Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Thu Thương

I- MỤC TIÊU:

1- Nghe – viết đúng, trình bày đúng một đoạn của bài “Một chuyên gia máy xúc ”

2- Làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ua/ uô

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

2-3 tơ phiếu phô tô phóng to mô hình cấu tạo tiếng ( cho phần kiểm tra bài cũ ) ; 2-3 tờ phiếu phô tô phóng to nội dung các BT 3-4 ( cho phần dạy bài mới

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc22 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Thu Thương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g phụ viết sẵn nội dung của BT 2 
Bút dạ + một vài tờ giấy khổ to để HS làm BT 3 theo nhóm. 
III- Các hoạt động dạy học :
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5p
1p
28p
2p
a- Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra 3-4 HS làm lại BT 4 ( Tiết luyện tập về từ trái nghĩa lần trước)
B- Dạy bài mới. 
Giới thiệu bài :
Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm “ Cánh chim hoà bình ”.
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, viết đoạn văn nói về cảnh bình yên của một miền quê hoặc thành phố mà em biết. 
2- Hướng dẫn HS làm BT :
Bài tập 1 :
b- Hoà bình: Trạng thái không có chiến tranh, lửa đạn .
Các từ còn lại chưa đúng vì: 
+ Bình thản : nói về trạng thái tinh thần không lo, không nghĩ của con người ; không nói về trạng thái một đất nước hoặc một vùng đất đang sống hoà bình hay đang có chiến tranh. 
+ Yên ả : trạng thái của cảnh vật ;
+ Hiền hoà : trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết của con người. 
Bài tập 2 :
Đáp án :
- Các từ đồng nghĩa bình yên, thanh thản, thái bình. 
- Các từ không đồng nghĩa là : bình thản, thanh thản ( trạng thái tinh thần của con người ) ; lặng yên, yên tĩnh ( trạng thái của cảnh vật ) ; hiền hoà ( trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết của con người. ) 
Bài tập 3 :
-Ví dụ, nếu nói : chờ đợi hoà bình, khao khát hoà bình, mong muốn hoà bình thì không đúng yêu cầu vì : chờ đợi, khao khát, mong muốn là động từ, không phải danh từ. 
- Các từ đó là : cánh chim, đôi cánh, cuộc sống, đất nước, bầu trời, màu xanh, thế giới, trái đất, bầu không khí, thông điệp, tín hiệu, xứ mệnh, mùa xuân, niềm tin, khát vọng 
Bài tập 4 :
- Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng tả cảnh bình yên ( thanh bình, hạnh phúc, không có bom đạn, chết chóc ) của một miền quê hoặc thành phố mà em biết. GV gợi ý HS có thể viết về một miền quê hoặc thành phố tươi đẹp, thanh bình mà em đã nhìn thấy trên ti-vi, qua chương trình “Du lịch qua màn ảnh nhỏ. ”Khi viết em có thể liên tưởng đến những cảnh tượng thương tâm ở những vùng đất dang có chiến tranh em đã thấy khi xem chương trình thời sự trên tivi. 
Bài tập 5 ( HS về nhà làm ). 
Củng cố –dặn dò :
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS làm việc tốt. 
- Nhắc HS chú ý làm lại BT 4, thực hiện yêu cầu sưu tầm những câu thơ, câu văn, mẩu chuyện, bài hát  nói về cuộc sống hoà bình. 
Phương pháp kiểm tra -đánh giá.
+ HS lên bảng làm bài tập 3-4 
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*/ Phương pháp thuyết trình, trực quan.
- GV nói mục đích, yêu cầu của giờ học 
-1 HS đọc yêu cầu của BT. - Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, xác định ý trả lời đúng. 
-GV kết luận có bao nhiêu HS chọn được ý trả lời đúng 
- Một HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. 
-GV chỉ vào từng từ đã viết trên bảng phụ, yêu cầu nhiều HS đứng tại chỗ xác định từ được chỉ có đồng nghĩa với từ “hoà bình ” không. Nếu câu trả lời là không thì cần giải thích vì sao 
-GV nhận xét kết quả làm bài của HS. 
-Một HS nhắc lại các từ đồng nghĩa với “ hoà bình ”
PP hoạt động nhóm:
- một HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả mẫu .
- GV nhấn mạnh yêu cầu của bài là : Tìm các danh từ 
GV phát bút dạ và giấy cho các nhóm trao đổi, trả lời câu hỏi. Để tiết kiệm thời gian, thư ký nhóm sẽ viết nhanh một bên là tên danh từ, bên kia là từ hoà bình . Sau thời gian quy định, các nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp. GV chốt lại.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả. 
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cao cho nhóm nào tìm được đúng và nhiều
PP làm việc cá nhân:
- Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại. 
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài
-HS làm bài vào vở. 
-HS tiếp nôi nhau đọc đoạn văn đã viết. 
-GV nhận xét, cho điểm. 
GV thu một số bài làm của một số HS đã làm xong tại lớp, chấm bài. Yêu cầu những HS viết bài chưa tốt hoặc chưa xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài viết.
- hs ghi bài.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn: Kể chuyện 
Tiết 9 - Tuần 5
Ngày dạy:
Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
I – Mục đích – yêu cầu :
1- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe, được đọc đúng với chủ điểm hoà bình. 
2- Hiểu nội dung câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện. 
II- Đồ dùng dạy học :
Sách báo, truyện gắn với chủ điểm hoà bình. 
Băng ghi lời kể của các nghệ sỹ hoặc một HS kể chuyện giỏi. 
III-Các hoạt động dạy học : 
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5p
2p
6p
20
2p
A-Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra một HS kể lại câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai “ theo lời một nhân vật ( em thích )trong truyện 
B-Dạy bài mới : 
Giới thiệu bài :
 Tất cả những người tốt trên trái đất đều muốn sống trong một thế giới hoà bình, hạnh phúc, không có bom đạn, chết chóc, chiến tranh. Các bài học từ tuần 4 với chủ điểm “Cánh chim hoà bình”đã giúp các em hiểu phần nào mơ ước đó của con người.Truyên nói về mơ ước hoà bình của con người rất nhiều.Trong tiết kể chuyện hôm nay, các con sẽ tập kể những truyện đã nghe, đã đọc gắn với chủ điểm hoà bình, với ước mơ chính đáng này. 
2-Hướng dẫn HS kể chuyện :
a- Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của giờ học. 
- kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về chủ điểm hoà bình. Giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề, tránh kể chuyện lạc đề. Các em có thể kể một truyện đã đọc trong sách, báo, trong SGK, kể ngắn gọn truyện tham khảo “Vua Lê Đại Hành giữ nước ”, kể một câu chuyện nói về cuộc sống yên vui, hạnh phúc trong hoà bình ( như gợi ý trong SGK ). 
- gợi ý (1-2-3) truyện tham khảo “ Vua Lê Đại Hành giữ nước “ ( mẫu một truyện gắn với chủ điểm ) để tìm được cho mình 1 câu chuyện - đúng đề tài, đúng là câu chuyện em đã nghe, đã đọc. 
- Cho biết em đã nghe, đã đọc truyện đó ở đâu, vào dịp nào. 
+ Kể chuyện phải đủ 3 phần : Mở đầu – Diễn biến – Kết thúc. 
+ Cách kể cố gắng thật tự nhiên, có thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. 
b- HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện. 
- Mỗi nhóm cử một đại diện thi kể chuyện trước lớp. Chú ý : trình độ của đại diện các nhóm cần tương đương. 
- Mỗi HS kể chuyện xong đều phải trả lời câu hỏi của các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. HS có thể trao đổi, tranh luận. 
2- Củng cố –dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. Cả lớp bình chọn người kể chuyện hấp dẫn nhất. 
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe ; Tìm đọc thêm những câu chuyện tương tự ; chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện tuần 6 ( Kể lại câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. )
Phương pháp kiểm tra -đánh giá.
+ HS lên bảng kể lại câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai “ theo lời một nhân vật trong truyện
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*/ Phương pháp thuyết trình.
- GV giới thiệu 
GV hỏi HS chuẩn bị cho tiết học này như thế nào ? 
( Đọc trước các phần đề bài, gợi ý, truyện tham khảo “Vua Lê Đại Hành giữ nứơc ; Chọn truyện kể cho mình )
Pp gợi mở:
HS đọc đề bài. GV gạch dưới những từ sau trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng phụ ) .
- Cả lớp đọc lướt toàn bộ phần đề bài
- Nhiều HS nói trước lớp tên câu chuyện em sẽ kể. 
GV nhắc các em chú ý kể chuyện theo trình tự đã học như ở các tiết trước. 
Phương pháp trao đổi, đàm thoại trò – trò theo nhóm:
HS kể chuyện trong nhóm ( sao cho mỗi HS trong nhóm đều được kể ).Sau mỗi chuyện các em cần trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em kể chuyện đạt yêu cầu của tiết học. 
Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, khả năng hiêu câu chuyện của người kể. 
- hs ghi bài.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn: Tập đọc
Tiết 9 - Tuần 5
Ngày dạy:
Ê-mi-li, con 
I-Mục đích –yêu cầu : 
- Đọc lưu loát toàn bài. 
Đọc đúng các tên riêng nước ngoài ( Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn –xơn, Pô-tô-mác, Oa –sinh –tơn ), ngắt nhịp đúng từng mệnh đề, từng bộ phận câu trong bài thơ viết theo thể tự do. 
Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động trầm lắng. 
- Hiểu các từ ngữ trong bài. 
Hiểu được tâm trạng cảm xúc và hành động dũng cảm, cao thượng, quyết liệt của anh Mo-ri-xơn: đốt cháy thân mình, lấy cái chết để thể hiện thái độ phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của chính phủ Mĩ, vì nền hoà bình của nhân dân Việt Nam. 
Hiểu ý nghĩa của bài thơ : Ca ngợi hành động dũng cảm, cao thượng, vì đại nghĩa của một công dân nước Mĩ. 
- Học thuộc lòng 2 khổ thơ 2+3. 
II-Đồ dùng dạy học :
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
Tranh, ảnh về những cảnh đau thương mà đế quốc Mĩ đã gây ra trên đất nước Việt Nam : Máy bay B52 thả bom Na-pan, khí độc, nhà thương, trường học bốc cháy ( nếu có )
III-Các hoạt động dạy học :
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5p
2p
7p
10p
10p
3p
A- Kiểm tra bài cũ : 
GV kiểm tra 2-3 HS đọc bài “Một chuyên gia máy xúc”và trả lời câu hỏi sau bài đọc. 
B- Dạy bài mới : 
1-Giới thiệu bài : 
- Cuộc chiến tranh huỷ diệt tàn khốc của đế quốc Mĩ trên mảnh đất Việt Nam đã làm tất cả những người có lương tri trên thế giới, trong đó, có nhiều người là công dân Mĩ vô cùng căm phẫn  Với truyện kể “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ lai “, các em đã biết đến hành động dũng cảm chống quân lệnh, bảo vệ dân lành Việt Nam của 3 phi công Mĩ. Bài thơ E-mi-li, con  học hôm nay cũng kể về một công dân Mĩ- anh Mo-ri-xơn. Căm ghét cuộc chiến tranh tàn ác mà chính phủ Mĩ đã gây ra trên đất nước Việt Nam, ngày 2-11-1965 anh Mo-ri-xơn đã tự thiêu để phản đối chiến tranh. Xúc động trước hành động của anh, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ Ê-mi-li, con  với hình ảnh anh Mo-ri-xơn bế con gái là bé Ê-mi-li 18 tháng tuổi tới trụ sở Bộ Quốc phòng Mĩ, nơi anh sắp tự thiêu vì nền hoà bình ở Việt Nam. 
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
a- Luyện đọc :
- Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn –xơn, Pô- tô-mác, Oa –sinh –tơn. 
a- Tìm hiểu bài :
GV tổ choc cho HS đọc ( thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt ) từng khổ, cả bài thơ ; trao đổi, thảo luận, trả lời lần lượt từng câu hỏi để hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ. 
Câu hỏi 1 :
- HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri –xơn và bé Ê-mi-li. 
Trong khổ thơ có lời của mấy nhân vật ?
( 2 nhân vật ) 
- Yêu cầu HS tìm giọng đọc thể hiện đúng tâm trạng của các nhân vật. 
+ Lời của người cha sắp vĩnh biệt vợ con để ra đi mãi mãi - đọc với gịong trang nghiêm, nén xúc động . 
+ Bé Ê-mi-li 18 tháng tuổi đọc với giọng ngây thơ hồn nhiên. 1 HS khá, giỏi đọc mẫu khổ thơ 
Chú rất yêu thương vợ con, xúc động, đau buồn khi phải từ giã vợ con nhưng vẫn kiên quyết tự thiêu, hy sinh hạnh phúc riêng. 
Câu hỏi 2 :
HS đọc khổ thơ 2, trả lời câu hỏi : Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ ?
- Đoạn thơ thứ 2 là lời lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam. Qua lời chú Mo-ri xơn .
+ Hành động của đế quốc Mĩ là hành động phi nghĩa, vô cùng tàn bạo : Mĩ đã sử dụng máy bay ném bom B52, bom na-pan, hơi độc  để đốt phá, bắn giết, huỷ diệt đất nước và con người Việt Nam, một đất nước có thiên nhiên tươi đẹp, một đất nước có những con người hiền lành, chăm chỉ, biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau 
? Chi tiết nào ( từ ngữ, cách diễn đạt ) trong đoạn thơ diễn tả tội ác chồng chất của giặc Mỹ?
+ Hàng loạt tội ác của giặc Mỹ được liệt kê. 5 dòng cuối cảu khổ thơ trải dài từ “giết “ được lặp đi lặp lại đầy căm hờn, đau thương. 
Câu hỏi 3 :
? Lời từ biệt vợ con của chú Mo-ri-xơn có gì cảm động ? Vì sao chú nói với con rằng : “ Cha đi vui ”? 
+ Lời từ biệt vợ con của chú Mo-ri-xơn có gì cảm động ?
Khổ thơ 3 là lời từ biệt vợ con của chú Mo-ri-xơn vào giây phút ngọn lửa sắp bùng lên. Trong giây phút mà sự sống và cái chết sắp liền kề, chú đã hướng về những người thân yêu nhất, hình dung ra cảnh tượng vợ mất chồng, con mất cha, bơ vơ đau buồn giữa cảnh trời đêm  Cảnh tượng ấy thật đau lòng và làm xúc động trái tim mọi người vì chú đã hy sinh hạnh phúc riêng để đòi hạnh phúc cho bao người. Phải chăng đó cũng là những cảnh thực đang diễn ra trên mảnh đất VN xa xôi, nơi chú chưa bao giờ đến, nơi mà biết bao người Mỹ đang làm theo lệnh của chính phủ tạo ra những cảnh chia lìa ấy hàng ngày... 
+Vì sao chú nói với con rằng : “ Cha đi vui ”?
- Chú Mo-ri-xơn muốn động viên vợ con bớt đau buồn vì chú đã ra đi thanh thản tự nguyện, chú hi sinh thanh thản tự nguyện, chú hi sinh vì lẽ phải, vì hạnh phúc con người.
Câu hỏi 4:
Câu thơ “Ta đốt thân ta / cho ngọn lửa sáng loà / Sự thật ” thể hiện mong muốn gì của chú Mo-ri-xơn ?
GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng : 
+Quyết định tự thiêu chú Mo-ri-xơn mong muốn ngọn lửa mình đốt lên sẽ thức tỉnh mọi người, làm mọi người nhận ra sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, tàn bạo của chính quyền Mĩ ở Việt Nam, làm mọi người cùng nhau hợp sức ngăn chặn tội ác. 
+ Bài thơ vừa dung lại cảnh tượng và tâm trạng chú Mo-ri-xơn trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, vừa thể hiện nỗi xúc động, lòng biết ơn, cảm phục chân thành của nhà thơ Tố Hữu cũng là của nhân dân Việt Nam với một công dân Mĩ đã quên mình đấu tranh vì lẽ phải, vì nền hoà bình của Việt Nam. 
b- Đọc diễn cảm + HTL 2 khổ thơ : 
GV hướng dẫn HS xác lập kỹ thuật đọc diễn cảm từng khổ, cả bài thơ. 
+ Khổ 1 : Như đã hướng dẫn 
+ Khổ 2 : Lên án tội ác của chính quyền Mĩ - đọc với giọng phẫn nộ đau thương. 
+ Khổ 3 : Lời nhắn nhủ từ biệt vợ con của chú Mo-ri-xơn trước giây phút tự thiêu – giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc động. 
+ khổ 4 : Ngọn lửa bùng cháy và mong ước cao đẹp của chú Mo-ri-xơn – giọng chậm lại, xúc động, gợi cảm giác thiêng liêng về một cái chết bất tử.
3 - Củng cố – dăn dò : 
GV nhận xét tiết học. 
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng cả bài thơ ; chuẩn bị cho tiết tập đọc tuần 6 – Sự sụp đổ của chế độ a- pac – thai – bằng cách đọc và trả lời câu hỏi trong bài ; Sưu tầm ảnh tổng thống Nen-xơn Man-đe-la ; tranh, ảnh về nạn phân biệt chủng tộc ; tin tức về cuộc chiến tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của người da đen và da màu ở Nam Phi
Phương pháp Kiểm tra-Đánh giá
+ 3 HS đọc bài và lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*/ Phương pháp thuyết trình, trực quan.
GV treo tranh – giới thiệu 
Phương pháp luyện tập thực hành
+ 2 HS đọc cả bài thơ ( không đọc những dòng nói về xuất xứ bài thơ )
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ - đọc 2,3 lượt. Sau đó 1,2 em đọc cả bài. 
+ HS cả lớp đọc thầm theo.
+ HS nhận xét cách đọc của từng bạn. - GV ghi lên bảng các tên riêng phiên âm để HS luyện đọc đúng.
- HS đọc chú giải những từ mới trong SGK.Phát hiện thêm những từ mới các em chưa hiểu, GV cùng cả lớp giải nghĩa từ
+ 1 HS đọc từ ngữ phần chú giải.
+ GV đọc mẫu.
Phương pháp trao đổi, đàm thoại trò – trò.
HS trao đổi, thảo luận trước lớp dưới sự điều khiển của 2, 3 HS khá, giỏi dựa theo câu hỏi trong SGK.
GV gợi ý 
- 4-5 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm khổ thơ. 
- GV bình luận thêm về tâm trạng chú Mo-ri- xơn .
+1 HS đọc khổ thơ 2.
+ HS trao đổi nhóm 4.
+ 3- 4 HS trả lời.
- Lần lượt 2 cặp hs đọc lại 2 khổ thơ với cách đọc đã nêu.
- HS thảo luận và cho biết vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ?
Đại diện nhóm lần lượt trả lời 
- GV và HS nhận xét thống nhất câu trả lời đúng 
-GV có thể hỏi thêm .
- HS đọc khổ thơ 3 trả lời câu hỏi 
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn thơ và tìm câu trả lời. HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, đi đến câu trả lời đúng. 
+ 2 HS nối nhau đọc cả bài 
+ HS suy nghĩ, trao đổi nhóm đôi, trả lời câu hỏi 4.
- HS đọc khổ thơ cuối, trả lời câu hỏi :
HS phát biểu thảo luận. 
Cuối cùng GV yêu cầu HS nói nội dung bài thơ. 
HS phát biểu tự do, GV chốt lại : 
+ GV đọc diễn cảm bài thơ 
+ Yêu cầu HS nêu cách đọc diễn cảm.
+ GV treo bảng phụ đã chép sẵn câu, đoạn thơ cần luyện đọc.
+ GV đọc mẫu 1 khổ thơ. 
HS luyện đọc diễn cảm từng khổ và cả bài thơ. 
+ 2 HS đọc mẫu 
+ Nhiều HS đọc diễn cảm + + Cả lớp đọc đồng thanh 
+ Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm 
 + HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
+ HS thi đọc thuộc lòng từng khỏ và cả bài thơ ( ít nhất phải thuộc khổ thơ 2+3 để có thể nhớ – viết tốt trong tiết chính tả tuần 6 ) 
hs ghi bài.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn: Tập làm văn 
Tiết 9 - Tuần 5
Ngày dạy:
Luyện tập làm báo cáo thống kê 
I _ Mục đích – yêu cầu : 
1- Biết thống kê kết quả học tập trong tuần của bản thân ; biết trình bày kết quả bằng bảng thống kê thể hiện kết quả học tập của từng HS trong tổ, của cả tổ. 
2- Hiểu tác dụng của việc lập bảng thống kê : Làm rõ kết quả học tập của mỗi HS trong sự so sánh với kết quả học tập của từng bạn trong tổ ; thấy rõ số điểm trung ( giúp nhận rõ tổ đang tiến lên hay kém đi ) 
II- Đồ dùng dạy học :
- Sổ điểm của lớp hoặc phiếu ghi điểm của từng HS 
- Một số mẫu thống kê đơn giản. 
- Bút dạ + giấy khổ to để HS từng tổ trao đổi, lập bảng thống kê (BT2) 
III- Các hoạt động dạy học : 
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5p
1p
28p
2p
A- Kiểm tra bài cũ :
- Tiết trước là tiết làm bài viết (tả cảnh), nên không có phần kiểm tra bài cũ vì vậy, trong tiết học này, GV sẽ kiểm tra vở, chấm điểm bài làm của 3,4 học sinh (theo yêu cầu về nhà của tiết luyện tập tả cảnh trường học :hoàn chỉnh đoạn văn tả cảnh trường học, viết lại vào vở)
B-Dạy bài mới 
1- Giới thiệu bài 
 - ở tiết tập làm văn tuần 2, các em đã biết thống kê các số liệu đơn giản và trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng. Tiết tập làm văn hôm nay sẽ giúp các em biết thống kê kết quả học tập của bản thân, của các bạn trong tổ học tập qua đó thấy được tác dụng của việc làm báo cáo thống kê ! 
2- Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1
 Các em nhớ lại, viết ra điểm số của tât cả các môn học trong tuần em đã làm được. Giáo viên nhắc các em nhớ lại chính xác để có con số thống kê trung thực, giúp các em có nhận xét đúng về ý thức học tập trong tuần của bản thân học tập trong tuần của mình theo yêu cầu trong SGK.
(tờ thống kê ghi như sau,VD:
Điểm trong tuần của Nguyễn Hương Giang, tổ 1: 
số điểm từ 0 đến 4: không có
 số điểm từ 5 đến 6:1
số điểm từ 7 đến 8:3
Số điểm từ 9 đến 10: 2 )
-học sinh nhìn vào kết quả thống kê, nói rõ số điểm trong tuần con đã đạt được. VD theo thống kê ở trên, trong tuần em đạt:
Bao nhiêu điểm giỏi(9, 10) ?: 2
B ao nhiêu điểm khá (7,8) ?: 3
Bao nhiêu điểm trung bình(5,6) ? :1
Bao nhiêu điêm kém (0 – 4) ? : không có
Bài tập 2
- Phải dựa vào kết quả học tập của từng em ( kêt quả đã được thống kê ở bài tập 1 ), chúng ta mới lập được bảng thống kê ( như trong bài Nghìn năm văn hiến ) vừa thể hiện được kết quả học tập của từng thành viên trong tổ, vừa thể hiện được kết quả học tập của cả tổ.
+Từng học sinh nộp ( hoặc đọc ) thống kê kết quả học tập của cá nhân để thư kí điền riêng vào bảng.
 +Đặt tên cho bảng thống kê ( bảnh thống kê kết quả học tập trong tuần, tháng, của tổ:).
+Xác định số cột dọc và nội dung của từng cột (số thứ tự, họ và tên, loại điểm).
+ Xác định các dòng ngang ( môĩ dòng thể hiện kết quả học tập của 1 thành viên tên các thành viên, xếp theo thứ tự của bảng chữ cái; dòng dưới cùng thể hiện tổng số ).
+ Kể bảng thống kê
- Với những tổ không trình bày kết quả thống kê, GV sẽ nêu một vài câu hỏi, HS bất kì của tổ sẽ nhìn bảng thống kê trả lời. 
3-Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhân xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại bảng thống kê ( BT2 ) vào vở ; hoặc tự lập một bảng thống kê theo một nội dung em tự nghĩ ra.
Phương pháp thuyết trình 
GV nêu yêu cầu. 
GV giới thiệu 
PPluyện tập thực hành
-1HS đọc yêu cầu của bài tập cả lớp đọc thầm và làm việc cá nhân .
- học sinh thống kê (trên giấy nháp) kết quả
PP hoạt động nhóm 4
- Sau đó HS tự nhận xét về ý thức học tập trong tuần của mình cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
PPhoạt động nhóm lớn ( theo tổ )
-1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 
-GV nhấn mạnh yêu cầu của bài tập :
- GV phát bút dạ và giấy khổ to cho HS tưng tổ trao đổi nhóm, lập bảng thống kê. 
-GV gợi ý HS thực hiện tuần tự từng bước .
Đại

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_5_nguyen_thi_thu_thuong.doc