Giáo án Tiểu học khối 4 - Tuần 12

-Yêu cầu Hs đọc đề.

-GV tổ chức cho Hs làm việc theo nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to có ghi sẵn nội dung :

Hoa cà phê thơm lắm em ơi

Hoa cùng một điệu với hoa nhài

Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng

Như miệng em cười đâu đây thôi

 

doc36 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiểu học khối 4 - Tuần 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g
-Cho HS tự trình bày vào vở
-Treo bảng phụ cho HS chữa 
-GV nhận xét – chốt.
Hoạt động cá nhân
-1 Hs đọc – lớp đọc thầm.
-Hs viết bài.
-Hs đổi vở soát lỗi cho nhau.
Hoạt động nhóm đôi.
-Nhóm đôi cùng bàn trao đổi
-1 Hs đọc – lớp đọc thầm.
-Hs làm bài.
-2 dãy nhìn bảng phụ viết sẵn bài tập và viết những tiếng cần điền.
-Cả lớp đọc thầm yêu cầu.
-Cả lớp viết vào vờ.
-1 Hs lên bảng viết.
4. Củng cố: 4’
-Gọi vài HS đọc nối tiếp BT 2 a/b
-Nêu gương,nhận xét bài làm HS
IV HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :1’
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS hoàn thành BT,xem bài học
-Chuẩn bị bài:” Người tìm đường lên các vì sao”.
*Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :.../.../2011 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy :.../.../2011 Phân môn : Luyện từ và câu 
TUẦN 12 –TIẾT 24 : TÍNH TỪ (T-T)
I.MỤC TIÊU :
-Nắm được cách thể hiện mức độ của đặc điểm ,tính chất (Nội dung ghi nhớ).
-Nhận biết từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm ,tính chất (BT1 mục III);bước đầu tìm được một số từ ngữ mức độ của đặc điểm,tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2,3 mục III)
-Giáo dục HS biết dùng khi giao tiếp thực hành Tiếng Việt.
II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV : 4, 5 tờ giấy to, mở rộng viết sẵn nội dung các bài tập 1, 2 (phần Luyện tập).
-HS : SGK. Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Khởi động :1’ Hát vui
Bài cũ :4’ MRVT: Ý chí – nghị lực.
-Nêu 1 số từ có tiếng “chí” có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.
-1 Hs làm lại BT4.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Bài mới : 25’ 
a-Giới thiệu bài :1’GV giúp Hs nắm mục đích, yêu cầu của tiết học: biết cách biểu thị mức độ; tìm được các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm người, sự vật, hiện tượng 
b-Các hoạt động :24’
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
6’
2’
16’
*Hoạt động 1 : Phần nhận xét. 
*Mục tiêu: Nắm được cách thể hiện mức độ của đặc điểm ,tính chất (Nội dung ghi nhớ).
*Cách tiến hành: : Tổng hợp.
Bài 1:
-Yêu cầu Hs đọc đề.
GV nhận xét, chốt ý.
· Tờ giấy này trắng: mức độ trung bình – tính từ trắng.
· Tờ giấy này trăng trắng: mức độ thấp – từ láy trăng trắng.
· Tờ giấy này trắng tinh: mức độ cao – từ ghép trắng tinh.
Bài 2:
-Yêu cầu Hs đọc đề.
*Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách thêm vào trước tính từ trắng từ rất – rất trắng; hoặc các từ hơn, nhất – trắng hơn, trắng nhất.
*Hoạt động 2: Phần ghi nhớ.
*Mục tiêu: Nắm nội dung bài học
*Cách tiến hành: : Đàm thoại, giảng giải.
-GV hướng dẫn Hs rút ra ghi nhớ của bài.
*Hoạt động 3 : Luyện tập.
*Mục tiêu :Nhận biết từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm ,tính chất (BT1 mục III);bước đầu tìm được một số từ ngữ mức độ của đặc điểm,tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2,3 mục III)
*Cách tiến hành : Luyện tập, giảng giải, thực hành.
Bài 1:
-Yêu cầu Hs đọc đề.
-GV tổ chức cho Hs làm việc theo nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to có ghi sẵn nội dung :
Hoa cà phê thơm lắm em ơi
Hoa cùng một điệu với hoa nhài
Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng
Như miệng em cười đâu đây thôi
-GV nhận xét, chốt ý .
Bài 2 :
-Yêu cầu Hs đọc đề.
-GV nhận xét, chốt ý.
Bài 3:
-Yêu cầu Hs đọc đề.
-GV nhận xét, chốt ý.
 Hoạt động cá nhân.
-1 Hs đọc yêu cầu bài.
-Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, làm việc cá nhân.
-Hs phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-1 Hs đọc yêu cầu bài.
-Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, làm việc cá nhân.
-Hs phát biểu ý kiến.
	 Hoạt động cá nhân.
-3, 4 Hs nêu ghi nhớ trong SGK.
-Cả lớp đọc thầm.
 Hoạt động nhóm, cá nhân.
-1 Hs đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
-Nhóm trao đổi, thư kí ghi kết quả.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-1 Hs đọc yêu cầu đề, lớp đọc thầm.
-Hs làm việc cá nhân.
-1 số Hs nêu từ vừa tìm, lớp nhận xét bổ sung.
-1 Hs đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
-Hs làm bài cá nhân.
-Nhiều Hs lần lượt đọc câu mình đặt, lớp nhận xét bổ sung.
 -1 số Hs nêu, lớp nhận xét 	
 4 :Củng cố : 4’
-Nêu ghi nhớ?Tìm từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: đen, tím
-GV nhận xét, bổ sung.
IV.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 1’
-Nhận xét tiết học
-Học ghi nhớ. Làm bài BT1 vào vở.
- Chuẩn bị bài :MRVT: ý chí –nghị lực (TT)
*Rút kinh nghiêm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:.../..../2011 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy :.../.../2011 Khoa học
TUẦN 12 TIẾT 24 :	 NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU :
*Nêu được vai trò của nước trong đời sống,sinh hoạt và sản xuất:
-Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn,.
-Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày,trong SX nông nghiệp,công nghiệp.
?GD-BVMT:Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
]GD-SDNLTK&HQ:HS biết được nước can cho sự sống của con người,động vật,thực vật như thế nào,từ đó hình thành ý thức tiết kiệm nước.
Giáo dục HS ý thức cần bảo vệ nguồn nước để sử dụng trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV : Hình vẽ trong SGK trang 50, 51.băng keo, bút dạ đủ dùng cho các nhóm.
-HS : Sưu tầm những tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Khởi động :1’ Hát vui
2. Bài cũ: 4’ Sơ đồ tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
-GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn.
-Yêu cầu Hs chỉ vào sơ đồ nêu sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong thiên nhiên?
-Nhận xét, chấm điểm.
3.Bài mới : 25’
a- Giới thiệu bài :1’ Hôm nay, chúng ta tìm hiểu vai trò của nước trong đời sống, trong bài “nước cần cho sự sống.”
b- Các hoạt động :24’
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 14’
 10’
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
*Mục tiêu: Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn,.
*Cách tiến hành:: Quan sát, đàm thoại, giảng giải.
-Yêu cầu Hs nộp các tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm được.
-GV chia lớp thành 6 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 nhiệm vụ.
+ Nhóm 1 +4: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể người.
+ Nhóm 2+5: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với động vật.
+ Nhóm 3+6: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật.
-Căn cứ vào sự phân công, GV giao lại tư liệu, tranh ảnh có liên quan cho các nhóm làm việc với giấy A 4 băng keo, bút dạ.
-GV cho cả lớp cùng thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung.
-GV nhận xét.
*Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
*Mục tiêu:Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày,trongSX nông nghiệp,công nghiệp
?GD-BVMT:Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
*Cách tiến hành:: Thảo luận, giảng giải. 
H:Con người còn sử dụng nước vào những việc gì khác?
-GV ghi tất cả các ý kiến của Hs lên bảng.
-GV khuyến khích Hs tìm những dẫn chứng có liên quan đến nhu cầu về nước trong các hoạt động ở địa phương.
 ?GD-BVMT:Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động nhóm
-Nhóm trao đổi 5-6 HS
-Hs nộp các tư liệu đã sưu tầm.
-Các nhóm Hs làm việc theo nhiệm vụ GV đã giao.
-Cả nhóm cùng thảo luận và các tư liệu được phát rồi cùng nhau bàn cách trình bày.
-Trình bày vấn đề được giao trên giấy A 4
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
 -Các nhóm nhận xét và bổ sung cho nhau.
 Hoạt động cá nhân.
-Hs nêu cá nhân trước lớp
-Nhận xét bổ sung
-Lắng nghe
4.Củng cố: 4’
-Nêu vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung?
-Trình bày nối tiếp “ Bạn cần biết “
]GD-SDNLTK&HQ:HS biết được nước cần cho sự sống của con người,động vật,thực vật như thế nào,từ đó hình thành ý thức tiết kiệm nước.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 1’
-Nhận xét tiết học
-Xem lại bài học.Học ghi nhớ bài
-Chuẩn bị bài: “ Nước bị ô nhiểm”.
 *Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : .../.../2011 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : .../.../2011 Phân môn : Tập làm văn
TUẦN12 -TIẾT 23 KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
 I.MỤC TIÊU :
-Nhận biết được 2 cách kết bài ( kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện (mục I và BT1,2 mục III).
-Bước đầu biết viết 1 đoạn kết bàivăn kể chuyện theo cách mở rộng (BT3,mục III).
?Đạo đức HCM:BH là vị lãnh tụ giàu lòng nhân ái,hết lòng vì dân vì nước.(Kể các câu chuyện về tấm lòng nhân ái,giàu tình thương yêu của BH.
- Giáo dục Hs lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo trong Tiếng Việt.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 -GV: Bảng phụ ghi nội dung ghi nhớ.
-HS : SGK.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động :1’ Hát vui
2.Bài cũ :4’ Mở bài trong bài văn KC
-Dựng đoạn MB.
-Gọi 1 HS sửa BT.
-Nhận xét,tuyên dương HS
3. Bài mới : 25’
a-Giới thiệu bài : 1’Giới thiệu cho Hs biết 2 cách kết bài ( tự nhiên và mở rộng ) trong tập làm văn kể chuyện. Từ đó, viết được bài của một truyện theo 2 cách đã học.
b-Các hoạt động : 24’
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
6’
 2’
16’
Hoạt động 1 : Phần nhận xét.
*Mục tiêu:Nhận biết được 2 cách kết bài ( kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện .
*Cách tiến hành: Động não, phân tích.
Bài 1, 2:
-Tìm phần kết của truyện: “Ông Trạng thả diều”.
Bài 3:
-Thêm vào cuối truyện 1 lời đánh giá, nhận xét làm đoạn kết.
Bài 4:
-So sánh 2 cách kết bài nói trên.
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ.
*Mục tiêu: Nắm 2 cách kết bài: Kết bài tự nhiên. Kết bài mở rộng.
* Cách tiến hành: Tổng hợp.
-Hướng dẫn Hs rút bài học.
Hoạt động 3: Phần luyện tập. 
*Mục tiêu: Nhận biết được 2 cách kết bài ( kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện (mục I và BT1,2 mục III). Bước đầu biết viết 1 đoạn kết bàivăn kể chuyện theo cách mở rộng (BT3,mục III).
?Đạo đức HCM:BH là vị lãnh tụ giàu lòng nhân ái,hết lòng vì dân vì nước.(Kể các câu chuyện về tấm lòng nhân ái,giàu tình thương yêu của BH.
* Cách tiến hành: Luyện tập _ thực hành.
Bài 1: Cho biết kiểu kết bài.
-GV nhận xét, kết luận. 
a/ Kết bài tự nhiên.
b/ c/ d/ đ/ Kết bài mở rộng .
Bài 2:
-Tìm kết bài của các truyện:
*?Đạo đức HCM:BH là vị lãnh tụ giàu lòng nhân ái,hết lòng vì dân vì nước .Kể các câu chuyện về tấm lòng nhân ái,giàu tình thương yêu của BH
Bài 3:
*Viết kết bài của truyện: “Một người chính trực” theo lời mở rộng.
-GV nhận xét.
 Hoạt động cá nhân.
-1 Hs đọc yêu cầu bài 1, 2.
-Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có 13 tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
-1 Hs đọc yêu cầu.
-Hs làm việc cá nhân.
-Hs lần lượt phát biểu ý kiến.
 -1 Hs đọc yêu cầu.
-Lớp suy nghĩ, trả lời.
 Hoạt động cá nhân
-4, 5 Hs đọc nội dung ghi nhớ.
-Lớp đọc thầm.
 Hoạt động nhóm, cá nhân.
-5 Hs tiếp nối đọc (1 H s/ 1 ý).
-Trao đổi nhóm để TLCH.
-Đại diện nhóm trả lời.
-1 Hs đọc yêu cầu.
-HS nêu kết bài
-1 Hs đọc yêu cầu.
-Lớp làm việc cá nhân.
-Hs nêu bài làm.
-Lớp nhận xét.
4. Củng cố:.4’
-HS : Hệ thống, mở rộng kiến thức.
-Thi đua viết kết bài cho câu chuyện mà em thích.
 -Giới thiệu 1 số cách kết bài.
+1 câu nói, thơ 
+1 ý tưởng lạ 
+1 câu hỏi 
+1 lời bình 
 IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :1’
 -Nhận xét tiết học
 -Dặn HS xem bài 
-Chuẩn bị bài :Trả bài văn kể chuyện
 *Rút kinh nghiệm 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soan: .../.../2011 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : .../.../2011 Phân môn :Tập làm văn
TUẦN 12 TIẾT 24: KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết)
I.MỤC TIÊU :
-Viết được bài văn KC đúng yêu cầu đề bài,có nhân vật,sự việc,coat truyện(mở bài,diễn biến kết thúc).
-Diễn đạt thành câu,trình bày sạch sẽ;độ dài bài viết khoảng 120 chữ(khoảng 12 câu).
-Giáo dục HS lòng say mê sáng tạo,yêu thích văn học.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: Đề bài.
 HS: Giấy, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động:1’Hát vui
2. Bài cũ:2’ Kiểm tra bút – giấy.
3. Bài mới : 30’
a-Giới thiệu bài : 1’ -Tiết hôm nay, các em sẽ tiến hành kiểm tra viết về “ Kể chuyện”
b- Các hoạt động :29’
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4’
 25’
Hoạt động 1 : Giới thiệu đề bài.
*Mục tiêu:Viết được bài văn KC đúng yêu cầu đề bài,có nhân vật,sự việc,coat truyện(mở bài,diễn biến kết thúc).
 *Cách tiến hành:: Vấn đáp.
-GV chọn 3, 4 trong 7 đề để các em chọn viết 1 đề:
1/ 	Kể lại câu chuyện “Em bé lạc mẹ” bằng lời của em bé lạc mẹ.
a/ Với mẹ, sau khi mẹ con gặp nhau. (Đề 1).
b/ Nhiều năm sau, khi em đã lớn lên (Đề 2).
2/	Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt 1 câu chuyện có 3 nhân vật: bà, mẹ ốm, người con hiếu thảo và một bà tiên. (Đề 3).
3/ 	Kể lại câu chuyện “Hai bàn tay” bằng lời kể của bác Lê. Chú ý: Cần mở bài theo cách gián tiếp. (Đề 4).
4/ 	Kể lại câu chuyện “Một người chính trực” theo lời kể của 1 vị quan trong triều. Chú ý: cần kết bài theo lối mở rộng. (Đề 5).
5/	Kể lại câu chuyện “Ông Trạng thả diều” theo lời kể của Nguyễn Hiền. Chú ý: cần kết bài theo lối mở rộng. (Đề 6).
6/ 	Kể lại câu chuyện “Vẽ trứng” theo lời kể của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi. Chú ý: cần mở bài theo cách gián tiếp.(Đề 7) .
Hoạt động 2: Hs làm bài.
*Mục tiêu:Diễn đạt thành câu,trình bày sạch sẽ;độ dài bài viết khoảng 120 chữ(khoảng 12 câu).
*Cách tiến hành:: Thực hành.
-GV tạo không khí yên tĩnh để Hs tập trung làm bài.
	Hoạt động cá nhân.
-Hs đọc đề.
-Nêu đề mình chọn, xác định.
+ Truyện kể.
+ Trọng tâm kể.
+ Yêu cầu về phương pháp kể.
+ Ý nghĩa câu chuyện.
-Hs đọc lại truyện hoặc gợi ý trong tiết TLV liên quan đến đề văn đã chọn.
 Hoạt động cá nhân.
-Hs làm bài. –nộp bài kiểm tra
 .
 4.Củng cố.2’
- Rút kinh nghiêm bài làm.
-GV chấm + nhận xét bài làm xong.
IV.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :1’
-Nhận xét chung.
-Dặn dò: Hoàn toàn bài viết.
-Chuẩn bị bài : Trả bài văn kể chuyện
*Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn :.../.../2011 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : .../.../2011 Đạo đức
TUẦN 12	HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU :
-Biết được:con cháu phải hiếu thảo với ông bà,cha mẹ để đền đáp công lao ông bà,cha mẹ sinh thành nuôi dạy mình.
-Hiểu được con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà ,cha mẹ để đền đáp công lao ông bà,cha mẹ đã sinh thành.
-Giáo dục HS biết yêu mến, quý trọng những người có biểu hiện hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
]GD-KNS:Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông ba,cha mẹ dành cho con cháu;Kĩ năng lắng nghe lời dạy của ông bà,cha mẹ;Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thong của mình với ông bà,cha mẹ.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV : SGK, bài hát “ cho con” , hai tranh phóng to, tô màu từ các tranh của BT3. Một số phiếu viết sẵn, dán vào những bông hoa nhỏ nhiều màu chuẩn bị trò chơi “ thi ứng xử”.
- Hs : SGK, câu chuyện về tấm gương hiếu thảo.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động :1’ Hát vui
2. Bài cũ :4’ Tiết kiệm thời giờ
-H:Em đã biết tiết kiệm thời giờ chưa?
-H:Hãy nêu thời gian biểu của em trong ngày.
® GV nhận xét.
3. Bài mới : 25’
a-Giới thiệu bài :1’® Ghi tựa bài lên bảng.
b-Các hoạt động :24’
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
8’
 9’
 7’
Hoạt động1:Trình bày tiểu phẩm“phần thưởng”
*Mục tiêu:Biết được:con cháu phải hiếu thảo với ông bà,cha mẹ để đền đáp công lao ông bà,cha mẹ sinh thành nuôi dạy mình.
*Cách tiến hành : Kể chuyện, đóng vai, đàm thoại.
-GV kể câu chuyện ” phần thưởng”.
-Căn cứ vào nội dung vừa kể, mỗi tổ cử 3 bạn: 1 dẫn truyện, 1 đóng vai Hưng, 1 bạn đóng vai bà của Hưng. Các em diễn lại tiểu phẩm “ phần thưởng”.
-Hs nhận xét lẫn nhau + đặt câu hỏi cho nhân vật:
+ Nhân vật bà của Hưng: Bà cảm thấy thế nào trước việc làm của Hưng?
Nhân vật Hưng: Vì sao bạn lại làm thế đối với bà?
 ® GV nhận xét, chốt : 
-Hưng kính yêu bà, chăm sóc bà. Hưng là 1 đứa cháu hiếu thảo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu việc làm thể hiện lòng hiếu thảo.
*Mục tiêu:Hiểu được con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà ,cha mẹ để đền đáp công lao ông bà,cha mẹ đã sinh thành.
]GD-KNS:Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông ba,cha mẹ dành cho con cháu;Kĩ năng lắng nghe lời dạy của ông bà,cha mẹ;Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thong của mình với ông bà,cha mẹ.
*Cách tiến hành: Thảo luận, vấn đáp.
-GV yêu cầu Hs đọc yêu cầu bài 4/ 24.
-Chia thành 6 nhóm thảo luận 
-GV gọi Hs đọc phần nội dung đa

File đính kèm:

  • docTUAN 12-.doc