Giáo án Toán 2 - Tiết 107: Phép chia
GV nhận xét bài kiểm tra của HS.
- Nêu ưu, nhược điểm.
Các con đã được học phép nhân. Bài học hôm nay các con sẽ được làm quen với 1 phép tính mới đó là phép tính chia.
* Nhắc lại phép nhân
3 x 2 = 6
+ Mỗi phần có 3 ô vuông. Hỏi 2 phần có ô?
* Giới thiệu phép chia cho 2.
- GV kẻ gạch ngang như hình SGK.
GV hỏi: 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau. Mỗi phần có mấy ô vuông?
- GV nói: Ta đã thực hiện một phép tính mới là phép chia ( sáu chia hai bằng ba ).
Thứ ba, ngày 3 tháng 2 năm 2015 BUỔI SÁNG TOÁN Tiết 107: PHÉP CHIA I- MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Nhận biết được phép chia (BT1) - Biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành 2 phép chia(BT2). 2. Kĩ năng: Vận dụng linh hoạt kiến thức đã học để làm bài tập. Làm thành thạo những dạng bài tập làm trong SGK. 3. Thái độ: Yêu thích học môn Toán. Trình bày bài đẹp. II- ĐỒ DÙNG Giáo viên: Các mảnh bìa hình vuông bằng nhau. Học sinh: Bút, vở. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Thời gian Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 5’ 1’ 15’ 8’ 8’ 3’ 1’ A. Ôn định tổ chức: B. Bài cũ: C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Các hoạt động dạy học: 3 . Luyện tập. Bài 1: Bài 2: Tính D. Củng cố E. Dặn dò: - GV nhận xét bài kiểm tra của HS. - Nêu ưu, nhược điểm. Các con đã được học phép nhân. Bài học hôm nay các con sẽ được làm quen với 1 phép tính mới đó là phép tính chia. * Nhắc lại phép nhân 3 x 2 = 6 + Mỗi phần có 3 ô vuông. Hỏi 2 phần có ô? * Giới thiệu phép chia cho 2. - GV kẻ gạch ngang như hình SGK. GV hỏi: 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau. Mỗi phần có mấy ô vuông? - GV nói: Ta đã thực hiện một phép tính mới là phép chia ( sáu chia hai bằng ba ). Viết là: 6 : 2 = 3 . Dấu “:” Gọi là dấu chia. Yêu cầu học sinh đọc lại phép chia trên. * Giới thiệu phép chia cho 3. - Vẫn dùng 6 ô như trên. + 6 ô chia thành mấy phần để mỗi phần có 3 ô? - Nêu phép tính tương ứng.GV ghi bảng - Yêu cầu HS đọc lại phép tính vừa tìm được. * Nêu nhận xét, quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - Mỗi phần có 3 ô , 2 phần có 6 ô 3 x 2 = 6 - Có 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau mỗi phầncó3ô. 6 : 2 = 3 - Có 6 ô chia mỗi phần 3 ô thì được 2 phần. 6 : 3 = 2 + Con nhận xét gì với 3 phép tính trên? GV chốt: Từ một phép nhân ta có thể lập được 2 phép chia tương ứng. 3 x 2 = 6 6 : 2 = 3 6 : 3 = 2 Đó là quan hệ của phép nhân và phép chia. Cho phép nhân viết 2 phép chia theo mẫu. 4 x 2 = 8 8 : 2 = 4 8 : 4 = 2 - GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu mẫu. - Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ và phân tích. - Yêu cầu HS làm bài. - GV chữa bài chốt lời giải đúng. - GV quan sát giúp đỡ HS yếu. - Chữa bài. + Con có nhận xét gì về những phép tính trên. GV chốt: Từ 1 phép nhân ta lập được 2 phép chia. *Mở rộng: - Dựa vào phép nhân: 4 x 5 = 20, ta sẽ viết được 2 phép chia tương ứng: 20 : 4 = 5 20 : 5 = 4 =>Vậy giữa phép nhân và phép chia có mối quan hệ với nhau, phép chia là phép toán ngược của phép nhân. + Hôm nay chúng ta học bài gì? + Dấu: Gọi là dấu gì? - GV tổng kết theo nội dung bài. - Dặn HS về học bài sau. - Hát. - HS nghe để sửa sai. - HS nghe - Nhắc lại đầu bài. - HS trả lời và ghi phép tính. 3 x 2 = 6 - HS quan sát hình vẽ và trả lời ( 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có 3 ô. - HS nghe và ghi nhớ. - HS quan sát hình trả lời (Để mỗi phần có 3 ô thì chia 6 ô thành 2 phần). - 6 chia 3 bằng 2, viết là 6 : 3 = 2. - Vài HS đọc. - HS trả lời. - HS trả lời: từ 1 phép nhân viết 2 phép chia tương ứng. - HS thực hiện. - 3 HS làm bảng lớp. HS khác làm bài vào vở. - 1 HS đọc bài. - 2 HS làm bảng lớp. - HS khác làm vào vở. - HS trả lời. - HS trả lời. - HSTL. - HS nghe.
File đính kèm:
- Phep_chia.doc