Chuyên đề Những vấn đề chung trong đổi mới

a. Có thể hoạt động hóa người học thông qua việc bài tập hóa kiến thức cơ bản

 + HĐ1: - GV giao nhiệm vụ bằng cách cho mỗi đối tượng một bài tập thích hợp

 - Hs làm bài tập được giao

 + HĐ2: GV theo dõi hoạt động của học sinh và giải đáp thắc mắc cũng như đưa ra những hướng dẫn cho mỗi đối tượng hoặc gợi ý.

 

doc1 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Những vấn đề chung trong đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy học ôn tập
Tài liệu: Những vấn đề chung trong đổi mới
Tác giả: Nguyễn Hải Châu, Phạm Quang Đức, Nguyễn Thế Thạch
1. Mục đích:
	Dạy học ôn tập nhằm mục đích tổ chức, điều khiển học sinh ôn tập, tổng kết hệ thống hóa và khái quát hóa tri thức, kĩ năng sau khi một chương, một phần hoặc toàn bộ chương trình môn học 
2. Cấu trúc: gồm các bước
	- Tổ chức
	- Định hướng mụ đích nhiệm vụ bài học
	- Tổ chức cho hoc sinh hệ thống hóa, khái quát hóa trên cơ sở đã chuẩn bị trước, nhằm xây dựng bảng tổng kết, các sơ đồ, biểu đồ
	- Tổng kết bài học
	- Hướng dẫn công việc về nhà
3. Bốn lời khuyên khi dạy tiết ôn tập
	- Tiết ôn tập không phải là tiết nhắc lại các kiến thức đã học cố găng giúp học sinh tìm ra mạch kiến thức cơ bản của nội dung đã học.
	- Nên có bảng hệ thống thể hiện mối liên quan hệ thống kiến thức
	- Nên chọn những bài tập có nội dung tổng hợp liên quan đến những bài tập có nội dung tổng hợp liên quan đến những kiến thức cần ôn tập, qua đó nâng cao và hệ thống, khắc sâu kiến thức đã học.
	- Luôn thay đổi hình thức ôn tập đa dạng phong phú và có hiệu quả. Học sinh chủ động tham gia vào quá trình ôn tập kiến thức 
4. Các hoạt động dạy học ôn tập
a. Có thể hoạt động hóa người học thông qua việc bài tập hóa kiến thức cơ bản
	+ HĐ1: - GV giao nhiệm vụ bằng cách cho mỗi đối tượng một bài tập thích hợp
	 - Hs làm bài tập được giao
	+ HĐ2: GV theo dõi hoạt động của học sinh và giải đáp thắc mắc cũng như đưa ra những hướng dẫn cho mỗi đối tượng hoặc gợi ý.
	+ HĐ3: Kiểm tra kết quả công việc sau khoảng thời gian cho phép. Nếu học sinh nào làm đúng, nhanh nhất sẽ được khen thưởng còn với HS chưa làm đúng thời gian cho phép cần học tập lời giải của bạn và tự điều chỉnh. Cần giúp HS lấp được lỗ hổng kiến thức.
	+ HĐ4: GV chuẩn hóa kiến thức. Chú ý, thông qua hoạt động GV giúp HS nắm được tri thức phương pháp.
b. Với đối tượng HS trung bình và yếu kém thì quá trình ôn tập theo các giai đoạn sau:
	+ HĐ1: GV làm mẫu để HS bắt chước theo mẫu. Chú ý chỉ rõ chương trình hành động.
	+ HĐ2: Tái hiện ngay tại lớp kiến thức vừa được thông qua bài tập tương tự. Lúc này giáo viên vẫn hướng dẫn HS tiến hành làm bài theo các bước đã chỉ ra.
	+ HĐ3: GV ra cho học sinh bài tập tương tự. HS tự lực làm bài tập không có sự hướng dẫn của GV thông qua hoạt động này. GV sẽ nắm được thực trạng kiến thức của HS trong lớp, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
	+ HĐ4: Củng cố kiến thức thông qua bài tập, có thẻ là một đề hoặc bài tập về nhà thông thường. 

File đính kèm:

  • docChuyen de day hoc on tap.doc
Giáo án liên quan