Giáo án Tiết đọc thư viện Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2020-2021
Hoạt động 1: Đọc cá nhân (20p).
- GV yêu cầu một vài HS nhắc lại mã màu cho HS cả lớp cùng cùng nhớ.
- Nhắc học sinh về cách lật sách đúng.
Mời lần lượt 6-8 học sinh lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc
- GV giúp đỡ, hỗ trợ thêm cho những HS gặp khó khăn khi chọn sách.
- HS đọc sách mình đã chọn.
- GV theo dõi, quan sát, giúp đỡ HS trong quá trình đọc.
- Nhắc học sinh về khoảng cách giữa sách và mắt khi đọc.
* Sau khi đọc:
- Mời 3-4 học sinh chia sẻ về quyển sách mà các em vừa đọc.
- Giáo viên chọn 3-4 câu hỏi gợi ý bên dưới để mời từng học sinh chia sẻ:
+ Em có thích câu chuyện mình vừa đọc không? Tại sao?
+ Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu?
+ Điều gì em thấy thú vị nhất trong câu chuyện mình vừa đọc?
+ Đoạn nào trong câu chuyện làm em thích nhất? Tại sao?
+ Nếu em là . (nhân vật), em có hành động như vậy không?
+ Câu chuyện em vừa đọc có điều gì làm cho em thấy thú vị? Điều gì làm cho em cảm thấy sợ hãi? Điều gì làm cho em cảm thấy vui? Điều gì làm cho em cảm thấy buồn?
+ Em có định giới thiệu quyển truyện này cho các bạn khác cùng đọc không?
+ Theo em, các bạn khác có thích đọc quyển truyện này không? Tại sao?
+ Theo em, vì sao tác giả lại viết câu chuyện này?
Sau khi mỗi học sinh chia sẻ xong GV hướng dẫn học sinh mang sách để vào đúng vị trí kệ sách đã lấy.
Hoạt động 2: Hoạt động mở rộng (10p).
- Chia nhóm học sinh: Viết, vẽ, sắm vai
- GV giải thích hoạt động.
- Hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động một cách có tổ chức.
- GV di chuyển đến các nhóm hỗ trợ học sinh, quan sát cách học sinh tham gia vào hoạt động trong nhóm.
- Đặt câu hỏi cho nhóm, khen ngợi hỗ trợ học sinh.
- Sau thời gian hoạt động GV hướng dẫn học sinh quay trở lại nhóm một cách trật tự.
- Mời 2-3 nhóm chia sẻ.
- GV cùng HS nhận xét, khen ngợi các nhóm.
TUẦN 9 Chiều thứ 2 ngày 9 tháng 11 năm 2020 Tiết đọc thư viện lớp 3 ĐỌC CÁ NHÂN: ĐỌC TRUYỆN CỔ TÍCH ( Tiết 2) I. MỤC ĐÍCH. - Giúp HS biết chọn sách theo chủ đề để đọc và cảm nhận được nội dung câu chuyện. - Tạo cơ hội để học sinh chọn sách đọc theo ý thích; - HS biết chia sẻ về cuốn sách các em đọc, từ đó phát triển sự tự tin của các em. - Giúp HS phát triển thói quen đọc. II. CHUẨN BỊ: Sách truyện cổ tích phù hợp với trình độ đọc của HS. Chổ ngồi phù hợp với HS. III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1. Ổn định tổ chức (1p). 2. GV giới thiệu bài, giới thiệu danh mục sách (2p). Hoạt động 1: Đọc cá nhân (20p). - GV yêu cầu một vài HS nhắc lại mã màu cho HS cả lớp cùng cùng nhớ. - Nhắc học sinh về cách lật sách đúng. Mời lần lượt 6-8 học sinh lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc - GV giúp đỡ, hỗ trợ thêm cho những HS gặp khó khăn khi chọn sách. - HS đọc sách mình đã chọn. - GV theo dõi, quan sát, giúp đỡ HS trong quá trình đọc. - Nhắc học sinh về khoảng cách giữa sách và mắt khi đọc. * Sau khi đọc: - Mời 3-4 học sinh chia sẻ về quyển sách mà các em vừa đọc. - Giáo viên chọn 3-4 câu hỏi gợi ý bên dưới để mời từng học sinh chia sẻ: + Em có thích câu chuyện mình vừa đọc không? Tại sao? + Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao? + Câu chuyện xảy ra ở đâu? + Điều gì em thấy thú vị nhất trong câu chuyện mình vừa đọc? + Đoạn nào trong câu chuyện làm em thích nhất? Tại sao? + Nếu em là . (nhân vật), em có hành động như vậy không? + Câu chuyện em vừa đọc có điều gì làm cho em thấy thú vị? Điều gì làm cho em cảm thấy sợ hãi? Điều gì làm cho em cảm thấy vui? Điều gì làm cho em cảm thấy buồn? + Em có định giới thiệu quyển truyện này cho các bạn khác cùng đọc không? + Theo em, các bạn khác có thích đọc quyển truyện này không? Tại sao? + Theo em, vì sao tác giả lại viết câu chuyện này? Sau khi mỗi học sinh chia sẻ xong GV hướng dẫn học sinh mang sách để vào đúng vị trí kệ sách đã lấy. Hoạt động 2: Hoạt động mở rộng (10p). - Chia nhóm học sinh: Viết, vẽ, sắm vai - GV giải thích hoạt động. - Hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động một cách có tổ chức. - GV di chuyển đến các nhóm hỗ trợ học sinh, quan sát cách học sinh tham gia vào hoạt động trong nhóm. - Đặt câu hỏi cho nhóm, khen ngợi hỗ trợ học sinh. - Sau thời gian hoạt động GV hướng dẫn học sinh quay trở lại nhóm một cách trật tự. - Mời 2-3 nhóm chia sẻ. - GV cùng HS nhận xét, khen ngợi các nhóm. 4. Nhận xét, dặn dò (2p). - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS mượn sách đọc thêm. Sáng thứ 3 ngày 9 tháng 10 năm 2020 Mĩ thuật lớp 1 CHỦ ĐỀ 3: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT BÀI 4: NÉT GẤP KHÚC, NÉT XOẮN ỐC ( Tiết 1) I. Mục tiêu bài học 1. Phẩmchất Bài học góp phần bồi dưỡng cho Hs các phẩm chất như: chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật,thông qua một số biểu hiện và hoạt động chủ yếu sau: - Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu, phục vụ học tập. - Biết thu gom giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế,... - Có ý thức bảo quản sản phẩm mĩ thuật của mình, của bạn; tôn trọng sản phẩm của bạn bè và người khác tạo ra. 2. Năng lực Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau: Năng lực mĩ thuật - Nhận biết được nét gấn khúc, nét xoắn ốc. - Tạo được nét gấp khúc, nét xoắn ộc; biết vận dụng các nét đó để tạo sản phẩm theo ý thích. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để thực hành, sáng tạo; tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và nhận xét sản phẩm. . Năng lực đặc thù khác - Năng lực ngôn ngữ: Biết trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,sản phẩm. II. Chuẩn bị của học sinh và giáoviên - Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy chì, hồ dán, kéo, bìa giấy, - Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, kéo, bút chì, hình ảnh trực quan; hình ảnh minh họa. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nên có). III. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu: - Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, trò chơi, thực hành, thảo luận, - Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, đặt câu hỏi, - Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định lớp, khởi động, giới thiệu bài học (3p) - GV kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị đồ dùng của HS. - Khởi động: GV tổ chức trò chơi “Tiếp sức”. - Nhiệm vụ: mỗi HS trong nhóm vẽ kiểu nét gấp khúc, nét xoắn ốc đã biết hoặc theo ý thích, trí tưởng tượng bằng công cụ, họa phẩm sẵn có. - Yêu cầu kết quả: Sản phẩm của mỗi nhóm bao gồm các nét gấp khúc, nét xoắn ốc khác nhau. - Đánh giá: Mức độ tham gia của cá nhân, tốc độ làm việc, hiệu quả sản phẩm, - GV chốt ý giới thiệu bài. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết (12p). 1.1.Tìm hiểu nét gấp khúc, nét xoắn ốc. - Tổ chức HS quan sát trang 23 SGK Mĩ thuật 1 và hình ảnh do GV chuẩn bị (nếu có) + Thảo luận, nêu đặc điểm ( hình dạng) của mỗi kiểu nét. + Yêu cầu HS dùng tay vẽ trên không hai kiểu nét này. Hỏi HS hai kiểu nét này khác nhau như thế nào? - GV nhận xét 1.2. Quan sát nhận biết nét gấp khúc, nét xoắn ốc: – Cho HS làm việc nhóm đôi: Quan sát hình minh họa trang 24, 25 SGK hoặc hình ảnh, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật do GV, HS chuẩn bị. - Yêu cầu HS nêu tên hình ảnh và nét gấp khúc, nét xoắn ốc biểu hiện ở các hình ảnh. - GV giới thiệu tác phẩm : “ Cây đời” của họa sĩ Cờ - lim, chất liệu sơn dầu. Giới thiệu tác giả: Họa sĩ Cờ - lim (Gustav Klim)(1862- 1918) là người Áo. Ông là người rất thích sử dụng nét xoắn ốc để sáng tạo các tác phẩm mĩ thuật. - GV gợi mở, nêu câu hỏi giúp HS nhận ra nét xoắn ốc được họa sĩ sử dụng. – Giới thiệu thêm một số sản phẩm, tác phẩm khác của học sinh: - Yêu cầu HS tìm các kiểu nét này ở xung quanh: Trong lớp, trong trường, nơi công cộng, – GV tóm tắt nội dung quan sát: Nét gấp khúc, nét xoắn ốc có thể tìm thấy trong tự nhiên, trong đời sống và ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo (18p). 2.1. Tìm hiểu cách tạo nét gấp khúc, nét xoắn ốc. - Tổ chức HS làm việc nhóm và giao nhiệm vụ: Quan sát hình minh họa trang 26 SGK nêu thứ tự các bước thực hành tạo nét gấp khúc, nét xoắn ốc từ giấy. - GV tổng hợp , thị phạm hướng dẫn và giảng giải các thao tác, kết hợp tương tác với HS: + Chọn giấy màu để tạo màu cho nét. + Thực hiện các thao tác: Vẽ/ kẻ, xé cuộn, dán, uốn, để tạo nét gấp khúc, xoắn ốc. - HS cả lớp quan sát. 2.2. Thực hành. - Giao nhiệm vụ cho HS: + Mỗi cá nhân tạo nét gấp khúc, nét xoắn ốc cho riêng mình. + Mỗi thành viên quan sát các bạn trong nhóm và cùng trao đổi trong thực hành. - GV quan sát HS thực hành và hướng dẫn thêm cho HS cách gấp, xé, cuộn, cắt, dán.. giấy; cách sử dụng kéo an toàn, đảm bảo vệ sinh trang phục, bàn ghế, lớp học. - GV lưu ý HS có thể tạo hình với một loại nét gấp khúc, nét xoắn ốc hoặc có thể kết hợp cả hai kiểu nét. - Gợi mở nội dung HS trao đổi/thảo luận trong thực hành. 3. Nhận xét, dặn dò (2p). - Nhận xét, đánh giá: Ý thức học tập, thực hành, thảo luận,của HS - Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học. Sáng thứ 3 ngày 10 tháng 11 năm 2020 Mĩ thuật lớp 4A CHỦ ĐỀ 3: NGÀY HỘI HOÁ TRANG ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Học sinh tạo hình được mặt nạ, mũ con vật, nhân vậttheo ý thích. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: + Tạo hình từ vật tìm được, trình diễn sắm vai. - Hình thức tổ chức: + Hoạt động cá nhân. + Hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật lớp 4. - Một số bài vẽ hóa trang của hoc sinh nếu có. HS chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật lớp 4. - Giấy vẽ A4, giấy màu, kéo, hồ, keo IV . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Kiểm tra đồ dùng học tập (1p) 2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p) Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành (15p) - GV cho HS xem một số sản phẩm hóa trang của HS năm trước. - Yêu cầu HS tạo một sản phẩm hóa trang theo ý thích ( thực hành cá nhân hoặc nhóm) - GV theo dõi hướng dẫn phù hợp từng cá nhân giúp HS hoàn thành sản phẩm theo khả năng của từng em Hoạt động 2: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm (16p) - HS trưng bày sản phẩm lên bảng lớp. * GV hỏi gợi mở để HS thuyết trình theo nội dung câu hỏi sau. + Em có thấy thú vị khi thực hiện chủ đề này không? + Em đã lựa chọn hình thức nào để tạo sp hóa trang của mình? + Em đã sử dụng màu sác thế nào để trang trí?... - Lần lược tổ nhóm giới thiệu sản phẩm của mình. - HS cả lớp quan sát, nhận xét bài của nhóm bạn và đặt câu hỏi cho nhóm bạn để cùng nhau chia sẻ, học tập lẫn nhau. - GV nhận xét. 3. Nhận xét – Dặn dò (2p) - Nhận xét tuyên dương, động viên, khuyến khích học sinh. - Dặn HS chuẩn bị cho chủ đề sau. Vận dụng sáng tạo Gợi ý HS sử dụng linh hoạt, sáng tạo các chất liệu để tạo ra sp mặt nạ hóa trang ( có thể tạo sp hóa trang khác theo ý thích). Chiều thứ 3 ngày 10 tháng11 năm 2020 Kĩ năng sống lớp 2 Bài 3: EM NHẬN VÀ EM TRAO ( Tiết 1) I.Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận thức được sâu sắc ý nghĩa của việc tặng và nhận quà. - Biết tặng và nhận quà đúng cách để món quà có ý nghĩa nhất và tăng giá trị nhiều nhất. II.Đồ dùng dạy học: Tranh, vở thực hành KNS III. Các hoạt động dạy – học : 1.Ổn định tổ chức (1p) 2.Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p) Hoạt động 1: Em nhận quà(26p) - HS đọc tình huống trong vở KNSvà trả lời câu hỏi sau: Theo em Nam nên ứng xử ra sao? - HS thảo luận trả lời câu hỏi - GV nhận xét. - HS vận dụng vào tình huống 1 và làm BT BT1: Ai là người hay tặng quà cho em? - HS quan sát tranh và chọn. - Học sinh nêu ý mình chọn. - HS cùng GV nhận xét. * Rút ra bài học: Em chỉ nhận quà từ những người thân, những người em tin tưởng và yêu quý. - HS liên hệ thực tế: Em đã được nhận quà bao giờ chưa? - Học sinh trả lời – GV nhận xét. BT2: Em được tặng quà vào những dịp nào? - Học sinh kể trước lớp – GV nhận xét. - Học sinh đánh dấu vào dịp mình được tặng quà. *HS rút ra bài học: Em được tặng quà khi em ngoan hoặc lúc em đạt thành tích tốt. BT 3: Em nên thể hiện như thế nào khi được tặng quà? Theo em khi nhận quà cần tránh điều gì? - HS thảo luận nhóm đôi – Làm BT - Đại diện nhóm trả lời . - GV nhận xét, kết luận: Khi được tặng quà em nên thể hiện thái độ vui mừng. Khi nhận quà cần tránh bóc quà, chê, hỏi về quà. Hoạt động 2: Thực hành(5p) Hai bạn tạo thành một cặp thực hành nhận quà theo các bước: + Nhận bằng hai tay. + Hướng cả người về phía người tặng quà. - HS từng cặp thực hiện với nhau. - GV nhận xét. Cũng cố - Dặn dò(2p) - HS nhắc lại bài học. - GV nhận xét tiết học dặn HS về nhà thực hành tặng quà cho người thân Sáng thứ 4 ngày 11 tháng 11 năm 2020 Mĩ thuật lớp 2 CHỦ ĐỀ 4: HỘP MÀU CỦA EM ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Nhận ra và nêu được tên một số màu sắc. - Phân biệt được một số chất liệu màu và biết cách pha các màu: Da cam, xanh lục, tím - Biết pha màu và vẽ được màu theo ý thích vào tranh hoa quả, đồ vật. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC. 1. Phương pháp: - Vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau 2. Hình thức tổ chức: - Hoạt động cá nhân. Hoạt động nhóm III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: 1. GV chuẩn bị: - Sách học mĩ thuật lớp 2. - Ba màu cơ bản: Đỏ, vàng, lam. - Hình minh họa phù hợp với nội dung chủ đề 2. HS chuẩn bị: - Sách học mĩ thuật lớp 2. Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Kiểm tra đồ dùng (1p). 2. Khởi động (2p) - Cho HS chơi trò chơi kể tên các đồ vật, sự vật có các màu đỏ, vàng, lam. - GV liên hệ giới thiệu chủ đề: Ngoài những màu đã kể, còn rất nhiều màu khác mà chúng ta sẽ được biết thêm qua chủ đề" Hộp màu của em". 3. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu(8p) - QS hình 4.1 để nêu được tên môt số chất liệu màu quen thuộc và cảm nhận được vẻ đẹp của từng chất liệu. - Yêu cầu HS nêu tên các màu có trong hộp màu của mình. + Hộp màu của em là loại màu gì? + Em chỉ ra và gọi tên ba màu cơ bản trong hộp màu của em? + Em hãy gọi tên những màu khác có trong hộp màu? - HS chọn ba màu cơ bản; đỏ, vàng, lam để vẽ vào ô tròn trong hình 4.2. - GV tóm tắt. - Yêu cầu HS quan sát hình 4.3 và thảo luận nhóm tìm hiểu trả lời câu hỏi: - Tranh vẽ h/a gì? Chất liệu của màu vẽ trong tranh là gì? - Em có nhận xét gì về màu sắc trong tranh vẽ sáp màu, màu chì, màu dạ, màu nước? - Em thích vẽ chất liệu màu gì? Vì sao? - GV tóm tắt: Hoạt động 2. Hướng dẫn thực hiện(13p) 1. Hướng dẫn pha trộn màu. - GV thực hiện cách pha màu với một chất liệu màu cho HS quan sát. - Hướng dẫn HS vẽ pha trộn màu bằng chất liệu màu có sẵn của HS - Yêu cầu HS nêu tên ba màu vừa tạo được: Da cam, xanh lục, tím, sau đó viết tên ba màu mới vào hình 4.4. - GV hỏi: Làm thế nào để có màu da cam?Pha màu đỏ với màu lam sẽ được màu gì? Màu xanh lục được pha trộn từ hai màu nào? Em thấy có khó khăn gì khi pha trộn màu không? - HS trả lời. - GV nhận xét, tóm tắt: 2. Hướng dẫn vẽ tranh đồ vật, hoa quả. - Yêu cầu HS quan sát hình 4.5 để tham khảo về chất liệu màu vẽ tranh. - Yêu cầu HS quan sát hình 4.6 để nhận biết cách thực hiện vẽ tranh đồ vật, hoa quả. - HS nêu cách thực hiện. - GV vẽ minh họa cho HS quan sát. - GV tóm tắt cách vẽ tranh đồ vật, hoa quả: Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành(10p). -Yêu cầu HS thực hành cá nhân: Vẽ đồ vật, hoa quả trên giấy theo trí nhớ và vẽ màu dựa trên các màu đã học. - GV bao quát lớp, hướng dẫn thêm cho HS làm bài. 4. Nhận xét, dặn dó (1p): GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị đồ dùng . Mĩ thuật lớp 4B CHỦ ĐỀ 3: NGÀY HỘI HOÁ TRANG ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Học sinh tạo hình được mặt nạ, mũ con vật, nhân vậttheo ý thích. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: - Phương pháp: + Tạo hình từ vật tìm được, trình diễn sắm vai. - Hình thức tổ chức: + Hoạt động cá nhân. + Hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật lớp 4. - Một số bài vẽ hóa trang của hoc sinh nếu có. HS chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật lớp 4. - Giấy vẽ A4, giấy màu, kéo, hồ, keo IV . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Kiểm tra đồ dùng học tập (1p) 2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p) Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành (15p) - GV cho HS xem một số sản phẩm hóa trang của HS năm trước. - Yêu cầu HS tạo một sản phẩm hóa trang theo ý thích ( thực hành cá nhân hoặc nhóm) - GV theo dõi hướng dẫn phù hợp từng cá nhân giúp HS hoàn thành sản phẩm theo khả năng của từng em Hoạt động 2: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm (16p) - HS trưng bày sản phẩm lên bảng lớp. * GV hỏi gợi mở để HS thuyết trình theo nội dung câu hỏi sau. + Em có thấy thú vị khi thực hiện chủ đề này không? + Em đã lựa chọn hình thức nào để tạo sp hóa trang của mình? + Em đã sử dụng màu sác thế nào để trang trí?... - Lần lược tổ nhóm giới thiệu sản phẩm của mình. - HS cả lớp quan sát, nhận xét bài của nhóm bạn và đặt câu hỏi cho nhóm bạn để cùng nhau chia sẻ, học tập lẫn nhau. - GV nhận xét. 3. Nhận xét – Dặn dò (2p) - Nhận xét tuyên dương, động viên, khuyến khích học sinh. - Dặn HS chuẩn bị cho chủ đề sau. Vận dụng sáng tạo Gợi ý HS sử dụng linh hoạt, sáng tạo các chất liệu để tạo ra sp mặt nạ hóa trang ( có thể tạo sp hóa trang khác theo ý thích). Chiều thứ 5 ngày 12 tháng 11 năm 2020 Luyện mĩ thuật lớp 1 CLB MĨ THUẬT: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Biết sử dụng các nét đã học tạo được sản phẩm yêu thích theo nhóm. - Biết trưng bày, giới thiệu nhận xét và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn. II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN * GV: SGK , Một số sản phẩm minh họa. * HS : SGK, giấy vẽ, giấy màu, đất nặn, bút chì, bút màu III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề. 2. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc nhóm. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học(1p). 2. Bài mới. Hoạt động 1: Hoạt động quan sát, nhận biết (3p). - GV tổ chức cho học sinh xem một số sản phẩm, tranh vẽ có các nét ( thẳng, cong, gấp khúc, xoắn ốc) khác nhau và cảm nhận chia sẻ . - HS quan sát, suy nghĩ và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm: Hình ảnh, nét, màu sắc Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm nhóm (20p). - GV cho HS hoạt động nhóm đôi và chọn hình thức yêu thích: Vẽ, xé dán, nặn - GV đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh thảo luận nhóm, tìm hiểu về cách chọn nội dung chủ đề: Em và bạn sẽ sáng tạo những hình ảnh gì, cách nào? Chọn kiểu nét gì để thực hiện sản phẩm? - Đại diện các nhóm nêu lựa chọn của nhóm mình. - HS thực hành theo nhóm đôi, tạo sản phẩm yêu thích. - GV bao quát lớp, hướng dẫn gợi ý thêm cho HS các nhóm. - GV có thể tạo sự thi đua và gây hứng thú giữa các nhóm bằng cách sẽ chọn bức tranh nào đẹp mắt trưng bày ở phòng Mĩ thuật. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm và cảm nhận, chia sẻ (10p). - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của nhóm lên bảng lớp. - GV gợi ý cách chia sẻ sản phẩm bằng một số câu hỏi: Hình ảnh, màu sắc, chấm - GV gợi ý HS nhận xét sản phẩm : Cảm xúc của mình về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn - HS chia sẻ, thảo luận và bình chọn ra sản phẩm được yêu thích nhất, hình ảnh ấn tượng nhất. - GV khen ngợi và khuyến khích các em. - GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành và ý kiến của học sinh. Thông qua bài học GV giáo dục học sinh về tác dụng, vẽ đẹp của các loại nét. 3. Nhận xét, dặn dò (1p). - Nhận xét ý thức học tập của học sinh. - Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho bài học sau. Chiều thứ 6 ngày 6 tháng 11 năm 2020 Luyện mĩ thuật lớp 2 CLB MĨ THUẬT: CHỦ ĐỀ CHÂN DUNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nhận biết chủ đề: Chân dung. - Thực hiện được chủ đề: Chân dung theo ý thích. II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN * GV: SGK , Một số sản phẩm của học sinh. * HS : SGK, giấy vẽ, giấy màu, vật liệu tìm được, bút chì, bút màu III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề. 2. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học(2p). 2. Bài mới. Hoạt động 1: Thực hành, sáng tạo sản phẩm (20p). - GV tổ chức cho học sinh xem một số sản phẩm với hình thức chất liệu khác nhau. - GV đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh về cách chọn hình thức thực hiện chủ đề: E thực hiện chủ đề bằng hình thức gì? Chân dung về ai?... - Một số HS nêu lựa chọn của mình. - HS thực hành cá nhân. - GV bao quát lớp, hướng dẫn gợi ý thêm cho HS. - GV có thể tạo sự thi đua và gây hứng thú giữa các HS bằng cách sẽ chọn bức tranh, sản phẩm nào đẹp để triển lãm ở phòng Mĩ thuật. Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm và cảm nhận, chia sẻ (13p). - GV chọn một số sản phẩm của HS hoàn thành trước trưng bày lên bảng lớp. - GV gợi ý cách chia sẻ sản phẩm bằng một số câu hỏi: Hình ảnh chân dung, màu sắc, chất liệu, - GV gợi ý HS nhận xét sản phẩm : Cảm xúc của mình về sản phẩm của mình, của bạn - HS chia sẻ, thảo luận và bình chọn ra sản phẩm được yêu thích nhất, hình ảnh ấn tượng nhất. - GV khen ngợi và khuyến khích các em. - GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành và ý kiến của học sinh. Thông qua bài học GV giáo dục học sinh về vẽ đẹp của tranh chân dung. 3. Nhận xét, dặn dò (1p). - Nhận xét ý thức học tập của học sinh. - Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho bài học sau
File đính kèm:
giao_an_tiet_doc_thu_vien_lop_3_tuan_9_nam_hoc_2020_2021.doc