Giáo án Tin học 8 - Tiết 9: Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán (Tiết 1)
HS: Khởi động turbo pascal, thực hành trên máy theo Y/c của GV.
GV: Quan sát, giúp đỡ HS thực hiện trên máy
GV: Chiếu bài làm của một nhóm bất kì nào đó lên máy chiếu (Sử dụng được nhờ phần mềm netop school) cho HS quan sát và nhận xét bài làm của nhóm đó.
HS: Quan sát và nhận xét
GV: Nhận xét và chỉnh sửa nếu có sai sót. Y/c các nhóm đối chiếu với bài làm của nhóm mình nếu sai chỉnh sữa lại cho đúng.
HS: Lắng nghe, quan sát, chỉnh sửa lại bài của nhóm mình
? Đây đã phải là một chương trình chưa? Vì sao?
HS: Trả lời
? Muốn in biểu thức và kết quả của biểu thức ra màn hình chúng ta sử dụng lệnh gì?
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn cách làm cụ thể trên máy chiếu cho HS quan sát
HS: Quan sát
GV: Hãy thêm vào bài làm của các em ở câu a. Begin, end và sử dụng lệnh Write để thành một chương trình hoàn chỉnh như câu b bài 1, (thêm dấu "=" vào cuối biểu thức có dâu ' ' trong lệnh writeln)
HS: Thực hiện nghiêm túc theo Y/c
GV: Quan sát, giúp đỡ HS thực hiện trên máy
GV: Quan sát và nhắc nhở các nhóm đổi vị trí cho nhau để đảm bảo HS nào cũng được thực hành.
Ngày soạn: 04/10/2014 Tiết 9: BÀI THỰC HÀNH 2 VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN (Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Luyện tập soạn thảo, chỉnh sửa chương trình, biên dịch, chạy và xem kết quả hoạt động của chương trình trong môi trường turbo pascal; - Thực hành với các biểu thức số học trong chương trình pascal 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng soạn thảo, phát hiện và sữa lỗi. 3. Thái độ: - Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều quy định nghiêm ngặt khi xây dựng một chương trình trên ngôn ngữ lập trình Turbo pascal - Có ý thức cố gắng học tập vượt qua những lúng túng, khó khăn trong quá trình viết chương trình để tính toán - Tạo sự ham muốn giải các bài toán bằng ngôn ngữ lập trình Turbo pascal II. CHUẨN BỊ 1. GV: SGK, máy chiếu, phòng máy, giáo án 2. HS: SGK, SBT vở ghi chép, đồ dùng học tập khác III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Ổn định chỗ ngồi trong phòng máy. Y/c lớp trưởng báo cáo sĩ số 2. Bài cũ: Kết hợp hỏi bài cũ khi hướng dẫn HS thực hiện trên máy 3. Bài mới: Qua các bài học trước các em đã được làm quen với một số khái niệm về lệnh, chương trình và ngôn ngữ lập trình, các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình, từ khóa, tên, cấu trúc chung của chương trình, làm quen với turbo pascal, chương trình máy tính và dữ liệu, ... Bài thực hành hôm nay sẽ giúp các em làm quen, nâng cao nhận thức hơn nữa về viết `chương trình trong ngôn ngữ lập trình turbo pascal . Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Mục đích yêu cầu của bài thực hành GV: Nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành + Luyện tập, soạn thảo, chỉnh sửa chương trình, biên dịch, chạy và xem kết quả hoạt động của chương trình trong môi trường Turbo pascal + Thực hành với các biểu thức số học trong chương trình pascal HS: Lắng nghe Hoạt động 2: Bài 1 GV: Nêu tóm tắt nhiệm vụ bài 1 trang 27 SGK. GV: Treo bảng phụ các phép toán và Y/c HS lên điền vào bảng HS: Lên điền vào bảng theo Y/c GV: Cho HS nhận xét sau đó chốt lại câu trả lời đúng. HS: Lắng nghe GV: Hãy khởi động turbo pascal và sử dụng kí hiệu các phép toán để làm câu a bài 1. HS: Khởi động turbo pascal, thực hành trên máy theo Y/c của GV. GV: Quan sát, giúp đỡ HS thực hiện trên máy GV: Chiếu bài làm của một nhóm bất kì nào đó lên máy chiếu (Sử dụng được nhờ phần mềm netop school) cho HS quan sát và nhận xét bài làm của nhóm đó. HS: Quan sát và nhận xét GV: Nhận xét và chỉnh sửa nếu có sai sót. Y/c các nhóm đối chiếu với bài làm của nhóm mình nếu sai chỉnh sữa lại cho đúng. HS: Lắng nghe, quan sát, chỉnh sửa lại bài của nhóm mình ? Đây đã phải là một chương trình chưa? Vì sao? HS: Trả lời ? Muốn in biểu thức và kết quả của biểu thức ra màn hình chúng ta sử dụng lệnh gì? HS: Trả lời GV: Hướng dẫn cách làm cụ thể trên máy chiếu cho HS quan sát HS: Quan sát GV: Hãy thêm vào bài làm của các em ở câu a. Begin, end và sử dụng lệnh Write để thành một chương trình hoàn chỉnh như câu b bài 1, (thêm dấu "=" vào cuối biểu thức có dâu ' ' trong lệnh writeln) HS: Thực hiện nghiêm túc theo Y/c GV: Quan sát, giúp đỡ HS thực hiện trên máy GV: Quan sát và nhắc nhở các nhóm đổi vị trí cho nhau để đảm bảo HS nào cũng được thực hành. ? Nêu cách lưu chương trình? HS: Trả lời GV: Y/c những nhóm sau khi làm xong lưu bài làm với tên (Lớp nào thì lưu tên lớp đó) Ví dụ: Lớp 8a lưu: A2_bai1.pas HS: Lưu bài làm như GV hướng dẫn ? Nêu cách dịch chương trình? HS: Trả lời ? Nêu cách chạy chương trình HS: Trả lời GV: Y/c HS dịch, chạy chương trình và kiểm tra kết quả nhận được trên màn hình. HS: Thực hiện trên máy theo Y/c GV: Quan sát, giúp đỡ HS thực hiện trên máy GV: Chiếu bài làm của một nhóm bất kỳ nào đó lên máy chiếu cho cả lớp cùng quan sát và nhận xét HS: Quan sát, nhận xét GV: Nhận xét và sửa lại nếu có sai sót. Sau đó dịch và chạy chương trình để cả lớp cùng xem kết quả. HS: Quan sát GV: Y/c các nhóm nếu có sai sót, chỉnh sửa lại cho đúng. GV: Nêu lưu ý: Các biểu thức pascal được đặt trong câu lệnh Writeln để in ra kết quả. Các em sẽ có cách viết khác sau khi làm quen với khái niệm biến ở bài 4. HS: Lắng nghe GV: Kết quả sau khi chạy chương trình màn hình hiển thị: ví dụ 7.5000000E-01 Vậy làm thế nào để kết quả chỉ hiển thị 7.5 thì chúng ta cùng nghiên cứu trong tiết thực hành tiếp theo Bài 1: a) Viết các biểu thức toán học dưới dạng biểu thức trong Pascal. a) Biểu thức 15 x 4 - 30 + 12 được viết trong pascal như sau: (15 * 4) - 30 + 12 b) Biểu thức được viết trong pascal như sau: (10 + 5)/(3 + 1) + (18 / (5 + 1)) c) Biểu thức được viết trong pascal như sau: (10 + 2) * (10 + 2) / (3 + 1) d) Biểu thức được viết trong pascal như sau: ((10 + 2) * (10 + 2) - 24) / (3 + 1) Chương trình gõ vào như sau: b) Begin Writeln('15 * 4 - 30 + 12 =',15 * 4 - 30 + 12); Writeln('(10 + 5)/(3 + 1) + 18 / (5 + 1) =',(10 + 5)/(3 + 1) + 18 / (5 + 1)); Writeln('(10 + 2) * (10 + 2) / (3 + 1) =',(10 + 2) * (10 + 2) / (3 + 1)); Writeln('((10 + 2) * (10 + 2) - 24) / (3 + 1) =',((10 + 2) * (10 + 2) - 24) / (3 + 1)); Readln End. Chương trình hoàn chỉnh - Lưu chương trình: Nhấn phím F2 và đặt với tên CT2.pas; - Dịch chương trình: Nhấn Alt + F9. Khi dịch chương trình báo lỗi đến đâu thì sữa chương trình đến đó cho đến khi hết lỗi; - Chạy chương trình: Nhấn Ctrl + F9. Kết quả nhận được trên màn hình như hình dưới bảng: Kết quả sau khi chạy chương trình IV. CỦNG CỐ- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 1. Củng cố: Tiết thực hành hôm nay các em đã làm quen với một số nội dung cơ bản sau đây: 1. Kí hiệu của các phép toán số học trong pascal: +, -, *, / 2. Lệnh writeln in ra thông tin, kết quả ra màn hình. 3. Lệnh readln tạm dừng chương trình cho đến khi người dùng nhấn phím enter: 2. Nhận xét giờ thực hành về - Kiến thức: - Kĩ năng: - Thái độ: GV: Nhận xét, cho điểm một số nhóm làm tốt. 3. Hướng dẫn về nhà - Xem lại nội dung đã thực hành, hoàn thành bài 1 vào vở, thực hành lại trên máy tính nếu có điều kiện - Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài 2; bài 3 của BÀI THỰC HÀNH 2
File đính kèm:
- Tin 8 tiết 9.doc