Giáo án Toán lớp 5 - Tuần 16 đến tuần 20

I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Biết cách tính một số phần trăm của một số.

- Vận dụng giải bài toán đơn giản về nội dung tính một số phần trăm của một số.

II/ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Phấn màu, sách giáo khoa, vở bài tập

III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc47 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán lớp 5 - Tuần 16 đến tuần 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (80):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- GV cho HS nhắc lại cách cộng, trừ hai số tỉ số phần trăm.
- Mời 1 HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 4 (80): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS khoanh bằng bút chì vào SGK. 
- Mời 1 HS nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
*Kết quả:
 4,5 ; 3,8 ; 2,75 ; 1,48 
*VD về lời giải:
0,16 : x = 2 – 0,4
 0,16 : x = 1,6
 x = 0,16 : 1,6
 x = 0,1
(Kết quả phần a: x = 0,09)
*Bài giải:
C1: Hai ngày đầu máy bơm hút được là:
 35% + 40% = 75% (lượng nước trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 100% - 40% = 25% (lượng nước trong hồ)
 Đáp số: 25% lượng nước trong hồ.
C2: Sau ngày bơm đầu tiên lượng nước trong hồ còn lại là:
 100% - 35% = 65% (lượng nước trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 65% - 40% = 25% (lượng nước trong hồ)
 Đáp số: 25% lượng nước trong hồ.
*Kết quả:
 Khoanh vào D.
Thứ tư ngày 25 tháng 12 năm 2013
Kế hoạch giảng dạy
Toán
Tiết: 83
giới thiệu máy tính bỏ túi
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Làm quen với việc sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và tính phần trăm.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Máy tính bỏ túi (Mỗi HS một cái)
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5'
10'
5'
15'
5'
1- Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
2- Nội dung bài mới:
2.1- Làm quen với máy tính bỏ túi:
- Cho HS quan sát máy tính bỏ túi.
- Máy tính bỏ túi giúp ta làm gì?
- Em thấy trên mặt máy tính có những gì?
- Em thấy ghi gì trên các phím?
- Cho HS ấn phím ON/ C và phím OFF và nói kết quả quan sát được.
GV nói: Chúng ta sẽ tìm hiểu dần về các phím khác.
2.2- Thực hiện các phép tính:
- GV ghi phép cộng lên bảng: 25,3 + 7,09
- GV đọc cho HS ấn lần lượt các phím, đồng thời quan sát trên màn hình.
- Làm tương tự với 3 phép tính: trừ, nhân, chia.
2.3- Thực hành:
Bài tập 1 (82): Thực hiện các phép tính sau rồi kiểm tra lại bằng máy tính bỏ túi.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào vở. 
- Mời một số HS nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (82): Viết các phân số sau thành số thập phân.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 4 HS nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (82): 
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải.
- Mời HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
- Giúp ta thực hiện các phép tính thường dùng như : + ; - ; x ; :
- Màn hình, các phím.
- HS trả lời.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
*Kết quả:
923,342
162,719
2946,06
21,3
*Kết quả:
 0,75 ; 0,625 ; 0,24 ; 0,125
*Kết quả:
 4,5 x 6 – 7 = 20
Thứ năm ngày 26 tháng 12 năm 2013
Kế hoạch giảng dạy
Toán
Tiết: 84
sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán 
về tỉ số phần trăm
I/ Mục tiêu: 
- Giúp HS ôn tập các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm, kết hợp rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi.
- HS biết sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải toán về tỉ số phần trăm.
- GD học sinh lòng ham hiểu biết khoa học.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Máy tính bỏ túi (Mỗi HS một cái)
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5'
15'
15'
5'
1- Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
2- Nội dung bài mới: a. Giới thiệu bài.
 b. Nội dung.
* Kiến thức:
VD 1: Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40.
- Cho HS nêu cách tính theo quy tắc:
+ Tìm thương của 7 và 40.
+ Nhân thương đó với 100
- GV hướng dẫn: Bước thứ 1 có thể sử dụng máy tính bỏ túi. Sau đó cho HS tính và suy ra kết quả.
VD 2: Tính 34% của 56
- Mời 1 HS nêu cách tính
- Cho HS tính theo nhóm 4.
- HS nêu kết quả, GV ghi bảng. Sau đó nói: ta có thể thay thế 34 : 100 bằng 34%. Do đó ta có thể ấn phím như nêu trong SGK.
VD 3: Tìm một số biết 65% của nó bằng 78
- Mời 1 HS nêu cách tính.
- GV gợi ý cách ấn các phím để tính.
Thực hành:
Bài tập 1 (83): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho từng cặp HS thực hành, một em bấm máy tính , một em ghi vào nháp. Sau đó đổi lại để KT kết quả.
- Mời một số HS nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (84): 
(Các bước thực hiện tương tự như bài tập 1)
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
- HS nêu cách tính.
- HS sử dụng máy tính để tính theo sự hướng dẫn của GV.
- HS nêu: 56 x 34 : 100
- HS thực hiện bằng máy tính theo nhóm 4.
- HS nêu: 78 : 65 x 100
- HS thực hiện bằng máy tính theo nhóm 2.
*Kết quả:
 - An Hà: 50,8%
 - An Hải: 50,86%
 - An Dương: 49,86%
 - An Sơn: 49,56%
*Kết quả:
 103,5kg 86,25kg
 75,9kg 60,72kg
- HS trình bày kết quả
- Nêu nhận xét bổ sung
Thứ sáu ngày 27 tháng 12 năm 2013
Kế hoạch giảng dạy
Toán
Tiết: 85
hình tam giác
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nhận biết đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc.
- Phân biệt ba loại hình tam giác (phân loại theo góc).
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam gác.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các dạng hình tam giác như trong SGK. Ê ke.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
2-Nội dung bài mới:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
10'
5'
10'
10'
5'
2.1- Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác:
- Cho HS quan sát hình tam gác ABC:
+ Em hãy chỉ ba cạnh của hình tam giác?
+ Em hãy chỉ ba đỉnh của hình tam giác?
+ Em hãy chỉ ba góc của hình tam giác?
2.2- GT ba dạng hình tam giác (theo góc):
- GV vẽ 3 dạng hình tam giác lên bảng.
- Cho HS nhận xét góc của các tam giác để đi đến thống nhất có 3 dạng hình tam giác.
2.3- Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng):
- GV GT hình tam giác ABC, nêu tên đáy BC và đường cao AH.
- Độ dài từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là gì?
- Cho HS nhận biết đường cao của các dạng hình tam giác khác.
2.4- Luyện tập:
Bài tập 1 (86): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào vở. 
- Chữa bài.
Bài tập 2 (86): 
(Các bước thực hiện tương tự bài tập 1)
*Bài tập 3 (86): 
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải.
- Mời HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
- HS nối tiếp nhau lên bảng chỉ.
+ Hình tam giác có 3 góc nhọn
+ Hình tam giác có một góc tù và 2 góc nhọn
+ Hình tam giác có một góc vuông và 2 góc nhọn (tam giác vuông)
- Gọi là đường cao.
- HS dùng ê ke để nhận biết.
*Lời giải:
- Tên 3 góc là: A, B, C ; D, E, G ; M, K, N.
- Tên 3 cạnh là: AB, AC, BC ; DE, DG, EG ; 
 MK, MN, KN.
*Lời giải: +) Đáy AB, đường cao CH.
 +) Đáy EG, đường cao DK.
 +) Đáy PQ, đường cao MN.
*Kết quả:
a. S tam giác ADE = S tam giác EDH
b. S tam giác EBC = S tam giác EHC
c. Từ a và b suy ra: S hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần S tam giác EDC.
Tuần 18
Thứ hai ngày 6 tháng 1 năm 2014
Kế hoạch giảng dạy
Toán
Tiết: 86
Diện tích hình tam giác
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.
II/ đồ dùng dạy học
 - Phấn màu, bộ đồ dùng dạy học
iii/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS làm lại bài tập 1, 2 SGK.
2-Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
	 2.2- Kiến thức:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5'
15'
8'
8'
4'
1-Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS làm lại bài tập 1, 2 SGK.
2-Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
	 2.2- Kiến thức:
- GV chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau.
- GV lấy một hình tam giác cắt cắt theo đường cao, sau đó ghép thành hình chữ nhật.
- Chiều dài HCN bằng cạnh nào của HTG?
- Chiều rộng HCN có bằng chiều cao của hình tam giác không?
- Diện tích HCN gấp mấy lần diện tích hình tam giác?
- Dựa vào công thức tính diện tích HCN, em hãy suy ra cách tính diện tích hình tam giác?
*Quy tắc: Muốn tính S HTG ta làm thế nào?
*Công thức: 
Nếu gọi S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao thì S được tính NTN?
2.3- Luyện tập:
 Bài tập 1 (88): Tính S hình tam giác.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (88): Tính S hình tam giác.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
- HS thực hành trên bộ đồ dùng dạy học
- Nêu kết quả thực hành
- Cạnh đáy của hình tam giác.
- Chiều rộng hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác.
- Gấp hai lần.
S ABCD = DC x AD = DC x EH => S EDC = DC x EH : 2
- HS nêu công thức tính diện tích tam giác:
 S = a x h 
 2 hoặc S = a x h : 2
*Kết quả:
8 x 6 : 2 = 24 (cm2)
2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 (dm2)
*Kết quả:
5m = 50 dm 
50 x 24 : 2 = 600 (dm2)
42,5 x 5,2 : 2 = 110,5 (m2)
 2
Thứ tư ngày 8 tháng 1 năm 2014
Kế hoạch giảng dạy
Toán
Tiết: 88
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- Các hàng của số thập phân ; cộng, trừ, nhân, chia số tập phân ; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- Tính diện tích hình tam giác.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5'
5'
7'
7'
7'
7'
3'
1- Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm lại bài tập 1, 2 SGK.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2- Luyện tập:
Phần 1 (89): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 3 HS nêu kết quả và giải thích tại sao lại chọn kết quả đó. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
Phần 2:
Bài tập 1 (90): Đặt tính rồi tính
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
Bài tập 2 (90): Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS ôn lại cách làm cách làm.
- Cho HS làm vào bảng nháp. 
- Mời 2 HS lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (90): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 4 (90): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải.
- Mời HS nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
*Kết quả:
 Bài 1: Khoanh vào B
 Bài 2: Khoanh vào C
 Bài 3: Khoanh vào C
*Kết quả:
85,9
68,29
80,73
31
*Bài giải:
8m 5dm = 8,5m
8m2 5dm2 = 8,05m2
*Bài giải:
 Chiều rộng của hình chữ nhật là:
 15 + 25 = 40 (cm)
 Chiều dài của hình chữ nhật là:
 2400 : 40 = 60 (cm)
 Diện tích hình tam giác MDC là:
 60 x 25 : 2 = 750 (cm2)
 Đáp số: 750 cm2
*Kết quả:
 x = 4 ; x= 3,91
Thứ sáu ngày 10 tháng 1 năm 2014
Kế hoạch giảng dạy
Toán
Tiết: 90
hình thang
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Hình thành được biểu tượng về hình thang.
 - Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học.
 - Biết vẽ hình để rèn luyện kĩ năng nhận diện hình thang và một số đặc điểm của hình thang.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Các dụng cụ học tập, 4 thanh nhựa trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5'
5'
10'
5'
5'
3'
5'
3'
1- Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu của tiết học.
2- Bài mới.
a. Hình thành biểu tượng về hình thang:
- Cho HS quan sát hình vẽ cái thang trong SGK để nhận ra hình ảnh của cái thang.
b. Nhận biết một số đặc điểm của hình thang:
- Cho HS quan sát hình thang mô hình lắp ghép và hình vẽ:
+ Hình thang ABCD có mấy cạnh?
+ Có hai cạnh nào song song với nhau?
+ Em có nhận xét gì về đặc điểm hình thang?
- Cho HS quan sát và nêu đường cao, chiều cao của hình thang.
- Đường cao có quan hệ NTN với hai đáy?
- GV kết luận về đặc điểm của hình thang.
- HS chỉ vào hình thang ABCD, nêu đặc điểm. 
c. Luyện tập:
Bài tập 1 (91): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS trao đổi nhóm 2. 
- Chữa bài.
Bài tập 2 (92): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự làm vào vở. Chữa bài. 
- Lưu ý: Hình thang có 1 cặp cạnh đối diện //.
Bài tập 3 (92): 
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS vẽ vào SGK.
- GV nhận xét.
Bài tập 4 (92): 
(Các bước thực hiện tương tự bài 2).
- Thế nào là hình thang vuông?
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
- VN chuẩn bị bài sau.
- HS nối tiếp nhau lên bảng chỉ.
+ Có 4 cạnh.
+ Có hai cạnh AB và CD song song với nhau. 
+ Hình thang có hai cạnh đối diện song song với nhau.
- AH là đường cao, độ dài AH là chiều cao của hình thang.
- Đường cao vuông góc với hai đáy.
*Lời giải:
Các hình thang là: hình 1, hình 2, hình 4, 
hình 5, hình 6
*Lời giải: 
- Bốn cạnh và bốn góc: hình 1, hình 2, hình 3
- Hai cặp cạnh đối diện //: hình 1, hình 2.
- Chỉ có một cặp cạnh đối diện //: hình 3
- Có bốn góc vuông: hình 1
- HS tự vẽ.
*Kết quả:
- Góc A, D là góc vuông.
- Hình thang vuông là hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy.
Tuần 19
Thứ hai ngày 13 tháng 1 năm 2014
Kế hoạch giảng dạy
Toán
Tiết: 91
Diện tích hình thang
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang.
II/Đồ dùng dạy học
 - Phấn màu, bảng lớp, sách giáo khoa.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5'
10'
5'
5'
10'
5'
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là hình thang? Hình thang vuông?
2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: 
2.2- Nội dung.
- GV chuẩn bị 1 hình thang như SGK.
- Em hãy xác định trung điểm của cạnh BC
- GV cắt rời hình tam giác ABM, sau đó ghép thành hình ADK.
- Em có nhận xét gì về diện tích hình thang ABCD so với diện tích hình tam giác ADK?
- Dựa vào công thức tính diện tích hình tam giác, em hãy suy ra cách tính diện tích hình thang?
*Quy tắc: Muốn tính S hình thang ta làm thế nào?
*Công thức: 
Nếu gọi S là diện tích, a, b là độ dài các cạnh đáy, h là chiều cao thì S được tính NTN?
Luyện tập:
Bài tập 1 (93): Tính S hình thang, biết:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (94): Tính S mỗi hình thang sau:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp. Sau đó cho HS đổi vở chấm chéo.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
Bài tập 3 (94): Tính S hình thang, biết:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
- HS xác định điểm M là trung điểm của BC
- Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích tam giác ADK.
SABCD = 
- Ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
- HS nêu: S = 
*Kết quả:
50 cm2
84 m2
*Kết quả:
32,5 cm2
20 cm2
*Bài giải:
Chiều cao của hình thang là: 
 (110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
Diện tích của thửa ruộng hình thang là:
(110 + 90,2) x 100,1 : 2 = 10 020,01 (m2)
 Đáp số : 10 020,01 m2
Thứ ba ngày 14 tháng 1 năm 2014
 Kế hoạch giảng dạy
Toán
Tiết: 92
Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang ( kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau.
- Vận dụng làm toán một cách chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm, bút dạ.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5'
7'
10'
10'
5'
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào?
2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: 
 2.2- Luyện tập:
Bài tập 1 (94): Tính S hình thang...
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 3 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (94): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
+ Yêu cầu HS tìm cạnh đáy bé và đường cao.
+ Sử dụng công thức tính S hình thang để tính diện tích thửa ruộng.
+ Tính kg thóc thu hoạch được trên thửa ruộng
- Cho HS làm vào bảng vở, 2 học sinh làm vào bảng nhóm. 
- Hai HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (94): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Cho HS đổi vở, chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập
*Kết quả:
70 cm2
b) m2
*Bài giải:
 Độ dài đáy bé là:
 120 : 3 x 2 = 80 (m)
 Chiều cao của thửa ruộng là:
 80 – 5 = 75 (m)
 Diện tích của thửa ruộng đó là:
 (120 + 80) x 75 : 2 = 7500 (m2)
 Thửa ruộng đó thu được số kg thóc là:
 7500 : 100 x 64,5 = 4837,5 (kg)
 Đáp số: 4837,5 kg thóc.
*Bài giải:
Đúng
Sai
Thứ tư ngày 15 tháng 1 năm 2014
Kế hoạch giảng dạy
 Toán
 Tiết: 93
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng tính diện tích hình thang .
- Củng cố về giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm, bút dạ.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5'
10'
10'
10'
5'
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu công thức tính diện tich hình thang.
2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: 
 2.2- Nội dung. 
Bài tập 1 (95): Tính S hình tam giác vuông...
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 3 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (95): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào bảng vở, 2 học sinh làm vào bảng nhóm. 
- Hai HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (95): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. Các HS khác nhận xét.
- GV kết luận hướng giải.
- Cho HS làm vào nháp.
- Cho HS đổi nháp, chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
*Kết quả:
a/ 6 cm2
b/ 2m2
c/ dm2
*Bài giải:
 Diện tích của hình thangABED là:
 (1,6 + 2,5) x 1,2 : 2 = 2,46 (dm2)
 Diện tích của hình tam giácBEC là:
 1,3 x 1,2 : 2 = 0,78(dm2) 
 . Diện tích hình thangABED lớn hơn diện tích của hình tam giácBEC là:
 2,46 - 0,78 = 1,68 (dm2)
 Đáp số: 1,68 dm2
*Bài giải:
a) Diện tích mảnh vường hình thang là:
 (50 + 70) x 40 : 2 = 2400 (m2)
 Diện tích trồng đu đủ là:
 2400 : 100 x 30 = 720 (m2)
 Số cây đu đủ trồng được là:
 720 : 1,5 = 480 (cây)
b) Diện tích trồng chuối là:
 2400 : 100 x 25 = 600 (m2)
 Số cây chuối trồng được là:
 600 : 1 = 600 (cây)
 Số cây chuối trồng được nhiều hơn số cây đu đủ là: 
 600 – 480 = 120 (cây)
 Đáp số: a) 480 cây ; b) 120 cây.
Thứ năm ngày 16 tháng 1 năm 2014
Kế hoạch giảng dạy
Toán
Tiết: 94
hình tròn, đường tròn
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.
- Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các dụng cụ học tập, hình tròn bằng tấm xốp.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5'
10'
20'
5'
1- Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang.
2- Bài mới:2.1- Giới thiệu bài: 
 2.2- Nội dung.	
a. Giới thiệu về hình tròn, đường tròn:
- GV đưa ra một tấm bìa hình tròn, chỉ tay lên tấm bìa và nói: “Đây là hình tròn”.
+ Mời một số HS lên chỉ và nói.
- GV dùng com pa vẽ trên bảng một hình tròn rồi nói: “Đầu chì của com pa vạch ra một đường tròn”. 
+ HS dùng com pa vẽ trên giấy một hình tròn. 
- GV giới thiệu cách tạo dựng một bán kính h

File đính kèm:

  • docTOAN T16 - 20.doc