Giáo án Toán học Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS biết cách so sánh hai STP và biết sắp xếp các STP theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

2. Kĩ năng: Rèn HS so sánh 2 STP và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại)

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

· GV : Phấn màu - Bảng phụ.

· HS : SGK, VBT , bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
TIẾT 36 : SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 	
- Giúp HS nhận biết: viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải số thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải số thập phân thì giá trị của số thập phân vẫn không thay đổi. 
2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng nhận biết, đổi số thập phân bằng nhau nhanh, chính xác. 
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học. 
II. CHUẨN BỊ: 
GV : Phấn màu - Bảng phụ - Câu hỏi tình huống 
HS : Bài soạn: số thập phân bằng nhau - Vở bài tập - bảng con - SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập
-GV yêu cầu HS viết bảng con : 
+ Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân : 
- GV nhận xét . 
- HS làm bảng con 
Kiểm tra
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Phát hiện đặc
 điểm của số thập phân. 
Mục tiêu: HS nhận biết đặc điểm số thập phân 
Hoạt động cá nhân
- GV nêu ví dụ: 
	0,9m ? 0,90m 
9dm = 90cm 
Trực quan
Hỏi đáp
- Nếu thêm chữ số 0 vào bên phải của số thập phân thì có nhận xét gì về hai số thập phân? 
9dm = m ; 90cm = m; 
9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m 
0,9m = 0,90m 
- HS nêu kết luận (1) 
- Yêu cầu HS lần lượt điền dấu > , < , = và điền vào chỗ ... chữ số 0.
0,9 = 0,900 = 0,9000 
8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
12 = 12,0 = 12,000 
Thực hành 
- Dựa vào ví dụ sau, HS tạo số thập phân bằng với số thập phân đã cho. 
- HS nêu lại kết luận (1) 
- Yêu cầu HS nêu kết luận 2
- HS nêu lại kết luận (2) 
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu : HS làm được các bài tập về số TP bằng nhau.
 Bài 1 : 
- GV lưu ý một số trường hợp HS dễ nhầm lẫn. Ví dụ: 35,020 = 35,02 (không thể bỏ số 0 ở hàng phần mười). Một số trường hợp có thể viết được thành nhiều số thập phân ở dạng gọn hơn. GV có thể yêu cầu HS viết dạng gọn nhất. VD: 64,9000 = 64,9
Bài 2 : - Yêu cầu HS đọc bài 2.
Hoạt động lớp
- HS làm và chữa bài
- 1 HS đọc bài 2 .
- HS làm và chữa bài.
Luyện tập 
Bài 3: - GV gợi ý
- HS làm bài vào vở 
Hs cá thể
Thực hành
- GV cho HS trình bày bài miệng
- HS giải thích cách viết đúng của bạn Lan và Mỹ 
Hoạt động 3: Củng cố 
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học.
Hoạt động cá nhân
- Ycầu HS nhắc lại kiến thức vừa học. 
- Yêu cầu HS viết bảng con các số thập phân bằng nhau.
- 3 HS nêu lại .
- HS thi đua cá nhân
Củng cố
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: So sánh hai số thập phân
- Hs lắng nghe
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm : 
Toán
TIẾT 37 : SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS biết cách so sánh hai STP và biết sắp xếp các STP theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại. 
2. Kĩ năng: Rèn HS so sánh 2 STP và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại)
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. 
II. CHUẨN BỊ:
GV : Phấn màu - Bảng phụ. 
HS : SGK, VBT , bảng con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Số thập phân bằng nhau
Kiểm tra
- GV yêu cầu HS tự ghi ví dụ các số thập phân yêu cầu HS tìm số thập phân bằng nhau. 
- HS thực hiện
- GV nhận xét - tuyên dương
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Giới thiệu cách
 so sánh 2 số thập phân .
Mục tiêu: giúp HS nhận biềt và so sánh 2 số thập phân
Hoạt động cá nhân
- GV nêu ví dụ : so sánh 8,1m và 7,9m
Trực quan
- GV đặt vấn đề: Để so sánh 8,1m và 7,9m ta làm thế nào? 
- HS suy nghĩ trả lời 
Động não
- GV gợi ý HS : Đổi 8,1m ra dm? 7,9m ra dm?
- Vì sao em biết : 8,1m > 7,9m
- HS đổi và nêu : 8,1m > 7,9m 
- 8,1m = 81 dm ; 7,9m = 79 dm 
Vì 81 dm > 70 dm nên 8,1m > 7,9m
Luyện tập
- GV chốt ý và ghi bảng 
- Nếu ta không ghi đơn vị vào , chỉ ghi 8,1 và 7,9 thì các em sẽ so sánh như thế nào? - Tại sao em biết?
8,1 > 7,9
- HS tự nêu ý kiến
- 8,1 là số thập phân ; 7,9 là số thập phân. 
- GV gợi ý HS tự nêu ra quy tắc so sánh hai số thập phân .
- Khi so sánh hai số thập phân , ta có thể so sánh ..thì số đó bé hơn .
Động não
Hoạt động 2: So sánh 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau, phần thập phân khác nhau
Hoạt động nhóm
- GV đưa ví dụ: So sánh 35,7m và 35,698m. 
- HS thảo luận 
- HS trình bày ý kiến 
Thảo luận
- GV gợi ý để HS so sánh: 
1/ Viết 35,7m = 35m và m
 35,698m = 35m và m 
Ta có: 
m = 7dm = 700mm 
m = 698mm 
- Do phần nguyên bằng nhau, các em so sánh phần thập phân.
m với m rồi kết luận. 
- Vì 700mm > 698mm 
 nên m > m 
Kết luận: 35,7m > 35,698m 
Hỏi đáp
- GV chốt: 
 - 5 HS nhắc lại
Truyền đạt
VD: 78,469 và 78,5
- HS nêu và trình bày miệng
Luyện tập
- HS nêu tương tự các trường hợp còn lại .
Hoạt động 3: Thực hành
Mục tiêu: HS luyện tập các bài tập
Hoạt động lớp
Bài 1: - Yêu cầu HS trả lời miệng .
- HS nêu . Lớp nhận xét .
Bài 2: 
- GV tổ chức cho HS thi đua giải nhanh nộp bài (10 em).
- HS nêu cách xếp : 6,375 ; 6,735 ; 7,19 ; 8,72 ; 9,01 .
Bài 3: 
Hs cá thể
- GV cho HS thi đua ghép các số vào giấy bìa đã chuẩn bị sẵn theo thứ tự từ lớn đến bé.
- HS làm nhóm. 
- HS dán bảng lớp 
Thực hành
Hoạt động 4: Củng cố 
Mục tiêu: Ôn lại các kiến thức vừa học
Hoạt động cá nhân
- Thi đua so sánh nhanh, xếp nhanh .
Bài tập: Xếp theo thứ tự giảm dần 12,468 ; 12,459 ; 12,49 ; 12,816 ; 12,85. - GV nhận xét – tuyên dương.
- HS thực hiện theo nhóm 
- 
- Lớp nhận xét .
Thi đua
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Luyện tập 
- Hs lắng nghe
- Nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm : 
Toán
TIẾT 38 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về so sánh số thập phân theo thứ tự đã xác định. Làm quen với một số đặc điểm về thứ tự của số thập phân. 
2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng làm đúng, chính xác. 
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, trình bày khoa học. 
II. CHUẨN BỊ:
GV : Phấn màu - Bảng phụ thẻ đúng - sai. 
HS : Vở toán, SGK .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: So sánh hai số thập phân 
1/ Muốn so sánh 2 số thập phân ta làm như thế nào? Cho ví dụ ? 
Hs trả lời 
Kiểm tra
2/ Nếu so sánh hai số thập phân mà phần nguyên bằng nhau ta làm như thế nào? 
- GV nhận xét.
- Hs trả lời
- Lớp nhận xét .
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Ôn tập củng cố
 kiến thức về so sánh hai số thập phân, xếp thứ tự đã xác định.
Mục tiêu : Củng cố về so sánh 2 số thập phân
- Hoạt động cá nhân, lớp
Bài 1 : - Yêu cầu HS mở SGK/46
- HS nở SGK , đọc bài 1 .
Trực quan
- Bài này có liên quan đến kiến thức nào? 
- So sánh 2 số thập phân 
Luyện tập
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc so sánh. 
- HS nhắc lại 
- Cho HS làm bài 1 vào vở .
- HS làm bài - sửa bài và giải thích tại sao
Hoạt động 2: Ôn tập củng cố 
về xếp thứ tự. 
Mục tiêu: Củng cố về sắp xếp các số TP theo thứ tự xác định.
Hoạt động nhóm 
Bài 2 : 
- Để làm được bài toán này, ta phải làm gì?
-Hs trả lời 
Hỏi đáp
- GV nhận xét – chốt kết quả đúng .
4,23 ; 4,32 ; 5,5 ; 5,7 ; 6,02 . 
Hoạt động 3: Tìm số đúng 
Mục tiêu: Củng cố về so sánh 2 số TP và làm quen với 1 số đặc điểm về thứ tự các số thập phân .
Hoạt động lớp, nhóm đôi
Bài 3: 
 - Hs trả lời sau hoạt động nhóm đôi
- GV gợi ý Nhận xét xem x đứng hàng nào trong số 9,7 x 8
- Đứng hàng phần trăm
Luyện tập
- Vậy x tương ứng với số nào của số 9,718? 
- Tương ứng số 1 
Hỏi đáp
- Vậy để 9,7x8 < 9,718 x phải như thế nào? 
- x phải nhỏ hơn 1
- x là giá trị nào để tương ứng? 
- x = 0 
- GV nhận xét 
Bài 4 a): 
a. 0,9 < x < 1,2
b. Tương tự
- HS làm bài – sửa bài 
Hoạt động 4: Củng cố 
Mục tiêu: Ôn lại các kiến thức vừa học
Hoạt động lớp
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung LT
- 2 HS nêu lại .
Củng cố
- Thi đua 2 dãy: 
- HS thi đua tiếp sức 
+ Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: 42,518 ; ; 45,5 ; 42,358 ; 
Kết quả xếp thứ tự bé à lớn : 
 ; ; 42,358 ; 42,518 ; 45,5
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Luyện tập chung 
- Hs lắng nghe
- Nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm : 
Toán
TIẾT 39 : LUYỆN TẬP CHUNG 
(Thực hiện điều chỉnh nội dung theo công văn 5842/ BGD&ĐT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố về đọc, viết, so sánh các số thập phân , về tính nhanh giá trị của biểu thức. 
2. Kĩ năng: Rèn HS đọc, viết, so sánh số thập phân, tính nhanh giá trị của biểu thức. 
3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, trình bày khoa học, cẩn thận, yêu thích môn học. 
II. CHUẨN BỊ:
GV : Phấn màu - Bảng phụ .
HS : Vở nháp - SGK - Bảng con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập 
- Nêu cách so sánh số thập phân? Vận dụng so sánh 102,3... 102,45
- 1 HS nêu cách so sánh .
Kiểm tra
- Vận dụng xếp theo thứ tự từ lớn đến bé. 12,53; 21,35; 42,83; 34,38
- HS làm bảng con 
- GV nhận xét 
- Lớp nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Ôn tập đọc, viết,
so sánh số thập phân 
Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số TP
Hoạt động lớp - nhóm
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc bài 1
- HS đọc bài 1 .
Luyện tập
- Tổ chức cho 1 HS tự đặt câu hỏi để HS khác trả lời. à Lưu ý hỏi HS về giá trị của chữ số trong mỗi số tphân .
- HS thực hiện nhóm đôi .
- GV nhận xét, đánh giá .
- Lớp nhận xét, bổ sung .
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc bài 2
- HS đọc bài 2 .
Giảm tải
- Tổ chức cho HS viết từng số thập phân ở mỗi phần vào bảng con.
- HS thực hiện trên bảng con
- HS sửa bài bảng lớp
- GV nhận xét, đánh giá 
- Lớp nhận xét, bổ sung 
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc bài 3
- HS đọc bài 3 .
Luyện tập
- GV cho HS thi đua ghép các số vào giấy bìa đã chuẩn bị sẵn. 
- HS làm theo nhóm 
- HS dán bảng lớp 
- HS các nhóm nhận xét 
- GV yêu cầu HS giải thích về kết quả bài làm của mình .
Hỏi đáp
- GV nhận xét, đánh giá 
Hoạt động 3: Củng cố
Mục tiêu: Ôn lại các kiến thức vừa học
Hoạt động lớp
- Nêu nội dung vừa ôn
- HS nêu 
Củng cố
- GV cho bài toán ở bảng phụ : Tính nhanh 
- HS tính nhanh .
- = 
- HS làm. Chọn đáp số đúng
- GV nhận xét, tuyên dương 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Ôn lại các quy tắc đã học 
- Chuẩn bị: Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
- Nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm : 
 Toán
TIẾT 40 : VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG
SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp HS ôn: 
- Bảng đơn vị đo độ dài. Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa 1 số đơn vị đo thông dụng. 
- Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. 
2. Kĩ năng: Rèn cho HS đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân nhanh, chính xác. 
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học. Vận dụng cách đổi đơn vị đo độ dài vào thực tế cuộc sống. 
II. CHUẨN BỊ: 
GV Kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài chỉ ghi đơn vị đo làm. Bảng phụ, phấn màu, tình huống giải đáp. 
HS : Bảng con, SGK, VBT .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PHƯƠNG PHÁP
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập chung 
- Nêu cách so sánh 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau? 
- Hs nêu
Kiểm tra
- Nêu tên các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé? Ngược lại
- 
- GV nhận xét, tuyên dương 
- Lớp nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Bảng đơn vị đo độ
dài và quan hệ giữa các đơn vị đo
Mục tiêu: Củng cố bảng đo độ dài và quan hệ giữa các đơn vị đo .
1. Hệ thống bảng đơn vị đo độ dài: 
Hoạt động lớp
- Nêu lại các đơn vị đo độ dài bé hơn m. 
- dm ; cm ; mm 
Hỏi đáp
- Kể tên các đơn vị đo độ dài lớn hơn m. 
- km ; hm ; dam 
2. Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề: 
- Hs nêu
3. Nêu quan hệ giữa 1 số đơn vị đo độ dài thông dụng:
- Mỗi đơn vị đo độ dài bằng (bằng 0,1) đơn vị liền trước nó. 
- Giáo viên đem bảng phụ ghi sẵn , yêu cầu HS tự nêu câu hỏi để bạn trả lời .
- HS nêu câu hỏi – hs khác trả lời .
Thực hành
- GV ghi kết quả 
- Giáo viên giới thiệu bài dựa vào kết quả: từ 	1m = 0,001km 
	1mm = 0,001m 
- GV cho HS làm vở bài tập số 1 hoặc bảng con. 
- HS làm vở hoặc bảng con. 
- HS sửa bài .
- GV nhận xét – chốt kết quả đúng .
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS
đổi đơn vị đo độ dài dựa vào bảng đơn vị đo
Mục tiêu: HS đổi đơn vị đo độ dài dựa vào bảng đơn vị đo 
Hoạt động nhóm
- GV nêu 4 hoặc 5 bài ví dụ 
- HS thảo luận nhóm đôi .
Thảo luận
6m 4 dm = 	m 
...........
- HS nêu cách làm 
Luyện tập
- GV chốt kết quả đúng và giới thiệu cách đổi nhờ bảng đơn vị đo. 
Bước 1: Điền từng hàng đơn vị đo vào bảng (mỗi hàng 1 chữ số). 
Bước 2: Đặt dấu phẩy hoặc dời dấu phẩy sau đơn vị đề bài hỏi.
- HS lắng nghe và quan sát 
Giảng giải
Hoạt động 3: Luyện tập 
Mục tiêu: Thực hành những điều vừa học.
Hoạt động lớp
Bài 1: 
- GV lưu ý HS ở phần b:
2 dm 2 cm = 22 cm = m = 0,22m
- GV nhận xét – chốt kết quả đúng .
- HS làm bài vào vở –sửa bài : 
- Lớp nhận xét .
Luyện tập
Bài 2 : 
- Yêu cầu HS làm vở 
- HS làm vở – sửa bài 
- GV nhận xét – chốt kết quả đúng . 
- Lớp nhận xét .
Luyện tập
Bài 3: 
- Yêu cầu HS làm vở .
- GV nhận xét – chốt kết qủa đúng .
- Học sinh làm bài – sửa bài 
- Lớp nhận xét .
Hoạt động 4: Củng cố 
Mục tiêu : Ôn lại các kiến thức vừa học
Hoạt động nhóm
- Thi đua: Bài tập 
346m = 	hm 
7m 8cm = 	m 
- Hs thi đua giữa các nhóm
Thi đua
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Luyện tập
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_hoc_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2015_2016.doc