Giáo án Tin học khối 6

Tiết 53 TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN

I. Mục tiêu:

 Kiến thức: HS nêu được một số khả năng trình bày trang văn bản của Word.

 Kĩ năng: Thực hiện được các thao tác chọn hướng trang và đặt lề trang văn bản.

Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

 1. Chuẩn bị của GV: Phòng máy vi tính cài sẵn phần mềm Microsoft Word, máy chiếu, SGK, SGV, Giáo án, đồ dùng dạy học.

 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập.

 3. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề, hoạt động nhóm

 

doc63 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học khối 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nút lệnh trên thanh công cụ định dạng, trong đó:
Trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong là một trường có bề dày truyền thống.
Trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong là một trường có bề dày truyền thống.
Trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong là một trường có bề dày truyền thống.
Trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong là một trường có bề dày truyền thống.
* Căn lề:
­ Align Left để căn thẳng lề trái.
­ Align Right để căn thẳng lề phải.
­ Center để căn giữa.
­ Justify để căn thẳng 2 lề.
* Thay đổi lề cả đoạn:
­ Nháy chọn nút lệnh để thực hiện tăng mức thụt lề trái.
­ Nháy chọn nút lệnh để thực hiện giảm mức thụt lề trái.
* Khoảng cách dòng trong đoạn văn: Nháy chuột vào mũi tên bên phải của nút lệnh Line Spacing để chọn các tỉ lệ thích hợp 
Hoạt động 3: Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph
- GV: Giải thích các mục trong hộp thoại
- HS: Lắng nghe và ghi chép
3. Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph.
- Chọn đoạn văn bản cần định dạng.
- Mở bảng chọn Format -> chọn lệnh Paragraph-> xuất hiện hộp thoại Paragraph, trong đó:
­ Alignment: Căn lề.
­ Indentation: Khoảng cách lề.
­ Special: Thụt lề dòng đầu.
­ Spacing: 
 Before: khoảng cách đến đoạn văn trên.
 After: khoảng cách đến đoạn văn dưới.
­ Line spacing: Khoảng cách giữa các dòng.
- Chọn OK để thực hiện hay Cancel để huỷ lệnh.
3.Luyện tập, củng cố (2’) :
- Nhấn mạnh nội dung quan trọng trong bài. 
Ngày 09 tháng 02 năm 2015
Duyệt của Tổ chuyên môn
TTCM
Đặng Thị Xuân Cảnh
- HS nhắc lại những nội dung quan trọng đó.
4. Hoạt động nối tiếp (1’)
- Học kỹ các vấn đề vừa học trong bài này.
- Đọc và làm các bài tập trong sách giáo khoa
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá:
.
Ngày soạn: 21/2/2012
Tiết 49
BÀI THỰC HÀNH 7:
EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN.
I. Mục tiêu:
Kiến thức: HS nêu được khái niệm định dạng đoạn văn bản, mục đích của định dạng đoạn văn bản, sự khác nhau giữa định dạng đoạn văn bản và định dạng kí tự.
Kĩ năng: HS biết cách định dạng đoạn văn bản bằng sử dụng nút lệnh và sử dụng hộp thoại Paragraph .
Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Chuẩn bị của GV: Phòng máy vi tính cài sẵn phần mềm Microsoft Word, máy chiếu, SGK, SGV, Giáo án, đồ dùng dạy học.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập.
3. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề, hoạt động nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Tổ chức: (1’)
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
6A
6B
6C
* Kiểm tra: (5’) 
HS1: Định dạng văn bản là gì? Mục đích của định dạng văn bản?
HS2: Nêu cách để định dạng ký tự bằng nút lệnh?
* Bài mới: 
1. Giới thiệu bài học: (1’) 
Trong giờ trước chúng ta đã học cách định dạng đoạn văn bản. Trong tiết này chúng ta sẽ đi thực hành các thao tác này trên máy.
2. Dạy học bài mới: (35’)	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Thực hành các thao tác định dạng văn bản.
- GV: phân nhóm cho HS ngồi vào máy tính,
- GV: Nêu các yêu cầu để học sinh thực hành
- HS: Áp dụng các kiến thức đã học thực hành theo yêu cầu
- GV: Hướng dẫn và theo dõi học sinh làm bài tập thực hành
1. Định dạng văn bản.
- Khởi động Word.
- Soạn thảo văn bản “Biển đẹp” (SGK trang 92)
- Tiến hành trình bày văn bản “Biển đẹp” theo các yêu cầu:
 + Tiêu đề có phông chữ, cỡ chữ, màu chữ, kiểu chữ khác với nội dung của văn bản.
 + Cỡ chữ của tiêu đề lớn hơn nhiều so với cỡ chữ của nội dung.
 + Đoạn cuối cùng (Theo Vũ Tú Nam) có màu chữ, kiểu chữ khác nội dung.
 + Căn lề cho văn bản: Tiêu đề căn giữa trang, nội dung căn thẳng cả hai lề, đoạn cuối căn lề phải
 + Các đoạn nội dung có dòng đầu thụt lề
+ Ký tự đầu tiên của đoạn nội dung 1 có cỡ chữ lớn hơn và kiểu chữ đậm
 + Lưu văn bản với tên “Bien dep”
3. Luyện tập, củng cố (2’) :
- Kiểm tra kết quả thực hành của từng nhóm
4. Hoạt động nối tiếp (1’)
- Làm lại bài tập thực hành
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá: đầu giờ
Ngày soạn: 21/2/2012
Tiết 50
BÀI THỰC HÀNH 7:
EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN. (T2)
I. Mục tiêu:
Kiến thức: HS tiếp tục luyện kĩ năng định dạng và trình bày VB
Kĩ năng: Thực hiện được các định dạng theo yêu cầu.
Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc và sử dụng máy tính đúng mục đích.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Chuẩn bị của GV: Phòng máy vi tính cài sẵn phần mềm Microsoft Word, máy chiếu, SGK, SGV, Giáo án, đồ dùng dạy học.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập.
3. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề, hoạt động nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Tổ chức: (1’)
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
6A
6B
6C
* Kiểm tra: Lồng ghép trong giờ
* Bài mới: 
1. Giới thiệu bài học: (1’) 
2. Dạy học bài mới: (35’)	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Thực hành các thao tác định dạng văn bản.
- GV: Nêu bài tập để học sinh thực hành, yêu cầu học sinh tiến hành định dạng bằng cả hai cách là dùng nút lệnh và bảng chọn.
- HS: Làm theo bài tập yêu cầu
- GV: Theo dõi và giải đáp câu hỏi của học sinh
1. Định dạng văn bản.
Yêu cầu:
1. Gõ đoạn văn theo mẫu bài thơ “Tre xanh” (SGK trang 93)
Tre xanh
Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thanh tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu!
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre xanh nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
(Theo Nguyễn Duy)
2. Định dạng đoạn văn theo mẫu
3. Lưu văn bản với tên “Tre xanh”
3. Luyện tập, củng cố (2’) :
- Kiểm tra, nhận xét bài làm của từng nhóm.
4. Hoạt động nối tiếp (1’)
- HS về tự thực hành, làm lại bài tập trên.
- Tự ôn tập để tiết sau làm bài tập
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá:
Ngày 23 tháng 02 năm 2015
Duyệt của Tổ chuyên môn
TTCM
Đặng Thị Xuân Cảnh
Ngày soạn: 28/2/2012
Tiết 51
BÀI TẬP.
I. Mục tiêu:
	Kiến thức: HS được luyện tập củng cố các kiến thức đã học về soạn thảo văn bản.
	Kĩ năng: Sử dụng thành thạo các thanh công cụ, các bảng chọn, các nút lệnh, các tổ hợp phím nóng thông dụng để thực hiện các thao định dạng văn bản. 
Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
	1. Chuẩn bị của GV: Phòng máy vi tính cài sẵn phần mềm Microsoft Word, máy chiếu, SGK, SGV, Giáo án, đồ dùng dạy học.
	2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập.
	3. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề, hoạt động nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Tổ chức: (1’)
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
6A
6B
6C
* Kiểm tra: Lồng ghép trong giờ
* Bài mới: 
1. Giới thiệu bài học: (1’) Trong các tiết trước chúng ta đã đi làm quen với soạn thảo văn bản. Trong tiết này chúng ta sẽ ssi ôn tập lại các nội dung đã học.
2. Dạy học bài mới: (40’)	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1
- GV:Nêu các câu hỏi tương ứng với từng nội dung cần ôn tập?
- HS: Trả lời
1. Soạn thảo văn bản.
- Khởi động word:
 - Văn bản gồm: kí tự, câu, dòng, đoạn, trang.
- Các thành phần trong cửa sổ word
- Qui tắc gõ chữ tiếng Việt kiểu Telex.
* Hoạt động 2
- GV: + Dùng phím gì để thực hiện xoá các kí tự?
+ Để xoá nhanh một đoạn văn bản mà không mất thời gian ta phải làm thế nào?
+ Nêu cách sao chép, di chuyển một đoạn văn bản?
- HS: Trả lời
2. Chỉnh sửa văn bản.
- Để xoá kí tự ta dùng phím Backspace hay Delete.
- Sao chép một đoạn văn bản: Bôi đen vào đoạn văn bản cần sao chép -> nháy chọn nút lệnh Copy -> đặt con trỏ tới vị trí mới -> nháy chọn nút lệnh Paste .
- Di chuyển một đoạn văn bản: Bôi đen vào đoạn văn bản cần di chuyển -> nháy chọn nút lệnh Cut -> đặt con trỏ tới vị trí mới 
-> nháy chọn nút lệnh Paste .
* Hoạt động 3
- Định dạng văn bản gồm những loại nào?
- Nêu cách định dạng phông chữ, cỡ chữ?
- Nêu cách để định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph?
- HS: Trả lời
3. Định dạng văn bản, đoạn văn bản.
- Định dạng kí tự: phông chữ, màu chữ, cỡ chữ, kiểu chữ.
- Định dạng đoạn văn bản: Căn lề, định dạng khoảng cách đoạn so với lề lề, khoảng cách giữa các đoạn, định dạng khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.
* Hoạt động 4
- GV: Cho học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa và một số câu hỏi mở rộng.
- HS: Trả lời
4. Bài tập
- Bài 4,5,6 (SGK trang 68)
- Bài 3,4,5,6 (SKG trang 74)
- Bài 4 (SGK trang 81)
- Bài 2,4, 5, 6 (SKG 91)
3. Luyện tập, củng cố (2’) :
- Nhắc lại các nội dung cần nhớ. 
- HS nhắc lại những nội dung quan trọng đó.
4. Hoạt động nối tiếp (1’)
- Học bài kĩ để tiết sau kiểm tra 1 tiết
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá: Lồng ghép trong giờ
Ngày soạn: 28/2/2015
Tiết 52
KIỂM TRA 1 TIẾT.
I. Mục tiêu:
	Kiến thức: Kiểm tra kiến thức của học sinh về soạn thảo văn bản trong Word. 
	Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy làm bài, trả lời đúng, đủ nội dung theo yêu cầu.
Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập và thi cử
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
	1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, đồ dùng dạy học.
	2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập.
	3. Phương pháp: Kiểm tra, đánh giá
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Tổ chức: (1’)
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
6A
6B
6C
* Kiểm tra: 
* Bài mới: 
1. Giới thiệu bài học: 
2. Dạy học bài mới: (45’)	
A. Ma trận đề
 MỨC ĐỘ
 BÀI
BIẾT
HIỂU
VẬN DỤNG
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài 13 Làm quen với soạn thảo văn bản
 Câu1
0.25đ
Câu7
0.25đ
Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản
Câu2
0.25đ
Câu8
0.25đ
Bài 15: Chỉnh sửa văn bản
Câu3
0.25đ
Câu 2
(2đ)
Câu 4
2đ
Bài 16: Định dạng văn bản
Câu 1
(2đ)
Câu5
0.25đ
Câu 3
(2đ)
Bài 17: Định dạng đoạn văn bản
Câu4
0.25đ
Câu6
0.25đ
TỔNG
1đ
2đ
0.5đ
4đ
0.5đ
2đ
B ĐỀ BÀI:
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu mỗi ý mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Để khởi động Word em nháy đúp vào biểu tượng nào:
	A. B. C. 	 D. 
Câu 2. Các thành phần của văn bản là:
	A. Dòng, đoạn, trang	B. Dòng, đoạn
	C. Kí tự, dòng, đoạn, trang	D. Kí tự, trang
Câu 3. Biểu tượng nào là nút lệnh copy
	A. B. C. 	 D. 
Câu 4. Nút lệnh nào là căn lề trái
	A. B. C. 	 D. 
Câu 5. Nháy lần lượt các nút nào để được chữ in đậm và gạch chân :
	A. B. C. 	 D. 
Câu 6.Có bao nhiêu cách cơ bản để định dạng đoạn văn bản?
	A. 1 cách	B. 2 cách	C. 3 cách	D. 4 cách
Câu 7. Khi mở văn bản có sẵn, nhanh chóng lưu nội dung mới gõ vào ta nháy nút:
	A. B. C. 	 D. 
Câu 8 Để có thể gõ được tiếng việt khi soạn thảo văn bản, máy tính cần có thêm phần mềm nào sau:
	A.Mario	B.Unikey	C. bàn phím	D.Chuột
II. TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)
Câu 1(2 điểm) Định dạng văn bản là gì? Mục đích? Có mấy loại?
Câu 2( 2 điểm) Nêu giống và khác về chức năng của phím Delete và Backspace?
Câu 3: ( 1.5 đ) Nêu các tính chất phổ biến của định dạng kí tự
Câu 4: (2 điểm) Nêu các bước sao chép văn bản?
C. Đáp án
I Phần trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
b
c
a
b
c
b
a
b
IITự Luận:
Câu 1: 
	Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí các kí tự, các đoạn văn bản và các thành phần khác trên trang (0.75đ).
	Mục đích: Để văn bản dễ đọc, trang văn có bố cục đẹp và người đọc dễ ghi nhớ nội dung (0.75đ).
	Định dạng văn bản gồm 2 loại là: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản (0.5đ).
Câu 2:
Giống nhau: Dùng để xóa kí tự (1đ).
	Khác nhau: Phím Delete dùng để xóa kí tự bên phải, còn phìm Backspace dùng để xóa kí tự bên trái con trỏ soạn thảo (1đ).
Câu 3:
	- Các tính chất phổ biến của định dạng kí tự
	+ Định dạng phông chữ (0.25đ).
	+ Định dạng cỡ chữ (0.25đ).
	+ Định dạng kiểu chữ (0.25đ).
	+ Định dạng màu sắc (0.25đ).
Có nhiều cách để định dạng kí tự nhưng thường dùng 2 cách sau:(0.5đ)
+ Sử dụng nút lệnh để định dạng (0.25đ).
+ Sử dụng hộp thoại Font để định dạng (0.25đ).
Câu 4:
	Trong bước 1 sao chép chọn copy, di chuyển chọn cut (1đ)
	Di Chuyển thì phần văn bản gốc không còn, sao chép thì còn (1đ)
3) Luyện tập, củng cố :
- GV thu bài của học sinh khi hết giờ
4) Hoạt động nối tiếp 
- Đọc trước nội dung bài 17 TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá: 
Ngày 02 tháng 03 năm 2015
Duyệt của Tổ chuyên môn
TTCM
Đặng Thị Xuân Cảnh
Ngày soạn: 6/3/2015
Tiết 53
TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN
I. Mục tiêu:
	Kiến thức: HS nêu được một số khả năng trình bày trang văn bản của Word.
	Kĩ năng: Thực hiện được các thao tác chọn hướng trang và đặt lề trang văn bản.
Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
	1. Chuẩn bị của GV: Phòng máy vi tính cài sẵn phần mềm Microsoft Word, máy chiếu, SGK, SGV, Giáo án, đồ dùng dạy học.
	2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập.
	3. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề, hoạt động nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Tổ chức: (1’)
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
6A
6B
6C
* Kiểm tra: Lồng ghép trong giờ
* Bài mới: 
1. Giới thiệu bài học: (1’) Sau khi thực hiện soạn thảo và trình bày văn bản xong, em có thể in trang văn bản của mình ra giấy in, nhưng để trang văn bản đẹp hơn ta cần phải thực hiện trình bày cho trang văn bản.
2. Dạy học bài mới: (40’)	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1
- 
- Theo em, lề trang khác và lề đoạn văn bản có khác nhau không?
+ Lề đoạn văn được tính từ lề trang và có thể “thò” ra ngoài lề trang.
1. Trình bày trang văn bản.
- Có nhiều cách để trình bày trang văn bản khác nhau.
Trình bày trang văn bản bao gồm:
- Chọn hướng trang: Trang đứng, trang nằm ngang.
- Đặt lề trang: lề trái, lề phải, lề trên, lề dưới.
- Nếu văn bản có nhiều trang, việc trình bày cho 1 trang sẽ có tác dụng cho tất cả các trang văn bản trong tệp tin văn bản hiện thời.
* Hoạt động 2
- GV: Giải thích ý nghĩa các mục trong hộp thoại
- HS: Lắng nghe và ghi chép
GV- Có thể xem hình minh hoạ ở góc dưới bên phải để thấy kết quả của các thao tác vừa thực hiện.
2. Chọn hướng trang và đặt lề trang.
 Để trình bày trang văn bản, ta thực hiện như sau:
- Chọn bảng chọn File → Page Setup → xuất hiện hộp thoại Page Setup → chọn Margins, trong đó:
 + Top: định dạng lề trên.
 + Bottom: định dạng lề dưới.
 + Left: định dạng lề trái
 + Right: định dạng lề phải.
 + Portrait: chọn hướng trang đứng.
 + Landscape: chọn hướng trang nằm ngang.
Chọn OK để thực hiện hay Cancel để huỷ bỏ.
3. Luyện tập, củng cố (2’) :
- Nhấn mạnh nội dung quan trọng trong bài. 
- HS nhắc lại những nội dung quan trọng đó.
4. Hoạt động nối tiếp (1’)
- Học kỹ các vấn đề vừa học trong bài này.
- BTVN: Phần câu hỏi và bài tập (SGK - 96).
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá: lồng ghép trong giờ
Ngày soạn: 6/3/2015
Tiết 54
TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN (T2)
I. Mục tiêu:
	Kiến thức: HS nêu được một số khả năng trình bày trang văn bản của Word.
	Kĩ năng: Thực hiện được các thao tác chọn hướng trang và đặt lề trang văn bản.
Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
	1. Chuẩn bị của GV: Phòng máy vi tính cài sẵn phần mềm Microsoft Word, máy chiếu, SGK, SGV, Giáo án, đồ dùng dạy học.
	2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập.
	3. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề, hoạt động nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Tổ chức: (1’)
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
6A
6B
6C
* Kiểm tra: ? Nêu thao tác để đặt hướng trang và chọn lề trang?
* Bài mới: 
1. Giới thiệu bài học: (1’) Sau khi thực hiện soạn thảo và trình bày văn bản xong, em có thể in trang văn bản của mình ra giấy in, nhưng để trang văn bản đẹp hơn ta cần phải thực hiện trình bày cho trang văn bản.
2. Dạy học bài mới: (40’)	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 3
- Xem trang văn bản trước khi in.
- GV: Để đảm bảo văn bản của chúng ta không phải in lại nhiều lần, chúng ta cần kiểm tra văn bản đang soạn thảo trước khi in để kịp thời chỉnh sửa sai sót
- In trang văn bản.
- Dùng cách 1 nếu muốn in toàn bộ các trang trong văn bản
- Dùng cách 2 nếu muốn in các trang có lựa chọn
3. In văn bản.
- Xem trang văn bản trước khi in.
 Để xem trang văn bản trước khi in, ta thực hiện 1 trong các cách sau:
- Cách 1: nháy chọn biểu tượng nút lệnh Print Preview trên thanh công cụ.
- Cách 2: Chọn Menu File -> Print Preview, trong đó:
+ Zoom : Xem trang văn bản với tỉ lệ lựa chọn
+ One page : Xem trang hiện tại
+ Multiple pages: Xem tất cả các trang
+ Close: Đóng chế độ xem.
- In trang văn bản.
 Thực hiện 1 trong các cách sau:
- Cách 1: nháy chọn nts lệnh Print trên thanh công cụ.
- Cách 2: Vào menu File -> Print. Xuất hiện cửa sổ, ta chọn một trong các thẻ sau:
+ All: In tất cả các trang đó 
+ Current: In trang hiện tại
+ Pages: In trang tựy ý vớ dụ: 1,5,8-12
Ta muốn in ra với số lượng là bao nhiêu thỡ chọn 
+ Copies: Nhập số lượng bản in.
3. Luyện tập, củng cố (2’) :
Ngày 09 tháng 03 năm 2015
Duyệt của Tổ chuyên môn
TTCM
Đặng Thị Xuân Cảnh
	- Nhấn mạnh nội dung quan trọng trong bài. 
	- HS nhắc lại những nội dung quan trọng đó.
4. Hoạt động nối tiếp (1’)
	- Học kỹ các vấn đề vừa học trong bài này.
	- BTVN: phần câu hỏi và bài tập (SGK - 96)
	- Đọc trước nội dung bài học “Tìm kiếm và thay thế”
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá: Đầu giờ
Ngày soạn: 13/ 03 /2015
Tiết 55
BÀI 19. TÌM KIẾM VÀ THAY THẾ
I. Mục tiêu:
	Kiến thức: HS nêu được tác dụng và cách sử dụng các tính năng tìm kiếm phần văn bản
	Kĩ năng: Thực hiện được thao tác tìm kiếm một phần văn bản. 
Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
	1. Chuẩn bị của GV: Phòng máy vi tính cài sẵn phần mềm Microsoft Word, máy chiếu, SGK, SGV, Giáo án, đồ dùng dạy học.
	2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập.
	3. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề, hoạt động nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Tổ chức: (1’)
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
6A
6B
6C
* Kiểm tra: * HS1: Nêu cách chọn hướng trang và đặt lề trang trong văn bản?
	* HS2: Nêu cách in trang văn bản?
* Bài mới: 
1. Giới thiệu bài học: (1’) Trong một đoạn văn, khi chúng ta muốn tìm kiếm một từ hay một cụm từ chúng ta phải đọc hết nội dung của đoạn văn và dò từng từ một, sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Hơn hẳn khi viết trên giấy, khi soạn thảo trên máy tính, chương trình soạn thảo văn bản Word sẽ giúp ta tìm kiếm một từ nào đó rất nhanh chóng và hoặc thay thế các từ đó.
2. Dạy học bài mới: (40’)	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1
- GV: Công cụ tìm kiếm giúp tìm nhanh 1 từ hay 1 cụm từ trong văn bản.
- Em có thể nháy chọn nút Find Next để tiếp tục tìm hết các từ cần tìm có trong văn bản.
- Có thể chọn Cancel để kết thúc quá trình tìm kiếm.
1. Tìm phần văn bản.
 Để tìm nhanh 1 từ hay 1 dãy các kí tự, ta thực hiện như sau:
- Nháy chuột vào bảng chọn Edit ® Find ® xuất hiện hộp thoại Find and Replace.
- Nhập từ cần tìm vào hộp Find What.
- Nhấn chọn nút Find Next trên hộp thoại để thực hiện tìm.
Lúc này, từ hoặc cụm từ tìm được sẽ được hiển thị trên màn hình dưới dạng bị bôi đen.
* Hoạt động 2
- GV: Cho học sinh gõ và thực hiện tìm kiếm
- HS: Thực hành theo bài tập
 - Soạn thảo 3 khổ đầu bài “Biển đẹp” (SGK trang 92)
- Thực hiện tìm kiếm với từ tìm kiếm là “biển”
- Quan sát các kết quả tìm thấy 
3. Luyện tập, củng cố (2’) :
	- Nêu ưu điểm của lệnh Find. 
	- Nhắc lại các nội dung 
4. Hoạt động nối tiếp (1’)
	- Các câu hỏi 3, 4, 5, 6 SGK.
	5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá: đầu giờ
Ngày soạn: 13/ 03 /2015
Tiết 56
BÀI 19. TÌM KIẾM VÀ THAY THẾ (tiết 2)
I. Mục tiêu:
	Kiến thức: HS nêu được tác dụng và cách sử dụng các tính năng thay thế phần văn bản
	Kĩ năng: Thực hiện được thao tác thay thế một phần văn bản. 
Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
	1. Chuẩn bị của GV: Phòng máy vi tính cài sẵn phần mềm Microsoft Word, máy chiếu, SGK, SGV, Giáo án, đồ dùng dạy học.
	2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập.
	3. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề, hoạt động nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Tổ chức: (1’)
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
6A
6B
6C
* Kiểm tra (3’): * HS1: Nêu cách tìm kiếm đoạn văn bản?	
* Bài mới: 
1. Giới thiệu bài học: (1’) Hơn hẳn khi viết trên giấy, khi soạn thảo trên máy tính, chương trình soạn thảo văn bản Word sẽ giúp ta tìm kiếm hoặc thay thế một từ nào đó rất nhanh chóng 2. Dạy học bài mới: (40’)	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1
- Công cụ thay thế giúp tìm nhanh 1 dãy kí tự trong văn bản và thay thế kí

File đính kèm:

  • docGiao_an_Tin_hoc_6_Day_du_20150727_111529.doc