Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng.

- Biết cách tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của dãy số

 2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của dãy số

 3. Thái độ:

 - Nghiêm túc, tích cực, phát huy vai trò hợp tác

 4.Năng lực hướng tới:

-Năng lực tự học và sáng tạo.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: SGK, giáo án,phòng máy, chương trình minh họa

2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập, Đọc trước bài

III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

 - Hãy nêu các lợi ích của việc sử dụng biến mảng trong chương trình.

3. Tiến trình bài dạy

Hoạt động1:Tìm hiểu cách tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của dãy số. (34’)

(1) Mục tiêu:

- Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng.

- Biết cách tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của dãy số

(2). Phương pháp kĩ thuật: Thực hành, vận dụng

(3). Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, cá nhân

(4). Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu

(5). Sản phẩm:Viết lập trìnhtìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của dãy số

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24
Tiết 45
Ngày soạn	:17/05/2020
Ngày dạy	:18/05/2020
LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ (T2)
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức:
- Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng.
2. Kĩ năng:
- Việc gán giá trị, nhập giá trị và tính toán với các giá trị của một phần tử trong biến mảng được thực hiện thông qua chỉ số tương ứng của phần tử đó.
 3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực, phát huy vai trò hợp tác
 4.Năng lực hướng tới:
-Năng lực tự học và sáng tạo.
- Năng lực giải quyết vấn đề
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: SGK, giáo án,phòng máy, chương trình minh họa
2.Học sinh: SGK, đồ dùng học tập, Đọc trước bài
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:( 5’)
 - Dữ liệu mảng là gì?
 - Giá trị của biến mảng là gì ?
3. Tiến trình bài dạy
Hoạt động1:Dãy số và biến mảng.(34’)
(1) Mục tiêu:Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng.
(2). Phương pháp kĩ thuật: Thực hành, vận dụng
(3). Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, cá nhân
(4). Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu
(5). Sản phẩm:Cho ví dụ khai báo và sử dụng các biến mảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Để làm việc với các dãy số nguyên hay số thực, chúng ta phải khai báo biến mảng có kiểu tương ứng trong phần khai báo của chương trình. 
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm nghiên cứu SGK => Nêu cách khai báo biến mảng.
- Thảo luận nhóm bàn, chia sẻ nhóm lớn
GV: Quan sát và hướng dẫn các nhóm thực hiện theo yêu cầu.
+ GV: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của các nhóm thực hiện.
-Yêu cầu một nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung
+ GV: Nhận xét đánh giá và sửa chữa sai sót cho HS.
-Nêu Cách khai báo mảng trong Pascal:
Tên mảng : array[.. ] of 
- Trong đó chỉ số đầu và chỉ số cuối là hai số nguyên hoặc biểu thức nguyên thoả mãn chỉ số đầu ≤ chỉ số cuối và kiểu dữ liệu có thể là integer hoặc real.
+ Học sinh thảo luận nhận xét 
- Cách khai báo đơn giản một biến mảng trong ngôn ngữ Pascal như sau:
var Chieucao: array[1..50] of real;
var Tuoi: array[21..80] of integer;
HS nhắc lại
Hs nêu
Hs ghi bài, cho ví dụ
2. Ví dụ về biến mảng:
Cách khai báo mảng trong Pascal như sau:
Tên mảng : array[.. ] of 
- Trong đó chỉ số đầu và chỉ số cuối là hai số nguyên hoặc biểu thức nguyên thoả mãn chỉ số đầu ≤ chỉ số cuối và kiểu dữ liệu có thể là integer hoặc real.
Ví dụ 1:
var Chieucao: array[1..50] of real;
var Tuoi: array[21..80] of integer;
var Diem:array[1..20] of Real;
Ví dụ 2:
Viết chương trình nhập điểm cho 20 học sinh và in dãy số đã nhập.
Program nhap_diem;
Uses crt;
Var 	i: Integer;
	Diem: array[1..20] of Real;
Begin
	CLRSCR;
	For i:=1 to 20 do
	Write(‘Nhap diem HS ‘,I,’=’);
	Readln(Diem[i]);
	For i:=1 to 20 do
	Writeln(Diem[i]);
Readln;
End.
4.Củng cố: (4’)
- Cách khai báo mảng trong Pascal? Cho ví dụ ?
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Về nhà học bài, kết hợp SGK
Tuần: 24
Tiết 46
Ngày soạn	:17/05/2020
Ngày dạy	:20/05/2020
LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ (T3)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng.
- Biết cách tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của dãy số
 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của dãy số
 3. Thái độ:
 - Nghiêm túc, tích cực, phát huy vai trò hợp tác
 4.Năng lực hướng tới:
-Năng lực tự học và sáng tạo.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ 
 1. Giáo viên: SGK, giáo án,phòng máy, chương trình minh họa
2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập, Đọc trước bài
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
 - Hãy nêu các lợi ích của việc sử dụng biến mảng trong chương trình.
3. Tiến trình bài dạy
Hoạt động1:Tìm hiểu cách tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của dãy số. (34’)
(1) Mục tiêu:
- Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng.
- Biết cách tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của dãy số
(2). Phương pháp kĩ thuật: Thực hành, vận dụng
(3). Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, cá nhân
(4). Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu
(5). Sản phẩm:Viết lập trìnhtìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của dãy số
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Ví dụ 3. Viết chương trình nhập N số nguyên từ bàn phím và in ra màn hình số nhỏ nhất và số lớn nhất. N cũng được nhập từ bàn phím
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm nghiên cứu SGK =>đưa ra ý tưởng để viết chương trình
- Thảo luận nhóm bàn, chia sẻ nhóm lớn
GV: Quan sát và hướng dẫn các nhóm thực hiện theo yêu cầu.
+ GV: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của các nhóm thực hiện.
-Yêu cầu một nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung
+ GV: Nhận xét đánh giá và sửa chữa sai sót cho HS.
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh trong chương trình
- Trong chương trình này, chúng ta hãy lưu ý một số điểm sau: Số tối đa các phần tử của mảng phải được khai báo bằng một số cụ thể (Ở đây là 100)
+ Học sinh thảo luận nhận xét 
-Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.
-Các nhóm trình bày kết quả thảo luận 
Trước hết ta khai báo biến N để nhập số các số nguyên sẽ được nhập vào. Sau đó khai báo N biến lưu các số được nhập vào như là các phần tử của một biến mảng A. Ngoài ra, cần khai báo một biến i làm biến đếm cho các lệnh lặp và biến Max để lưu số lớn nhất, Min để lưu số nhỏ nhất. 
Hs ghi bài, hoàn thành bài lập trình
3. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của dãy số
program MaxMin;
uses crt;
Var i, n, Max, Min: integer;
 A: array[1..100] of integer;
Phần thân chương trình sẽ tương tự dưới đây:
Begin
 clrscr;
write('Hay so phan tu day so, = ');
readln(n);
writeln('Nhap cac phan tu cua day so:');
For i:=1 to n do
Begin
 write('a[',i,']='); readln(a[i]);
End;
 Max:=a[1]; Min:=a[1];
for i:=2 to n do 
begin 
if Max<a[i] then Max:=a[i];
if Min>a[i] then Min:=a[i] 
end;
 write('Max = ',Max);
 write('Min = ',Min);
 readln;
End.
4.Củng cố: (4’)
- Ý tưởng cách tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của dãy số?
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Về nhà học bài, kết hợp SGK

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_tuan_24_nam_hoc_2019_2020.docx
Giáo án liên quan