Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 24 - Trường THDL Đoàn Thị Điểm

I- Mục đích, yêu cầu

- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ được in trong SGK , HS kể lại được từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.

Hiểu ý nghĩa của chuyện: Ca ngợi thái độ, hành động chân tình xoá bỏ hiềm khích cá nhân , đoàn kết anh em , vua tôi của Hưng Đạo Vương. Qua đó , giúp HS hiểu thêm một truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Truyền thống đoàn kết, giáo dục triuền thống đoàn kết cho HS.

II- Đồ dùng dạy học

Tranh minh hoạ truyện trong SGK

Giấy khổ to viết những từ ngữ cần giải thích:

+ Thái sư: Thầy của vua.

+ Quốc Công Tiết Chế: Chỉ huy cao nhất của quân đội.

+ Chăm – pa: 1 nước ở phía nam nước Đại Việt báy giờ ( Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận ngày nay).

+ Sát Thát: diệt giặc Nguyện

III- Hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc19 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 24 - Trường THDL Đoàn Thị Điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh núi Ba Vì ....: Sơn Tinh – Thuỷ Tinh.
Núi Sóc Sơn: Thánh Gióng.
Hình ảnh mốc đá thề: An Dương Vương.
Giếng Ngọc: Tiên Dung và truyền thuyết Chử Đồng Tử và Tiên Dung – một truyền thuyết về sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc. 
Em hiểu câu ca dao:
 Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
+ Ngợi ca một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thuỷ chung, luôn luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
+ Nhắc nhở, khuyên mọi người: Dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quen ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn.
Đại ý: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người trước cội nguồn dân tộc.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
Phía xa xa / là núi Sóc Sơn,/ nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng/ người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. //Trước mặt / là ngã ba Hạc, / nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn/ tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.//
GV đọc mẫu đoạn văn.
Nhiều HS luyện đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài văn.
HS thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
HS đọc bài ( phân vai).
III. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, 
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn ; đọc trước bàI Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng.
*PP kiểm tra đánh giá
- 2 HS đọc bài hộp thư mật – Trả lời câu hỏi SGK.
* PP thuyết trình, trực quan.
- Gv treo tranh và giới thiệu.
- Gv ghi tên bài bằng phấn màu.
*PP luyện tập thực hành
GV đọc mẫu. Sau đó, yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh- đọc khẽ.
- 1 hs đọc toàn bài.- Gv hướng dẫn các em chia đoạn.
+Một nhóm 3 HS –Nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài.
+Hs cả lớp đọc thầm theo.
+Hs nhận xét cách đọc của từng bạn.
+Gv hướng dẫn cách đọc của từng đoạn .
+3 hs khác luyện đọc đoạn .
- 1 hs đọc phần chú giải (Gv cho hs nêu những từ các con chưa hiểu và tổ chức giải nghĩa cho các con).
- 1,2 hs khá giỏi đọc cả bài.
- Gv tổ chức cho hs hoạt động dưới sự điều khiển thay phiên của hai hs khá giỏi. Gv là cố vấn, trọng tài. 
+Hs thứ nhất điều khiển ,các bạn tìm hiểu trả lời câu hỏi 1,2.
+ Hs thứ hai điều khiển các bạn tìm hiểu để trả lời câu 3,4.
- Gv yêu cầu hs nêu đại ý của bài.
+Gv ghi đại ý lên bảng.
+1 hs đọc lại đại ý.
 GV hướng đãn học sinh luyện đọc diễn cảm ( theo gợi ý ở mục a).
- Gv đọc diễn cảm bài văn.
- Gv yêu cầu hs nêu cách đọc diễn cảm.
+Gv treo bảng phụ đã chép sẵn câu,đoạn văn cần luyện đọc.+Nhiều hs luyện đọc diễn cảm đoạn văn .
-Từng nhóm 3 hs nối nhau đọc cả bài.Hs khác nhận xét - Gv đánh giá, cho điểm.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
.............................................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Tập đọc 
Tuần24 tiết48.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Cửa sông
I- Mục đích, yêu cầu
1.Đọc trôi chảy toàn bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, trầm lắng, chứa chan tình cảm.
2.Nắm được nội dung chính của bài thơ : Qua hình ảnh cửa sông , tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung , tha thiết nhớ ơn cội nguồn.
 II- Đồ dùng dạy học 
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học 
Ghi chú
5’ 
2’
 30’
3’
Kiểm tra bài cũ:
+Gv kiểm tra 2 hs đọc lại bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời những câu hổi về bài đọc trong SGK.
B. Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta sẽ học bài Cửa sông – sáng tác của nhà thơ Quang Huy. Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, kết cấu đặc sắc, lời thơ giản dị nhưng chứa chan ý nghĩa, lay động lòng người. Qua bài thơ này, nhà thơ Quang Huy nói với chúng ta 1 điều quan trong. Chúng ta cùng đọc bài thơ để biết điều quan trọng đó là gì?
II.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc
Đọc đúng: then khoá, nước lợ, nông sâu, tôm rảo, lấp loá...
Giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, trầm lắng, chứa chan tình cảm.
b)Tìm hiểu bài:
GV hướng dẫn HS đọc, trao đổi, thảo luận, tìm hiẻu nội dung bài đọc dựa theo các câu hỏi trong SGK.
- Câu hỏi 1: 
Cả lớp đọc thầm đoạn 1 rồi trả lời câu hỏi : Tìm biện pháp chơi chữ trong khổ thơ đầu. Nhờ biện pháp chơi chữ , tác giả nói được điều gì về cửa sông? ( Dựa vào cái tên “ cửa sông” để chơi chữ: Cửa sông cũng là cửa nhưng không có then cài, có khoá như mọi cái cửa bình thường. Bằng biện pháp chơi chữ , ngay từ khổ đầu, cửa sông hiện ra rất thân quen và độc đáo)
Câu hỏi 2:
Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt ntn? ( Là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bồi; nơi nước ngọt chảy vào biển rộng; nơi biể cả tìm về với đất liền .....) g.
Câu hỏi 3,
Tìm biện pháp nhân hoá trong khổ thơ cuối? ( Cửa sông “ giáp mặt” với biển rộng, lá xanh 
“ bỗng nhớ” một vùng núi non) 
Biện pháp nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “ tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
( Không quên cội nguồn- nơi mình đã sinh ra và trưởng thành)
 Câu 4:
Cách sắp xếp các ý trong bài có gì đặc sắc?
( Bài thơ được sắp xếp theo kiểu trải ra ở khổ htơ đầu và khép lại ở khổ thơ cuối)
Nêu ý nghĩa của bài thơ?
( Ca ngợi tình cảm thuỷ chung, thiết tha biết ơn cội nguồn)
 * Đại ý: Qua hình ảnh cửa sông , tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung , tha thiết nhớ ơn cội nguồn.
 c)Đọc diễn cảm.
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 
Nơi/ biển/ tìm về về với đất/
Bằng/ con sóng nhớ/ bạc đầu/
Chất muối/ hoà trong vị ngọt/
Thành/ vũng nước lợ nông sâu//
 ...........
+ Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
+ HS thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
+ HS tập học thuộc lòng bài thơ.
III. Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tiết học,
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị đọc trước bài tuần 25.
*PP kiểm tra ,đánh giá.
-Gv kiểm tra 2hs đọc lại bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời những câu hỏi về bài đọc trong SGK.
-Hs khác nhận xét .
-GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
* PP thuyết trình, trực quan.
- Gv treo tranh và giới thiệu.
Gv ghi tên bài bằng phấn màu.
*PP luyện tập thực hành
- 1 Hs đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- Nhiều hs tiếp nhau đọc từng đoạn. Có thể chia bài thành 6 đoạn nhỏ để luyện đọc:
- 1HS đọc phần từ mới. Cả lớp đọc thầm lại.
- 1,2 hs khá giỏi đọc cả bài.
Gv đọc diễn cảm toàn bài1 lần..
*PP trao đổi đàm thoại trò – trò.
- Gv tổ chức cho hs hoạt động dưới sự đIều khiển của 2 hs.
Cả lớp và gv nhận xét chốt lại ý đúng.
 Gv yêu cầu hs nêu đại ý của bài.
+Gv ghi đại ý lên bảng.
+1 hs đọc lại đại ý.
- Gv đọc diễn cảm bài thơ.
Gv hướng dẫn hs đọc diễn cảm .
+Gv treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn cần luyện đọc.
+2 hs đọc mẫu 
+Nhiều hs luyện đọc diễn cảm đoạn thơ đó .
-Từng nhóm 6hs nối nhau đọc cả bài.
- Hs khác nhận xét - Gv đánh giá, cho điểm.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
........
........
........
........
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Tập làm văn 
Tuần24 tiết47.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Viết bài văn tả đồ vật
I- Mục đích, yêu cầu
Dựa trên kết quả những tiết ôn tập về văn tả đồ vật, bước đầu biết cách viết được 1 bài văn tả đồ vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II- Đồ dùng dạy học 
Giấy kiểm tra hoặc vở.
Một số tranh minh hoạ nội dung đè văn.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
3’ 
35’
2’
1-Giới thiệu bài:
Trong tiết TLV cuối tuần 23, các em đã luyện tập dàn ý , làm văn miệng theo 4 đề văn tả đồ vật đã cho. Trong tiết hôm nay, các em sẽ tập viết hoàn chỉnh 1 bài văn tả đồ vật theo 1 trong 4 đề đó.Biết lập chương trình cho mỗi hoạt động là một trong những kĩ năng rất cần thiết trong đời sống. Bài học hôm nay sẽ giúp các em rèn kĩ năng đó.
II. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra.
HS làm bài.
III.Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét tiết làm bài của HS.
Yêu cầu HS về nhà đọc trước bài 48. 
*PP thuyết trình.
*PP luyện tập ,thực hành.
- 1HS đọc yêu cầu của đề.
- HS làm bài ( Chọn đề bài cho mình , đã lập dàn ý, làm miệng. Bây giờ viết lại thành bài văn hoàn chỉnh. 
- 3 HS đọc lại dàn ý bài viết.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Kể chuyện 
Tuần24 tiết24.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Vì muôm dân
I- Mục đích, yêu cầu
Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ được in trong SGK , HS kể lại được từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
Hiểu ý nghĩa của chuyện: Ca ngợi thái độ, hành động chân tình xoá bỏ hiềm khích cá nhân , đoàn kết anh em , vua tôi của Hưng Đạo Vương... Qua đó , giúp HS hiểu thêm một truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Truyền thống đoàn kết, giáo dục triuền thống đoàn kết cho HS.
II- Đồ dùng dạy học 
Tranh minh hoạ truyện trong SGK
Giấy khổ to viết những từ ngữ cần giải thích:
+ Thái sư: Thầy của vua.
+ Quốc Công Tiết Chế: Chỉ huy cao nhất của quân đội.
+ Chăm – pa: 1 nước ở phía nam nước Đại Việt báy giờ ( Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận ngày nay).
+ Sát Thát: diệt giặc Nguyện
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
32’
3’
Kiểm tra bài cũ:
Kể lại câu chuyện tuần 23.
Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Dạy bài mới:
1-Giới thiệu bài:
Truyện kể mở đầu chủ điểm Nhớ nguồn có tên gọi Vì muôn dân. Đây là câu chuyện có thật trong lịch sử nước ta.
Câu chuyện cho các em biết thêm một nét đẹp trong tính cách của Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc, vị tướng lĩnh tài ba, người có công giúp các vua nhà Trần đánh tan ba cuộc xâm lược giặc Nguyên. Nét đẹp đó là tấm lòng chí công vô tư, biết gạt bỏ tịhiềm cá nhân, gia tộc, vì vận mệnh của muôn dân. Chúng ta cùng xem tranh vẽ , nghe kể chuyện, sau đó cùng tập kể lại câu chuyện.
2.GV kể chuyện. ( Két hợp chỉ tranh)
Đoạn 1: Giọng chậm rãi , trầm lắng.
Đây là cảnh Trần Liễu – Thân phụ Trần Quốc Tuấn lúc ông lâm bệnh nặng, trối trăng lại những lời cuối cùng cho con trai Trần Quốc Tuấn.
Đoạn 2,3: Giọng nhanh hơn, căm hờn.
Bức tranh vẽ cảnh giặc Nguyên ồ ạt sang xâm lược nước ta. 
Đây là tranh vẽ cânht Trần Quốc Tuấn đón tiếp Trần Quang Khải ở bến Đông, Trần Quốc Tuấn tự tay dội lá thơm cho Trần Quang Khải.
Đoạn 4,5: Đây là cảnh vua Trần Nhân Tông , Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và các bô lão trong điện Diên Hồng.
Đoạn 6: Giọng chậm rãi, vui mừng.
Cảnh giặc Nguyên tan tác, thua chạy về nước.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện. 
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu hs về nhà kể lại cho người thân nghe và chuẩn bị cho tiết sau.
- Tìm ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về truyền thống đoàn kết của dân tộc?
Phương pháp kiểm tra -đánh giá.
+ GV gọi 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện tuần 23.
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
 Phương pháp thuyết trình.
GV giới thiệu 
- Phương pháp thực hành luyện tập
GV kể lại câu chuyện 2,3 lần.
GV kể lần 1: mở bảng phụ, giải thích từ khó. Giải thích quan hệ gia tộc giữa Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải và các vị vua nhà Trần thời bấy giờ.
GV kể lần 2 , vừa kể vừa chỉ tranh, khi đến từ khó GV chỉ bảng.
Dựa vào tranh minh hoạ kể lại từng đoạn của câu chuyện.
Các nhóm kể lại nội dung truyện theo tranh. ( nhóm 6)
Hs làm việc theo nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Đại diện nhóm kể trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện .
Cả lớp nhận xét, bình chọn người kể hay nhất.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Kể chuyện 
Tuần24 tiết24.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Chính tả
Ôn tập về quy tắc viết hoa
I- Mục đích yêu cầu
Viết đúng bài : Ai là thuỷ tổ loài người ( nghe – viết )
Ôn tập lại quy tắc viết hoa tên người.
Làm đúng các bài luyện chính tả để khắc sâu quy tắc.
 II- Đồ dùng dạy – học
Phấn màu
III- Các hoạt động dạy – học
Kiểm tra bài cũ:
 HS chữa lỗi sai trong vở chính tả.
Giới thiệu bài:
Hôm nau chúng ta ôn tập cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
Hướng dẫn HS viết.
GV đọc bài một lượt. Giọng đọc thong thả, rõ ràng.
Nêu nội dung của bài ( truyền thuyết của 1 số dân tộc trên thế giới về thuỷ tổ loài người, giới thiệu nhà khoa học tìm ra nguồn gốc loài người).
2 HS lên bảng viết từ khó, HS dưới lớp viết vào vở nháp: Chúa Trời, A- đam, Ê - va, Nữ Oa, Bra – hma, Sác – lơ Đác – uyn.
Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài qua các tên riêng vừa viết.( Viết hoa chữ cái đầu của bộ phận tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối: A- đam, Bra – hma, Sác – lơ Đác – uyn; Nếu tên riêng đọc theo âm Hán Việt thì viết như đối với tên người VN: Trung Quốc, Nữ Oa)
Gv đọc , hs viết bài. Mỗi cụm từ đọc 2 lượt
GV theo dõi tốc độ viết của HS để điều chỉnh tốc độ đọc của mình cho phù hợp. Uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của HS.
- GV đọc lại bài và yêu cầu hs soát lỗi
- GV chấm chữa từ 7 -> 10 bài. Trong đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. HS có thể tự đối chiếu SGK để tự sử những chữ viết sai bên lề trang vở.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2b: 
GV tổ chức cho HS làm bài 
+ Mỗi HS tự làm bài (cá nhân) bằng bút chì mờ vào SGK (khi chưa có Vở bài tập, Tiếng Việt).
Cả lớp làm lại bài vào SGK theo lời giải đúng.
Trung Quốc: Bắc Kinh
Lào: Viêng Chăn
Thái Lan: Băng Cốc
Cam-pu-chia: Nông Pênh ( Phnôm Pênh)
Nhật Bản: Tô-ky-ô
IN -đô-nê-xi-a: Gia – các – ta.......
Bài 3:
Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công.
( Đây là tên riêng đọc theo âm Hán Việt)
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, biểu dương những HS học tốt trong tiết học.
- Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà làm lại vào vở
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Luyện từ và câu
Tuần24 tiết47.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Liên kết các câu trong bài bằng phép lặp 
I- Mục đích, yêu cầu
Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép lặp
Biết sử dụng phương pháp lặp để liên kết câu.
 II- Đồ dùng dạy học 
Bút dạ và những tờ phiếu khổ to cho HS làm bài tập 2.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
3’ 
35’
2’
Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bài về nhà tiết trước.
B. Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
Tiết từ câu hôm nay sẽ giúp các em học cách thức kết nối các câu trong đoạn văn, bài văn. Các em sẽ hiểu vì sao trong đoạn văn bài văn không thể thiéu sự liên kết. Đồng thời các em sẽ được học 1 trong những cách thức tạo ra mối liên kết các câu trong đoạn, bài.
 2. Phần nhận xét
Bài tập 1:
Cả hai câu đều nói về đền Thượng
 Bài tập 2: 
Từ “ đền” giúp em nhận ra sự liên kết về nội dung giữa 2 câu trên. 
Bài tập 3 
... Thì nội dung 2 câu không còn ăn nhập gì với nhau vì mỗi câu đề cập đến 1 sự vật. Câu 1 nói về đến Thượng còn câu 2 lại nói về nhà, ngôi chùa, trường hoặc lớp.
Nếu không có sự liên kết giữa các câu thì không thể toạ thành đạon văn hoặc bài văn được.
Ghi nhớ
Phần luyện tập:
Bài tập 1:
 Đoạn a: Trống đồng Đông Sơn.
Đoạn b: Nét hoa văn; anh chiến sĩ.
Đoạn c: Ông.
Bài tập 2: 
Có thể khôi phục các từ bị lược như sau:
Thuyền
Thuyền
Thuyền
Thuyền
Thuyền
Chợ
cá song
cá chim
tôm
Bài tập 3 : Uống nước nhớ nguồn
... là một trong những câu tục ngữ hay. Câu tục ngữ khuyên người hưởng thành quả phải biết ơn người đã có công làm nên thành quả ấy.
............ 
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- Làm lại bài 3 vào vở.
*PP kiểm tra ,đánh giá.
-2 hs làm bài tập 2,3 tiết trước.
- Hs khác nhận xét .
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*PP thuyết trình, trực quan, nhóm.
*PP thực hành, luyện tập
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại
- HS làm việc cá nhân : HS trình bày kết quả. Cả lớp và Gv nhật xét.
- GV nêu đáp án chuẩn.
- Cả lớp sửa bài trong SGK theo đúng lời giải.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
HS trao đổi theo cặp. 
1 HS làm bài trên bảng. 
- GV nhận xét - chấm điểm.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS trao đổi theo cặp. - HS chữa bài.
GV nhận xét, kết luận.
2 HS đọc ghi nhớ.
Cả lớp đọc đông thanh.
*PP thực hành, luyện tập
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại
- Sau 3 phút, các nhóm dán bài lên bảng lớp, đại diện của từng nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và Gv nhật xét, chốt ý kiến đúng.
- Cả lớp sửa bài trong SGK theo đúng lời giải.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm việc cá nhân.
- 2 HS chữa bài. 
- GV nhận xét bài làm của HS - chấm điểm.
- Cả lớp sửa bài trong SGK theo lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại
- GV Phát phiếu cho HS trao đổi , làm bài theo nhóm.
- Sau 3 phút, các nhóm dán bài lên bảng lớp, đại diện của từng nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và Gv nhật xét, chốt ý kiến đúng.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Luyện từ và câu
Tuần24 tiết48.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
B: Liên kết các câu trong bài bằng phép thế 
I- Mục đích, yêu cầu
Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép thế, tác dụng của phép thế.
Biết sử dụng phương pháp thế để liên kết câu.
 II- Đồ dùng dạy học 
Bút dạ và những tờ phiếu khổ to cho HS làm bài tập 1,2.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
3’ 
35’
2’
Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bài về nhà tiết trước.
B. Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
VD1: Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đều đến gặp vua Hùng xin được làm rể. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đều khoẻ mạnh và tài trí hơn người. Vua không biết nên chọn Sơn Tinh hay Thuỷ Tinh.
VD2: Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đều đến gặp vua Hùng xin được làm rể. Cả hai chàng đều khoẻ mạnh và tài trí hơn người. Vua không biết nên chọn ai.
Cách diễn đạt ở ví dụ nào hay hơn? ( VD2)
Hai VD cùng nói về cùng 1 nội dung nhưng VD2 diễn đạt hay hơn, gọn hơn nhờ thay thế những từ dùng lặp lại ở VD 1. Đó là phép thế. Chúng ta cùng tìm hiểu cách liên kết câu bằng phép thế trong giờ học hôm nay.
 2. Phần nhận xét
Bài tập 1:
Cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Tuấn.
 Bài tập 2: 
Em đã biết cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Tuấn . Tìm những từ ngữ trong 6 câu trên đều chỉ Trần Quốc Tuấn?
Hưng Đạo Vương - ông – Quốc công Tiết chế – Vị chủ tướng tài ba – Hưng Đạo Vương - ông – Người. 
Bài tập 3 
Tuy nội dung 2 đoạn văn giống nhau nhưng cách diễn đạt ở đoạn 1 hay hơn ở đoạn 2 vì từ ngữ ở đoạn 1 dùng linh hoạt hơn – Tác giả dùng những từ ngữ khác nhau cùng chỉ 1 đối tượng nên tránh được sự lặp lại đơn điệu, nhàm chán, nặng nề như ở đoạn 2.
GV : Việc thay thế những từ ngữ đã dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa như trên được gọi là phép thế.
Ghi nhớ
Phần luyện tập:
Bài tập 1:
 Đoạn a: 
( 4) người liên lạc ( Thay cho người đặt hộp thư ở câu 2) 
( 5) Đó ( Thay cho một chút tình cảm... ở câu 4)
( 6) Hai Long ( Thay cho anh ở câu 4)
Đoạn b: 
( 2) Tráng sĩ ấy ( Thay cho Phù Đổng Thiên Vương ở câu 1 và tráng sĩ ấy ở câu 2) 
Bài tập 2: Lựa chọn

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_24_truong_thdl_doan_thi_diem.doc