Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thanh Vân

3. Hoạt động: Luyện tập (5’)

- GV phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi (2 bạn cùng bàn) trong thời gian 2 phút bài tập sau:

Trong các câu lệnh Pascal sau đây, câu lệnh nào sai và sai ở đâu?

a) x := 10;

 while x := 10 do x:= x + 5;

b) x:= 10;

 while x = 10 do x = x + 5;

c) While a <= b do ; write(‘b khong nho hon a’)

d) S:= 0; n:=0;

 while S <= 10 do

 n:= n + 1; S:= S + n ;

Sau khi hết thời gian, các nhóm sẽ đổi phiếu cho nhau (theo cùng hàng).

GV gọi đại diện từng nhóm lần lượt trả lời từng câu của bài tập.

Sau khi GV cùng HS nhận xét đưa ra đáp án chính xác thì yêu cầu các nhóm kiểm tra xem nhóm bạn làm đúng được mấy câu trong bài tập.

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thanh Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 
 Ngày soạn: 10 /01 /2020 
Tiết PPCT: 43
 Ngày dạy:15 /01 /2020
Bài 8: 
LẶP VỚI SỐ LẦN CHƯA BIẾT TRƯỚC (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được hoạt động lặp với số lần chưa biết trước ;
- Nhận biết thế nào là lệnh lặp với số lần chưa biết trước;
- Hiểu được hoạt động của câu lệnh lặp While  do
- Hiểu ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp lại công việc cho đến khi một điều kiện nào đó được thoả mãn;
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các câu lệnh trong Pascal.
3. Thái độ:
- Tập trung, nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Định hướng hình thành năng lực: 
- Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng chiếu.
- Học sinh: Nghiên cứu SGK, vở ghi chép.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
1. Hoạt động 1: Khởi động (7’)
- Ổn định lớp học.
- Kiểm tra sỉ số.
- Nhắc lại kiến thức cũ:
+ Hãy nêu cú pháp câu lệnh lặp For  to  do 
+ Bài toán: Tính tổng 10 số tự nhiên đầu S = 1 + 2 + 3 +  + 10 
10 lần
Điền vào chỗ trống () theo các yêu cầu sau:
Đủ 10 phép cộng
a) Việc thực hiện phép cộng được lặp lại bao nhiêu lần? .
b) Điều kiện dừng: ...
Ö
c) Đây là bài toán lặp với số lần:
	€ Biết trước	€ Không biết trước
- Đặt vấn đề vào bài mới: 
+ GV đưa ra một số hoạt động cho HS quan sát và cho nhận xét đó là các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước
+ Yêu cầu HS nêu thêm một số ví dụ về hoạt động lặp với số lần chưa biết trước.
+ GV: Đối với các hoạt động lặp với số lần biết trước, ta đã có câu lệnh For  do để viết chương trình. Vậy đối với các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước, ta phải sử dụng câu lệnh nào để viết chương trình?
- GV giới thiệu sơ lược nội dung bài và mục tiêu của tiết học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (23’)
GV đưa ra ví dụ như sau:
Nếu cộng lần lượt n số tự nhiên (n = 1, 2, 3,) thì ta được các kết quả: 
S1 = 1
S2 = 1 + 2
S3 = 1 + 2 + 3
S? = 1 + 2 + 3 + 4 + 5 +  
để được tổng Sn nhỏ nhất lớn hơn 1000?
? Cần cộng bao nhiêu số tự nhiên đầu tiên để ta nhận được tổng Sn nhỏ nhất lớn hơn 1000
HS: Không thể biết trước được
? Điều kiện như thế nào thì kết thúc hoạt động lặp
HS: Điều kiện: Khi tổng Sn > 1000 thì kết thúc hoạt động lặp
GV: Vậy bây giờ ta xét ví dụ: Tính tổng n số tự nhiên đầu tiên (n = 1, 2, 3,) cho đến khi nhận được tổng S nhỏ nhất lớn hơn 1000?
1. Lệnh lặp với số lần chưa biết trước.
HS: Đọc yêu câu đề bài
GV đưa ra bảng kiểm tra sau:
	Khởi tạo S = 0 và n = 0
n
Tổng Sn
Điều kiện
Sn ≤ 1000
1
S1 = 1
Đúng
2
S2 = 1 + 2
Đúng
3
S3 = 1 + 2 + 3
Đúng
?
Sn = 1+2+3+
(Sao cho Sn nhỏ nhất lớn hơn 1000)
Sai, (Sn > 1000)
Kết thúc việc tính tổng
? Tìm hiểu các bước của thuật toán trong ví dụ này.
- HS nêu các bước thuật toán
Kí hiệu S là tổng cần tìm, ta có:
Bước 1: S ß 0; n ß 0;
Bước 2: Nếu S 1000) thì chuyển tới bước 4.
Bước 3: n ß n+1; S ß S + n ; và quay lại bước 2.
Bước 4: In kết quả: S và n là số tự nhiên nhỏ nhất sao cho S > 1000. Kết thúc thuật toán.
GV đưa ra kết quả n = 45 và S = 1035.
- GV đưa ra sơ đồ khối tương ứng với thuật toán và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
? Việc thực hiện lặp lại các phép cộng trên với số lần chưa biết trước phụ thuộc vào một điều kiện, vậy điều kiện đó là gì? Phép cộng chỉ dừng lại khi nào? 
HS: điều kiện S <= 1000 và phép cộng chỉ dừng lại khi điều kiện trên sai
? Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước phụ thuộc vào gì và chỉ dừng lại khi nào?
HS: Phụ thuộc vào một điều kiện cụ thể và hoạt động chỉ dừng lại khi điều kiện đó sai
GV(nhấn mạnh): Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước phụ thuộc vào một ĐIỀU KIỆN cụ thể và chỉ dừng lại khi điều kiện đó SAI.
GV đưa ra sơ đồ khối tổng quát:
GV(kết luận): Để viết chương trình chỉ dẫn máy tính thực hiện các hoạt động lặp như trong các ví dụ trên, ta có thể sử dụng câu lệnh có dạng lặp với số lần chưa biết trước.
- GV: đưa ra cú pháp câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước
- HS chú ý lắng nghe và ghi bài vào vở.
GV: yêu cầu HS giải thích
 Điều kiện?
+ HS: Điều kiện thường là một phép so sánh
Có các phép so sánh nào?
+ HS: > , = , 
 Câu lệnh?
+ HS: Câu lệnh: có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép.
? Yêu cầu HS dựa vào sơ đồ khối tổng quát và nghiên cứu thêm SGK => hoạt động của câu lệnh
+ HS nêu hoạt động của câu lệnh
HS khác nhận xét – GV nhận xét và khẳng định lại
- Trong Pascal, câu lệnh lặp với số lần chưa xác định trước có dạng:
While do ;
+ Trong đó: 
 While, do: là các từ khóa;
Điều kiện: thường là một phép so sánh;
Câu lệnh: có thể là câu lệnh đơn hay câu lệnh ghép.
+ Hoạt động của câu lệnh lặp While  do: 
Bước 1: Kiểm tra điều kiện
Bước 2: Nếu điều kiện ĐÚNG, thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1.
Nếu điều kiện SAI, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện lệnh lặp kết thúc.
GV đưa ra 2 ví dụ minh họa và yêu cầu HS nêu được đâu là điều kiện? Đâu là câu lệnh? Đó là câu lệnh đơn hay câu lệnh ghép?
+ HS: ở VD1, điều kiện a = b, câu lệnh là write(‘b khong khac a’); và đây là câu lệnh đơn
+ HS: ở VD2, điều kiện i <= 100, câu lệnh là begin s:= s + i ; i:= i + 1 ;
 end; và đây là câu lệnh ghép.
Ví dụ 1:
While a = b do write(‘b khong khac a’);
Ví dụ 2:
S:=0 ; i:= 1;
While i <= 100 do
 begin
 s:= s + i ;
 i:= i + 1 ;
 end;
3. Hoạt động: Luyện tập (5’)
- GV phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi (2 bạn cùng bàn) trong thời gian 2 phút bài tập sau:
Trong các câu lệnh Pascal sau đây, câu lệnh nào sai và sai ở đâu?
 x := 10; 
 while x := 10 do x:= x + 5;
x:= 10; 
 while x = 10 do x = x + 5;
While a <= b do ; write(‘b khong nho hon a’) 
S:= 0; n:=0; 
 while S <= 10 do 
	n:= n + 1; S:= S + n ;
Sau khi hết thời gian, các nhóm sẽ đổi phiếu cho nhau (theo cùng hàng).
GV gọi đại diện từng nhóm lần lượt trả lời từng câu của bài tập.
Sau khi GV cùng HS nhận xét đưa ra đáp án chính xác thì yêu cầu các nhóm kiểm tra xem nhóm bạn làm đúng được mấy câu trong bài tập.
a) dư dấu : ở điều kiện
b) thiếu dấu : ở câu lệnh
c) dư dấu ; sau do và thiếu dấu : ở cuối câu lệnh
d) thiếu begin  end trong câu lệnh ghép
4. Hoạt động: Vận dụng (5’)
- HS trả lời các bài tập trắc nghiệm và giải thích tại sao có kết quả đó.
HS đứng tại chỗ trả lời
IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ: (5’)
1. Củng cố:
- Hãy nêu sự khác biệt giữa câu lệnh lặp với số lần lặp biết trước và câu lệnh lặp với số lần lặp chưa biết trước.
- Hãy nêu cú pháp và hoạt động của vòng lặp While ..do
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Học bài theo vở ghi và xem lại các bài tập đã làm.
Xem trước các ví dụ 2, 4 và mục 2 của bài.
Đọc trước phần Tìm hiểu mở rộng.
Làm các bài tập 3, 4 SGK trang 66 – 67.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_bai_8_lap_voi_so_lan_chua_biet_truoc_t.docx