và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Âm nhạc:
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Khoa học
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4: Chính tả (Nghe - viết)
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu 
- Nghe - viết trình bày đúng bài chính tả, Không mắc quá 5 lỗi trong bài 
- Làm đúng các bài tập (BT) CT phương ngữ BT (2) a hoặc b (a/b) hoặc BT do GV soạn.
II. Đồ dùng chuẩn bị
1.Giáo viên: - Bài tập 3 chép sẵn trên bảng lớp.
 - 4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
2. Học sinh: vở viết
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1. Kiểm tra: Không kiểm tra bài cũ
 2. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài: 
- Hỏi: Bài tập đọc các em vừa học có tên là gì ?
- Tiết chính tả này các em sẽ nghe cô đọc để viết lại đoạn 1 và 2 của bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu và làm các bài tập chính tả.
 b. Nội dung bài
HĐ 1 : Hướng dẫn HS nghe viết.
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK 1 lượt.
- Đoạn văn có mấy câu? Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào ? 
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- GV chấm từ 7- 10 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
HĐ 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2
- GV lựa chọn phần b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS 
- Nhận xét, chữa bài và tuyên dương HS làm bài đúng, nhanh nhất tự làm.
Bài 3
- GV lựa chọn phần b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Khen ngợi những HS giải đố nhanh, viết đúng chính tả.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm lại đoạn văn cần viết 1 lượt.
- 1 HS trả lời
- 1 HS trả lời
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn,
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết bài vào vở
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh trên băng giấy, HS dưới lớp làm vào VBT.
Lời giải: 
- Mấy chú ngan con dàn hàng ngang
- Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào bảng con.
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi chữa bài của mình theo lời giải đúng.
Lời giải: a) Cái bàn, b)Hoa ban
 3 .Củng cố- dặn dò.
 a. Củng cố:
 - Nhận xét tiết học
 b. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà viết lại bài, HS nào viết xấu, sai nhiều lỗi chính tả trở lên phải viết lại bài và chuẩn bị bài sau.
CHIỀU
Tiết 1: Toán+
Tiết 2: Tiếng việt+
Tiết 3: Tiếng việt+
SÁNG
Thứ tư ngày 19 tháng 8 năm 2015
Tiết 1: Tập đọc.
MẸ ỐM
I. Mục tiêu 
- Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu biết đọc diễn cảm 1-2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
- Hiểu nội dung của bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài)
 II. Đồ dùng chuẩn bị
1. Giáo viên: - Tranh minh hoạ bài tập đọc. Vật thực: một cơi trầu.
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
2. Học sinh : SGK, chuẩn bị bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra: - Gọi HS lên bảng, yêu cầu HS chọn đọc 1 đoạn trong bài Dế mèm bênh vực kẻ yếu, sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi nội dung đoạn vừa đọc.
- Nhận xét 
2. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài
- Hôm nay các em sẽ học bài thơ Mẹ ốm của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Đây là một bài thơ thể hiện tình cảm của làng xóm đối với một người bị ốm, nhưng đậm đà, sâu đậm hơn vẫn là tình cảm của người con với mẹ.
 b. Nội dung bài
- Đọc từng khổ thơ
+ Yêu cầu HS đọc từng khổ trong bài.
+ Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm, cách đọc cho các em.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
- Đọc theo cặp
- Cho HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, thể hiện giọng đọc như đã xác định ở Mục tiêu. 
- Yêu cầu HS đọc thầm hai khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi 1?
- HS đọc thầm khổ thơ 3, trả lời câu hỏi: Sự quan tâm chăm sóc của làng xóm đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?
- HS đọc thầm toàn bài thơ, trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? 
Kết luận : Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. GV khen ngợi những HS đọc tốt, hướng dẫn để những em đọc chưa đúng tìm được giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
GV hướng dẫn LĐ diễn cảm khổ 4, 5
* Luyện đọc.
+ HS tiếp nối nhau đọc 7 khổ thơ ; đọc 2-3 lượt.
+ Sửa lỗi phát âm , cách đọc theo hướng dẫn của GV.
+ HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài
- Những câu thơ trên cho biết mẹ bạn nhỏ ốm.
- Cô bác xóm làng đến thăm-Người cho trứng, người cho cam- Anh y sĩ đã mang thuốc vào.
- 1 HS trả lời.
- HS nghe
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ.
* Luyện đọc đúng giọng
Sáng nay trời đổ mưa rào
 Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.
 Mẹ vui, con có quản gì
 Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca
 Rồi con diễn kịch giữa nhà
 Một mình con sắm cả ba vai chèo.
- GV đọc diễn cảm khổ 4, 5.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ theo cặp.
- Tổ chức cho một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- Yêu cầu HS tự HTL ít nhất 1 khổ thơ trong bài.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng . 
- Nghe GV đọc.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 đến 2 HS đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS tự HTL.
- 4 đến 5 HS thi đọc.
3. Củng cố - dặn dò.
a. Củng cố: 
- Trong bài thơ, em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
- Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS học tốt, động viên những HS còn yếu cố gắng hơn.
 b. Dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà HTL bài thơ và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Khoa học
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo)
I. Mục tiêu 
- Tính nhẩm ,thực hiện được phép cộng ,phép trừ các số có đến năm chữ số, nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức.
II. Đồ dùng chuẩn bị 
Giáo viên: SGK, SGV 
Học sinh: SGK, chuẩn bị bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra
- GV: Gọi 3 HS lên sửa BT luyện tập thêm ở tiết trước. 
- GV: Sửa bài, nhận xét 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Giờ học toán hôm nay các em tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100000.
b. Nội dung bài
 *Hướng dẫn ôn tập: 
Bài 1:
- GV: Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào VBT.
- Gọi HS lên bảng làm
- Gọi HS nhận xét- GV nhận xét
 - Phần b HS làm tương tự
Bài 2:
- GV: Cho HS tự thực hiện phép tính.
- Yêu cầu: HS tự nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS
Bài 3: 
- GV: Cho HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức rồi làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm
- Gọi HS nhận xét- GV nhận xét
- HS: Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
a. 6000 + 2000 – 4000 = 4000
90000 - (70000 - 20000) = 40000
90000 – 70000 – 20000 = 0
12000 : 6 = 2000
- 4HS lên bảng làm phần( b) mỗi HS thực hiện 1 phép tính.
- HS: Nêu cách đặt tính, thực hiện tính của 1 phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong bài.
a. 3257 + 4659 – 1300
 = 7916 – 1300 = 6616
b. 6000 – 1300 x 2
= 6000 - 2600 = 3400
 3.Củng cố- dặn dò.
a. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
b. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Luyện từ và câu.
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. Mục tiêu 
- Nắm được cấu tạo 3 phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh). ND ghi nhớ
- Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III)
II. Đồ dùng chuẩn bị
1.Giáo viên: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, bộ chữ cái ghép tiếng.
2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra: Không kiểm tra bài cũ
2. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài
- Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được các bộ phận cấu tạo của tiếng, từ đó hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
 b. Nội dung bài
HĐ 1 : Hình thành khái niệm 
- Yêu cầu 1: HS đếm số tiếng trong câu tục ngữ.
Kết quả: câu 1: 6 tiếng ; câu 2: 8 tiếng.
- Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng "bầu" ghi kết quả vào bảng.
- Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo của tiếng "bầu"
- Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại. Rút ra nhận xét.
+ Mỗi nhóm phân tích 1, 2 tiếng. Yêu cầu HS kẻ vào vở và điền bảng sau:
 Tiếng
 Am đầu
 Vần
 Thanh
+ Rút ra nhận xét về cấu tạo của tiếng. GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả phân tích:
 Tiếng do những bộ phận nào tạo thành? 
 Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng "bầu"?
 Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng "bầu"?
- GV sử dụng bảng phụ đã viết sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và giải thích: mỗi tiếng thường gồm 3 bộ phận: âm đầu-vần-thanh. Tiếng nào cũng phải có thanh. Có tiếng không có âm đầu
Kết luận :SGK 
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài
 - Gọi đại diện HS sửa bài
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài
1, Phần Nhận xét:
- Tất cả HS đếm thầm.
- 1 hoặc 2 HS làm mẫu trước lớp.
- Cả lớp đếm thành tiếng, vừa đếm, vừa đập nhẹ tay lên mặt bàn.
- Một HS làm mẫu: đánh vần thành tiếng.
 - Tất cả HS đánh vần thành tiếng và ghi kết quả đánh vần vào bảng con: bờ-âu-bâu-huyền-bầu
- Cả lớp suy nghĩ để trả lời. Trao đổi theo cặp.
- 1 hoặc 2HS trình bày.
- Tiếng "bầu" gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh.
- HS làm việc theo nhóm va cử đại diện lên bảng.
- HS trả lời:
- Tiếng do âm đầu, vần, thanh tạo thành
- Tiếng : thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn.
- Tiếng : ơi chỉ có phần vần và thanh, không có âm đầu.
2,Ghi nhớ:
- HS đọc thầm phần ghi nhớ.
-3-4 HS lần lượt đọc Ghi nhớ trong SGK.
3. Luyện tập
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm vở, mỗi bàn phân tích 1 tiếng (do phân công).
- HS nhìn tranh minh hoạ đoán tiếng sau đó giải thích nghĩa của từng dòng.
 3. Củng cố- dặn dò.
a. Củng cố:
 - Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS
b. Dặn dò:
 - Dặn dò HS học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài mới.
CHIỀU
Tiết 1: Kể chuyện.
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I. Mục tiêu 
	- Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa ,kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể (do GV soạn)
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
II. Đồ dùng chuẩn bị
1. Giáo viên: - Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
2. Học sinh: - Tranh ảnh về hồ Ba Bể.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra: Không kiểm tra bài cũ
2. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài
- Trong tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ kể lại câu chuyện gì ?
- Tên câu chuyện cho em biết điều gì?
 b. Nội dung bài
HĐ 1 : GV kể chuyện.
- GV kể lần 1. 
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa.
HĐ 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Gọi HS đọc yêu cầu của từng bài tập.
-GV nhắc HS trước khi các em kể chuyện:
* Kể chuyện theo nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 em, mỗi em kể theo 1 tranh. Sau đó một em kể lại toàn bộ câu chuyện.
* Thi kể chuyện trước lớp
- Cho HS thi kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
- Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Hỏi: Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì?
- GV nhận xét, bình chọn bạn kể tốt nhất.
Kết luận :
Câu chuyện ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái ; khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
 HS lắng nghe GV kể chuyện.
- HS quan sát tranh minh họa câu chuyện và nghe GV kể chuyện. 
1 HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập.
- Tập kể theo nhóm, các HS trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. Kể xong cùng trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- 3 nhóm thi kể.
- 2 HS thi kể.
- 1 HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò.
a. Củng cố:
- Câu chuyện cho em biết điều gì ?
- Theo em ngoài giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể, câu chuyện còn mục đích nào nữa không ?
b. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân, xem trước nội dung tiết kể chuyện tuần 2.
Tiết 2: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Toán+
Tiết 4: Tiếng việt+
SÁNG
Thứ năm ngày 20 tháng 8 năm 2015
Tiết 1: Toán
BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
I. Mục tiêu 
 - Bước đầu nhận biết được biểu thức chứa một chữ
 - Biết tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
II. Đồ dùng chuẩn bị
Giáo viên:- GV chép sẵn đề bài toán ví dụ trên bảng phụ hoặc băng giấy và vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột). 
2. Học sinh: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra
 - GV: Gọi 3 HS lên sửa BT luyện tập thêm ở tiết trước.
 - GV: Sửa bài, nhận xét 
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài :
 - Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa một chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
 b. Nội dung bài 
*Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ: 
a. Biểu thức có chứa một chữ: 
- GV: Yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ.
- Hỏi: Muốn biết bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào? 
- GV: Treo bảng số như phần bài học SGK và hỏi: Nếu mẹ cho bạn Lan thêm 1 quyển vở thì bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở? 
- GV: Nghe HS trả lời và viết 1 vào cột Thêm, viết 3+1 vào cột Có tất cả. 
- GV: Làm tương tự với các trường hợp thêm 2, 3, 4, quyển vở.
- Nêu vấn đề: Lan có 3 quyển vở, nếu mẹ cho Lan thêm a quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở? 
- GV giới thiệu: 3+a được gọi là biểu thức có chứa 1 chữ.
- Yêu cầu HS nhận xét để thấy biểu thức có chứa 1 chữ gồm số, dấu phép tính và 1 chữ.
b/ Giá trị của biểu thức chứa 1 chữ:
- Hỏi và viết: Nếu a=1 thì 3+a=?
- GV: Khi đó ta nói 4 là 1 giá trị của biểu thức 3+a.
- GV: Làm tương tự với a=2, 3, 4, 
- Hỏi: Khi biết 1 giá trị cụ thể của a, muốn tính giá trị của biểu thức 3+a ta làm thế nào? 
- Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì?
*Luyện tập-thực hành:
Bài 1:
- Viết lên bảng biểu thức 6- b và yêu cầu HS đọc biểu thức.
- Ta phải tính giá trị của biểu thức 6- b với b bằng mấy? 
- Nếu b=4 thì 6=b bằng bao nhiêu ?
- Vậy giá trị của biểu thức 6- b với b=4 là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại và hỏi (Ví dụ: giá trị của biểu thức 115-c với c=7 là bao nhiêu?...)
Bài 2:
- Vẽ các bảng số như BT2 SGK.
- Hỏi về bảng 1: Dòng thứ nhất trong bảng cho em biết điều gì? 
- Hỏi: Dòng thứ 2 trong bảng cho biết điều gì?
- x có những giá trị cụ thể nào?
- Khi x=8 thì giá trị của biểu thức 125+x là bao nhiêu?
- GV: Sửa bài và cho điểm HS.
Bài 3: 
- Hỏi: Nêu biểu thức trong phần a?
- Hỏi: Phải tính giá trị của biểu thức 873-n với những giá trị nào của n?
- Muốn tính giá trị biểu thức 873-n với n=10 ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm VBT, sau đó kiểm tra vở của một số HS.
- 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
- HS: Nhắc lại đề bài.
- HS: Đọc đề toán.
- Ta thực hiện phép tính cộng số vở Lan có ban đầu với số vở mẹ cho thêm.
- Lan có tất cả: 3+1 quyển vở.
- HS nêu số vở có tất cả trong từng trường hợp.
- Lan có tất cả: 3+a quyển vở.
- Nếu a=1 thì 3+a=3+1=4
- Tìm giá trị của biểu thức 3+a trong từng trường hợp.
- Ta thay giá trị của a vào biểu thức rồi thực hiên tính.
- Ta tính được 1 giá trị của biểu thức 3+a.
- HS: Nêu yêu cầu của BT.
- HS đọc. 
a. Với b=4.
- Nếu b=4 thì 6- b=6- 4=2.
b. Với c = 7
- Nếu c = 7 thì 115–c =115–7 = 108
c. Với a =15 
Nếu a= 15 thì 15 + 80 = 95
- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- HS: Đọc bảng.
- Cho biết giá trị cụ thể của x (hoặc y).
- Giá trị của biểu thức 125+x tương ứng với từng giá trị của x ở dòng trên.
- x có những giá trị là 8, 30, 100.
- Khi x=8 thì giá trị của biểu thức 125+x=125+8=133.
- 2HS lên bảng làm, HS làm VBT.
- HS: Đọc đề BT.
- Biểu thức 873- n
- Với n=10 ; n= 0
-Với n=10 thì 873-n = 873-10 = 863.
- Với n= 0 thì 873- n = 873 – 0 =873
- HS: Tự làm bài, rồi đổi chéo vở kiểm tra.
3.Củng cố-dặn dò:
 a. Củng cố:
- Hỏi: Cho 1 ví dụ về biểu thức có chứa 1 chữ?
- Hỏi: Lấy ví dụ về giá trị của biểu thức 2588+n?
b. Dặn dò:
- GV: Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm BT và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Luyện từ và câu.
 LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. Mục tiêu 
- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học ( âm đầu, vần ,thanh) theo bảng mẫu ở BT1
- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2 ,BT3
II. Đồ dùng chuẩn bị
Giáo viên:- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và vần, bộ chữ cái ghép tiếng.
2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ .
- 2-3 HS đọc thuộc ghi nhớ và phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu " Lá lành đùm lá rách" ghi vào sơ đồ.
- GV nhận xét
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài
- Bài trước ta đã biết mỗi tiếng gồm 3 bộ phận :âm đầu, vần, thanh. Hôm nay, các em sẽ làm các bài luyện tập để nắm chắc hơn cấu tạo của tiếng.
b. Nội dung bài
HĐ 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề, đọc lời giải của mẫu SGK
Bài 2: Hướng dẫn: 2 Tiếng có vần với nhau trong 2 câu trên la ngoài, hoài
Bài 3: Cho HS các nhóm bàn thi đua với nhau làm đúng và nhanh.
Bài 4: Hai tiếng vần với nhau là 2 tiếng có vần giống nhau ( giống hoàn toàn hoặc không hoàn toàn)
Bài 5: Hướng dẫn: Đây là câu đố chữ ghi tiếng nên cần tìm lời giải là các chữ ghi tiếng
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS đọc đề, đọc lời giải mẫu .
- HS làm việc theo nhóm.
- HS làm bài.
- HS đọc đề, các nhóm thi đua với nhau.
- HS làm bài.
-2-3 HS đọc yêu cầu bài.
- HS thi giải đúng, nhanh bằng cách ghi ra giấy nộp.
 3.Củng cố- dặn dò.
 a. Củng cố:
- Tiếng có cấu tạo như thế nào? Lấy ví dụ về tiếng có đủ 3 bộ phận và tiếng không có đủ 3 bộ phận.
b. Dặn dò:
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : "Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết".
Tiết 3: Địa lí:
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4: Tập làm văn
THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN ?
I. Mục tiêu 
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. (ND ghi nhớ)
- Bước đầu biết kể lại được một câu chuyện ngắn có đầu có cuối liên quan đến 1-2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa. (mục III)
II. Đồ dùng chuẩn bị
 1.Giáo viên: - Bảng phụ viết sẵn các sự việc chính trong truyện Sự tích hồ Ba Bể.
 - Một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BT1 (phần Nhận xét)
 2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra: Không kiểm tra bài cũ
2. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài
- Tuần này các em đã kể lại câu chuyện nào ?
- Vậy thế nào là văn kể chuyện ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
 b. Nội dung bài
HĐ 1 : Hình thành khái niệm.
*Bài 1
- HS đọc nội dung của bài tập.
- Gọi HS kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể.
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy và bút cho các nhóm. Nhóm nào làm đúng làm nhanh là nhóm thắng cuộc. 
- Yêu cầu các nhóm dán bài của mình lên bảng.
- Kết luận nhóm thắng cuộc.
*Bài 2
- HS đọc toàn văn yêu cầu của bài hồ Ba Bể.
- Bài văn có nhân vật không?
- Có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không?
- GV kết luận: Bài hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện, mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể.
*Bài 3
- Theo em, thế nào là văn kể chuyện?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- GV giải thích rõ nội dung ghi nhớ.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS kể cho bạn bên cạnh nghe.
- Gọi HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS tiếp nối nhau phát biểu.
+ Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào?
+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
a) Phần Nhận xét
- 1 HS đọc nội dung của bài tập.
- 1 HS khá, giỏi kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể.
- HS tự làm bài trong nhóm.
- Nhóm trưởng mang dán bài và đọc bài làm của nhóm .
- 1 HS đọc.
- Không. 
- 1 HS trả lời.
- HS phát biểu dựa trên kết quả của BT1, 2.
b) P

File đính kèm:

  • docTuan 1.doc