Giáo án môn Tin học 8 - Tiết 17, 18 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình

Để giải quyết được một bài toán cụ thể, người ta cần xác định bài toán, tức là xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả thu được.

Ví dụ 1: Để tính diện tích tam giác ta cần xác định:

- Điều kiện cho trước: một cạnh và đường cao tương ứng của cạnh đó.

- Kết quả thu được: Diện tích hình tam giác.

Ví dụ 2: Bài toán tìm đường đi tránh các điểm tắt nghẽn giao thông.

? Em hãy xác định bài toán đó.

 

doc5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học 8 - Tiết 17, 18 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:...................................
Tiết 17
	BÀI 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
(Giáo án chi tiết)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	 1. Kiến thức:
	- Hiểu được thế nào là bài toán 
 - Biết cách xác định bài toán
	 - Vận dụng vào để xác định một bài toán cụ thể.
 	 2. Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích và xác định bài toán
 3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. GV:Sách giáo khoa, máy tính điện tử.
	2. HS: Sách, vở,học bài.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (5’)? Nêu cách khai báo biến.
Giới thiệu bài: (1’) Thế nào là bài toán và cách xác định bài toán như thế nào ta vào bài học hôm nay.
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1(15’) Tìm hiểu khái niệm bài toán
? Bài toán là khái niệm quen thuộc ta thường gặp ở những môn học nào?
? Em hãy cho những ví dụ về bài toán
- Tuy nhiên, hằng ngày ta thường gặp và giải quyết các công việc đa dạng hơn nhiều như lập bảng cửu chương, lập bảng điểm của các bạn trong lớp
+ Bài toán là khái niệm ta thường gặp ở các môn như: toán, vật lý, hoá học
Ví dụ như: tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến 100, tính quảng đường ô tô đi được trong 3 giờ với vận tốc 60 km/giờ.
+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
1. Bài toán và xác định bài toán:
a) Bài toán:
- Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần giải quyết
- Giáo viên phân tích => yêu cầu học sinh đưa ra khái niệm bài toán.
+ Ta có thể hiểu bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết.
Hoạt động 2:( 20’) Tìm hiểu cách xác định bài toán.
- Để giải quyết được một bài toán cụ thể, người ta cần xác định bài toán, tức là xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả thu được.
Ví dụ 1: Để tính diện tích tam giác ta cần xác định:
- Điều kiện cho trước: một cạnh và đường cao tương ứng của cạnh đó.
- Kết quả thu được: Diện tích hình tam giác.
Ví dụ 2: Bài toán tìm đường đi tránh các điểm tắt nghẽn giao thông.
? Em hãy xác định bài toán đó.
Ví dụ 3: Đối với bài toán nấu một món ăn
+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
Học sinh chú ý lắng nghe.
- Điều kiện cho trước: Vị trí nghẽn giao thông và các con đường có thể đi từ vị trí hiện tại tới vị trí cần tới.
- Kết quả thu được: Đường đi từ vị trí hiện tại tới vị trí cần tới mà không qua điểm nghẽn giao thông.
- Điều kiện cho trước: Các thực phẩm hiện có (trứng, mỡ, mắm, muối, rau)
- Kết quả thu được: một món ăn.
 b) Xác định bài toán:
- Để giải quyết được một bài toán cụ thể, người ta cần xác định bài toán, tức là xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả thu được.
5. Sơ kết bài (5’)
* Củng cố: hệ thống lại kiến thức, cho học sinh xác định lại bài toán
 *Dặn dò: 
- Về nhà học bài, kết hợp SGK.
6. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................
	**************************************
Ngày dạy:...................................
Tiết 18
BÀI 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (tt)
(Giáo án chi tiết)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	1. Kiến thức:
	- Biết được các bước giải một bài toán trên máy tính, thế nào là thuật toán?
	- Biết được khái niệm thuật toán và cách mô tả thuật toán.
 - Vận dụng vào mô tả thuật toán của một bài toán.
	2. Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng lập các bước giải một bài toán đơn giản.
	- Rèn luyện kĩ năng mô tả thuật toán.
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, rèn luyện tư duy logic
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. GV:Sách giáo khoa, máy tính điện tử.
2. HS: Sách, vở,học bài.
IV.TOÅ CHÖÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY VAØ HOÏC 
OÅn ñònh lôpù(1’)
Kieåm tra baøi cuõ (5’) ? Nêu cách xác định một bài toán.
Giới thiệu bài: (1') ?Thế nào là thuật toán, quá trình giải một bài toán trên máy như thế nào ta vào bài hôm nay.
Baøi môùi
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1 (15’): Tìm hiểu khái niệm thuật toán
- Việc dùng máy tính giải một bài toán nào đó chính là đưa cho máy tính dãy hữu hạn các thao tác đơn giản mà nó có thể thực hiện được để từ các điều kiện cho trước ta nhận được kết quả cần thu được
=> đưa ra khái niệm thuật toán.
- Nói cách khác, thuật toán là các bước để giải một bài toán, còn chương trình chỉ là thể hiện của thuật toán trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
+ Dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán được gọi là thuật toán.
+ Học sinh chú ý lắng nghe.
2 Quá trình giải bài toán trên máy tính.
a) Khái niệm thuật toán:
Hoạt động 2:(20’) Tìm hiểu quá trình giải bài toán trên máy tính.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK => quá trình giải bài toán trên máy tính.
- Viết chương trình là thể hiện thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình sao cho máy tính có thể hiểu và thực hiện.
+ Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm các bước sau:
- Xác định bài toán: Từ phát biểu của bài toán, ta xác định đâu là thông tin đã cho và đâu là thông tin cần tìm.
- Mô tả thuật toán: Tìm cách giải bài toán và diễn tả bằng các lệnh cần phải thực hiện.
- Viết chương trình: Dựa vào mô tả thuật toán ở trên, ta viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình mà ta biết.
Học sinh chú ý lắng nghe.
b) Quá trình giải bài toán trên máy tính:
? Em hãy nêu lại khái niệm thuật toán.
+ Thuật toán là dãy các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần tìm từ những điều kiện cho trước.
5. Sơ kết bài (5’)
	*Cuûng coá: heä thoáng laïi kieán thöùc ñaõ hoïc.
 * Dặn doø: Về nhà học bài, kết hợp SGK.
6. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUẦN 9.doc
Giáo án liên quan