Giáo án Tin học tự chọn 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Phượng Linh

Trong bài học trước chúng ta đã biết được sự liên quan giữa hệ điều hành và các thiết bị cũng như các phần mềm của máy tính. Nhưng hệ điều hành là thiết bị phần cứng hay phần mềm. Nó được đặt ở chỗ nào trong máy tính bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

? Hệ điều hành là phần mềm máy tính phải không

-Học sinh: trả lời phải và tại sao phải.

- Giáo viên: hoàn chỉnh và khẳng định lại hệ điều hành là phần mềm máy tính

? Phần mềm hệ điều hành này do đâu có.

-Học sinh: Do con người thiết kế và cài đặt lên máy tính để sử dụng.

? Hệ điều hành có phải là chương trình máy tính?

-Học sinh: Hệ điều hành là chương trình máy tính đặc biệt

? Hệ điều hành được cài đặt khi nào trên máy tính

-Học sinh: Cài đặt sau khi đã có một máy tính hoàn chỉnh.

-Học sinh: Hệ điều hành phải được cài đặt đầu tiên vào trong máy tính

? Hình dáng của hệ điều hành

-Học sinh: Hệ điều hành chỉ là sản phẩm trí tuệ của con người cho nên hệ điều hành không có hình dáng cụ thể.

? Có bao nhiêu phần mềm trong chiếc máy tính và thứ tự cài đặt của hệ điều hành so với các phần mềm khác như thế nào(thảo luận nhóm trong vòng 2 phút)

-Học sinh: Trong một máy tính có thể có nhiều phần mềm được cài đặt, số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng. Nhưng hệ điều hành phải được cài đặt đầu tiên.

? Hiện nay có bao nhiêu hệ điều hành.

-Học sinh: Hiện nay có nhiều hệ điều hành khác nhau, một vài hệ điều hành thường dùng như: MS Dos, Windows, Unix, Linus, Vista

? Ý nghĩa vai trò của các hệ điều hành có giống nhau không (thảo luân nhóm trong 2 phút)

Tuy các hệ điều hành có tên gọi khác nhau nhưng chúng đều có những tính chất công dụng giống nhau: điều phối điều khiển các hoạt động của máy tính, quản lý tài nguyên máy tính.

 

doc143 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học tự chọn 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Phượng Linh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trình đang hoạt động và nhấn Close.
SGK/50
IV. Cửa sổ làm việc
? Em có biết tại sao mà hệ điều hành có tên là Windows hay không
-Học sinh: trả lời.
? Trong cửa sổ làm việc của sổ làm việc của Windows thì thanh nào nằm trên cùng và chức năng là gì
-Học sinh: trả lời
? Có thể thay đổi kích thước cửa sổ của Windows được hay không
-Học sinh: được
? Nút – trên cửa sổ dùng để làm gì?
-Học sinh: thu nhỏ cửa sổ thành biểu tượng trên thanh công việc
? Nút nào dùng để phóng to cửa sổ làm việc
-Học sinh: trả lời
? Nút x dùng để làm gì
-Học sinh: tắt cửa sổ
? Thanh bảng chọn chứa những gì
-Học sinh: trả lời
? Thanh công cụ chứa những gì
-Học sinh: trả lời
Thanh tiêu đề
Thanh bảng chọn
Thanh công cụ
Thanh cuốn dọc
Thanh cuốn ngang
Nút – để thu nhỏ, nút □ để phóng to, nút x để đóng cửa sổ đang làm việc.
Có thể thay đổi kích thước cửa sổ làm việc
	4.4 Củng cố và luyện tập
	- Chức năng của My Computer, Recylce Bin và các thành phần trên cửa sổ làm việc của Windows.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học
- Học bài
- Xem trước bài thực hành 2
5. TỔNG KẾT RÚT KINH NGHIỆM
---------***************----------
]
Tiết: 26+27
Ngày dạy: 
Bài thực hành 2: LÀM QUEN VỚI WINDOWS
1. Mục tiêu bài học:
a. Kiến thức: 
- Biết được các thao tác vào ra hệ thống
- Biết các thành phần và thao tác với bảng chọn Start.
- Biết các thành phần trên cửa sổ vầ các biểu tượng.
b. Kĩ năng:
	- Thực hiện thành thạo các thao tác vào ra hệ thống.
	- Làm quen với bảng chọn Start
	- Làm quen với biểu tượng và cửa sổ.
c. Thái độ:
	- Nghiêm túc hăng hái xây dựng bài.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Phòng máy hoạt động ổn định.
 Học sinh: SGK, học bài, đọc bài trước.
3. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học, nêu vấn đề.
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp thực hành quan sát.
4. Tiến trình.
	4.1 Ổn định tổ chức: ( Kiểm diện)
	4.2 Kiểm tra bài cũ:
	Câu 1: Em hãy cho biết các thành phần trên màn hình nền của Windows
	Câu 2: Em hãy cho biết các thành phần và công dụng của nó trong cửa sổ Windows
	4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
I. Đăng nhập phiên làm việc
- Giáo viên: mỗi máy tính trong phòng máy này có thể có bao nhiêu học sinh sử dụng?
-Học sinh: nhiều
- Giáo viên: để đảm bảo tính riêng tư thì Windows XP cho phép người dùng đặt mật khẩu trên máy 
? Em hãy cho biết cách để khởi động máy tính có mật khẩu
-Học sinh: trả lời
SGK/52
II. Làm quen với bảng chọn Start
- Giáo viên: giới thiệu cách đổi hiển thị của bảng chọn Start
-Học sinh: thực hành
- Giáo viên: em hãy cho biết bảng chọn Start có mấy khu vực chính.
-Học sinh: trả lời
- Giáo viên: hướng dẫn từng khu vực của bảng chọn Start
-Học sinh: lắng nghe và thực hành trên máy
SGK/53
III. Biểu tượng
? Em hãy cho biết trên màn hình nền có những biểu tượng nào chính
-Học sinh: trả lời
? My Document chứa những gì
-Học sinh: chứa tài liệu người đăng nhập phiên làm việc
? My Computer chứa những gì
-Học sinh: chứa biểu tượng các ổ đĩa
? Reycycle chứa những gì
-Học sinh: chứa tệp hay thư mục bị xóa
? Em hãy cho biết để chọn một biểu tượng ta làm gì
-Học sinh: nháy chuột
? Để kích hoạt một biểu tượng em làm gì
-Học sinh: nháy đúp chuột
?Để di chuyển một biểu tượng em làm gì
-Học sinh: trả lời
-Học sinh: thực hành trên máy các thao tác với biểu tượng
Các thao tác với biểu tượng
Chọn: nháy chuột vào biểu tượng
Kích hoạt: nháy đúp chuột vào biểu tượng
Di chuyển: chọn biểu tượng sau đó kéo thả đến vị trí mong muốn
III. Cửa sổ
? Em hãy nhắc lại các thành phần trên cửa sổ
-Học sinh: trả lời
- Giáo viên: yêu cầu học sinh mở cửa sổ làm việc của Notepad để tìm các nút thu nhỏ, phóng to, tắt cửa sổ
-Học sinh: thực hành
- Giáo viên: ? để di chuyển một cửa sổ em làm như thế nào
-Học sinh: trả lời
-Học sinh: thực hành
IV. Kết thúc phiên làm việc
- Giáo viên: để kết thúc phiên làm việc thì em làm gì?
-Học sinh: trả lời
-Học sinh: thực hành
V. Ra khỏi hệ thống
- Giáo viên: em hãy nhắc lại cách để tắt máy
-Học sinh: trả lời
-Học sinh: thực hành tắt máy
	4.4 Củng cố và luyện tập
	- Di chuyển cửa sổ đến vị trí mong muốn
	- Các thao tác với biểu tượng
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học
- Xem tiếp bài thực hành số 3
5. TỔNG KẾT RÚT KINH NGHIỆM
---------***************----------
Tiết: 28
Ngày dạy: 
BÀI TẬP
1. Mục tiêu bài học:
a. Kiến thức: 
- Hiểu được hệ điều hành Windows qua một số thao tác cụ thể: làm quen với thanh công việc, thay đổi màn hình nền, xem và chạy một số chương trình ứng dụng, tìm hiểu cách sử dụng chuột trong Windows.
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng chuột trong môi trường Windows.
c. Thái độ:
	- Tích cực trong học tập có ý thức bảo quản máy tính tốt.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: phòng máy hoạt động ổn định.
 Học sinh: học bài .
3. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học, nêu vấn đề.
Phương pháp vấn đáp.
4. Tiến trình.
	4.1 Ổn định tổ chức: kiểm diện
	4.2 Kiểm tra bài cũ: lồng vào quá trình thực hành
	4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
I. Kích phải chuột 
- Giáo viên: em hãy kích phải chuột vào biểu tượng bất kỳ trên màn hình nền và nhận xét
-Học sinh: thực hành và trình bày nhận xét.
-Học sinh: nhận xét đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên: nhận xét và chốt lại.
- Giáo viên: em hãy kích phải chuột vào vùng trống và chọn toolbar ->quick launch
? em có nhận xét gì?
-Học sinh: thực hành và trả lời
- Giáo viên: đây là thao tác làm ẩn thanh quick launch.
- Kích phải chuột vào vùng trống và chọn Toolbar ->Quick Launch, đây là thao tác làm ẩn thanh công cụ Quick Launch
II. Đổi màn hình nền
- Giáo viên: em có muốn biết cách đổi màn hình nền?
-Học sinh: trả lời
- Giáo viên: trình bày .
-Học sinh: thực hành.
- Giáo viên: uốn nắn học sinh trong quá trình thực hành.
- Kích chuột phải trên vùng trống->Properties->Destop->chọn hình tương ứng nằm trong cửa sổ có thanh trượt để chọn hay nhấn nút Browse... để chọn hình trong nơi lưu trữ khác.
III. Đặt chế độ nghĩ cho màn hình
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh thiết đặt chế độ nghĩ cho màn hình.
-Học sinh: lắng nghe và thực hành
- Kích chuột phải trên vùng trống->Properties->Screen Saver->thiết đặt màn hình nghĩ ở khung Screen Saver, thiết đặt thời gian khung Wait và chọn Preview để xem trước.
	4.4 Củng cố và luyện tập
	- Thay đổi màn hình nền.
	- Cách thiết đặt chế độ nghĩ
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học
- Làm thể nào để truy cập Internet? Các em hãy về nhà nghiên cứu và xem tiếp bài thực hành số 4.
5. TỔNG KẾT RÚT KINH NGHIỆM
---------***************----------
Tiết: 29+30
Ngày dạy: 
Bài thực hành 3: CÁC THAO TÁC VỚI THƯ MỤC
1. Mục tiêu bài học:
a. Kiến thức: 
- Biết hệ thống quản lý tệp trong Windows XP,
- Biết sử dụng My Computer để xem nội dung các thư mục.
- Biết tạo thư mục mới, đổi tên, xóa thư mục đã có
b. Kĩ năng:
- Thực hành thành thạo mở cửa sổ My computer ở 2 chế độ và thành thạo các thao tác với thư mục: tạo mới, đổi tên, xóa.	
c. Thái độ:
	- Nghiêm túc hăng hái xây dựng bài.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Phòng máy hoạt động ổn định.
 Học sinh: SGK, học bài, đọc bài trước.
3. Phương pháp dạy học
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp thực hành quan sát.
4. Tiến trình.
	4.1 Ổn định tổ chức: ( Kiểm diện)
	4.2 Kiểm tra bài cũ:
	Lồng vào quá trình thực hành
	4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
I. Sử dụng My Computer 
- Giáo viên: để xem những gì có trên máy em sử dụng gì?
-Học sinh: My Computer và Windows Explorer
- Giáo viên: để mở My Computer em thực hiện thao tác gì với chuột?
-Học sinh: nháy đúp chuột.
-Học sinh: thực hành mở My Computer .
- Giáo viên: sử dụng nút Folders để hiển thị cửa sổ My Computer dưới dạng 2 ngăn, ngăn bên trái cho biết cấu trúc các ổ đĩa và thư mục
- Nháy đúp chuột mở My Computer.
- Nút Folder hiển thị cửa sổ My Computer dưới dạng 2 ngăn
II. Xem nội dung đĩa
- Giáo viên: làm cách nào em xem được nội dung của đĩa?
-Học sinh: nháy đúp chuột vào ổ đĩa muốn xem thông tin
- Giáo viên: nếu cửa sổ xem thông tin đĩa nhỏ em làm như thế nào để xem thông tin phần còn lại?
-Học sinh: sử dụng thanh cuốn
- Giáo viên: Nếu máy tính có các ổ đĩa khác, nháy đúp chuột vào các biểu tượng để xem thông tin bên trong.
-Học sinh: thực hành xem nội dung các đĩa có trong máy
- Nháy đúp chuột để mở ổ đĩa và để xem thông tin bên trong hay để mở các thư mục bên trong.
III. Xem nội dung thư mục
- Giáo viên: để xem nội dung của thư mục em làm gì?
-Học sinh: nghiên cứu SGK trả lời
- Giáo viên: giới thiệu học sinh nút View để hiển thị dưới các dạng khác nhau.
-Học sinh: thực hành hiển thị nội dung thư mục
- Giáo viên: Nút + và - ở cửa sổ bên trái có ý nghĩa gì?
-Học sinh: nghiên cứu SGK trả lời
-Học sinh: thực hành chọn nút + và –
- Giáo viên: Nút Backs để làm gì?
-Học sinh: quay lại thao tác trước đó
- Giáo viên: Nút Up để làm gì?
-Học sinh: Xem thư mục mẹ của thư mục hiện thời.
-Học sinh: thực hành các thao tác vừa nêu
- Giáo viên: kiểm tra tiến trình thực hành.
- Nút View: để chọn các chế độ hiển thị
- Nút + nếu thư mục có chứa thư mục con nháy nút để xem thư mục con khi đó dấu + trở thành dâu –.
- Nút Backs để quay trở lại thao tác vừa thực hiện.
- Nút Up để xem thư mục mẹ thư mục hiện thời.
IV. Tạo thư mục mới
- Giáo viên: em hãy nghiên cứu SGK và cho biết các bước tạo một thư mục mới
-Học sinh: nghiên cứu SGK trả lời.
- Giáo viên: chốt lại
-Học sinh: thực hành tạo thư mục mới cho thành thạo
- Giáo viên: kiểm tra quá trình thực hành
- Giáo viên: lưu ý cách đặt tên thư mục
B1: Mở cửa sổ chứa thư mục đó
B2: Nháy phải chuột ở vùng trống và chọn New-Folder.
B3: Gõ tên thư mục, nhấn Enter
Lưu ý: trong Windows tên thư mục có thể dài 255 kí tự nhưng không được chứa các kí tự: \/:*?, tên thư mục không phân biệt chữ hoa và chữ thường
V. Đổi tên thư mục
- Giáo viên: trình bày các bước đổi tên thư mục
-Học sinh: lắng nghe và ghi nhận
-Học sinh: thực hành các thao tác đổi tên thư mục
- Giáo viên: kiểm tra quá trình thực hành.
- Giáo viên: lưu ý sử dụng các phím di chuyển sửa tên thư mục.
- Giáo viên: trình bày thêm một số cách đổi tên thư mục
B1: nháy chuột vào tên thư mục cần đổi
B2: Nháy chuột vào tên thư mục một lần nữa
B3: Gõ tên mới, nhấn Enter hay di chuyển chuột sang vị trí khác.
Lưu ý: Nếu chỉ sữa mà không đổi tên thì dùng các phím di chuyển để di chuyển đến kí tự cần sửa.
VI. Xóa thư mục
- Giáo viên: em hãy trình bày các bước để xóa thư mục
-Học sinh: nghiên cứu SGK trả lời
-Học sinh: thực hành trên máy thao tác xóa thư mục
B1: Chọn thư mục cần xóa
B2: Nhấn Delete
Lưu ý: thư mục thực sự xóa khi nào xóa nó trong thùng rác
	4.4 Củng cố và luyện tập
	- Em hãy thực hành phần tổng hợp trong SGK.
	- Trình bày lại các bước tạo thư mục mới, đổi tên thư mục, xóa thư mục.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học
- Xem tiếp bài thực hành số 4
5. TỔNG KẾT RÚT KINH NGHIỆM
Tiết: 31+32
Ngày dạy: 
Bài thực hành 4: CÁC THAO TÁC VỚI TỆP 
1. Mục tiêu bài học:
a. Kiến thức: 
- Biết đổi tên, xóa, sao chép và di chuyển tệp tin.
b. Kĩ năng:
- Thực hiện được các thao tác đổi tên, xóa, sao chép và di chuyển tệp tin.	
c. Thái độ:
	- Nghiêm túc trong học tập và bảo quản máy tính.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: Phòng máy hoạt động ổn định.
 Học sinh: SGK, học bài, đọc bài trước.
3. Phương pháp dạy học
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp thực hành quan sát.
4. Tiến trình.
	4.1 Ổn định tổ chức: ( Kiểm diện)
	4.2 Kiểm tra bài cũ:
	Lồng vào quá trình thực hành
	4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
I. Khởi động My Computer
- Giáo viên: Làm cách nào khởi động My Computer?
-Học sinh: trả lời.
? Mỗi thư mục chứa bao nhiêu tệp tin.
-Học sinh: có chứa ít nhất một tệp tin. 
- Giáo viên: yêu cầu học sinh mở My Document để lấy VD rằng một thư mục chứa ít nhất một tệp tin.
II. Đổi tên tệp tin
- Giáo viên: nghiên cứu SGK và cho biết cách đổi tên tệp tin?
-Học sinh: nghiên cứu và trả lời.
? Vậy đổi tên tệp và thư mục giống hay khác nhau
-Học sinh: giống nhau.
? Khi đổi tên tệp có nên đổi tên phần mở rộng không? tại sao?
-Học sinh: không nên vì chúng ta chỉ đổi tên không nên đổi kiểu của tệp để phân biệt tệp đó thuộc kiểu nào.
- Giáo viên: chốt lại.
-Học sinh: ghi nhận
? Ngoài ra còn cách nào khác để đổi tên tệp.
-Học sinh: trình bày.
-Học sinh: thực hành đổi tên tệp
- Giáo viên: kiểm tra thực hành
B1: Nháy tên tệp muốn đổi tên
B2: Nháy chuột vào tên tệp một lần nữa.
B3: Gõ tên mới rồi nhấn Enter
III. Xóa tệp tin
? Để xóa tệp tin em làm như thế nào
-Học sinh: trả lời
- Giáo viên: chốt lại 
-Học sinh: ghi nhận.
? ngoài ra còn cách nào khác để xóa tệp
-Học sinh: trả lời.
? Khi xóa tệp thì tệp bị xóa có thật sự xóa khỏi máy
-Học sinh: không thực sự xóa khỏi máy mà được đưa vào Recycle Bin
-Học sinh: thực hành xóa tệp
- Giáo viên: kiểm tra thực hành và lưu ý học sinh không nên xóa tệp ở ổ đĩa C
B1: Nháy chuột chọn tệp cần xóa
B2: Nhấn Delete
IV. Sao chép tệp tin vào thư mục khác
- Giáo viên: Để sao chép tệp sang thư mục khác ta làm như thế nào?
-Học sinh: nghiên cứu SGK và trả lời
- Giáo viên: chốt lại
-Học sinh: ghi nhận
- Giáo viên: còn những cách nào khác để sao chép tệp?
-Học sinh: có thể trả lời đúng đủ hoặc không
- Giáo viên: bổ sung.
? Khi sao chép thì tệp bị sao chép còn hay mất.
-Học sinh: còn
-Học sinh: thực hành sao chép tệp.
- Giáo viên: uốn nắn cho học sinh 
B1: Chọn tệp cần sao chép
B2: Edit --> Copy
B3: Chuyển đến thư mục chứa tệp được sao chép.
B4: Edit-->Paste.
IV. Di chuyển tệp tin sang thư mục khác
- Giáo viên: Để di chuyển tệp sang thư mục khác ta làm như thế nào?
-Học sinh: nghiên cứu SGK và trả lời
- Giáo viên: chốt lại
-Học sinh: ghi nhận
- Giáo viên: còn những cách nào khác để di chuyển tệp?
-Học sinh: có thể trả lời đúng đủ hoặc không
- Giáo viên: bổ sung.
? Khi di chuyển tệp thì tệp bị di chuyển còn hay mất
-Học sinh: sẽ mất
-Học sinh: thực hành di chuyển tệp
- Giáo viên: kiểm tra thực hành và uốn nắn sai xót cho học sinh
B1: Chọn tệp cần di chuyển
B2: Edit --> Cut
B3: Chuyển đến thư mục chứa tệp
B4: Edit-->Paste.
V. Xem nội dung tệp và chạy chương trình
? Làm cách nào để xem tệp là văn bản hay đồ họa
-Học sinh: trả lời.
- Giáo viên: các tệp sẽ được mở trên một cứa sổ mới.
? Vậy để xem tệp là chương trình thì làm như thế nào
-Học sinh: trả lời
-Học sinh: thực hành xem tệp văn bản và đồ họa
- Giáo viên: kiểm tra phần thực hành
SGK/62
VI. Tổng hợp
? Em hãy đọc yêu cầu phần tổng hợp SGK/62
-Học sinh: đọc
-Học sinh: thực hành theo yêu cầu phần tổng hợp
- Giáo viên: kiểm tra tiến trình thực hành uốn nắn học sinh sai xót
tuyên dương các máy có kết quả thực hành nhanh đúng
SGK/62
	4.4 Củng cố và luyện tập
	- Đổi tên tệp, di chuyển, sao chép tệp
	- Khi sao chép thì tệp sao chép còn, khi di chuyển tệp thì tệp di chuyển bị mất.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học
- Ôn bài thực hành chuẩn bị kiểm tra thực hành 1 tiết
5. TỔNG KẾT RÚT KINH NGHIỆM
---------***************----------
Tiết: 33
Ngày dạy: 
ÔN TẬP 
1. Mục tiêu bài học:
a. Kiến thức: 
- Ôn lại các kiến thức đã học ở các bài 1, 2, 3,4.
b. Kĩ năng:
-Nắm vững kiến thức đã học chuẩn bị ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì.
c. Thái độ:
	- Nghiêm túc trong học tập.
2. Chuẩn bị:
Giáo viên: hệ thống câu hỏi ôn tập kiến thức đã học.
 Học sinh: SGK, học bài, đọc bài trước.
3. Phương pháp dạy học
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp diễn giảng
4. Tiến trình.
	4.1 Ổn định tổ chức: ( Kiểm diện)
	4.2 Kiểm tra bài cũ:
	Lồng vào quá trình ôn tập
	4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
	I. Lý thuyết
- Giáo viên: thông tin là gì? Hoạt động thông tin là gì? Nhiệm vụ chính của tin học hiện nay là gì?
-Học sinh: trả lời
- Giáo viên: ghi nhận và cho điểm
? Thông tin có những dạng nào? Biểu diễn thông tin là gì? Trong máy tính thông tin được biểu diễn như thế nào?
-Học sinh: trả lời
- Giáo viên: ghi nhận và cho điểm
? Máy tính có thể làm được điều gì? Điều mà máy tính chưa làm được?
-Học sinh: trả lời
- Giáo viên: ghi nhận và cho điểm
?Mô hình quá trình ba bước? Cấu trúc chung của máy tính điện tử bao gồm các khối chức năng nào? Đơn vị đo thông tin bộ nhớ? Phần mềm máy tính có mấy loại?
-Học sinh: trả lời
- Giáo viên: ghi nhận và cho điểm
?Thiết bị nhập/ xuất là những thiết bị nào?
- Học sinh: trả lời
- Giáo viên: ghi nhận và cho điểm
?Nhiệm vụ chính của hệ điều hành là gì?
- Học sinh: trả lời
- Giáo viên: ghi nhận và cho điểm
Tệp tin là gì? Đặt tên tệp có những qui tắc nào? Các thành phần của tệp? Thư mục là gì? Các thành phần của thư mục? Thư mục có những dạng nào? Viết đường dẫn đến thư mục/tệp
- Học sinh: trả lời
- Giáo viên: ghi nhận và cho điểm
Thông tin là gì? Hoạt động thông tin là gì? Nhiệm vụ chính của tin học hiện nay là gì?
Thông tin có những dạng nào? Biểu diễn thông tin là gì? Trong máy tính thông tin được biểu diễn như thế nào?
Máy tính có thể làm được điều gì? Điều mà máy tính chưa làm được
Mô hình quá trình ba bước? Cấu trúc chung của máy tính điện tử bao gồm các khối chức năng nào? Đơn vị đo thông tin bộ nhớ? Phần mềm máy tính có mấy loại?
Thiết bị nhập/ xuất là những thiết bị nào?
Nhiệm vụ chính của hệ điều hành là gì?
7.Tệp tin là gì? Đặt tên tệp có những qui tắc nào? Các thành phần của tệp? Thư mục là gì? Các thành phần của thư mục? Thư mục có những dạng nào? Viết đường dẫn đến thư mục/tệp
	4.4 Củng cố và luyện tập
	- Máy tính không thể có khả năng tư duy như con người
	- Các đơn vị đo thong tin.
	- Viết đường dẫn đến tệp/ thư mục
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học
- Ôn bài chuẩn bị kiểm tra thi học kì
5. TỔNG KẾT RÚT KINH NGHIỆM
---------***************----------
Tiết: 34+35
Ngày dạy: 
KIỂM TRA HỌC KỲ I
MA TRẬN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 -2010
MÔN THI : TIN HỌC 6
THỜI GIAN : 45 PHÚT
Nội dung chính
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Máy tính và phần mềm máy tính
9
2,7
5
1,5
14
4,2
Hệ điều hành làm những việc gì
3
0,9
3
0,9
1
0,3
7
2,1
Tổ chức thông tin trong máy tính
1
0,3
5
1,5
4
1,2
10
3
Hệ điều hành Window
2
0,6
2
0,6
Tổng
13
3,9
13
3,9
7
2,1
33
9,9
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
 NĂM HỌC 2009 -2010
Môn thi: TIN HỌC 6	Thời gian : 45 PHÚT
Đề:
I. Khoanh tròn vào đáp án đúng:
Câu 1: Bộ xử lý trung tâm là:
Nơi thực hiện các phép tính lôgic.
Bộ não của máy tính.
Nơi thực hiện các phép tính số học.
Là phần mềm máy tính.
Câu 2: Trong hoạt động thông tin của con người thì hoạt động nào quan trọng nhất:
Tiếp nhận.
Xử lý.
Lưu trữ.
Truyền (trao đổi).
Câu 3: Có các dạng thông tin cơ bản nào:
Hình ảnh, bảng hiệu, văn bản.
Văn bản, âm thanh, bài nhạc.
Văn bản, hình ảnh, âm thanh.
Âm thanh, văn bản, bài báo.
Câu 4: Để có thể xử lý thông tin lưu trữ trong máy tính dưới dạng dãy bit gồm 2 số nào:
0 và 1
1 và 2
2 và 3
3 và 4
Câu 5: Mô hình quá trình 3 bước của máy tính là:
Xuất->Nhập->Xử lý.
Xử lý->Nhập->Xuất.
Nhập->Xử lý->Xuất.
Xử lý->Xuất->Nhập.
Câu 6: Điều mà máy tính chưa thể làm được:
Viết văn bản.
Vẽ căn nhà.
Hát nhạc.
Phân biệt mùi vị, có cảm giác.
Câu 7: Cấu trúc chung của máy tính bao gồm các khối chức năng nào:
Bộ xử lý trung tâm.
Bộ nhớ.
Bộ não máy tính.
CPU, bộ nhớ, thiết bị vào/ra.
Câu 8: CPU là cụm từ viết tắt dùng để chỉ:
Bộ nhớ trong máy tính.
Bộ nhớ ngoài máy tính.
Bộ xử lý trung tâm.
Thiết bị vào ra.
Câu 9: Thiết bị dùng để di chuyển con trỏ trên màn hình máy tính là:
Chuột.
Bàn phím.
Màn hình.
Thân máy.
Câu 10: Thiết bị cho em thẩy kết quả hay hình ảnh hoạt động của máy tính là:
CPU.
Màn hình.
Máy in.
Máy quét.
Câu 11: Tên gọi một thiết bị có dạng hình tròn bằng nhựa tổng hợp được dùng để lưu dữ liệu ban đầu được sản xuất phát hành ra các đĩa nhạc:
Máy Scan.
Đĩa mềm.
Đĩa CD
Máy quét.
Câu 12: Khi tắt nguồn điện của máy tính, dữ liệu trên các thiết bị nào dưới đây sẽ bị xóa:
USB
Bộ nhớ trong RAM
Đĩa CD.
Đĩa mềm.
 Câu 13: Chương trình soạn thảo là phần mềm nào dưới đây:
Phần mềm ứng dụng.
Phần mềm chơi game
Hệ điều hành.
Phần mềm hệ thống.
Câu 14: Trong các đơn vị sau đây đơn vị nào không dùng để đo dun

File đính kèm:

  • docGiao an Tin hoc 6 - 2009-2010.doc