Giáo án các môn Lớp 5 - Năm học 2019-2020

I Mục tiêu:

 - Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước VN:

 + Trên bán đảo đông dương thuộc khu vực Đông Nam Á . VN vừa có đất liền vừa có biển , đảo và quần đảo

 + Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia

- Ghi nhớ diện tích phần đất liền VN khoảng 333000 km2

- Chỉ phần đất liền VN trên bản đồ (lược đồ)

* Giáo dục an ninh quốc phòng: Giới thiệu bản đồ Việt Nam và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

II.Chuẩn bị: Bản đồ địa lí tự nhiên VN, quả địa cầu, hai lược đồ trống tương tự

- 7 tấm bìa ghi các chữ : Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

 III. Hoạt động dạy học:

 

doc267 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu bài: 
- Nêu mục tiêu bài học
b.HĐ1: Luyện đọc
- GV hd đọc cả bài
-Giáo viên ghi từ khó, câu dài lên bảng,đánh dấu chỗ ngắt, nghỉ, từ cần nhấn giọng. GV chia đoạn - yêu cầu HS đọc
- GV nhận xét các nhóm..
c. HĐ2: Tìm hiểu bài. 
- GV yêu cầu hs đọc thầm bài trả lời các câu hỏi và rút ý từng đoạn? 
+ Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
Gt: tặng vật 
+ Điều kỳ lạ gì xẩy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát?
Gt: say sưa thưởng thức 
+ Qua câu chuyện em thấy đàn cá heo đáng quý, đáng yêu ở điểm nào?
+ Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?
+Câu chuyện này có ý nghĩa gì?
- GV chốt ý, rút ra ý nghĩa câu chuyện. 
d.HĐ3: Luyện đọc diễn cảm
+ Nêu cách đọc toàn bài?
- GV treo bảng phụ, hd HS đọc đ2
+ Đoạn này đọc ntn? Nhấn giọng từ ngữ nào?
- Cho cả lớp đọc diễn cảm. 
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- GV và HS nhận xét. 
3. Củng cố:3'
?Qua bài tập đọc giúp em hiểu thêm điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
4. Hướng dẫn học ở nhà:1'
Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài nhiều lần. 
- HS nhắc lại tên bài. 
1 em đọc cả bài.
- Cá nhân đọc từ khó: A-ri-ôn, xi-xin,
 từ chú giải, đọc câu khó, câu dài. đoc nối tiếp đoạn trong nhóm. Nhóm trưởng báo cáo kết quả đọc của các bạn trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi đọc. Nhóm khác nhận xét cách đọc của các bạn.
- Các nhóm đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp.
+Vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham cướp hết tặng vật của ông đòi giết ông 
+ Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo cứu ông khi ông nhảy xuống biển .
+ Biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ biết cứu giúp ông khi ông nhảy xuống biển . Cá heo là bạn tốt của người.
+ Đám thuỷ thủ là những người tham lam độc ác không có tính người . Cá heo là loài vật nhưng thông minh tốt bụng biết cứu giúp người bị nạn 
Ý nghĩa : khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo với con người.
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa.
- HS đọc nối tiếp bài
- HS theo dõi. 
+ n/giọng: đã nhầm, đàn cá heo, say sưa thưởng thức, đã cứu, nhanh hơn, toàn bộ, không tin.
- Cả lớp luyện đọc theo cặp 
- HS thi đọc.
Tiếng Việt - Chính tả( Nghe - viết):
DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu:
1.Viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi 
2. - Tìm được vần thích hợp để điền vào cả 3 chỗ trống trong đoạn thơ (BT2) ; Thực hiện được 2 trong 3 ý của bài tập 3 (hskg làm cả)
 II.. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS
- 1HS viết những từ chứa các nguyên âm đôi ưa, ươ trong hai khổ thơ của Huy Cận. 
- 1 HS giải thích quy tắc đánh dấu thanh trên các tiếng chứa nguyên âm đôi ưa,ươ. 
* GV nhận xét .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 GV nêu mục đích, yc của tiết dạy. 
b. HĐ1: HS viết chính tả. 
- GV đọc bài chính tả trong SGK. 
- Yêu cầu HS đọc thầm lai bài chính tả, chú ý những từ ngữ dễ viết sai: mái xuồng, giã bàng, ngưng lại, lảnh lót, . 
- GV đọc cho HS viết. 
- Đọc cho HS soát lỗi. 
- Chấm - nhận xét. 
c. HĐ2: Luyện tập. 
Bài 2:
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc lại khổ thơ đã hoàn chỉnh. 
- Cả lớp sửa sai theo lời giải đúng. 
Bài 3
- Yêu cầu HSNK làm cả – hs còn lại làm 2 trong 3 ý
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, yêu cầu H S làm bài
+ Nêu cách đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi iê, ia?
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- Cho HS đọc thuộc các thành ngữ
3. Củng cố:
- Gọi 1 HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ia, iê. 
- GV nhận xét tiết học. 
4.Hướng dẫn học ở nhà:
- 1 HS nhắc lại tên bài. 
- HS theo dõi trong SGK. 
- HS đọc thầm. 
- HS viết từ khó 
- HS viết chính tả. 
- Soát lỗi. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài vào vở. 
Rơm rạ thì ít gió dông thì nhiều/ mải mê đuổi một con diều/ củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài vào vở. 
- 3 HS làm bài trên bảng. 
Đông như kiến/ Gan như cóc tía/ Ngọt như mía lùi.
- HS nêu
- 1 HS nhắc lại. 
- HSNK 
Thứ ba, ngày 22 tháng 10 năm 2019
Toán:
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS: Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản
II. Chuẩn bị: Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy .
Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ: 3'
- Gọi 2 HS làm bài trên bảng: 
 Tìm x biết:
 x + = ; x x = 
- GV nhận xét . 
2. Bài mới: 30'
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
HĐ1: Giới thiệu khái niệm về số thập phân (dạng đơn giản). 
- GV treo bảng phụ có bảng a ở phần nhận xét. 
- GV hướng dẫn HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng:
+ Có 0m1dm tức là 1 dm, 1dm bằng mấy phần mười của mét?
- GV viết bảng: 1dm = m. 
GV gt: 1dm haym còn được viết thành 0,1 m
- GV tiến hành như vậy cho các hàng còn lại. 
- GV giúp hs nêu
- GV giới thiệu phân số thập phân như sgk 
- GV vừa viết vừa đọc: 
+ 0,1( 0,01 ; 0,001) bằng ps nào?
* Làm tương tự với phần b để hs nhận ra 0,5 ; 0,07 ; 0,009 cũng là số thập phân 
HĐ2: Luyện tập. 
Bài 1:- GV tổ chức cho HS làm miệng. 
Bài 2: 
- GV hd mẫu, yc HS làm bài trên bảng con câu a,b bài đầu phần còn lại làm vào vở. 
- GV và HS nhận xét. 
- gv chấm nx bài trong vở 
Bài 3(HSNK làm) nêu kq – gv nhận xét 
3. Củng cố: 3'
Yêu cầu HS đọc những số sau: 0,25; 0,8; 0,003
- GV nhận xét tiết học. 
4.Hướng dẫn học ở nhà: 1'
-Về nhà làm những bài còn lại .
- HS nhắc lại tên bài. 
- 1dm = m. 
- Các ps thập phân Được viết thành 0,1 ; 0,01 ; 0,001
- HS đọc các số thập phân trên
+ 0,1 = 
- HS đọc các ps thập phân và số thập phân trên tia số 
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- HS làm bài trên bảng con. 
7dm = m = 0,7m
9cm = m = 0,09 m
- HS làm - 1 số em nêu
Đạo đức:
NHỚ ƠN TỔ TIÊN (tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Biết được con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
 - Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. 
II. Chuẩn bị:
- Các tranh, ảnh, bài báo nói về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương . 
- Các câu ca dao, tục ngữ , thơ, truyện,. . . . nói về lòng biết ơn tổ tiên. 
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 3'
- Nêu ghi nhớ bài “Có chí thì nên” 
 - GV kiểm tra bảng Kế hoạch vượt qua những khó khăn của HS - (3 HS)
- GV nhận xét. 
2. Bài mới: 30'
a. Giới thiệu bài: 
b.HĐ1:Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ. 
 – GV gọi HS đọc truyện Thăm mộ. 
+ Nhân ngày tết cổ truyền bố của Việt dã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
+ Theo em bố muốn nhắc nhở điều gì khi kể về tổ tiên? 
+ Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ?
KL: GV kết luận. 
c. HĐ2: Làm bài tập 1, SGK. 
 - HS làm bài tập cá nhân rồi trao đổi bài làm với bạn bên cạnh. 
- GV mời HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. 
KL: GV rút ra kết luận 
d. HĐ3: Tự liên hệ. 
- GV yêu cầu HS kể những việc đã làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được. 
- GV mời một số HS trình bày trước lớp. 
- GV nhận xét, khen ngợi 
+ Qua bài học này em hiểu được điều gì?
3. Củng cố : 1'
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
- GV nhận xét tiết học. 
4.Hướng dẫn học ở nhà:1'
- Chuẩn bị bài học sau. 
- HS nhắc lại tên bài. 
- 2 HS nối tiếp đọc to, lớp đọc thầm
+ Ra thăm mộ ông nội ( đắp mộ thắp hương)
+ Học giỏi , phải nhớ ơn tổ tiên 
+ Vì Việt muốn thể hiện lòng biết ơn tổ tiên
- HS làm vào nháp. 
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung . 
*các việc a, c, d , đ.
- HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi trong nhóm nhỏ. 
- 4 HS nêu vd như: dọn bàn thờ, thăm mộ, thắp hương vv
+ HS nêu ghi nhớ
- 2 HS
Tiếng Việt- Luyện từ và câu:
TỪ NHIỀU NGHĨA
I. Mục tiêu: 
 1. Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa .
2. Nhận biết được từ mang nghĩa gốc , từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa (BT1 muạc III); Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (BT2)
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 3'
- Gọi 2 HS đặt câu để phân biệt nghĩa của một cặp từ đồng âm. 
- GV nhận xét .
2. Bài mới: 30'
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
HĐ1: Nhận xét. 
Bài tập 1: 
- GV yêu cầu cả lớp làm VBT. 
- Gọi HS nêu kết quả, ghi bảng
- GV và HS nhận xét nhấn mạnh các nghĩa vừa xác định cho các từ răng , mũi, tai là nghĩa gốc ( nghĩa ban đầu) của mỗi từ.
Bài tập 2: 
- GV giao việc, yêu cầu HS làm việc 
- GV và HS nhận xét. GV rút ra kết quả đúng. 
Chốt: Những nghĩa này h/thành trên cơ sở nghĩa gốc (bt1) ta gọi đó là nghĩa chuyển 
Bài tập 3: Yêu cầu HS cả lớp đọc yêu cầu.
- Cho HS thảo luận N2
- Chốt: Nghĩa của các từ đồng âm là khác hẳn nhau , còn nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối q/hệ vừa khác vừa giống.
* GV rút ra ghi nhớ SGK/67. 
- Cho hs lấy vd
HĐ2: Luyện tập. 
Bài 1:
- GV giao việc, yêu cầu HS làm việc cá nhân, 2 HS làm bài trên bảng. 
- GV và HS sửa bài. GV rút ra kq đúng. 
Bài 2:
- GV yc HS làm việc theo nhóm 4,
- Gọi đại diện nhóm trình bày. 
- GV và HS nhận xét và chốt lại kết quả đúng. 
3. Củng cố: 3'
? Thế nào là từ nhiều nghĩa?
- Goị HS nhắc lại nd phần ghi nhớ. 
- GV nhận xét tiết học.
4.Hướng dẫn học ở nhà: 1'
- HS nhắc lại tên bài. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS làm VBT. 
- 1 số em nêu kết quả 
+ tai - a ; răng - b; mũi - c 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- HS làm việc theo nhóm đôi. 
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng người và động vật 
+ Mũi của thuyền không dùng để ngửi được 
+ Tai của ấm không dùng để nghe
- HS thảo luận N2
- Đại diện nêu ý kiến - nx 
+ Giống: - răng đều chỉ vật nhọn,sắc,
sắp đều nhau thành hàng, mũi cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước, tai bộ phận mọc ở 2 bên chìa ra 
+ Khác : ( nêu ở bt2)
- 2 HS đọc ghi nhớ. 
- 1 HS đọc yêu cầu,cả lớp đọc thầm
- HS làm việc cá nhân. 
*Nghĩa gốc: Mắt trong Đôi mắt của bé mở to. Chân trong Bé đau chân. Đầu trong Khi viết, em đừng ngọeo đầu. 
* nghĩa chuyển: những câu còn lại 
- 1 em nêu yêu cầu bài tập,cả lớp đọc thầm.
- Tìm và ghi nhanh kq
+ Lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao..
+ Miệng: miệng bát, miệng túi
+ Cổ: cổ chai, cổ áo
+Tay: tay áo, tay ghế
+ Lưng: lưng ghế, lưng đồi
- HS nhắc lại phần ghi nhớ. 
 Khoa học:
PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I. Mục tiêu: Biết: 
Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết 
II. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 3' 
- Nêu nguyên nhân của bệnh sốt rét?
- Chúng ta nên làm gì để phòng chống bệnh sốt rét?
- GV nhận xét . 
2. Bài mới: 30'
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung: 
HĐ1: Thực hành làm bài tập trong SGK. 
- GV yêu cầu HS đọc kỹ các thông tin, sau đó làm các bài tập tranh 28 SGK. 
- Gọi HS nêu kết quả làm việc. 
- GV nhận xét, chốt lại kết luận đúng. 
- Theo bạn, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
KL: GV nhận xét, rút ra kết luận 1 SGK/29. 
HĐ2: Quan sát và thảo luận. 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 và trả lời các câu hỏi SGK/29. 
- Gọi đại diện nhóm ghi kq thảo luận. 
KL: GV và HS nhận xét, rút ra kết luận 3. 3.Củng cố: 3' 
- Bệnh sốt xuất huyết gây nguy hiểm như thế nào?
- Chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết?
- GV nhận xét tiết học. 
4. Hướng dẫn học ở nhà: 1'
 Dặn về nhà học thuộc bài và thực hành phòng tránh bệnh.
Nhóm trưởng kiểm tra 2- 3 bạn , báo cáo kết quả học bài ở nhà cho GV.
- HS nhắc lại tên bài. 
- HS làm việc cá nhân. 
- HS phát biểu ý kiến. 
1 b , 2 b , 3 a , 4 b , 5 b.
+ 2 hs đọc lại thông tin
- HS trả lời. 
- 2 HS nhắc lại kết luận. 
- HS quan sát hình 2, 3, 4. 
- HS làm việc theo nhóm 4. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kq thảo luận
- 2 HS đọc lại phần bạn cần biết. 
- HS trả lời. 
Chiều thứ ba, ngày 22 tháng 10 năm 2019
Lịch sử:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I. Mục tiêu:HS biết: 
 - Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930 lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng:
 + Biết lí do tổ chức hội nghị thành lập Đảng: thống nhất 3 tổ chức cộng sản 
 + Hội nghị ngày 3-2-1930 do Nguyễn Ai Quốc chủ trì đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho CM Việt Nam
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 3'
- Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài. 
- Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?
- GV nhận xét . 
2. Bài mới:30'
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
HĐ 1: Hoàn cảnh đất nước 1929 và yêu cầu thành lập Đảng cộng sản. 
- GV nêu: Từ những năm 1926 – 1927 trở đi, phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ. Từ tháng 6 đến tháng 9 – 1929, ở Việt Nam lần lượt ra đời ba tổ chức cộng sản. Tình hình thiếu thống nhất trong lãnh đạo không thể kéo dài. 
+ Theo em tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì?
+ Ai là người làm được điều đó?
+ Vì sao chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam?
- GV và HS nhận xét. 
KL: GV chốt lại các ý đúng. 
HĐ2: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 
- YC hđ N4
+ Hội nghị thành lập đảng CSVN diễn ra ở đâu ? vào thời gian nào?
+ Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào? Do ai chủ trì?
+ Nêu kq của hội nghị ?
+ Tại sao chúng ta phải tổ chức hội nghị ở nước ngoài và làm việc trong hoàn cảnh bí mật?
KL:GV nhận xét
HĐ3:Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 
+ Sự thống nhất của các tổ chức cộng sản đã mang lại ích lời gì cho CM nước ta?
+ Khi có đảng CMVN p/triển ntn?
- GV và cả lớp nhận xét, bổ sung. 
KL:GV kết luận, nhấn mạnh ý nghĩa của việc thành lập Đảng. 
3. Củng cố: 3'
? Qua bài học em hiểu thêm được điều gì
- GV nhận xét tiết học. 
4.Hướng dẫn học ở nhà: 1' 
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ, tìm hiểu thêm về Đảng Cộng sản Việt Nam.
- HS nhắc lại tên bài. 
- Để tăng thêm sức mạnh CM cần phải sớm hợp nhất các tổ chức CS . Việc này đòi hỏi phải có 1 lãnh tụ đủ uy tín mới làm được 
- Chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc
- Vì Người là 1 c/sỹ CS có hiểu biết sâu sắc về lý luận và thực tiễn CM . Người có uy tín trong PTCM quốc tế và những người VN yêu nước 
- HS thảo luận ghi vào phiếu bt – đại diện nhóm nêu ý kiến 
+ Vào đầu xuân 1930 - tại Hồng Kông 
+ Phải làm việc bí mật dưới sự chủ trì của Nguyễn Ai Quốc 
+ Hội nghị đã hợp nhất 3 tổ chức đảng thành 1 đảng lấy tên là đảng CSVN - hội nghị cũng đề ra đường lối cho CM VN
- Vì TDP luôn tìm cách dập tắt PTCM, tổ chức ở nước ngoài để đảm bảo bí mật và an toàn
- HS đọc SGK. Trình bày cho các bạn nghe. 
+ Làm cho CMVN có người lãnh đạo tăng thêm sức mạnh , thống nhất lực lượng và có đường đi đúng đắn 
+ Giành được nhiều thắng lợi vẻ vang 
- hs nhắc lại ghi nhớ 
Tiếng Việt- Kể chuyện:
CÂY CỎ NƯỚC NAM
I. Mục tiêu: 
 - Dựa vào tranh minh hoạ trong SGK, kể lại từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn ,ý nghĩa câu chuyện; 
II..Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 3'
- Gọi HS kể lại câu chuyện trong tiết kể chuyện tuần trước. 
- GV nhận xét. 
2. Bài mới: 30'
a. Giới thiệu bài:
b. HĐ1: GV kể chuyện. 
- GV kể chuyện lần 1, 
- GV kể lần 2, kết hợp chỉ tranh minh hoạ. 
- GV viết lên bảng tên một số cây thuốc quý, giúp HS hiểu một số từ ngữ khó. 
c. HĐ2: HS kể chuyện. 
- Gọi 3 HS lần lượt đọc 3 yêu cầu của bài tập SGK/68.
- Kể chuyện theo nhóm đôi. 
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo tranh. 
- Thi kể toàn bộ câu chuyện. 
- Trao đổi với nhau về nội dung chính của từng bức tranh. 
- Trao đổi và rút ra ý nghĩa câu chuyện. 
3. Củng cố: 2'
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện. 
- GV nhận xét tiết học.
4.Hướng dẫn học ở nhà:1'
Về nhà kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nhắc lại tên bài. 
- HS lắng nghe. 
- 3 HS lần lượt đọc 3 yêu cầu của bài tập SGK/68.
- HS kể chuyện. 
- vài hs thi kể
- HS nêu
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa :khuyên người ta yêu quý thiên nhiên; hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây.
Thứ tư, ngày 23 tháng 10 năm 2019
Giáo dục kĩ năng sống: 
EM CHĂM SÓC ĐỒ DÙNG CỦA MÌNH VÀ GIA ĐÌNH
Tiếng Việt- Tập đọc:
TIẾNG ĐÀN BA- LA- LAI- CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. Mục tiêu: 
 1. Đọc diễn cảm được toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do 
 2. Hiểu nội dung và ý nghĩa: Cảnh đẹp kỳ vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn Ba- la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành 
 3. Học thuộc lòng 2 khổ thơ – hs nk học thuộc cả bài 
II. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 3'
- GV gọi 2 HS đọc truyện Những người bạn tốt, trả lời câu hỏi về bài học.
- GV nhận xét. 
2. Bài mới: 30'
a.Giới thiệu bài: 
b.HĐ1: Luyện đọc
- GV hd đọc cả bài
-Giáo viên ghi từ khó, đánh dấu chỗ ngắt, nghỉ, từ cần nhấn giọng. 
- GV đọc mẫu.
c. HĐ2: Tìm hiểu bài. 
- GV yêu cầu hs đọc thầm bài trả lời các câu hỏi và rút ý từng đoạn? 
+ Những chi tiết nào trong bài thơ gợi h/ảnh đêm trăng trên công trường rất tĩnh mịch ?
Giảng cụm từ: đêm trăng chơi vơi
+ Những chi tiết nào gợi h/ảnh đêm trăng trên công trường vừa tĩnh mịch vừa sinh động?
+Đ1,2 cho ta biết điều gì?
+ Tìm h/ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà?
- Giảng từ: cao nguyên
+ Khổ thơ 3 nói lên ý gì?
+ Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá?
- Giải thích h/ảnh: biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
+ Bài thơ này có ý nghĩa gì?
- GV chốt ý, rút ra ý nghĩa bài thơ. 
d.HĐ3: Luyện đọc diễn cảm
- GV treo bảng phụ, hd HS đọc.
+ Cần nhấn giọng từ ngữ nào?
- Cho cả lớp đọc thuộc lòng bài. 
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. 
- GV và HS nhận xét. 
3. Củng cố: 3'
? Qua bài tập đọc em hiểu được điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
4.Hướng dẫn học ở nhà: 1'
- Yc HS về nhà đọc thuộc lòng bài thơ 
- HS nhắc lại tên bài. 
- 1 HS đọc toàn bài. 
- Cá nhân đọc từ khó, từ chú giải, đọc câu khó: Ba-la- lai-ca, ngẫm nghĩ, bỡ ngỡ, đoc nối tiếp đoạn trong nhóm. Nhóm trưởng báo cáo kết quả đọc của các bạn trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- Các nhóm đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp.
+ Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông. Những tháp nghĩ. Xe ủinghỉ
+ Vì có tiếng đàn cô gái Nga có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng 
Ý1: Những h/ảnh đẹp trên công trường vào một đêm trăng 
- HS đọc thầm đoạn còn lại
- HS trả lời theo cảm nhận riêng 
Ý2: Sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên 
+ Cả say ngủ.ngẫm nghĩ
sóng vai ngau nằm nghỉ.nằm bỡ ngỡ ..chia ánh sáng
Ý nghĩa: Cảnh đẹp kỳ vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba- la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành .
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa.
- HS đọc nối tiếp
+ N/ giọng: nối liền, nằm bỡ ngỡ, chia muôn ngả, lớn, đầu tiên
- Hs đọc theo N2
- Cả lớp luyện đọc.
- HS thi đọc.
Toán:
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Biết đọc viết số thập phân (ở các dạng đơn giản thường gặp)
Cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân
II.. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 3'
- Gọi 2 HS lên bảng: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 
9dm = m =...m; 5cm =dm = ... dm; 5cm=m =... m; 7dm=m= ... m
 - GV nhận xét . 
2. Bài mới: 30'
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
HĐ1: Tiếp tục g/ thiệu khái niệm về số thập phân. 
- GV treo bảng phụ 
- GV chỉ dòng 1 hỏi có mấy m mấy dm?
+ Viết 2m 7dm thành số đo có 1 tên đơn vị là m?
- HD cách đọc 2,7 m
+ GV chỉ dòng 2; 3 và hỏi tương tự 
- GV rút ra nhận xét các số 2,7 ; 8,56 ;
0,195 cũng là số thập phân
- GV viết số 8,56 yc hs đọc 
+ Các chữ số trong số thập phân trên được chia thành mấy phần?
- GV nêu:Mỗi stp gồm 2 phần: p/nguyên ở bên trái dấu phẩy; bên phải dấu phẩy là phần tp
+ Vậy 8,56 đâu là phần nguyên ,đâu là phần tp?
- GV viết số 90,638 yc hs chỉ rõ các phần của số thập phân
HĐ2: Luyện tập. 
Bài 1:
- Yêu cầu HS làm miệng. 
Bài

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_nam_hoc_2019_2020.doc