Giáo án Toán số học lớp 6 - Tiết 34 đến tiết 39

Contents

TIẾT 34. BỘI CHUNG NHỎ NHẤT 1

TIẾT 35. LUYỆN TẬP 6

TIẾT 36. LUYỆN TẬP 10

Tiết 37: ÔN TẬP CHƯƠNG I 14

Tiết 38. ÔN TẬP CHƯƠNG I (tiếp 19

Tiết 39: KIỂM TRA 45’ ( CHƯƠNG I) 23

 

docx28 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán số học lớp 6 - Tiết 34 đến tiết 39, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........
TIẾT 35. LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua bài này giúp học sinh :
1. Kiến thức: Khắc sâu kiến thức bội chung, bội chung nhỏ nhất thông qua Hoạt động giải bài tập. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm BC; BCNN, kĩ năng phân tích một số thừa số nguyên tố
3. Thái độ: Rèn luyện ý thức tự học, tự làm bài, có thái độ học tập đúng đắn.
4. Định hướng năng lực , phẩm chất. 
Năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực tính toán, tư duy logic.
Phẩm chất : Tự tin và tự chủ
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống bài tập luyện tập.
	 Phấn màu, bảng phụ, bút dạ.
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài tập luyện tập, ôn tập kiến thức về BC, BCNN, phân tích một số ra thừa số nguyên tố 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số (1p)
2. Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
A: Hoạt động khởi động (4’)
Mục tiêu: HS nắm được cách tìm BCNN của 2 hay nhiều số. Rèn kĩ năng tìm BCNN của 2 hay nhiều số, phân tích một số ra thừa số nguyên tố. 
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
- GV: nêu yêu cầu kiểm tra
+ Thế nào là BCNN của hai hay nhiều số ? nêu cách tìm BCNN.
+ Áp dụng tìm BCNN(3,7)
+ Chữa bài tập 150 SGK. 56
- GV: gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV: nhận xét, cho điểm
- GV: chúng ta cùng nhau luyện tập tìm BCNN của hai hay nhiều số.
- 3 HS lên bảng thực hiện trả lời
- HS: nhận xét bổ sung
B. Hoạt động luyện tập. (30p)
Mục tiêu: HS nắm được cách tìm BCNN của 2 hay nhiều số. Rèn kĩ năng tìm BCNN của 2 hay nhiều số, phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Biết giải bài toán thực tế thông qua tìm BCNN của 2 hay nhiều số.
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, Hoạt động nhóm ..
Dạng 1 : Tìm BCNN, tìm BCNN rồi tìm BC của hai hay nhiều số (15p)
 - GV: tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện giải các bài tập
- Bài 152 SGK .59:
- GV: Yêu cầu HS đọc đề trên bảng phụ và phân tích đề.
? a15 và a18 và a nhỏ nhất khác 0. Vậy a có quan hệ gì với15 và 18?.
- GV: Cho học sinh Hoạt độngnhóm.
- GV: Gọi đại diện nhóm lên trình bày, nhận xét và ghi điểm. 
Bài 155 SGK.60: 
- GV: Kẻ bảng sẵn yêu cầu học sinh thảo luận nhóm lên bảng điền vào ô trống và so sánh ƯCLN(a,b). BCNN(a,b) với tích a. b.
a
6
150
28
50
b
4
20
15
50
ƯCLN
(a,b)
2
BCNN
(a,b)
12
ƯCLN
(a,b).BCNN
(a,b)
24
a.b
24
- GV: Nhận xét ƯCLN(a,b). BCNN(a,b) = a.b.
- HS: a là BCNN của 15 và 18.
- HS: Thảo luận theo nhóm.
- HS: cử đại diện lên trình bày
- HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
 Bài 152 SGK.59
Vì: a15; a18 và a nhỏ nhất khác 0. 
Nên a = BCNN(15,18)
 15 = 3.5
 18 = 2.32
 BCNN(15,18) = 2.32.5 = 90
 Bài 155 SGK .60
(Phần khung bên cạnh)
a
6
150
28
50
b
4
20
15
50
ƯCLN
(a,b)
2
10
1
50
BCNN
(a,b)
12
300
420
50
ƯCLN
(a,b).BCNN(a,b)
24
3000
420
2500
a.b
24
3000
420
2500
Dạng 2 : Tìm các BC thỏa mãn điều kiện cho trước(15p)
Bài 153 SGK /59:
- GV: Nêu cách tìm BC thông qua tìm BCNN?
- GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
- Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- HS: 
+ Cho số học sinh khi xếp hàng 2; hàng 3; hàng 4; hàng 8 đều vừa đủ hàng và số học sinh trong khoảng từ 35 đến 66.
+ Hỏi: Tính số học sinh của lớp 6C.
- HS: Số học sinh phải là bội chung của 2; 3; 4; 8.
 Bài 153 SGK .59
 30 = 2.3.5
 45 = 32.5
BCNN(30,45) = 2.32.5 = 90
BC(30,45) = {0; 90; 180; 270; 360; 450; 540;}.
Vì: Các bội nhỏ hơn 500. Nên: Các bội cần tìm là: 0; 90; 180; 270; 360; 450.
Dạng 3: Bài toán thực tế:
Bài 154 SGK /59:
- GV: Yêu cầu học sinh đọc đề trên bảng phụ và phân tích đề.
- Cho học sinh thảo luận nhóm.
? Đề cho và yêu cầu gì?
- GV: Số học sinh khi xếp hàng 2; hàng 3; hàng 4; hàng 8 đều vừa đủ hàng. Vậy số học sinh là gì của 2; 3; 4; 8?
- GV: Gợi ý: Gọi a là số học sinh cần tìm.
- GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- GV: Nhận xét, đánh giá, ghi điểm.
- HS: Thảo luận theo nhóm.
- HS: Thực hiện yêu cầu của GV
Bài 154 SGK.59
- Gọi a là số học sinh lớp 6C
Theo đề bài: 35 a 60
a2; a3; a4; a8. 
Nên: aBC(2,3,4,8) 
và 35 a 60
BCNN(2,3,4,8) = 24
BC(2,3,4,8) = {0; 24; 48; 72;}
Vì: 35 a 60. Nên a = 48.
Vậy: Số học sinh của lớp 6C là 48 em.
C. Hoạt động vận dụng (7p)
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào thực tế để giải toán.
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, luyện tập thực hành
Nhiều nước phương đông, trong đó có Việt Nam, gọi tên năm âm lịch bằng cách ghép 10 can (theo thứ tự là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỉ , Canh, Tân, Nhâm, Quý), với 12 chi (Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Đầu tiên Giáp được ghép với Tí thành năm Giáp Tí. Cứ 10 năm, Giáp lại được lặp lại. Cứ 12 năm Tí lại được lặp lại. Như vậy cứ sau 60 năm (60 là BCNN của 10 và 12) Năm giáp tí lại được lặp lại. Tên của ccs năm âm lịch khác cũng lặp lại sau 60 năm.
Hãy tra lịch hoặc hỏi người thân xem năm sinh của em thuộc can chi gì? Tìm 2 năm có chung can chi với năm sinh của em
HS : thực hiện. 
D. Hoạt động mở rộng, tìm tòi (3p)
Mục tiêu: HS chủ động làm các bài tập về nhà.
Phương pháp: Ghi chép.
Một đoàn quân có khoảng từ 4000 đến 4500 người, khi xếp hàng 22 hàng 24 hoặc hàng 32 thì đều vừa đủ hàng.Hỏi đoàn quân đó có bao nhiêu người
*Về nhà
 -Học thuộc bài.
- Làm các bài tập từ 156 đến 158 (sgk/60) và các bài tập từ 291 đến 297 (SBT/51).
Chuẩn bị tiết sau: 
“Luyện tập”(tiếp).
HS : Ghi chép
Ngày soạn:....................... Ngày dạy:........................... Lớp :........... Tiết :..........
TIẾT 36. LUYỆN TẬP
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua bài này giúp học sinh
1. Kiến thức: Tiếp tục khắc sâu kiến thức bội chung, bội chung nhỏ nhất thông qua Hoạt động giải bài tập. 
2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng tìm BCNN; tìm BC thông qua BCNN, tìm BC của nhiều số trong khoảng cho trước.
3. Thái độ:
+ Tự giác, tích cực, chủ động, thêm yêu thích bộ môn.
+ Rèn luyện ý thức tự học, tự làm bài, có thái độ học tập đúng đắn.
4. Định hướng năng lực , phẩm chất. 
Năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực tính toán, tư duy logic.
Phẩm chất : Tự tin và tự chủ
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống bài tập luyện tập.
	 Phấn màu, bảng phụ, bút dạ.
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài tập luyện tập, ôn tập kiến thức về BC, BCNN, phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số (1p)
2. Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt
A: Hoạt động khởi động (8’)
Mục tiêu: HS nêu được 2 cách tìm BCNN của 2 hay nhiều số. 
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, ..
Trò chơi “Chạy tiếp sức”: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số bài Toán có nội dung liên quan đến bài học
Giáo viên bốc thăm chọn ra 3 đội chơi. Khi có hiệu lệnh của giáo viên, lần lượt từng thành viên của 3 đội dùng phấn lên viết đáp án tương ứng vào phần bảng của đội mình.
Mỗi lần lên bảng chỉ được ghi một câu trả lời. Học sinh này ghi xong, chạy về trao phấn cho bạn để bạn đó được lên bảng. Người lên sau có thể sửa kết quả của người lên trước, nhưng khi sửa thì không được làm thêm việc khác, hết lượt có thể vòng lại lượt 2, 3...).
Thời gian chơi 3phút, đội nào xong trước là đội giành chiến thăng về mặt thời gian. Khi hết giờ chơi, giáo viên ra hiệu lệnh dừng cuộc chơi. Giáo viên và cả lớp cùng đánh giá, cho điểm, đội chiến thắng là đội hết ít thời gian mà có kết quả tốt nhất.
Câu hỏi : Tìm 5 bội chug của (6,8). Tìm số nhỏ nhất trong tập hợi bội chung đó.
Hs chia đội thảo luận làm bài theo dãy , học sinh trao đổi 2 phút 
B. Hoạt động luyện tập. (28p)
Mục tiêu: HS nắm được cách tìm BCNN của 2 hay nhiều số. Rèn kĩ năng tìm BCNN của 2 hay nhiều số, phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Biết giải bài toán thực tế thông qua tìm BCNN của 2 hay nhiều số.
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, Hoạt độngnhóm
Dạng 1: tìm x (12p)
GV: tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện giải các bài tập
Bài 156 SGK.60:
- GV: Cho học sinh đọc và phân tích đề 
- GV: Yêu cầu học sinh Hoạt động nhóm.
? x12; x21; x28. Vậy x có quan hệ gì với 12; 21 và 28?
- GV: Theo đề bài cho 150 x 300. Em hãy tìm x?
- GV: Cho lớp nhận đánh giá, ghi điểm.
Bài 291 (SBT/51).
- Tìm số tự nhiên x lớn nhất có ba chữ số, biết rằng x chia cho các số 20 ; 25 ; 30 đều dư 15.
- GV :Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm
- GV: Gọi HS nhận xét
- GV: nhận xét, đánh giá.
HS: x BC(12,21,28).
- HS: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm lên trình bày.
- HS: nhận xét, bổ sung
HS thảo luận theo nhóm
HS trình bày kết quả thảo luận với GV
HS nhận xét
Bài 156 SGK.60
Ta có x12; x21 và x28
 = x BC(12; 21; 28)
12 = 22.3
21 = 3.7
28 = 22.7
BCNN(12; 21; 28) = 22.3.7 = 84.
BC(12; 21; 28) = {0; 84; 168; 252; 336;}
mà 150 x 300 
Nên: x{168; 252}
Bài 291 (SBT/51).
Giải :
a chia cho các số 20 ; 25 ; 30 đều dư 15 (x - 15) BC(20 ; 25 ; 30).
20 = 22. 5 ; 25 = 52 ; 30 = 2. 3. 5
BCNN(20 ; 25 ; 30) = 22. 3. 52 = 300
BC(20 ; 25 ; 30) = B(300)
 (x - 15) {0 ; 300 ; 600 ; 900 ;  }
 x {15 ; 315 ; 615 ; 915 ;  }
Mà x lớn nhất có ba chữ số, do đó a = 915.
Dạng 2: Toán có nội dung thực tế ( 16p)
Bài 157 SGK.60: 
- GV: Cho học sinh đọc và phân tích đề.
- GV: Ghi tóm tắt và hướng dẫn học sinh phân tích đề trên bảng.
An: Cứ 10 ngày lại trực nhật.
Bách: Cứ 12 ngày lại trực nhật.
Lần đầu cả hai bạn cùng trực.
? Sau ít nhất bao nhiêu ngày thì hai bạn cùng trực nhật?
- GV: Theo đề bài thì sẽ có bao nhiêu lần hai bạn cùng trực nhật?.
- GV: Gọi a là số ngày ít nhất hai bạn lại cùng trực nhật, a phải là gì của 10 và 12?
- GV: Cho học sinh thảo luận nhóm.
- GV: Cho lớp nhận xét, đánh giá và ghi điểm.
Bài 158 SGK.60:
- GV: Cho học sinh đọc và phân tích đề.
? Gọi a là số cây mỗi đội trồng, theo đề bài a phải là gì của 8 và 9?
- GV: Số cây phải trồng khoảng từ 100 đến 200, suy ra a có quan hệ gì với số 100 và 200?
- GV: Yêu cầu học sinh Hoạt động nhóm và lên bảng trình bày.
HS: đọc đề và phân tích đề
- HS: Trả lời.
- HS: a là BCNN(10,12).
- HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm lên trình bày 
- HS: đọc đề và phân tích
- HS: a phải là BC(8,9).
- HS: 100 a 200.
- HS: Thực hiện yêu cầu của GV
Bài 157 SGK.60
Gọi a là số ngày ít nhất hai bạn cùng trực nhật.
Theo đề bài: a10; a12
Nên: a = BCNN(10,12)
10 = 2.5
12 = 22.3
BCNN(10; 12) = 22.3.5 = 60
Vậy: Sau ít nhất 60 ngày thì hai bạn lại cùng trực nhật.
Bài 158 SGK.60
Gọi số cây mỗi đội phải trồng là a
Theo đề bài ta có: a8; a9
=> a BC(8; 9) 
BCNN(8, 9) = 8.9 = 72
BC(8,9)={0;72;144; 216;}
Vì: 100 a 200
Nên: a = 144
Vậy: Số cây mỗi đội phải trồng là 144 cây.
C. Hoạt động vận dụng (5p)
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào thực tế để giải toán.
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, luyện tập thực hành
HS đọc mục có thể em chưa biết "Lịch can chi" - sgk/60.
Năm 2016 là năm Bính Thân, năm Bính Thân tiếp theo sẽ là năm nào? Năm Bính Thân đầu tiên của thiên niên kỉ thứ 3 là năm nào?
HS đọc mục em chưa biết.
HS: suy nghĩ trả lời. 
Hướng dẫn:
Năm Bính Thân tiếp theo là năm 2076.
Ta có :thiên niên kỉ thứ ba là từ 30 đến 40 năm
mà cứ 60 năm lại có một năm Bính Thân
Để thiên niên kỉ thứ 3 có 1 năm Bính Thân thì phải có 1 số tận cùng là 6
mà 2016-36=1980 
mà 1980 chia hết cho 60nên năm đó là năm thứ 36
D. Hoạt động mở rộng, tìm tòi (3p)
Mục tiêu: HS chủ động làm các bài tập về nhà.
Phương pháp: Ghi chép.
Ôn lại bài.
	- Trả lời các câu hỏi phần ôn tập chương I (sgk/61).
	- Kẻ sẵn bảng hệ thống hoá kiến thức chương I (sgk/62).
	- Làm bài tập từ 159 đến 163 (sgk/63) và bài tập từ 298 đến 305 (SBT/53 + 54).
HS ghi chép
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Tiết 37: ÔN TẬP CHƯƠNG I
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua bài này học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức: Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa. 
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng các kiến thức trên vào giải các bài tập về thực hiện các phép tính, tìm số chưa biết.
3. Thái độ: Rèn luyện kỹ năng tính toán cẩn thận, đúng và nhanh, trình bày khoa học. 
4. Định hướng năng lực được hình thành: 
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.
II.CHUẨN BỊ 
Giáo viên: Giáo án,SGK,SGV
 Bút dạ,phấn màu, bảng phụ ghi nội dung bảng sgk trang 62. 
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, đồ dùng học tập, ôn tập các câu hỏi ôn tập, làm bài tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
2. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt 
A.Hoạt động khởi động (Ôn tập lý thuyết)
Mục tiêu:
HS nắm chắc các phép toán trong tập hợp số tự nhiên: cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, Các khái niệm chia hết.
Phát triển năng lực: 
năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ,
Phương pháp: Thảo luận nhóm, tự đánh giá,
- GV: Đưa ra phiếu học tập. 
? Thảo luận nhóm điền vào phiếu học tập?
Thời gian hoạt động nhóm: 5phút.
GV:Cho HS trao đổi chéo đánh giá nhận xét bài làm của nhóm khác.
GV: Đưa bảng phụ (trình chiếu đáp án ).Nhận xét đánh giá chung.
(Phiếu học tập là phần ghi bảng có để dấu  để điền những chỗ mực đỏ)
- HS: 
chia nhóm thảo luận điền vào phiếu học tập
- HS:Trao đổi nhận xét các nhóm.
I. Lý thuyết
1. Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia 
Tính chất
Phép cộng
Phép nhân
Giao hoán
Kết hợp
Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
2. Phép trừ, phép chia:
a) Phép trừ:
 Điều kiện để phép trừ thực hiện được là: 
b) Phép chia:
- Nếu ta có phép chia hết: 
- Nếu thì ta có phép chia có dư hay a b
3. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
- ĐN: 
 n thừa số
 gọi là : cơ số
n gọi là số mũ
- Các công thức : 
B.Hoạt động Luyện tập _ Vận dụng
Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính toán trên tập hợp số tự nhiên. Biết cách áp dụng tính chất của các phép toán để tính nhanh. 
Phát triển năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác...
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, hợp tác nhóm ..
Làm bài 159 SGK_Tr63.
- GV: Áp dụng phần lý thuyết về các phép tính trong tập hợp số tự nhiên làm bài 159.
Gọi HS lên bảng làm
?Em có nhận xét gì về kết quả của các phép tính khi:
+.SBT = ST
+. SBT = SC
+.Một số (+); (-) hoặc (.) với số 0
+. Một số(.) hoặc (:) cho số 1.
-Làmbài160SGK_Tr63
? Hãy nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính ? 
GV cho 2 HS lên bảng thực hiện:
HS cả lớp cùng làm 
GV chốt lại: Qua bài tập này các em cần nhớ: 
+ Thứ tự thực hiện các phép tính 
+ Thực hiện đúng quy tắc nhân và chia hai luỹ thừa cùng cơ số.
+ Biết tính nhanh bằng cách áp dụng tính chất của phép toán.
-Làm bài 161 SGK _ Tr 63
GV:
? là gì trong phép trừ trên?
?Nêu cách tìm số trừ?
- GV: Cho học sinh hoạt động nhóm đôi vào bảng nhóm. Gọi đại diện 2 nhóm lên trình bày phần a và phần b.
GV: Hỏi nhóm làm phần b
?Nêu cách tìm x trong phần b?
Gọi nhóm khác đánh giá nhận xét
GV : Đánh giá nhận xét chung
GV: Củng cố qua bài 161 giúp ta ôn lại kiến thức nào ?.
- HS thực hiện làm bài.
- HS suy nghĩ trả lời
HS: Phát biểu
HS1:Làm câu a, câu c
HS2:Làm câu b, câu d
- HS: Là số trừ chưa biết.
- HS: Ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
- HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
-HS:Tìm là thừa số chưa biết.
Lấy tích chia cho thừa số đã biết.
HS: Ôn lại cách tìm các thành phần chưa biết trong các phép tính
II. Bài tập
Dạng 1: Tính
Bài 159 (SGK_Trang63)
Bài 160 (SGK_Trang 63)
Dạng 2 :Tìm x
Bài 161 (SGK_Trang 63) 
Tìm số tự nhiên biết
 Vậy 
 Vậy 
C.Hoạt động tìm tòi, sáng tạo
Mục tiêu: Giải quyết được một số bài tập khó hơn của thực hiện phép tính kết hợp lũy thừa.
Phát triển năng lực: Tìm tòi ,sáng tạo của học sinh,năng lực tư duy logic trong giải bài toán
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình,
GV: Treo bảng phụ (trình chiếu) đề bài.
? Nhận xét về cơ số và số mũ của M?
? Nêu cách đơn giản biểu thức?
Gọi HS lên bảng thức hiện
Tương tự gọi HS làm phần b
? Nêu công thức tính cho dạng bài?
HS :
Cơ số giống nhau, số mũ tăng dần từ 0=>100
Nhân cả 2 vế với 2 rồi trừ từng vế.
-HS : nêu
Bài 1: Tính
Giải
a/Ta có: 
b/ 
3. Củng cố: 
- Hệ thống lại các kiến thức ôn tập.
- Khắc sâu cách thực hiện các phép tính, tìm x.
4. Hướng dẫn về nhà:
	- Nắm chắc tính chất các phép toán, thứ tự thực hiện các phép tính.
	- Làm bài tập: 159, 162, 163 (SGK – Tr63)
 - Học sinh giỏi làm thêm :
 Bài tập BS :Tính và so sánh 
 và 
* Hướng dẫn bài tập 163: Chú ý: Các số chỉ giờ không quá 24.
Lần lượt điền các số 18; 33; 22; 25 => Trong 1 giờ chiều cao ngọn nến giảm đi: (33 -25) : 4 = 2cm
	- Ôn tập theo các câu hỏi ôn tập theo SGK từ câu 5 đến câu 10.
	- Tiết sau tiếp tục ôn tập chương I.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Lớp: .. Tiết: .
Tiết 38. ÔN TẬP CHƯƠNG I (tiếp
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua bài này học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức: Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9. Số nguyên tố và hợp số, ước chung và bội chung, ƯCLN và BCNN.
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng các kiến thức trên vào bài toán thực tế.
3. Thái độ: Rèn luyện kỹ năng tính toán cẩn thận, đúng và nhanh, trình bày khoa học 
4. Định hướng năng lực được hình thành: 
-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.
II.CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi ôn tập và bài tập.
	 Phấn màu, bảng phụ, bút dạ.
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, đồ dùng học tập, ôn tập các câu hỏi ôn tập, làm bài tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
2. Các Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt
A.Hoạt động khởi động (Ôn tập lý thuyết)
Mục tiêu: HS phát biểu được các tính chất chia hết, các dấu hiệu chia hết. Biết cách sử dụng các tính chất, dấu hiệu để kiểm tra một tổng, một hiệu,... có chia hết cho một số hay không. HS phát biểu được định nghĩa, cách tìm ước, bội, ƯC, ƯCLN, BCNN
Phát triển năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, ..
- GV: Trước tiên ta ôn về phần lý thuyết.
Câu 5:
- GV: Cho HS đọc câu hỏi và lên bảng điền vào chỗ trống để được tính chất chia hết của một tổng.
♦ Củng cố: 
Tính chất chia hết không những đúng với tổng mà còn đúng với hiệu số của hai số.
GV viết tính chất chia hết của hiệu hai số lên bảng:
2. Bài tập:
Không tính, xét xem tổng (hiệu) sau có chia hết cho 6 không?
3. Dựa vào các tính chất chia hết mà ta không cần tính tổng mà vẫn kết luận được tổng đó có hay không chia hết cho một số và là cơ sở dẫn đến dấu hiệu chia hết cho 2; cho 3; cho 5; cho 9
Câu 6: 
- GV: Yêu cầu HS đọc câu hỏi và phát biểu dấu hiệu chia hết.
- GV: Treo bảng 2.62 SGK cho HS quan sát và đọc tóm tắt các dấu hiệu chia hết trong bảng.
Câu 7:
- GV: Yêu cầu HS đọc câu hỏi và trả lời, cho ví dụ minh họa.
Câu 8:
- GV: Yêu cầu HS đọc câu hỏi và trả lời, cho ví dụ minh họa.
♦ Củng cố: 
- GV: Treo bảng 3.62 SGK
Tìm ƯCLN
Tìm BCNN
Yêu cầu HS hoạt động nhóm hai bạn một bàn trong 3 phút sau đó viết các bước tìm ƯCLN và BCNN vào bảng
Cho HS quan sát. Hỏi: Em hãy so sánh cách tìm ƯCLN và BCNN ?
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV.
- HS: Câu a không chia hết cho 6 (theo t.chất 2)
Câu b: Chia hết cho 6 (theo t.chất 1)
Câu c: Chia hết cho 6 (Vì tổng các số dư chia hết cho 6)
- HS: Phát biểu dấu hiệu.
- HS: Trả lời
- HS: Trả lời.
-HS hoạt động theo nhóm. Đại diện một nhóm lên trình bày kết quả.
Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Tiết 38. Ôn tập chương I (tiếp)
I. Lý thuyết
3. Các tính chất chia hết
Tính chất 1:
Tính chất 2:
*Bài tập:
Không tính, xé

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_so_hoc_lop_6_tiet_34_den_tiet_39.docx
Giáo án liên quan