Giáo án môn học lớp 5 - Tuần 20 năm 2014

TẬP ĐỌC

TIẾT 40:

NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm bài văn nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng.

- Hiểu nội dung : Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2). HS khá, giỏi phát biểu được suy nghĩ của mình về trách nhiệm công dân với đất nước (Câu hỏi 3).

- Giáo dục HS cảm phục tinh thần yêu nước của ông Đỗ Đình Thiện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Anh chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện in trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn luyện đọc .

 

doc32 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học lớp 5 - Tuần 20 năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân khoa học
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
- Hình vẽ trong SGK trang 70, 71.
- Một ít đường kính trắng, lon sửa bò sạch.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Sự biến đổi hoá học (tiết 1).
GV gọi HS trả lời câu hỏi.
GV nhận xét
2. Bài mới: 
a/ Khám phá: Giới thiệu bài “Sự biến đổi hĩa học” (tt)
b/ Kết nối: Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa học – Trò chơi
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm
*Mục tiêu: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa học. Rèn kĩ năng quản lí thời gian, ứng phó tình huống.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn trang 80 SGK.
Chia nhóm cho HS thực hiện viết nội dung bức thư sau đó trao đổi chéo giữa các nhóm.
- GV hướng dẫn HS hơ 2 bức thơ trước ngọn nến và đọc lên nội dung bức thư nhóm mình nhận được. 
- 2 nào ghép lại nội dung thư có ý nghĩa sẽ được tuyên dương.
+ Khi em hơ bức thư lên ngọn lửa thì có hiện tượng gì xảy ra ?
+ Điều kiện gì làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học?
+ Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra khi nào?
- GV nhận xét, kết luận. 
c/ Thực hành: - Thảo luận nhóm
Hoạt động 5: Quan sát
- GV hướng dẫn HS quan sát hình và đọc thông tin , trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi trang 80, 81 SGK
- Cả lớp và GV kết luận .
d/ Vận dụng:
- GV hỏi:Điều kiện để có thể xảy ra sự biến đổi hoá học là gì?
Chuẩn bị: Năng lượng.
GV nhận xét tiết học 
- HS trả lời câu hỏi.
- Làm việc theo nhóm, viết bức thư.
- Đại diện các nhóm đọc nội dung của bức thư.
+ Khi hơ bức thư lên ngọn lửa thì giấm khơ đi và dòng chữ hiện lên.
+ Điều kiện làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học là do nhiệt từ ngọn nến đang cháy.
+ Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra khi có sự tác động của nhiệt.
- HS làm việc theo nhóm, quan sát hình, đọc thông tin, trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét , bổ sung.
+ Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
- HS đọc lại mục Bạn cần biết.
- HS trả lời
_______________________________________________________
KỂ CHUYỆN 
TIẾT 20:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống , làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- Sách báo, truyện về truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết của dân tộc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Chiếc đồng hồ 
- GV gọi HS kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi .
- GV nhận xét
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện.
Yêu cầu HS đọc đề bài, tìm hiểu đề bài.
- GV gọi HS nêu tên câu chuyện các em sẽ kể.
Lập dàn ý câu chuyện.
GV nhắc HS chú ý kể chuyện.
Hoạt động 2: Thực hành, kể chuyện.
GV yêu cầu HS kể chuyện theo cặp, thi kể trước lớp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn HS kể hay nhất, đặt câu hỏi thu vị nhất.
3. Củng cố - dặn dò: 
Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện
Chuẩn bị: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Nhận xét tiết học. 
- HS kể câu chuyện.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề bài.
HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
HS đọc gợi ý 2.
HS nhắc lại các bước kể chuyện .
+ Giới thiệu tên câu chuyện.
+ Kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- HS kể chuyện theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện.
Thứ tư ngày 31 tháng 12 năm 2014
TẬP ĐỌC
TIẾT 40:
NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng.
- Hiểu nội dung : Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2). HS khá, giỏi phát biểu được suy nghĩ của mình về trách nhiệm công dân với đất nước (Câu hỏi 3).
- Giáo dục HS cảm phục tinh thần yêu nước của ông Đỗ Đình Thiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Aûnh chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện in trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn luyện đọc .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Thái sư Trần Thủ Độ
GV gọi 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
GV nhận xét 
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
Yêu cầu HS giỏi đọc toàn bài.
GV hướng dẫn HS chia đoạn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ khó.
Yêu cầu HS đọc từ ngữ chú giải 
HS đọc nhĩm 
GV đọc diễn cảm toàn bài .
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
GV yêu cầu HS đọc thầm, đọc lướt toàn bài, trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
+ Em hãy kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Đỗ Đình Thiện qua các thời kỳ cách mạng.
Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. 
+ Việc làm của ông Thiện thể hiện phẩm chất gì ở ông?
- GV gọi HS khá, giỏi trả lời câu hỏi 3. + Từ những việc làm của ông Thiện em có suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của người công dân với đất nước? 
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
- GV gợi ý HS nêu nội dung bài.
Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
- GV gọi 5 HS tiếp nối đọc từng đoạn, GV giup HS tìm đúng giọng đọc.
- GV đọc diễn cảm đoạn 2,3.
- GV cho HS đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố - dặn dò: 
GV mời HS nhắc lại nội dung của bài.
Chuẩn bị: Trí Dũng Song Toàn
Nhận xét tiết học 
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS khá giỏi đọc. 
Đoạn 1: Từ đầu  hoà bình
Đoạn 2: “Với lòng  24 đồng”.
Đoạn 3: “Kho  phụ trách quỹ”.
Đoạn 4: “Trong thời kỳ  nhà nước”.
Đoạn 5: Phần còn lại.
5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- HS tìm và nêu chìa khĩa, sửng sốt, tín nhiệm 
- Cho đọc từ ngữ chú giải.
- HS đọc theo cặp
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
1/ a/ Trước cách mạng : ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương.
b/ Khi cách mạng thành công, năm 1945 trong tuần lễ vàng . 64 lạng vàng, quỹ độc lập Trung ương 10 vạn đồng Đông Dương.
c/ Trong kháng chiến chống Pháp: ủng hộ cán bộ khu 2 hàng trăm tấn thóc. Sau hoà bình hiến toàn bộ đồn điền cho nhà nước.
2/ Việc làm của ông Thiện cho thấy ông là người yêu nước, vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng tài sản của mình cho đất nước.
- HS khá, giỏi trả lời câu hỏi 3.
3/ Ông đã hiểu rõ trách nhiệm nghĩa vụ của một người dân đối với đất nước. Ông xứng đáng được moiï người nể phục và kính trọng.
+ ND : Biểu dương nhà tư sản yêu nước của Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng
- 5 HS tiếp nối đọc diễn cảm từng đoạn.
- Cả lớp nhận xèt, tìm cách đọc đúng.
- HS đọc theo cặp, thi đua đọc diễn cảm.
- HS nhắc lại nội dung.
 TỐN 
TIẾT 98:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Biết tính diện tích hình tròn khi biết:
- Bán kính của hình tròn.
- Chu vi của hình tròn.
- Rèn kĩ năng toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Diện tích hình tròn.
GVgọi HS làm bài tập.
GV nhận xét
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu BT, nêu cách tính, làm bài 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
Bài 2: 
GV gọi HS đọc đề bài, nêu cách tìm bán kính.
GV cho HS làm bài vào vở.
GV chấm bài, nhận xét.
Bài 3 : dành cho HS khá, giỏi.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại cách tính diện tích và bán kính hình tròn
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- Nhận xét tiết học 
HS làm bài tập.
- HS nêu quy tắt, công thức tình diện tích hình tròn.
- HS đọc đề làm bảng
a. Diện tích hình tròn là :
 6 x 6 x 3.14 = 113,04 ( cm2).
b. Diện tích hình tròn là :
0.35 x 0.35 x 3.14 = 0,38465 ( dm2)
HS đọc đề, nêu cách tính bán kính.
HS làm bài vào vở.
Bài giải
Bán kính hình tròn:
6,28 : 3,14 : 2 = 1 (cm)
Diện tích hình tròn:
1 x 3,14 = 3,14 ( cm)
Đáp số : 3,14 cm
3/ Diện tích miệng giếng
 0,7, x0,7 x 3,14= 1,5386 ( m2 ) 
 Bán kính của miệng giếng và thành giếng 
 0,7 + 0,3 = 1 ( ( m ) 
 Diện tích của miệng giếng và thành giếng 
 1 x 1 x 3,14 = 3,14 ( m2 ) 
 Diện tích thành giếng 
 3,14 – 1,5386 ( m2 ) 
TẬP LÀM VĂN 
TIẾT 39:
TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết )
I. MỤC TIÊU :
- Viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng
- Thực hành viết được bài văn tả người theo yêu cầu
- Giáo dục HS cĩ thĩi quen dùng từ, đặt câu đúng
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Một số tranh ảnh về nội dung bài văn .
- Vở kiểm tra.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Luyện tập tả người.
GV gọi HS nêu 2 cách mở bài. 
GV nhận xét
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài.
GV mời HS đọc 4 đề bài trong SGK.
GV giúp HS chọn đề bài.
Hoạt động 2: HS làm bài văn.
GV yêu cầu HS viết bài văn.
GV thu bài chấm điểm.
3. Củng cố - dặn dò: 
Chuẩn bị: Lập chương trình hoạt động
Nhận xét tiết học. 
- HS nêu.
- HS đọc đề bài. Chọn đề bài.
- HS viết vào vở.
 Thứ năm ngày 01 tháng 01 năm 2014
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TIẾT 40: 
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ ( ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép ( BT1); biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép ( BT3). HS khá, giỏi: giải thích rõ được lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn BT2.
- Giáo dục HS có thói quen biết sử dụng đúng cách nối các vế câu bằng quan hệ từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Mở rộng vốn từ Công dân.
- GV gọi HS trả lời câu hỏi. 
- GV nhận xét
2. Bài mới: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Hoạt động 1: Phần nhận xét.
Bài 1:
Yêu cầu HS đọc đề bài, làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 2: Cách nối các vế câu ghép nói trên có gì khác nhau?
- GV kết luận: Các vế câu trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng 1 quan hệ từ hoặc 1 cặp quan hệ từ .
Hoạt động 2: Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc đề bài, tìm câu ghép xác định vế câu trong từng câu ghép.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý đúng. 
Bài 2: 
GV nêu yêu cầu đề bài.
Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm.
- GV nhận xét chốt ý đúng. 
Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài, làm bài vào VBT.
- GV chấm bài, sửa bài cho HS.
3. Củng cố - dặn dò: 
Chuẩn bị: MRVT Công dân 
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS đọc thầm đoạn văn, tìm câu ghép trong đoạn văn.
+ Anh công nhân  tới lượt mình /thì cửa phòng lại mở,/ một người nưã tiến vào 
+ Tuy đồng chí / nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.
+ Lên nin không tiện /ghế cắt tóc.
- Câu1: vế 1 và 2 nối với nhau bằng quan hệ từ thì.
Vế 2 và 3 nối với nhau trực tiếp bằng dấu phẩy.
- Câu 2 : nối bằng cặp QHT tuy  nhưng.
- Câu 3: nối trực tiếp bằng dấu phẩy.
- HS đọc và nhắc lại ghi nhớ 
- HS đọc yêu cầu của bài, làm việc cá nhân.
Câu 1 : Là câu ghép có 2 vế câu. Nối bằng cặp QHT Nếu  Thì
2/ - HS đọc đề bài, làm bài: 
Nếu Thái hậu  ... Thì Trần Trung Tá. 
( HS khá, giỏi) Tác giả lược bớt các từ trên để câu văn gọn, tránh lập, lược bớt nhưng người đọc vẫn hiểu đầy đủ , hiểu đúng.
- HS đọc yêu cầu bài, làm bài vào VBT
a. Tấm chăm chỉ , . còn Cám thì lười biếng.
b. Ông đã nhiều lần can gián Nhưng Vua không nghe. ( hoặc mà)
c. Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình?
- HS trình bày .
a) còn b) nhưng (mà) c) hay.
__________________________________________
TỐN 
TIẾT 99:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết tính chu vi, diện tích hình tròn .
-Vận dụng để giải các bài toán liên quan chu vi, diện tích của hình tròn. Làm bài tập 1,2,3 / SGK
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Hình vẽ SGK, bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Luyện tập.
- GV gọi HS làm bài tập.
- GV nhận xét
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Ôn tập
- GV cho HS nêu qui tắc tính chu vi, diện tích hình tròn.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu BT, nêu cách tính.
- GV cho HS làm bài vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc đề bài
- GV cho HS trao đổi theo cặp tìm hướng giải
- GV cho HS làm bài vào vở
GV chấm bài, nhận xét
Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS tìm hướng giải.
- GV cho HS làm bài vào vở. 
- GV chấm bài, nhận xét.
Bài 4 : dành cho HS khá, giỏi.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại cách tính chu vi, diện tích hình tròn
- GV nhận xét tiết học 
- HS làm bài tập.
- HS nêu qui tắc tính chu vi, diện tích hính tròn.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu, làmbài
Chu vi củahình tròn bé là:
7 x 2 x 3,14 = 43,96 (cm)
Chu vi hình tròn lớn là
10 x2 x3,14 = 62,8 (cm)
Độ dài sợi dây thép dài là :
43,96 + 62,8 = 106,76 (cm)
 Đáp số : 106,76 (cm)
2/ - HS đọc đề, nêu yêu cầu, làm bài vào vở.
 Bán kính của hình tròn lớn là :
 60 + 15 = 75 (cm)
 Chu vi hình tròn lớn là
 75 x 2 x 3,14 = 471(cm)
 Chu vi củahình tròn bé là:
 60 x 2 x 3,14 = 376,8 (cm)
Chu vi hình tròn lớn dài hơn chu vi hình tròn bé là :
 471 – 376,8 = 94,2 (cm)
 Đáp số : 94,2 cm
- HS đọc đề, nêu yêu cầu. Làm bài vào vở.
Bài giải :
 Chiều dài của hình chữ nhật là :
 7 x 2 = 14 ( cm)
 Diện tích hình chữ nhật là :
 14 x 10 = 140 ( cm2)
 Diện tích của 2 nửa hình tròn là :
 7 x 7 x 3, 14 =153,86 ( cm2)
 Diện tích của hình đã cho là :
 140 + 153,86 = 293,86 ( cm2)
 Đáp số : 293,86 ( cm2)
4/ Khoanh vào câu A
___________________________________________
 LỊCH SỬ 
TIẾT 20: 
ƠN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
(1945 – 1954)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ “giặc”: “giặc đói”, “ giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.
- Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
+ 19 – 12 – 1946 : toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947.
+ Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Giáo dục tinh thần cách mạng, lòng yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bản đồ hành chính Việt Nam .
- Lược đồ các chiến dịch Bắc thu – đông 1947, Biên giới thu – đông 1950, Điện Biên Phủ 1954.Việt 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- GV gọi HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét
2. Bài mới: Ôân tập.
Hoạt động 1: Ơn tập
- Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 – 1954.
- GV cho HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Trò chơi Tìm địa chỉ đỏ
- GV ghi tên địa danh, cho HS tìm và kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử ứng với địa danh đó.
- GV nhận xét, tuyên đương.
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại một số sự kiện em cho là tiêu biểu trong chín năm kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược 
Chuẩn bị: Nước Nhà chia cắt
Nhận xét tiết học.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lập bảng thống kê 
Thời gian
 Sự kiện lịch sử tiêu biểu
Cuối năm 1945 - 1946
Đẩy lùi “ Giặc đói” , “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”
19/12/1946
Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
1947
Chiến dịch Việt Bắc thu- đông.
1950
Chiến dịch Biên giới thu- đông.
30/03/1954 – 7/5 /1954
Chiến dịch Điện Biên Phủ 
toàn thắng
- HS trình bày, lớp nhận xét.
2/ Chín năm kháng chiến bắt đầu từ năm 1945.
3/ Bài thơ của Lý Thường Kiệt:
 “ Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
- HS trao đổi theo cặp trình bày sự kiện, nhân vật lịch sử.
Thứ sáu ngày 02 tháng 01 năm 2014
TẬP LÀM VĂN 
TIẾT 40: 
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG(KNS)
I. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể. 
- Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20- 11 (theo nhóm). 
KNS: Hợp tác (ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động); thể hiện sự tự tin; đảm nhận trách nhiệm.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC: 
- Bảng phụ viết sẵn phần chính của chương trình hoạt động. Giấy khổ to để HS lập chương trình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Luyện tập tả người.
- GV gọi HS nêu 2 đoạn kết bài.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a/ Khám phá: Giới thiệu bài – Trình bày 1 phút
- Lập chương trình hoạt động là một kĩ năng rất cần thiết, rèn luyện cho con người khả năng tổ chức công việc. Bài học hôm nay sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng đó qua bài: Lập chương trình hoạt động
b/ Kết nối: - Rèn luyện theo mẫu
Hoạt động 2: Hướng dẫn lập chương trình
Bài 1 : 
Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi : 
+ Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì ?
- GV ghi lên bảng 
+ Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì? Lớp trưởng phân công như thế nào?
- GV ghi lên bảng 
+ Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan
- GV ghi lên bảng 
- Cả lớp và GV kết luận : Để đạt kết quả của buổi liên hoan tốt đẹp như trong mẫu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, chắc lớp trưởng đã cùng các bạn lập một chương trình rất cụ thể, khoa học, hợp lí, huy động được khả năng của mọi người 
c/ Thực hành: - Thảo luận nhóm nhỏ, đối thoại
Hoạt động 3: Lập chương trình hoạt động 
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 , lập chương trình hoạt động vào vở
- Cho HS trình bày
- Nhận xét, sửa chữa, giúp học sinh hoàn chỉnh từng bản chương trình hoạt động
+ Chương trình hoạt động của bạn lập ra có rõ mục đích không? Những cô

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_20.doc