Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 20 - Năm học 2017-2018

 I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

 * Kiến thức: Củng cố kiến thức vòng lặp với số lần biết trước và câu lệnh ghép

 * Kỹ năng: Vận dụng vòng lặp for .to.do và câu lệnh ghép viết một số bài toán đơn giản.

* Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực làm các dạng bài tập ứng dụng.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản: Phân tích được các bài toán tìm hướng giải quyết.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:

- GV: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan

- HS: Đọc tài liệu ở nhà trước khi lên lớp, Vở ghi,SGK

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đan xen trong lúc làm bài tập

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 20 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/1/2018
Tuần: 20
Tiết: 39
BÀI TẬP 
	I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 * Kiến thức: Củng cố kiến thức vòng lặp với số lần biết trước và câu lệnh ghép
 * Kỹ năng: Vận dụng vòng lặp for ..to..do và câu lệnh ghép viết một số bài toán đơn giản.
 * Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực làm các dạng bài tập ứng dụng.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản: Vận dụng kiến thức, cấu trúc câu lệnh lặp để làm các bài tập.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
- GV: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.
- HS: Đọc tài liệu ở nhà trước khi 
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
Hoạt động dẫn dắt vào bài:
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
? Sử dụng vòng lặp for .. do viết chương trình tính tổng của 10 số tự nhiên đầu tiên?
3. Hoạt động hình thành kiến thức: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: Bài tập dạng lí thuyết. 
GV: Đưa ra đề bài toán, yêu cầu học sinh nghiên cứu theo nhóm.
-HS: Hoạt động theo nhóm tìm câu trả lời.
- HS: Đại diện của hai nhóm trình bày kết quả của nhóm.
-GV: Nhận xét kết quả cuối cùng.
- GV: Đưa bài tập 2 lên bảng, yêu cầu một học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- HS: Một học sinh đứng tại chỗ trả lời bài tập 2. một học sinh khác đứng tại chỗ nhận xét.
- GV: Kết luận kết quả của bài 2.
-GV: GV: Đưa ra đề bài toán, yêu cầu học sinh nghiên cứu theo nhóm.
-HS: Hoạt động theo nhóm tìm câu trả lời.
- HS: Đại diện của hai nhóm trình bày kết quả của nhóm.
- GV: Nhận xét.
Bài 1: SGK (T60)
Bài 2: SGK (T60)
- Câu lệnh lặp có tác dụng chỉ dẫn cho máy tính thực hiện lặp lại một câu lệnh hay một nhóm câu lệnh với một số lần nhất định.
- Câu lệnh lặp làm giảm nhẹ công sức của người viết chương trình.
Bài 3 SGK (T60)
- Điều kiện cần kiểm tra trong câu lệnh lặp for  do là giá trị của biến đếm phải nằm trong đoạn [giá trị đầu, giá trị cuối ], nếu thoả mãn điều kiện đó thì câu lệnh sẽ được thực hiện, nếu không thoả mãn câu lệnh sẽ bị bỏ qua.
Hoạt động 2: Bài tập dạng thực hành 
GV: Đưa ra đề bài toán và yêu cầu một học sình đứng tại vị trí để trả lời bài tập.
-HS: 1em đứng tại vị trí trả lời, 1 em khác nhận xét.
- GV: Nhận xét kết quả câu trả lời của 2 bạn.
GV: Đưa bài tập
HS: Suy luận kết quả theo lí thuyết
GV: Ghi kết quả suy luận của học sinh lên bảng
HS: gõ chương trình vào máy và chạy thử
HS: So sánh kết quả nhận được với kết quả đã suy lận
1 HS giải thích kết quả thu được
GV Đưa ra bài tập 6.
HS: Làm việc theo nhóm, sau 5 phút đại diện của 2 nhóm sẽ lên báo báo kết quả.
Các nhóm khác nhận xét
GV: Giúp các em hoàn thành thuật toán.
Bài 5 SGK (T61)
Tất cả các câu lệnh đều không hợp lệ vì:
a) giá trị đầu lớn hơn giá trị cuối
b) giá trị đầu và giá trị cuối có kiểu là số thực không cùng kiểu với biến đếm
c) sai cấu trúc câu lệnh
d) sai cấu trúc câu lệnh
e) biến đếm có kiểu là kiểu số thực nên không hợp lệ.
Bài 4 SGK (T61)
Giá trị của j sau mỗi lần lặp sẽ được tăng thêm 2 đơn vị
2, 4, 6, 8, 10, 12.
Bài 6 SGK (T 61)
- Mô tả thuật toán.
Bước 1: nhập n
 A<-0, i<-1
Bước 2: A<- 2\i(i+2)
Bước 3: i<-i+1
Bước 4: nếu i<=n quay về bước 2
Bước 5: ghi kết quả A ra màn hình và kết thúc thuật toán.
4. Hoạt động luyện tập: 
Giáo viên hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học. 
Giáo viên nhận xét tiết học, rút kinh nghiệm tiết học.
 5. Hoạt động vận dụng: 
6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi, Ôn lại các kiến thức chính đã học và luyện viết, làm đi làm lại nhiều lần.
Học kĩ lí thuyết, viết chương trình tính tông 100 số tự nhiên, N số tự nhiên đầu tiên.
về nhà viết chương trình pascal bài 6 SGK (T61)
Đọc bài mới để giờ sau học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..
Ngày soạn: 23/1/2018
Tuần: 20
Tiết: 40
BÀI TẬP (tt) 
	I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 * Kiến thức: Củng cố kiến thức vòng lặp với số lần biết trước và câu lệnh ghép
 * Kỹ năng: Vận dụng vòng lặp for ..to...do và câu lệnh ghép viết một số bài toán đơn giản.
* Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực làm các dạng bài tập ứng dụng.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản: Phân tích được các bài toán tìm hướng giải quyết.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
- GV: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan
- HS: Đọc tài liệu ở nhà trước khi lên lớp, Vở ghi,SGK
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
Hoạt động dẫn dắt vào bài:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đan xen trong lúc làm bài tập
3. Hoạt động hình thành kiến thức: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: Bài tập 1 
Giáo viên đưa ra nội dung bài tập,
HS phân tích bài toán tìm hướng giải quyết.
Gv: hướng dẫn học sinh cách làm và viết chương trình lên bảng và yêu cầu học sinh đọc hiểu.
HS: đọc lại chương trình giáo viên đã viết trên bảng và tìm hiểu từng câu lệnh
GV: yêu cầu một học sinh đứng tại vị trí diễn tả tuần tự ý nghĩa của chương trình thông qua diễn tả công việc của từng lệnh trong chương trình.
GV: diễn tả lại một lần để học sinh hiểu sâu hơn về chương trình
Hoạt động 2:Bài tập 2 
Giáo viên đưa ra nội dung bài tập,
HS phân tích bài toán tìm hướng giải quyết.
GV: Đưa ra công thức tính day thừa: 
day thừa = 1*2*3*4*5*.*n
HS: dựa vào bài tập 1 viết chương trình cho bài toán. (viết theo nhóm).
Đại diện của nhóm đứng lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, rút kinh nghiệm.
GV: Kết luận kết quả cuối cùng.
Yêu cầu một học sinh lên máy chính gõ chương trình vào máy, cả lớp sửa lỗi nếu có, cho chương trình chạy thử, học sinh quan sát kết quả.
HS: chép lại chương trình đã chạy vào.
Bài 3: Các câu lệnh Pascal sau có hợp lệ không? Vỡ sao?
 a) for i:=100 to 1 do writeln(‘A’);
 b) for i:=1.5 to 10.5 do writeln(‘A’);
 c) for i=1 to 10 do writeln(‘A’);
 d) for i:=1 to 10 do; writeln(‘A’);
 d) var x:real; begin for x:=1 to 10 do writeln(‘A’); end.
Bài 4: 
 GV: Yêu cầu hs làm bài tập 2 (Tr71 SGK).
 Phát biểu sự khác biệt giữa câu lệnh lặp với số lần lặp cho trước và câu lệnh lặp với số lần lặp chưa biết trước. 
- GV: Nhận xét, đánh giá.
Bài tập 1: Nhập vào n số nguyên từ bàn phím, tìm số lớn nhất trong dãy số vừa nhập
Program tim_max;
Uses crt;
Var i, n, smax, A : integer;
Begin
Clrscr;
Writeln(‘nhap vao n’); readln(n);
Smax:=-23768;
For i:= 1 to n do
Begin
Writeln(‘nhap vao so thu ’,i); readln(A);
If smax<A then smax:=A;
End;
Writeln(‘so lon nhat la’,A); readln
End.
Bài tập 2: Viết chương trình tính giai thừa của n số tự nhiên đầu tiên.
Program tinh_day_thua;
Uses crt;
Var i, n : integer; kq: longint;
Begin
Clrscr;
Writeln(‘nhap vao n’); readln(n);
Kq:=1;
For i:= 1 to n do
Kq:=kq*i;
Writeln(‘ket qua la’,kq); readln
End.
Bài 3
 Trừ d), tất cả các câu lệnh đều không hợp lệ: 
a) Giá trị đầu phải nhỏ hơn giá trị cuối; 
b) Các giá trị đầu và giá trị cuối phải là số nguyên; 
c) Thiếu dấu hai chấm khi gán giá trị đầu; 
d) Thừa dấu chấm phẩy thứ nhất, nếu như ta muốn lặp lại câu lệnh writeln('A') mười lần, ngược lại câu lệnh là hợp lệ; 
e) Biến x đó được khai báo như là biến có dữ liệu kiểu số thực và vỡ thế khụng thể dựng để xác định giá trị đầu và giá trị cuối trong câu lệnh lặp.
Sự khác biệt giữa câu lệnh lặp với số lần lặp cho trước và câu lệnh lặp với số lần lặp chưa biết trước là ở các điểm sau đây:
a) Như tên gọi của nó, câu lệnh lặp với số lần lặp cho trước chỉ thị cho máy tính thực hiện một lệnh hoặc một nhóm lệnh với số lần đó được xác định từ trước, cũn với cõu lệnh lặp với số lần lặp chưa biết trước thỡ số lần lặp chưa được xác định trước. 
b) Trong câu lệnh lặp với số lần cho trước, điều kiện là giá trị của một biến đếm có giá trị nguyên đó đạt được giá trị lớn nhất hay chưa.
Trong câu lệnh lặp với số lần cho trước, câu lệnh được thực hiện ít nhất một lần, sau đó kiểm tra điều kiện. Trong câu lệnh lặp với số lần chưa xác định trước, trước hết điều kiện được kiểm tra. Nếu điều kiện được thoả món, câu lệnh mới được thực hiện. Do đó có thể có trường hợp câu lệnh hoàn toàn không được thực hiện.
4. Hoạt động luyện tập: 
Giáo viên hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
Nhấn mạnh ý nghĩa và công dụng, cách sử dụng vòng lặp for  do
Nhận xét, rut kinh nghiệm buổi học.
5. Hoạt động vận dụng: Học sinh làm các bài tập:
 1. tính tổng của n số tự nhiên đầu tiên
 2. Em hãy viết thuật toán
Tính tổng của n số tự nhiên đầu tiên với n được nhập từ bàn phím.
S=1+2+3+4+..+n
 3. Em hãy viết thuật toán tính n! Với số n được nhập từ bàn phím.
n!=1.2.3....n.
6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi, Ôn lại các kiến thức chính đã học và luyện viết, làm đi làm lại nhiều lần.
Học kĩ lí thuyết, viết chương trình tính tông 100 số tự nhiên, N số tự nhiên đầu tiên.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....
Khánh Hưng, ngày: 24/01/ 2018
Kí duyệt:
Phạm Huy Bình

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_tuan_20_nam_hoc_2017_2018.doc