Giáo án Tin học 6 - Tiết 44, Bài thực hành 6: Em tập chỉnh sửa văn bản - Trần Văn Hải

+ GV: Yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu sau.

1. Khởi động Word.

2. Gõ nội SGK/84 và sữa các lỗi sai sót.

+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác gõ Tiếng Việt.

+ GV: Cho HS tự thực hiện theo từng cá nhân.

+ GV: Quan sát hướng dẫn và sửa sai cho các em.

+ GV: Hướng dẫn giúp đỡ các HS yếu gõ văn bản.

+ GV: Yêu cầu HS thực hiện xong lưu bài lại.

+ GV: Ôn lại các bước thực hiện lưu bài cho HS.

+ GV: Cho một HS lên bảng thực hiện thao tác.

+ GV: Lấy một bài thực hiện còn thiếu sót trình chiếu và yêu cầu các bạn khác nhận xét bổ sung.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Tiết 44, Bài thực hành 6: Em tập chỉnh sửa văn bản - Trần Văn Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/01/2016
Ngày day: 28/01/2016
Tuần 22
Tiết: 44 
BÀI THỰC HÀNH 6: EM TẬP CHỈNH SỬA VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Thực hiện được các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện thao tác tạo văn bản mới, mở văn bản đã có.
- Luyện kỹ năng gõ văn bản chữ Việt.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
6A1:................................................................................................................
6A2:................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
	Câu 1: Trình bày các bước sao chép và di chuyển? Thực hiện di chuyển phần văn bản sau?
	Câu 2: Nêu điểm giống và khác nhau giữa các bước sao chép và di chuyển?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (23’) Khởi động Word và tạo văn bản mới.
+ GV: Yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu sau.
1. Khởi động Word.
2. Gõ nội SGK/84 và sữa các lỗi sai sót.
+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác gõ Tiếng Việt.
+ GV: Cho HS tự thực hiện theo từng cá nhân.
+ GV: Quan sát hướng dẫn và sửa sai cho các em.
+ GV: Hướng dẫn giúp đỡ các HS yếu gõ văn bản.
+ GV: Yêu cầu HS thực hiện xong lưu bài lại.
+ GV: Ôn lại các bước thực hiện lưu bài cho HS.
+ GV: Cho một HS lên bảng thực hiện thao tác.
+ GV: Lấy một bài thực hiện còn thiếu sót trình chiếu và yêu cầu các bạn khác nhận xét bổ sung.
+ GV: Nhận xét và sửa các lỗi sai mà HS thường gặp.
+ GV: Yêu cầu một số HS khác lên thao tác lại các nội dung đã được GV chỉnh sửa.
+ GV: Trình chiếu một bài hoàn chỉnh của HS và nhận xét.
+ GV: Các bạn khác quan sát bạn thực hiện theo dõi và nhận xét.
+ GV: Nhận xét, chốt nội dung.
+ HS: Lắng nghe, quan sát và thực hiện các yêu cầu của GV.
+ HS: Nháy đúp chuột vào biểu tượng phần mềm trên màn hình.
+ HS: Gõ nội dung văn bản và sửa lỗi theo yêu cầu.
+ HS: Khởi động phần mềm hỗ trợ gõ chữ Việt.
+ HS: Thao tác dưới sự hướng dẫn của GV.
+ HS: Sữa những sai sót do GV yêu cầu.
+ HS: Thực hiện theo sự hướng dẫn giúp đỡ của GV.
+ HS: Lưu bài lại với tên bai tap.
+ HS: Thực hiện các bước đã được học để lưu bài.
+ HS: Các bạn khác quan sát và nhận xét.
+ HS: Quan sát nhận xét và góp ý bổ sung sai sót của các bạn.
+ HS: Chú ý lắng nghe và sửa chữa những sai sót thường gặp.
+ HS: Một số HS lên bảng thao tác lại các nội dung đã chỉnh sửa.
+ HS: Quan sát và học tập bài làm tốt.
+ HS: Quan sát theo dõi GV thực hiện.
+ HS: Tập trung lắng nghe.
1. Khởi động Word và tạo văn bản mới.
1. Khởi động Word.
2. Gõ nội SGK/84 và sữa các lỗi sai sót.
Hoạt động 2: (13’) Phân biệt chế độ gõ chèn và chế độ gõ đè.
+ GV: Hướng dẫn HS sử dụng phím Insert trên bàn phím.
+ GV: Yêu cầu HS thực hiện nhấn phím Insert nhiều lần và quan sát nút OVR trên màn hình.
+ GV: Giải thích tác dụng khi dùng phím Insert trên bàn phím.
+ GV: Yêu cầu gõ khi nút OVR mờ không sáng, quan sát và nhận xét.
+ GV: Thế nào là gõ chèn.
+ GV: Cho HS nhấn phím Insert.
+ GV: Yêu cầu gõ khi nút OVR sáng lên, quan sát và nhận xét.
+ GV: Thế nào là gõ đè.
+ GV: Cho HS gõ đoạn văn SGK/84 và phân biệt tác dụng.
+ GV: Quan sát hướng dẫn HS thực hiện gõ đoạn văn.
+ GV: Giải đáp các thắc mắc mà các em mắc phải trong quá trình thực hiện gõ đoạn văn bản.
+ GV: Nhận xét và sửa các lỗi sai mà HS thường gặp.
+ GV: Yêu cầu một số HS lên thao tác lại các nội dung theo yêu cầu.
+ GV: Củng cố lại các nội dung sai sót của HS.
+ HS: Chú ý lắng nghe à biết cách sử dụng.
+ HS: Quan sát và nhận biết.
+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe à ghi nhớ kiến thức.
+ HS: Chèn được thêm vào các kí tự ngay sau con trỏ soạn thảo.
+ HS: Gõ chèn là khi gõ vào chữ gốc không mất đi mà chỉ thêm chữ vào.
+ HS: Thực hiện theo yêu cầu.
+ HS: Chữ gốc bị mất đi và thay vào chữ mới gõ.
+ HS: Khi gõ, chữ gốc mất đi và thay thế bằng chữ mới gõ vào.
+ HS: Thực hiện theo đúng yêu cầu của GV.
+ HS: Thực hiện gõ đoạn bản bản theo mẫu.
+ HS: Các thao tác các em gặp khó khăn trong quá trình thực hiện gõ đoạn văn bản.
+ HS: Chú ý lắng nghe và sửa chữa những sai sót thường gặp.
+ HS: Một số HS lên bảng thao tác lại các nội dung theo yêu cầu.
+ HS: Thực hiện rèn luyện các thao tác còn yếu.
2. Phân biệt chế độ gõ chèn và chế độ gõ đè.
- Gõ chèn là khi gõ vào chữ gốc không mất đi mà chỉ thêm chữ vào.
- Khi gõ, chữ gốc mất đi và thay thế bằng chữ mới gõ vào.
4. Củng cố: (4’)
- Củng cố chế độ gõ đè và gõ chèn.
5. Dặn dò: (1’)	
- Xem lại phần thực hành, chuẩn bị nội dung thực hành tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctuan_22_tiet_44.doc