Giáo án Tin lớp 6 tiết 60+ 61: Trình bày cô đọng bằng bảng

4. Chèn thêm hàng, cột:

 a. Chèn thêm hàng (Rows):

 B1: Nháy chuột vào 1 ô của hàng cần chèn.

 B2: Table  Insert 

 - Rows Above: Chèn hàng phía trên con trỏ.

 - Rows Below: Chèn hàng phía dưới con trỏ.

* Chú ‎ý: Để chèn thên hàng ở cuối bảng ta đặt con trỏ soạn thảo vào ô cuối của bảng  gõ phím Tab.

b. Chèn thêm cột (Columns):

B1: Nháy chuột vào 1 ô của cột cần chèn.

 B2: Table  Insert 

 B3: Lựa chọn

 - Columns to the left: Chèn thêm cột về bên trái con trỏ.

 - Columns to the Right: Chèn thêm cột về bên phải con trỏ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin lớp 6 tiết 60+ 61: Trình bày cô đọng bằng bảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 60, 61
TRÌNH BÀY CÔ ĐỌNG BẰNG BẢNG
 Ngày soạn: 11/04/2015
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh cần biết được khi nào thì thông tin nên tổ chức dưới dạng bảng.
- Quan sát trực quan.
.2. Kỹ năng:
- Tạo được bảng đơn giản và thực hiện được một số thao tác cơ bản nhất với bảng như điều chỉnh độ rộng, hẹp của cột, dòng.
3. Thái độ:
 - Thói quen : HS có thái độ nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP & KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Thuyết trình, gợi mở bằng cách hỏi – đáp, thảo luận theo cặp tìm các bước tạo bảng 
III. CHUẨN BỊ CỦA GV&HS
1. Giáo viên: Giáo án. 
2. Học sinh: xem bài trước ở nhà, SGK.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: 
1) Chèn một hình ảnh vào văn bản, tác động lên hình ảnh.
2) Gõ thông tin về học sinh như sau: Họ tên, năm sinh, số điện thoại, nơi ở, điểm các môn.
2. Bài mới : 
Hoạt động 1: Giới thiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hãy quan sát thông tin bạn vừa nhập vào máy và cho nhận xét về cách trình bày dữ liệu như thế nào?
*HS: Cách trình bày dài dòng lai khó hiểu.
?Nếu nhập như vậy cho học sinh của toàn trường thì sẽ như thế nào?
*HS: Ta thấy các tiêu đề như: Họ tên, năm sinh, số điện thoại, nơi ở, điểm các môn. Được lặp đi lặp lại cho từng học sinh.
?Có cách nào để rút ngắn trình bày như vậy không? Để khi nhìn vào dễ hiểu, khoa học, bố cục đẹp,
*HS: Ta cần sử dụng bảng để nhập thông tin cho học sinh.
*GV: Để rút ngắn trình bày nhìn vào thấy khoa học, dễ đọc, dễ hiểu lại tiết kiệm được thời gian, bộ nhớ. Phần mềm Word cho phép ta sử dụng bảng đê nhập dữ liệu. Vậy tạo bảng như thế nào ta tìm hiểu bài mới.
- Học sinh chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: Tìm hiểu khi nào cần sử dụng bảng để nhập dữ liệu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
?Hãy kể sự chuẩn bị cho các tiết học trước khi đi học?
*HS: Sách, vở, bút, mực,.
*GV: Dựa vào đâu để em biết cần sách, vở nào cho đúng buổi học?
*HS: Dựa vào thời khoá biểu.
*GV: Thời khoá biểu em viết như thế nào?
*HS: Tạo bảng theo thứ trong tuần.
*GV: Trong cuộc sống để trình bày một số vấn đề nào đó ta phải lựa chọn cụ thể từng vấn đề xem vấn đề đó cần trình bày như thế nào? Để dễ đọc, dễ hiểu.
*Ví dụ: Để soạn một bài văn thì ta gõ theo cách thông thường, nhưng để tạo thời khoá biểu, danh sách học sinh, bảng điểm, ta không thể trình bày như một bài văn vì như thế sẽ khó đọc, khó hiểu nội dung, để dễ đọc, dễ hiểu nội dung đó ta cần tạo bảng trước khi nhập dữ liệu.
* Khi nào thì cần sử dụng bảng để nhập dữ liệu?
- Để làm rõ sự so sánh ta nên sử dụng bảng.
 - Cần lựa chọn cẩn thận khi nào cần sử dụng bảng vì: bảng là hình thức trình bày cô đọng, dễ hiểu và dễ so sánh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách tạo bảng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Để thực hiện được việc tạo bảng ta làm thế nào?
*HS: Trao đổi theo cặp
Tìm hiểu các bước tạo bảng?
* Đại diện trả lời ® Cả lớp nhận xét, góp ý‎, bổ sung
*GV: chốt lại bằng cách thao tác mẫu
*HS: Quan sát và ghi bài
* Gọi hai học sinh thao tác ® HS thao tác
*GV: Để nhập được nội dung vào bảng ta phải di chuyển con trỏ soạn thảo vào ô cần nhập.
*GV: Thao tác mẫu ® HS quan sát
* Gọi hai học sinh thao tác ® HS thao tác
*GV: Khi tao bảng các ô đầu tiên có độ rộng bằng nhau. Trong thực tế ta cần độ rộng của ô là khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung cần nhập.
?Vậy làm cách nào để thay đổi kích thước của hàng, cột?
2. Tạo bảng:
C1: Nháy chọn nút lệnh Insert Table ® di chuyển chuụot chọn số dòng, cột cần. C2: B1) Table ® Insert ® Table
 B2) – Number of columns ® gõ số cột cần
 - Number of Rows ® gõ số hàng cần.
 B3) OK
* Di chuyển con trỏ soạn thảo trong ô của bảng:
Phím
Chức năng
Con trỏ chuột
- Nháy chuột vào ô cần
Tab
- Đến ô kế tiếp
­ ¯ ® ¬
- Xuống 1 dòng, lên 1 dòng, sang trái 1 ô, sang phải 1 ô
Alt + Home
- Về ô đầu tiên của dòng
Alt + End
- Về ô cuối của dòng
Shift + Tab
- Về ô trước nó
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách thay đổi kích thước của cột hay hàng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
*HS: Trao đổi theo cặp. 
?Tìm cách thay đổi độ rộng, hẹp cho cột, hàng?
* Đại diện trả lời ® cả lớp nhận xét, góp ‎ý, bổ sung
* GV: Ta chỉ việc đưa chuột vào biên của cột, hàng và di chuyển chuột chọn độ rộng, hẹp.
*GV: Thao tác mẫu ® HS quan sát trực quan
* Gọi ba học sinh thao tác ® HS thao tác
3. Thay đổi kích thước của cột hay hàng: 
 Điều chỉnh kích thước ta đưa chuột vào biên của cột hoặc hàng cần sao cho chuột có dạng ó ô Giữ chặt chuột trái di chuyển chuột chọn kích thước thích hợp ® thả chuột.
Hoạt động 5: Tìm hiểu cách chèn thêm cột hoặc hàng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
*GV: chiếu bài mẫu ® HS quan sát trực quan
*HS: Hoạt động nhóm.
 - Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu cách chèn thêm hàng.
 - Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu cách chèn thêm cột.
* Đại diện nhóm 1 và 2 trình bày ® cả lớp nhận xét, góp ‎ý, bổ sung
*GV: Chốt lại bằng cách thao tác mẫu ® HS quan sát
* Gọi hai học sinh thao tác ® HS thao tác
* Đại diện nhóm 3 và 4 trình bày ® cả lớp nhận xét, góp ‎ý, bổ sung
*GV: Chốt lại bằng cách thao tác mẫu ® HS quan sát
* Gọi hai học sinh thao tác ® HS thao tác.
*GV: Khi tao bảng trong thực tế đôi khi cần chỉnh sửa thêm hoặc bớt cột, hàng.
4. Chèn thêm hàng, cột:
 a. Chèn thêm hàng (Rows):
 B1: Nháy chuột vào 1 ô của hàng cần chèn.
 B2: Table ® Insert ® 
 - Rows Above: Chèn hàng phía trên con trỏ.
 - Rows Below: Chèn hàng phía dưới con trỏ.
* Chú ‎ý: Để chèn thên hàng ở cuối bảng ta đặt con trỏ soạn thảo vào ô cuối của bảng ® gõ phím Tab.
b. Chèn thêm cột (Columns):
B1: Nháy chuột vào 1 ô của cột cần chèn.
 B2: Table ® Insert ® 
 B3: Lựa chọn
 - Columns to the left: Chèn thêm cột về bên trái con trỏ.
 - Columns to the Right: Chèn thêm cột về bên phải con trỏ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách xoá hàng, cột hoặc bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
*GV: Để xoá hàng, cột hay toàn bảng.
*GV: thao tác trên bài mẫu chọn hàng, cột cần xoá và gõ phím Delete ® HS quan sát
?Nhận xét bảng dữ liệu như thế nào sau khi cô thao tác?
*HS: Dữ liệu trong hàng, cột được xoá sạch, nhưng hàng và cột còn nguyên.
?Vậy làm cách nào để xoá được cột hay hàng?
* Trao đổi theo cặp.
?Tìm cách xoá hàng, cột hay bảng?
* Đại diện nhóm trình bày ® cả lớp nhận xét, góp ‎ý, bổ sung
*GV: Chốt lại bằng cách thao tác mẫu ® HS quan sát
* Gọi ba học sinh thao tác ® HS thao tác
5. Xoá hàng, cột hoặc bảng:
B1: Nháy chuột vào ô cần xoá.
B2: Table ® Delete
B3: Lựa chọn
 - Cell: Xoá ô
 - Rows: Xoá hàng
 - Columns: Xoá cột
 - Table: Xoá toàn bảng
* Chú ý: Nhấn phím Delete không xoá được hàng, cột hay bảng mà chỉ xoá được nội dung trong bảng.
3. Củng cố:
- Cần hiểu rõ khi nào thì cần sử dụng bảng, cách tạo bảng, biết điều chỉnh kích thước của cột, hàng.
 - Cần nắm vững cách chèn thêm hàng, cột bằng lệnh Table ® Insert.
 - Cần nắm vững các thao tác xoá hàng, cột, bảng bằng lệnh Table ® Delete.
4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà
 - Làm các bài tập còn lại ở SGK trang 106, 107.
 - Về làm các bài tập ở SGK từ bài 18 đến bài 21 để tiết sau làm bài tập.
V. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • doctiet 60, 61.doc
Giáo án liên quan