Giáo án Tin học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Dương Minh Tuấn

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- HS biết khái niệm hệ thống WWW, siêu văn bản.

- Trang Web, trình duyệt web, website.

- Truy cập, tìm kiếm thông tin trên Internet.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

 Giáo án, SGK, bảng phụ.

2. Học sinh

 Học bài cũ, xem trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:

 Giữ trật tự lớp học

 Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ.

Câu1: Em biết gì về các dịch vụ trên internet

Câu2: Làm thế nào để máy tính của em có thể kết nối được với mạng Internet?kết nối được em có thể chia sẻ thông tin trên mạng không?

3. Bài mới.

 

doc105 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Dương Minh Tuấn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 được chúng hoạt động hiệu quả như thế nào khi quét virus.
GV: Để khởi động phần mềm BKAV ở ngoài màn hình desktop thì chúng ta làm như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Chúng ta sẽ nháy đúp chuột vào biểu tượng chương trình BKAV. Tại giao diện của chương trình chúng ta có thể quan sát được các chức năng chính của phần mềm BKAV.
GV: Để quét virus cho tất cả các ổ cứng và thiết bị nhớ flash thì chúng ta làm như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Lúc đó ta sẽ chọn tuỳ chọn Tất cả ổ cứng và USB.
HS: Lắng nghe.
GV: Ta có thể chọn một số tuỳ chọn khác như: Diệt không cần hỏi, File chương trình, File văn bản, Nhưng các em lưu ý, không chọn tuỳ chọn Xoá tất cả Macro.
GV: Vì sao ta lại không chọn Xoá tất cả Macro?
HS: Trả lời.
GV: Vì nếu ta chọn Xoá tất cả Macro thì trong máy tính có một số chương trình nó chạy bằng lệnh Macro. Khi chương trình BKAV quét thì tưởng lầm Macro là virus nên sẽ xoá các Macro đó, lúc đó thì một số chương trình mất các Macro thì không thể khởi động được.
HS: Lắng nghe và quan sát.
GV: Sau khi quét xong thì chương trình sẽ báo kết quả cho chúng ta, bị nhiễm bao nhiêu virus và đã diệt được bao nhiêu virus. Để thoát khỏi chương trình thì ta nháy nút Thoát. 
GV: Nếu máy chưa cài đặt chương trình quét virus BKAV thì các em có thể tải về từ địa chỉ sau: 
Và chúng ta nên thường xuyên tải về từ trang web này các bản cập nhật mới nhất.
HS: Thực hành trên máy.
2. Quét Virus
B1: Khởi dộng chương trình diệt virus BKAV
B2: Chọn tùy chọn Tất cả ổ cứng và USB để quét Virus. (Lưu ý không chọn Xóa tất cả Macro)
 B3: Quan sát quá trình quét Virus, đợi khi quét xong thì thoát khỏi chương trình bằng cách nhấn nút thoát
4. Củng cố:
Cho hs nhắc lại toàn bộ nội dung bài học.
GV nhắc lại một lần cho HS ghi nhớ
5. Dặn dò:
 Về nhà làm lại các thao tác trong bài thực hành.
Xem trước bài tiếp theo.
Rút kinh nghiệm:	
Tuần: 10
Tiết: 19
Ngày soạn: 9/10/2019
BÀI 7: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp học sinh hiểu được vai trò của máy tính và tin học trong xã hội hiện nay.
- Biết được những ứng dụng của tin học trong xã hội, và những tác động của tin học đối với con người ngày càng có tầm ảnh hưởng to lớn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Giáo án, SGK. 
2. Học sinh
Ôn lại bài cũ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
Giữ trật tự lớp học
Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Virus là gì? Hãy nêu các tác hại do virus gây ra với máy tính?
Câu 2: Em hãy cho biết các con đường lây lan của Virus?
Câu 3: Em phải làm gì để phòng chống Virus?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV giới thiệu bài mới.
Tiết học trước thì thầy và các em đã cùng tìm hiểu về cách sao lưu dữ liệu và đã cùng tìm hiểu về phần mềm quét virus BKAV. Ngày hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu về vai trò của tin học trong xã hội hiện nay và những tác động của tin học đối với con người.
HOẠT ĐỘNG 1: VAI TRÒ CỦA TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
GV: Yêu cầu hs đọc phần 1 trong sgk.
HS: Đọc bài.
GV: Tin học nói chung và máy tính nói riêng ngày nay đã được ứng dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực đời sống của con người từ sản xuất, giải trí, trợ giúp,
GV: Hãy nêu một số ứng dụng của tin học trong lĩnh vực đời sống xã hội?
HS: Trả lời.
GV: Phục vụ trong các công việc văn phòng, trong sản xuất kinh doanh, điều khiển các thiết bị như tên lửa, tàu vũ trụ,
GV: Hãy kể một số tác động của tin học đối với xã hội?
HS: Trả lời.
GV: Tin học góp phần thay đổi phong cách sống của con người trong lĩnh vực nào?
HS: Trả lời.
GV: Đó là lĩnh vực truyền thông, mua sắm và giải trí.
HS: Lắng nghe.
GV: Ngoài ra máy tính và tin học đem lại sự phát triển cho các ngành khoa học như: sinh học, toán học, những bộ phim khoa học,..
HS: Lắng nghe và ghi chép.
HOẠT ĐỘNG 2: KINH TẾ TRI THỨC VÀ XÃ HỘI TIN HỌC HOÁ
GV: Yêu cầu hs đọc phần 2 trong sgk.
HS: Đọc bài.
GV: Kinh tế tri thức là gì?
HS: Trả lời.
GV: Là nền kinh tế mà trong đó tri thức là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội.
GV: Nền kinh tế tri thức ra đời và phát triển dựa trên cơ sở nào?
HS: Trả lời.
GV: Dựa trên cơ sở là tin học và máy tính đem lại.
HS: Lắng nghe và ghi chép.
1. Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại.
a. Lợi ích của ứng dụng tin học
- Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
- Sự phát triển các mạng máy tính, đặc biệt là Internet làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến.
- Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí.
b. Tác động của tin học đối với xã hội
- Sự phát triển của tin học cũng làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội.
- Tin học và máy tính ngày nay đã thật sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế và xã hội.
2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá.
a. Tin học và kinh tế tri thức
- Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó tri thức là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần.
- Tin học và máy tính là cơ sở của sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức.
4. Củng cố:
Câu hỏi: Hãy nêu những lợi ích của ứng dụng tin học?
	Trả lời:
- Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
- Sự phát triển các mạng máy tính, đặc biệt là Internet làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến.
- Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí.
5. Dặn dò:
 Về nhà làm lại các thao tác trong bài thực hành.
Xem trước bài tiếp theo.
Rút kinh nghiệm:	
Tuần: 10
Tiết: 20
Ngày soạn: 9/10/2019
Ngày dạy: 
BÀI 7: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (tt)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp học sinh hiểu được vai trò của máy tính và tin học trong xã hội hiện nay.
- Biết được những ứng dụng của tin học trong xã hội, và những tác động của tin học đối với con người ngày càng có tầm ảnh hưởng to lớn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Giáo án, SGK. 
2. Học sinh
Ôn lại bài cũ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
Giữ trật tự lớp học
Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Em hãy nêu vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV: Xã hội tin học hoá là xã hội như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Trong xã hội tin học hoá giúp cho con người những điều gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
HS: Lắng nghe và ghi chép.
HOẠT ĐỘNG 3: CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI TIN HỌC HOÁ
GV: Yêu cầu hs đọc phần 3 trong sgk.
HS: Đọc bài.
GV: Sự ra đời của các mạng máy tính ,đặc biệt là internet đã tạo ra loại không gian gì?
HS: Trả lời.
GV: Không gian điện tử chính là không gian chủ yếu của nền kinh tế tri thức.
GV: Hãy nêu một số lợi ích của không gian điện tử đem lại cho con người.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV: Vậy chúng ta phải làm như thế nào để bảo vệ những thông tin đó? 
HS: Trả lời.
GV: Hãy kể tên một số điều luật quy định hình phạt đối với các vi phạm về an toàn thông tin máy tính?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
HS: Lắng nghe và ghi chép.
2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá.
b. Xã hội tin học hoá
- Xã hội tin học hoá là xã hội mà các hoạt động chính của nó là điều hành với sự hỗ trợ của các hệ thống tin học, mạng máy tính.
- Xã hội tin học là nhân tố quyết định cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.
3. Con người trong xã hội tin học hoá.
- Không gian điện tử là không gian chủ yếu của nền kinh tế tri thức.
v Chúng ta cần:
Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên thông tin.
Có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng internet.
Xây dựng phong cách sống khoa học, có tổ chức, đạo đức và văn hoá ứng xử trên môi trường internet.
4. Củng cố:
Câu hỏi: Để bảo vệ các nguồn tài nguyên mang thông tin ta cần phải làm gì?
	Trả lời:
v Chúng ta cần:
- Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên thông tin.
- Có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng internet.
- Xây dựng phong cách sống khoa học, có tổ chức, đạo đức và văn hoá ứng xử trên môi trường internet.
5. Dặn dò:
 Về nhà làm lại các thao tác trong bài thực hành.
Xem trước bài tiếp theo.
Rút kinh nghiệm:	
Tuần: 11
Tiết: 21, 22
Ngày soạn: 15/10/2019
KIỂM TRA 1 TIẾT
Tuần: 12
Tiết: 23
Ngày soạn: 23/10/2019
CHƯƠNG III. PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU
BÀI 8: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp học sinh hiểu được những kiến thức căn bản về phần mềm trình chiếu.
- Hiểu được các ứng dụng của phần mềm trình chiếu.
 II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Giáo án
2. Học sinh
Học bài cũ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
Giữ trật tự lớp học
Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Hãy nêu các lợi ích của ứng dụng tin học?
Trả lời:
	- Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
- Sự phát triển các mạng máy tính, đặc biệt là Internet làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến.
- Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí.
Câu 2: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thông tin của con người trong xã hội tin học hoá?
Trả lời:
Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên thông tin.
Có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng internet.
- Xây dựng phong cách sống khoa học, có tổ chức, đạo đức và văn hoá ứng xử trên môi trường internet.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV giới thiệu bài mới.
Chúng ta đã đi cùng tìm hiểu qua 2 chương về mạng máy tính, internet và một số vấn đề xã hội của tin học. Ngày hôm nay, thầy và trò chúng ta cùng đi qua một chương mới để cùng tìm hiểu về một phần mềm giúp chúng ta trong các cuộc họp, hội thảo, trong học tập và giảng dạy trong nhà trường. Đó là phần mềm trình chiếu
HOẠT ĐỘNG 1: VAI TRÒ CỦA TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
GV: Yêu cầu hs đọc phần 1 trong sgk.
HS: Đọc bài.
GV: Ngày nay, hoạt động trao đổi thông tin diễn ra thường xuyên và phổ biến, hoạt động trình bày là một trong những hình thức đó chính là chia sẻ kiến thức cho nhiều người khác.
GV: Hãy lấy ví dụ về hoạt động trình bày.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Khi máy tính được sử dụng phổ biến, các chương trình ra đời với mục đích giúp tạo và chiếu các nội dung lên màn hình.
GV: Các chương trình máy tính đó gọi là gì?
HS: Trả lời.
GV: Các chương trình máy tính đó được gọi là phần mềm trình chiếu.
HS: Lắng nghe và ghi chép.
HOẠT ĐỘNG 2: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU
GV: Yêu cầu hs đọc phần 2 trong sgk.
HS: Đọc bài.
GV: Phần mềm trình chiếu có những chức năng cơ bản nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV: Phần mềm trình chiếu cho phép chúng ta soạn thảo văn bản, nhập và chỉnh sửa thông tin dạng văn bản. 
GV: Ngoài chức năng trên, phần mềm trình chiếu còn cho phép chúng ta điều gì?
HS: Trả lời.
GV: Làm cho nội dung trên trang chiếu chuyển động để bài trình chiếu sinh động và hấp dẫn hơn.
GV: Bài trình chiếu điện tử có những ưu điểm nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
HS: Lắng nghe và ghi chép.
BÀI 8: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU 
1. Trình bày và công cụ hỗ trợ trình bày.
- Các chương trình máy tính đã ra đời với mục đích giúp tạo và chiếu các nội dung trên màn hình thay cho việc viết bảng. Các chương trình máy tính đó gọi là phần mềm trình chiếu.
2. Phần mềm trình chiếu
- Phần mềm trình chiếu là chương trình máy tính giúp tạo và trình chiếu các bài trình chiếu dưới dạng điện tử.
4. Củng cố:
Câu 1: Phần mềm trình chiếu là gì?
	Trả lời:
- Phần mềm trình chiếu là chương trình máy tính giúp tạo và trình chiếu các bài trình chiếu dưới dạng điện tử.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Tìm hiểu ung dụng của phần mềm trình chiêu?
Rút kinh nghiệm:	
Tuần: 12
Tiết: 24
Ngày soạn:23/10/2019
BÀI 8: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp học sinh hiểu được những kiến thức căn bản về phần mềm trình chiếu.
- Hiểu được các ứng dụng của phần mềm trình chiếu.
 II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Giáo án
2. Học sinh
Học bài cũ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
Giữ trật tự lớp học
Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Hãy cho thầy biêt phần mềm trình chiêu là gì?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 3: ỨNG DỤNG CỦA PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU
GV: Yêu cầu hs đọc phần 3 trong sgk.
HS: Đọc bài.
GV: Phần mềm trình chiếu được sử dụng để làm gì?
HS: Trả lời.
GV: Được sử dụng trong các cuộc họp, hội thảo, trong nhà trường, hoạt động dạy và học, tạo các sản phẩm giải trí, tạo và in các tờ rơi, quảng cáo,
HS: Lắng nghe.
GV: Ngoài ra, phần mềm trình chiếu được ứng dụng để trình chiếu trong các cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên máy tính.
HS: Lắng nghe và ghi chép.
3. Ứng dụng của phần mềm trình chiếu
- Có thể sử dụng bài trình chiếu để trình bày trong cuộc họp, để dạy và học trong nhà trường, để giải trí và quảng cáo.
4. Củng cố:
Câu 1: Hãy nêu những ứng dụng của phần mềm trình chiếu?
Trả lời:
	- Có thể sử dụng bài trình chiếu để trình bày trong cuộc họp, để dạy và học trong nhà trường, để giải trí và quảng cáo.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Xem trước bài học tiếp theo.
Rút kinh nghiệm:	
Tuần: 13
Tiết: 25
Ngày soạn:28/10/2019
BÀI 9: BÀI TRÌNH CHIẾU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp học sinh làm quen với bài trình chiếu.
- Hiểu được cách bố trí nội dung trang chiếu và làm quen với phần mềm trình chiếu Powerpoint của hãng phần mềm Microsoft.
 II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Giáo án
2. Học sinh
Học bài cũ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
Giữ trật tự lớp học
Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ.
	Kiểm tra 15 phút: Hãy khởi động phần mềm Kompozer và chèn 5 tạo 1 trang Web đơn giản giói thiệu về các loài hoa?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV giới thiệu bài mới.
Nhằm giúp các em có những hiểu biết ban đầu về phần mềm trình chiếu thì bài học ngày hôm nay thầy và các em sẽ cùng đi tìm hiểu về bài trình chiếu, giúp cho các em sẽ biết được một số mẫu bố trí trên trang chiếu và chúng ta sẽ bước đầu làm quen với phần mềm trình chiếu Powerpoint.
HOẠT ĐỘNG 1: BÀI TRÌNH CHIẾU VÀ NỘI DUNG TRANG CHIẾU
GV: Yêu cầu hs đọc phần 1 trong sgk.
HS: Đọc bài.
GV: Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu các thành phần của bài trình chiếu và trang chiếu nói chung mà không phụ thuộc vào phần mềm tạo ra chúng.
GV: Hãy cho biết bài trình chiếu do phần mềm tạo ra được gọi là gì?
HS: Trả lời.
GV: Là tập hợp các trang chiếu và được lưu trên máy tính dưới dạng một tệp.
GV: Với phần mềm trình chiếu thì ta có thể thêm trang chiếu mới vào được không?
HS: Trả lời.
GV: Ta có thể thêm trang chiếu mới vào trước hoặc sau trang chiếu hiện có.
GV: Công việc quan trọng nhất khi tạo bài trình chiếu là gì?
HS: Trả lời.
GV: Nội dung trên trang chiếu có thể là những dạng nào?
HS: Trả lời.
GV: Có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh, biểu đồ, phim,
HS: Lắng nghe và ghi chép.
HOẠT ĐỘNG 2: BỐ TRÍ NỘI DUNG TRÊN TRANG CHIẾU
GV: Yêu cầu hs đọc phần 2 trong sgk.
HS: Đọc bài.
GV: Ngoài việc tạo nội dung cho trang chiếu, việc bố trí nội dung trang chiếu một cách hợp lí, hấp dẫn cũng góp phần làm tăng hiệu quả khi trình chiếu.
GV: Vậy bố trí nội dung trang chiếu có nghĩa là như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Là sắp xếp vị trí các thành phần trên trang chiếu.
GV: Một bài trình chiếu thường có trang đầu tiên gọi là trang gì?
HS: Trả lời.
GV: Chính là trang tiêu đề. Những trang còn lại được gọi là gì?
HS: Trả lời.
GV: Là trang nội dung.
HS: Lắng nghe.
GV: Để giúp việc trình bày một cách dễ dàng, các phần mềm trình chiếu thường có sẵn các mẫu bố trí nội dung trang chiếu.
HS: Lắng nghe và ghi chép.
BÀI 9: BÀI TRÌNH CHIẾU
1. Bài trình chiếu và nội dung trang chiếu
- Bài trình chiếu là tập hợp các trang chiếu được đánh số thứ tự. Nội dung trên trang chiếu có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh, đoạn phim,
2. Bố trí nội dung trên trang chiếu
- Việc bố trí nội dung cho trang chiếu một cách hợp lí, hấp dẫn và dễ ghi nhớ sẽ góp phần làm tăng hiệu quả khi trình chiếu.
4. Củng cố:
Câu 1: Thế nào là bài trình chiếu và nội dung trang chiếu?
	Trả lời:
	- Bài trình chiếu là tập hợp các trang chiếu được đánh số thứ tự. Nội dung trên trang chiếu có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh, đoạn phim,	
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Xem trước bài học tiếp theo.
Rút kinh nghiệm:	
Tuần: 13
Tiết: 26
Ngày soạn:28/10/2019
BÀI 9: BÀI TRÌNH CHIẾU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp học sinh làm quen với bài trình chiếu.
- Hiểu được cách bố trí nội dung trang chiếu và làm quen với phần mềm trình chiếu Powerpoint của hãng phần mềm Microsoft.
 II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Giáo án
2. Học sinh
Học bài cũ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
Giữ trật tự lớp học
Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 3: TẠO NỘI DUNG VĂN BẢN CHO TRANG CHIẾU
GV: Yêu cầu hs đọc phần 3 trong sgk.
HS: Đọc bài.
GV: Nội dung quan trọng nhất trên các trang chiếu là gì?
HS: Trả lời.
GV: Trên trang chiếu có thể chỉ gồm có hình ảnh nhưng nộ dung văn bản là quan trọng nhất.
HS: Lắng nghe.
GV: Trên trang chiếu có các khung với đường biên kẻ mờ ta gọi là gì?
HS: Trả lời.
GV: Các trang chiếu với mẫu bố trí thường có mấy kiểu khung, đó là những loại nào?
HS: Trả lời.
GV: Có 2 kiểu khung: khung tiều đề trang chứa văn bản làm tiêu đề trang chiếu và khung nội dung dùng để nhập văn bản làm nội dung chi tiết của trang chiếu.
HS: Lắng nghe.
GV: Để nhập nội dung vào khung văn bản, ta cần làm gì?
HS: Trả lời.
GV: Ta cần nháy chuột vào khung và sau đó sử dụng bàn phím để gõ. Các thao tác soạn thảo trong các khung văn bản thì tương tự khi các em thao tác trong chương trình soạn thảo word như: sao chép, chỉnh sửa và gõ chữ tiếng Việt.
HS: Lắng nghe và ghi chép.
HOẠT ĐỘNG 4: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU POWERPOINT
GV: Yêu cầu hs đọc phần 4 trong sgk.
HS: Đọc bài.
GV: Có nhiều phần mềm trình chiếu khác nhau, phần mềm trình chiếu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phần mềm nào?
HS: Trả lời.
GV: Đó chính là phần mềm Powerpoint của hãng Microsoft đang được sử dụng phổ biến nhất.
GV: Màn hình làm việc của Powerpoint thì cũng giống như màn hình làm việc của chương trình word và excel.
GV: Nhưng phần mềm này có thêm đặc điểm nào?
HS: Trả lời.
GV: Có thêm trang chiếu và bảng chọn Slide Show (trình chiếu). Trang chiếu nằm ở vùng chính của cửa sổ được hiển thị sẵn sàng để nhập nội dung.
HS: Quan sát và ghi chép.
3. Tạo nội dung văn bản cho trang chiếu.
- Các khung văn bản có sẵn trên trang chiếu được dùng để nhập nội dung dạng văn bản.
4. Phần mềm trình chiếu Powerpoint
- Trang chiếu: Nằm ở vùng chính của cửa sổ, trang chiếu được hiển thị sẵn sàng để nhập nội dung.
- Bảng chọn Slide Show (trình chiếu): Bao gồm các lệnh dùng để thiết đặt khi trình chiếu.
4. Củng cố:
	Câu 1: Làm thế nào để tạo nội dung văn bản cho trang chiếu?
	Trả lời:
	- Các khung văn bản có sẵn trên trang chiếu được dùng để nhập nội dung dạng văn bản.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Xem trước bài học tiếp theo.
Rút kinh nghiệm:	
Tuần:14
Tiết: 27,28
Ngày soạn: 5/11/2019
ÔN TẬP KIỂM TRA 1T THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Kiểm tra lại các kiến thức đã học.
2. Kỹ năng:
Thực hiện được các thao tác tạo 1 số trang Web đơn giản.
3. Thái độ:
HS hứng thú làm bài, khả năng tư duy, sáng tạo
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Đề kiểm tra, phòng máy
2. Học sinh: Giấy bút, học bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
- Giữ lớp trật tự.
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
ĐỀ BÀI: Em hãy sử dụng phần mềm Kompozer để tạo ra 3 trang Web đơn giản theo mẫu sau:
4. Củng cố: 
5. Dặn dò:
- Học bài cũ, chuẩn bị tiết ôn tập lại kiến thức học kì I.
Rút kinh nghiệm:	
Tuần:15
Tiết: 29,30
Ngày soạn: 10/11/2019
Ngày dạy: 
KIỂM TRA TIẾT THỰC HÀNH
ĐỀ BÀI: Em hãy sử dụng phần mềm Kompozer để tạo ra 3 trang Web đơn giản theo mẫu sau:
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Ôn lại các kiến thức đã học từ đầu năm đến giờ.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Giáo án, phòng máy
2. Học sinh: Sách, vở, đọc bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
- Giữ lớp trật tự.
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG
GV:

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_9_nam_hoc_2019_2020_duong_minh_tuan.doc