Giáo án Tin học Khối Tiểu học - Tuần 2 - Năm học 2019-2020
Buổi chiều: Lớp 3A (T3)
Tiết 3
BÀI 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA
I. MỤC TIÊU
- Học sinh nhận biết được ba dạng thông tin cơ bản.
- Biết được con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các kiểu khác nhau cho các mục đích khác nhau.
- Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
II. ĐỒ DÙNG
Giáo án, phòng máy, sách, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy cho biết bộ phận quan trọng nhất của máy tính để bàn.
? Nêu tư thế ngồi làm việc với máy vi tính.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu về các dạng thông tin.(20p’)
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các dạng thông tin cơ bản của máy tính.
* Cách tiến hành:
Giáo viên lấy VD:
Khi em nói chuyện hàng ngày với bố mẹ, anh chị em, bạn bố.thông tin sẽ được truyền từ người này tới người khác.
Khi em học bài trên lớp, thầy cô giáo truyền đạt cho em một lượng thông tin nhất định. Khi em đọc truyện, sách, báo, nghe đài, xem phim, xem tivi . có nghĩa là em đó tiếp thu một lượng thông tin vô cùng phong phú. một cách đơn giản thông tin là những lời nói giao tiếp hàng ngày, các kiến thức chung về khoa học, văn hoá, xã hội.
Vậy, có thể hiểu một cách đơn giản thông tin là những lời nói giao tiếp hàng ngày, các kiến thức chung về khoa học, văn hoá, xã hội.
GV: ? Theo em thông tin có mấy dạng và lấy VD
HS trả lời và GV ghi lên bảng
1. Thông tin dạng văn bản:
GV: Em hãy nêu các thông tin dạng văn bản?
HS thảo luận nhóm và trả lời.
HS: Sách truyện, sách giáo khoa, bài báo, và những tấm bia cổ , chứa đựng thông tin dạng văn bản (chữ, số).
GV nhận xét và kết luận
Yêu cầu HS làm bài tập B1.
2. Thông tin dạng âm thanh.
TUẦN 2 Thứ hai, ngày 16 tháng 9 năm 2019 Buổi chiều: Lớp 4A (T1) Tiết 3 Bài 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH I. Mục tiêu: - Học sinh biết một số thông tin về chiếc máy tính điện tử đầu tiên - Học sinh biết một số thông tin về các loại máy tính hiện nay và biết cách so sánh hai loại máy tính này. - Biết đặc điểm chung của các loại máy tính đó là khả năng thực hiện tự động các chương trình. - Nắm khái niệm “chương trình” - Tạo hứng thú niềm say mê của học sinh khi tìm hiểu về các loại máy vi tính hiện nay. II. Yêu cầu: - Nhận dạng các loại máy tính: máy tính để bàn, máy tính xách tay. - Nhận thức ý nghĩa sự phát triển của khoa học kỹ thuật III. Đồ dùng: - Giáo án, SGK, Máy tính, Máy chiếu IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong bài ) 3. Bài mới: GV giới thiệu bài và ghi mục bài. GV nêu mục tiêu bài học. * Hoạt động 1: Giới thiệu máy tính xưa và nay (20p’) - Mục tiêu: + HS nhận biết được máy tính xưa và nay + Phân biệt được sự khác nhau của 2 loại máy tính này. - Cách tiến hành: Yêu cầu hs quan sát hình 2 và 3 (SGK) - MT điện tử đầu tiên ra đời năm nào? có tên là gì? nặng bao nhiêu tấn? chiếm diện tích bao nhiêu mét vuông? - MT để bàn ngày nay nặng như thế nào và chiếm bao nhiêu mét vuông? - Làm tính để so sánh MT xưa và nay? - Hiện nay đã có những chiếc MT hiện đại như thế nào? - Tuy có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng các MT có một điểm chung gì? HS thảo luận nhóm – Đại diện các nhóm trả lời - MT điện tử đầu tiên ra đời năm 1945, có tên là ENIAC: nặng gần 27 tấn và chiếm diện tích gần 167m2. - Công nghệ phát triển, ngày nay MT để bàn chỉ nặng khoảng 15 kg và chiếm diện tích khoảng 0,5m2 - Hs làm tính: Làm tính: 27000 : 15 = 1800 (lần) 167 : 0,5 = 334 (lần) - Hiện nay đã có những chiếc MT bỏ túi hay MT đeo tay chỉ bằng chiếc bánh quy hay nhỏ hơn. - Máy tính có điểm chung là chúng có khả năng thực hiện tự động các chương trình. * Hoạt động 2: Làm bài tập (10p’) - Mục tiêu: Cũng cố lại bài học. - Cách tiến hành: Gv gọi hs đọc đề bài tập B2 và hỏi: với các chương trình, MT giúp con người làm được những việc gì? HS thảo luận và trả lời Với các chương trình, máy tính giúp em có thể vẽ được những bức tranh đẹp, nghe nhạc, xem phim, học toán, liên lạc với bạn bè V. Củng cố – Dặn dò (5p’) - Yêu cầu hs nhắc lại nội dung chính của bài học. - Dặn dò kế hoạch tiết sau. *************************************************** Thứ hai, ngày 16 tháng 9 năm 2019 Buổi chiều: Lớp 5A(T2); 5B(T3) Tiết 3 BÀI 2: THÔNG TIN ĐƯỢC LƯU TRONG MÁY TÍNH NHƯ THẾ NÀO? I. MỤC TIÊU: Học sinh hiểu hơn về chương trình và bộ nhớ máy tính Biết được cách lưu trữ và tổ chức thông tin trong máy tính. - Rèn khả năng tư duy, khái quát vấn đề. Sự say mê môn học, thích khám phá máy tính.. II. ĐỒ DÙNG: Giáo án, SGK; Máy vi tính. Máy chiếu... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP : 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ (5p’): Hãy nêu những hiểu biết của mình về máy vi tính? 3. Bài mới: - GV giới thiệu bài và ghi mục bài. - GV nêu mục tiêu bài học. * Hoạt động 1: Giới thiệu tệp và thư mục (15p’). * Mục tiêu: Học sinh hiểu và nhận biết tệp và thư mục trong máy tính * Cách tiến hành: GV: Đưa ra 1 hình ảnh sách vở để lộn xộn trên một chiếc bàn. và một ảnh sách vở được xếp theo từng loại và để trong từng ngăn riêng. GV: Theo em, sách vở để như trên hình nào dễ tìm hơn? Học sinh trả lời. GV: Tương tự, để dễ tìm, thông tin trong máy tính cũng cần được sắp xếp một cách có trật tự. Biểu tượng của thư mục có hình dáng một kẹp giấy. Giống như một ngăn sách có thể chứa các ngăn nhỏ hơn thư mục cũng vậy cũng có thể chứa nhiều thư mục con bên trong. 1.Tệp và thư mục: - Thông tin trong máy tính được lưu trong các tệp: tệp chương trình, tệp văn bản, tệp hình vẽ - Mỗi tệp có một tên để phân biệt. mỗi tệp còn có một biểu tượng. - Các tệp được lưu trong các thư mục. Mỗi thư mục cũng có một tên và biểu tượng. - Một thư mục có thể chứa những thư mục con khác. * Hoạt động 2: Hướng dẫn cách xem tệp và thư mục (15p’). * Mục tiêu: Học sinh biết cách xem tệp và thư mục. * Cách tiến hành: GV: Vậy làm thế nào để xem đựơc các thư mục? Các thư mục được chứa trong các thiết bị lưu trữ của máy tính như ổ đĩa cứng, đĩa CD. Nếu muốn mở thư mục để xem thông thường ta phải mở các ổ đĩa ra. 2. Xem các thư mục và tệp Cách 1: Để xem các tệp và thư mục có trong máy tính ta nháy đúp chuột vào biểu tượng My computer -> Một cửa sổ hiện ra: với biểu tượng của các đĩa cứng, .. Cách 2 :Nháy chuột phải lên biểu tượng My computer và nháy vào Explore. Chú ý: Biểu tượng của thiết bị nhớ flash chỉ hiện ra khi nó đựơc cắm vào máy. GV hướng dẫn trên máy; HS quan sát và ghi bài. 4. Cũng cố (3p’): HS nhắc lại các ý chính của bài. 5. Dặn dò (2p’): Tìm hiểu thêm về tệp và thư mục máy tính ở nhà. ***************************************************** Thứ ba, ngày 17 tháng 9 năm 2019 Buổi chiều: Lớp 3A (T3) Tiết 3 BÀI 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA I. MỤC TIÊU Học sinh nhận biết được ba dạng thông tin cơ bản. Biết được con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các kiểu khác nhau cho các mục đích khác nhau. Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lí và truyền thông tin. II. ĐỒ DÙNG Giáo án, phòng máy, sách, vở... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy cho biết bộ phận quan trọng nhất của máy tính để bàn. ? Nêu tư thế ngồi làm việc với máy vi tính. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu về các dạng thông tin.(20p’) * Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các dạng thông tin cơ bản của máy tính. * Cách tiến hành: Giáo viên lấy VD: Khi em nói chuyện hàng ngày với bố mẹ, anh chị em, bạn bố....thông tin sẽ được truyền từ người này tới người khác. Khi em học bài trên lớp, thầy cô giáo truyền đạt cho em một lượng thông tin nhất định. Khi em đọc truyện, sách, báo, nghe đài, xem phim, xem tivi ... có nghĩa là em đó tiếp thu một lượng thông tin vô cùng phong phú... một cách đơn giản thông tin là những lời nói giao tiếp hàng ngày, các kiến thức chung về khoa học, văn hoá, xã hội... Vậy, có thể hiểu một cách đơn giản thông tin là những lời nói giao tiếp hàng ngày, các kiến thức chung về khoa học, văn hoá, xã hội... GV: ? Theo em thông tin có mấy dạng và lấy VD HS trả lời và GV ghi lên bảng 1. Thông tin dạng văn bản: GV: Em hãy nêu các thông tin dạng văn bản? HS thảo luận nhóm và trả lời. HS: Sách truyện, sách giáo khoa, bài báo, và những tấm bia cổ, chứa đựng thông tin dạng văn bản (chữ, số). GV nhận xét và kết luận Yêu cầu HS làm bài tập B1. Thông tin dạng âm thanh. GV: Em hãy lấy một vài thông tin dạng âm thanh ? HS thảo luận nhóm và trả lời. HS: - Tiếng chuông, tiếng trống trường báo cho em biết giờ học, giờ ra chơi bắt đầu hoặc kết thúc, tiếng còi xe, .. - Loài vật cũng có âm thanh riêng để gọi bầy, báo nguy hoặc biểu lộ sung sướng. - Chúng ta nghe các buổi phát thanh, trò chuyện với nhau để nhận và trao đổi thông tin. GV nhận xét và kết luận: Đó là những thông tin dạng âm thanh. Thông tin dạng hình ảnh. GV: Em hãy lấy một vài thông tin dạng hình ảnh ? HS: Những bức ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa, trên các tờ báo, các biển báo, GV nhận xét và kết luận: Đó là những thông tin dạng hình ảnh. Lưu ý: Máy tính giúp chúng ta dễ dàng sử dụng được ba dạng thông tin trên. * Hoạt động 2: Cũng cố - dặn dò.(15p’) * Mục tiêu: Học sinh khắc sâu kiến thức. * Cách tiến hành: - GV nhắc lại nội dung chính của bài học - Yêu cầu học sinh nhắc lại - Về nhà tìm hiểu một số thông tin về văn bản, hình ảnh, âm thanh. *************************************************** Thứ năm, ngày 19 tháng 9 năm 2019 Buổi chiều: Lớp 5B (T1); 5A (T2) Tiết 4 BÀI 2: THÔNG TIN ĐƯỢC LƯU TRONG MÁY TÍNH NHƯ THẾ NÀO? THỰC HÀNH I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết các thao đóng, mở các ổ đĩa, thư mục và tệp tin. - Giúp học sinh quan sát sự thay đổi mở thư mục, tệp tin. II: ĐỒ DÙNG: - Máy tính, đĩa cứng, Đĩa CD, Thiết bị nhớ Flash. III: HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: * Hoạt động 1: Hướng dẫn mở đầu (5p’) * Mục tiêu: Học sinh biết được các dụng cụ, thiết bị cần có trong ca thực hành. - GV giới thiệu các thiết bị, dụng cụ cần có: Đĩa CD, Thiết bị nhớ Flash, Đĩa cứng. * Hoạt động 2: Hướng dẫn thường xuyên: (25p’) * Mục tiêu: + Học sinh biết cách nhận biết và đọc tên các đĩa và thiết bị lưu trữ. + Biết cách mở thư mục và tệp. * Cách tiến hành: - Học sinh thực hành theo các các nội dung sau: T1: Khởi động máy tính. Nháy đúp chuột vào biểu tượng My computer trên màn hình nền. Nhận biết và đọc tên các đĩa, ổ đĩa và thiết bị lưu trữ khác hiện ra trong cửa sổ. T2: Nháy nút phải chuột lên biểu tượng My computer rồi chọn Explore. Nháy chuột vào biểu tượng ổ đĩa C ở ngăn bên trái. Quan sát sự thay đổi của ngăn bên phải cửa sổ. Sau đó nháy chuột ở dấu + bên trái biểu tượng đĩa C. Quan sát sự thay đổi của ngăn bên trái cửa sổ. T3: Nháy chuột trên một biểu tượng của thư mục để mở xem nội dung của thư mục đó ở ngăn bên phải. Quan sát sự thay đổi hình dáng của biểu tượng thư mục. T4: Hãy tìm thư mục chứa tệp văn bản hoặc tệp bức tranh đã được lưu trong MT. - Giáo viên quan sát, theo dõi, hướng dẫn học sinh thực hành và sửa chữa, uốn nắn các lỗi mà học sinh gặp phải. * Hoạt động 3: Hướng dẫn kết thúc (5p’). * Mục tiêu: Học sinh biết được kết quả thực hành của mình. * Cách tiến hành: - Các nhóm nhận xét bài làm của nhau. - Nhóm trưởng báo cáo hoạt động của nhóm. - GV đánh giá, nhận xét kết quả từng học sinh về các mặt: + Thái độ học tập, chất lượng, thời gian, cách thao tác. - Tổng kết ca thực hành và dặn dò kế hoạch tiết sau. ******************************************************* Thứ năm, ngày 19 tháng 9 năm 2019 Buổi chiều: Lớp 3A (T3) Tiết 4 BÀI 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA (TIẾP) A. MỤC TIÊU Học sinh nhận biết được ba dạng thông tin cơ bản. Biết được con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các kiểu khác nhau cho các mục đích khác nhau. Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lí và truyền thông tin. B. ĐỒ DÙNG Giáo án, phòng máy, sách, vở... C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Làm bài tập. (25p’) * Mục tiêu: Cũng cố lại kiến thức đã được học. B2: Quan sát hình 17, em hãy nêu một số thông tin mà em nhận biết được? HS quan sát và làm bài vào vở B3: Quan sát hình 18a,b và cho biết thông tin về tư thế ngồi khi làm việc với máy tính? B4: Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống () a) Khi xem hoạt hình, em nhận được thông tin dạngvà dạng.. b) Truyện tranh cho em thông tin dạng..và dạng c) Tiếng hát cho em thông tin dạng B5: Chọn hình nào làm biểu tượng cho văn bản, hình ảnh, âm thanh. GV gọi HS lên bảng làm B6: Bộ phận nào của cơ thể nhận biết mỗi thông tin dưới đây: HS quan sát hình và nối GV nhận xét – kết luận * Hoạt động 2: Cũng cố - dặn dò (10p’) * Mục tiêu: Học sinh khắc sâu kiến thức. * Cách tiến hành: - GV nhắc lại nội dung chính của bài học - Yêu cầu học sinh nhắc lại. - Về nhà học kĩ lại bài. ************************************************ Thứ sáu, ngày 20 tháng 9 năm 2019 Buổi sáng: Lớp 4A (T1) Tiết 4 Bài 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH ( tiếp) I. Mục tiêu: - Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển máy tính, chuơng trình và bộ nhớ máy tính. - Nhận dạng các bộ phận chính của máy tính. II. Yêu cầu: Có ý thức bảo vệ, giữ gìn phòng máy. III. Đồ dùng: - Giáo án, SGK, Máy tính, Máy chiếu... III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong bài ) 3. Bài mới: - GV giới thiệu bài và ghi mục bài. - GV nêu mục tiêu bài học. * Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của MT làm gì? (15p’) + Mục tiêu: Giúp hs hiểu được thông tin vào và thông tin ra. + Cách tiến hành: GV: yêu cầu hs thảo luận nhóm. - Em hãy kể tên các bộ phận quan trọng nhất của MT trong hình 5 (SGK trang 7) - Bộ phận nào đưa thông tin vào, bộ phận nào đưa thông tin ra. HS thảo luận nhóm và trả lời. - Gv: các em hãy xem ví dụ ở sgk VD: Khi cần tính tổng 15 và 21 + Thông tin vào là 15 và 21 + Thông tin ra là 36 - Gv liên hệ thực tế để hs hiểu thông tin vào và thông tin ra. * Hoạt động 2: Bài tập (15p’) + Mục tiêu: Cũng cố lại kiến thức của bài học. + Cách tiến hành: Yêu cầu hs làm bài 4, 5, 6, 7( SGK) - Gv gọi hs đọc nội dung đề bài. - Gv gọi hs trả lời. - Gv gọi hs nhận xét. - Gv chốt lại câu trả lời đúng. * Trả lời bài 4: Thông tin vào là: 15, 21, 9. Thông tin ra là: 45. * Trả lời bài 5: Thông tin vào là chiều dài 2 cạnh của hình chữ nhật . Thông tin ra là tích của 2 chiều dài đó. * Trả lời bài 6: Thông tin vào là: tiếng chuông(hoặc tiếng trống) * Trả lời bài 7: Thông tin vào là: điểm thi cuối học kì. Thông tin ra là: xếp loại học sinh( giỏi, khá, trung bình) IV. Cũng cố - dặn dò : - Yêu cầu hs nhặc lại các bộ phận đưa thông tin vào và đưa thông tin ra. - Về nhà tìm hiểu một số thông tin vào và ra trong cuộc sống.
File đính kèm:
giao_an_tin_hoc_khoi_tieu_hoc_buoi_chieu_tuan_2_nam_hoc_2019.doc