Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 29 - Nguyễn Thu Hải

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

-Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng cảm động, trầm lắng thể hiện tình cảm yêu thương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân.

-Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ lam lũ tần tảo giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.

*Học thuộc lòng bài thơ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

-Bảng phụ để ghi những khổ thơ cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc23 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 29 - Nguyễn Thu Hải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương yêu con)
-Cuối cùng GV yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ. HS phát biểu tự do. VD:
+ Bài thơ ca ngợi người mẹ chiến sĩ tần tảo, giàu tình thương yêu con.
+ Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ biết yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước. 
+Bài thơ ca ngợi tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ vất vả, tần tảo nơi quê nhà
Đại ý: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ lam lũ tần tảo giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.
c)Đọc diễn cảm+ Học thuộc lòng bài thơ:
 Bài thơ là nỗi nhớ, là tâm sự thầm kín của người chiến sĩ với mẹ. Vì vậy giọng đọc của bài thơ phải là giọng xúc động, trầm lắng. Chú ý đọc nhấn giọng, ngắt giọng đúng các khổ thơ.
VD: 
 Bầm ra ruộng cấy bầm run /
Chân lội dưới bùn, /tay cấy mạ non./
 Mạ non bầm cấy mấy đon/
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.//
 Bầm ơi,/ sớm sớm chiều chiều/
Thương con/ bầm chớ lo nhiều bầm nghe/
 Con đi trăm núi ngàn khe/ 
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm/
 Con đi đánh giặc mười năm/
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.//
3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. 
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ; chuẩn bị cho tiết tập đọc tới. Đọc trước bài Công việc đầu tiên.
*PP kiểm tra đánh giá:
-GV kiểm tra 2 HS đọc truyện Thuần phục sư tử, trả lời những câu hỏi sau bài đọc.
*PP thuyết trình:
-GV giới thiệu và ghi tên bài bằng phấn màu lên bảng lớp.
*PP đàm thoại trò – trò:
-1 HS khá đọc toàn bài thơ. Các HS khác đọc thầm theo.
-Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ, các HS khác đọc thầm theo. 
-Cả lớp đọc thầm những từ ngữ khó được chú giải trong SGK.
-1 HS đọc thành tiếng hoặc giải nghĩa lại các từ ngữ đó. 
-GV giúp các em giải nghĩa thêm các từ các em chưa hiểu ( nếu có ).
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài. HS theo dõi nhận xét.
-GV đọc mẫu toàn bài một lần.
*PP đàm thoại :
+HS cả lớp trao đổi trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài thơ.
+HS cả lớp đọc thầm cả bài thơ, trả lời câu hỏi:
+ Hs đặt thêm câu hỏi phụ.
-1HS đọc câu hỏi 2. Cả lớp đọc thầm lại bài thơ và trả lời câu hỏi.
+HS đọc thầm cả bài thơ, trả lời câu hỏi 4:
+ HS đặt thêm câu hỏi phụ.
-Cuối cùng GV yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ. HS phát biểu tự do. VD:
-HS nêu đại ý của bài, GV ghi bảng.
-3 HS đọc lại đại ý.
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ: 
-GV đọc mẫu hai khổ thơ trên.
-Nhiều HS luyện đọc diễn cảm bài thơ, đọc từng khổ, đọc cả bài.
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
-GV hướng dẫn HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ.
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Từ và câu
Tuần29 tiết57.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : 
 Mở rộng vốn từ: nam và nữ 
I.Mục đích, yêu cầu:
-Mở rộng, làm giàu vốn từ thuộc chủ điểm Nam và nữ. Cụ thể: Biết những từ chỉ phẩm chất quan trọng nhất của nam, những từ chỉ phẩm chất quan trọng nhất của nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. Biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một người nam, một người nữ cần có.
-Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. Xác định được thái độ đúng đắn: không coi thường phụ nữ.
II.Đồ dùng dạy học:
-Giấy trắng khổ A4 đủ để phát cho từng HS làm bài tập 1b,c ( viết những phẩm chất em thích ở một bạn nam, 1 bạn nữ; giải thích nghĩa của từ ).
-Từ điển HS ( nếu có)
III.Các hoạt động dạy- học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
1’
33’
32’
1’
A.Kiểm tra bài cũ:
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ học mở rộng, làm giàu vốn từ gắn với chủ điểm Nam và nữ. Tiết học sẽ giúp các em biết những từ chỉ những phẩm chất quan trọng của nam, của nữ; biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập1:
Chú ý:
+ Với câu hỏi a phương án trả lời đúng là đồng ý. VD 1 HS có thể nói phẩm chất quan trọng nhất của đàn ông là tốt bụng, hoặc không ích kỷ (Vì em thấy một người đàn ông bên nhà hàng xóm rất ác, làm khổ các con). Trong trường hợp này, GV đồng tình với ý kiến của HS, vẫn nên giải thích thêm: Tốt bụng, không ích kỷ là những từ gần nghĩa với cao thượng, Tuy nhiên, cao thượng có nét nghĩa khác hơn (vượt hẳn lên những cái tầm thường, nhỏ nhen)
+ Với câu hỏi b, c: Đồng tình với ý kiến đã nêu, HS vẫn có thể chọn trong những phẩm chất của nam hoặc nữ một phẩm chất em thích nhất. Sau đó giải thích nghĩa của từ chỉ phẩm chất mà em vừa chọn – có thể sử dụng từ điển)
Bài tập 2: 
+ Giu – li – ét – ta và Ma – ri - ô đều là những đứa trẻ giàu tình cảm, quan tâm đến người khác: Ma – ri - ô nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn được sống; Giu – li – ét – ta lo lắng cho Ma – ri - ô, ân cần băng bó vết thương cho bạn khi bạn ngã, đau đớn khóc thương trong giờ phút vĩnh biệt.
+ Mỗi nhân vật có những phẩm chất riêng cho giới của mình;
- Ma – ri - ô có phẩm chất của một người đàn ông kín đáo (giấu nỗi bất hạnh của mình không kể cho bạn biết), quyết đoán mạnh mẽ, cao thượng (ôm ngang lưng bạn ném xuống nước, nhường chỗ sống của mình cho bạn, mặc dù cậu ít tuổi và thấp bé hơn.
-Giu – li – ét – ta dịu dàng, đầy nữ tính, khi giúp Ma – ri - ô bị thương: hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. 
Bài tập 3: 
+Câu a: Con là trai hay gái đều quý, miễn là có tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ. 
+Câu b: Trai, gái lịch sự, thanh nhã
+Câu c: Dù chỉ có một con trai đã được xem là có, nhưng có đến 10 gái vẫn xem như chưa có con. 
+Câu d: Trai gái đều giỏi giang (trai tài giỏi, gái đảm đang) 
+Câu đ: Trai gái thanh nhã, lịch sự
-(Các câu b – c – đ đồng nghĩa với nhau: Nam thanh nữ tú – Trai tài gái đảm – Trai thanh gái lịch -> ca ngợi trai gái giỏi giang thanh lịch. 
-Các câu a và c trái nghĩa với nhau: Câu a thể hiện một quan niệm đúng đắn: Không coi thường con gái, xem con nào cũng quý, miễn là có tình nghĩa. Câu c thể hiện quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ.)
GV chốt lại:Đấy là một quan niệm hết sức vô lý, sai trái. Vì quan niệm lạc hậu như vậy trong nhiều gia đình, con gái bị coi thường, con trai được chiều chuộng quá thành hư hỏng, nhiều cặp vợ chồng đã phải cố sinh con trai làm cho gia đình và đất nước đã đông người, càng đông thêm, đói nghèo thêm)
3.Củng cố, dặn dò:
-GV mời 3, 4 HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
 -GV nhận xét tiết học. 
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ; viết lại các câu đó vào vở. 
*PP kiểm tra đánh giá:
-GV kiểm tra 2 HS làm lại các bài tập 2, 3 của tiết ôn tập về dấu câu ( tuần 28, trang 130) ( Làm miệng ): Mỗi em làm một bài.
*PP thuyết trình:
-GV giới thiệu và ghi tên bài bằng phấn màu lên bảng lớp.
*PP đàm thoại trò – trò:
-1HS khá đọc toàn văn yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, làm việc cá nhân – tự trả lời lần lượt từng câu hỏi a – b – c. Với câu hỏi c, các em có thể sử dụng từ điển để giải nghĩa ( nếu có ).
-GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi, thảo luận, tranh luận, phát biểu ý kiến lần lượt theo từng câu hỏi.
Chú ý: GV nên hướng HS đồng tình với ý kiến đã nêu.Trong trường hợp có học sinh nêu ý kiến ngược lại, giáo viên không áp đặt mà yêu cầu các em giải thích. Nếu lý lẽ của các em có sức thuyết phục thì nên chấp nhận vì học sinh hiểu những phẩm chất nào là quan trọng nhất của nam hay nữ đều dựa vào những kinh nghiệm cụ thể.
-1 HS đọc yêu cầu của bài 
-Cả lớp đọc thầm lại truyện “ Một vụ đắm tàu”, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
-HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (GV giúp HS có những ý kiến đúng sau)
*Quy trình: 
a. Một HS đọc toàn văn yêu cầu của bài tập: 
-GV nói với HS: Để tìm được những thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nhau, trước hết các em phải hiểu nghĩa từng câu thành ngữ, tục ngữ. GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại từng câu. Nếu có từ khó, cần nói để thầy cô giúp giải nghĩa từ. 
-HS nói cách hiểu từng câu tục ngữ. GV nhận xét nhanh chốt lại. 
c.) HS đã hiểu từng câu thành ngữ, tục ngữ, các em làm việc cá nhân hoặc trao đổi ý kiến theo cặp để tìm những câu đồng nghĩa, những câu trái nghĩa với nhau. GV nhắc HS chú ý nói rõ các câu đó đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nhau như thế nào. 
-HS phát biểu ý kiến.
-Cả lớp và GV nhận xét chốt lại. 
d. GV yêu cầu HS phát biểu tranh luận: có đồng ý với quan niệm trọng nam khinh nữ ở câu c không? HS phát biểu ý kiến
 Rút kinh nghiệm sau tiết học:
.
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp : 5 G
 Môn : Từ và câu
Tuần29 tiết58.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : 
 Ôn tập về dấu câu ( dấu phẩy )
I.Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố những kiến thức đã có về dấu phẩy: nêu được tác dụng của dấu phẩy trong từng trường hợp cụ thể, nêu được ví dụ chứng minh từng tác dụng của dấu phẩy.
-Làm đúng bài luyện tập: điền các dấu phẩy (và dấu chấm) vào chỗ thích hợp trong mẩu chuyện đã cho.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu đã kẻ sẵn bảng tổng kết về dấu phẩy (BT1).
- 3, 4 tờ phiếu khổ to phôtô nội dung BT2. 
III.Các hoạt động dạy- học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
1’
33’
32’
1’
A.Kiểm tra bài cũ:
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn luyện về dấu phẩy. Đây là một loại dấu câu khó nhất trong số các dấu câu các em đã học ở bậc tiểu học. Bài học sẽ giúp các em nắm vững các tác dụng của dấu phẩy, biết thực hành tìm ví dụ minh hoạ cho từng tác dụng của dấu phẩy; điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu chuyện đã cho.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập1:Lời giải:
Tác dụng của dấu phẩy
Ví dụ
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
c) Thế kỉ XX là thế kỉ giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
a)Rồi hôm sau, khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
b) Phong trào Ba đảm đang thời kì chống Mĩ cứu nước, phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã góp phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lực và tài năng của mình cho sự nghiệp chung.
Bài tập 2: *Lời giải:
 Truyện kể về bình minh
 Câu chuyện này xẩy ra ở một trường dành cho trẻ khiếm thị.Sáng hôm ấy , có một cậu bé mù dậy rất sớm , đi ra vườn . Cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân.
 Có một thầy giáo cũng dậy sớm, đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu bé, khẽ chạm vào vai cậu, hỏi:
- Em có thích bình minh không?
- Bình minh nó thế nào ạ?
- Bình minh giống như một cánh hoa mào gà. Bình minh giống như một cây đào trổ hoa-Thầy giải thích.
 Môi cậu bé run run, đau đớn. Cậu nói:
- Thưa thầy, em chưa được thấy cánh hoa mào gà, cũng chưa được thấy cây đào ra hoa.
- Em tha lỗi cho thầy- thầy giáo thì thầm. Bằng một giọng nhẹ nhàng, thầy bảo: 
- Bình minh giống như một nụ hôn của người mẹ, giống như làn da của mẹ chạm vào ta.
- Bây giờ thì em biết bình minh là thế nào rồi- cậu bé mù nói.
3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà làm nhẩm lại BT1, 2. 
*PP kiểm tra đánh giá:
-GV kiểm tra 2 HS làm lại BT2, 3 (tiết Mở rộng vốn từ: Nam và nữ) -mỗi em làm một bài.
*PP thuyết trình:
-GV giới thiệu và ghi tên bài bằng phấn màu lên bảng lớp.
*PP đàm thoại trò – trò:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
-GV nhắc lại yêu cầu của bài: Các em phải đọc kỹ 3 câu văn, chú ý các dấu phẩy trong các câu văn đó. Sau đó, xếp đúng các ví dụ vào ô thích hợp trong bảng tổng kết nói về tác dụng của dấu phẩy.
-HS làm việc cá nhân hay trao đổi theo cặp, nhóm. Các em viết nhanh các ví dụ vào ô ví dụ trong SGK( khi chưa có Vở bài tập). Để tiết kiệm thời gian có thể chỉ ghi tên câu- câu a, câu b, câu c (không cần viết rõ câu văn). GV phát riêng bút dạ và phiếu đã kẻ bảng tổng kết cho 3, 4 HS làm bài.
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
- Cả lớp sửa bài vào SGK theo lời giải đúng.
-GV nêu yêu cầu của bài tập (Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong mẩu chuyện. Viết lại cho đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa).
-1 HS khá, giỏi đọc văn bản Truyện kể về bình minh, đọc giải nghĩa từ khiếm thị.
-HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp- các em vừa đọc thầm bài văn, vừa dùng bút chì điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào các ô trống trong SGK. GV phát riêng phiếu cho 3, 4 HS làm bài.
-Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm.
- Cả lớp sửa bài vào SGK theo lời giải đúng.
 Rút kinh nghiệm sau tiết học:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Chính tả
Tuần29 tiết29.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : 
Ôn tập về quy tắc viết hoa
(Viết tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng)
I.Mục đích,yêu cầu:
-Viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Cô gái của tương lai (nghe -viết)
-Khắc sâu, củng cố quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng; làm đúng các bài tập chính tả viết hoa các chữ trong những cụm từ chỉ danh hiệu, huân chương; biết một số huân chương của nước ta.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ viết sẵn tên các danh hiệu, huân chương ở BT2 để HS nhìn bảng, viết hoa lại cho đúng.
-Bút dạ + 3 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy- học:
A>Kiểm tra bài cũ
-GV kiểm tra 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. Sau đó, đọc cho 2,3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con hay viết nháp tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng trong đoạn văn “Gắn bó với miền nam “ ( BT2, tiết Chính tả tuần 28 ) : Anh hùng lao động, Huân chương Kháng chiến, Huân chương lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh. Hoặc viết tên các danh hiệu trong BT3 ( Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ
Việt Nam Anh hùng ).
B>Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 GV giới thiệu mục đích yêu cầu của bài: Trong tiết học hôm nay các em sẽ nghe- viết đúng chính tả đoạn văn giới thiệu một bạn gái được coi là một mẫu người của tương lai. Sau đó, làm các bài ôn luyện tiếp về quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
2.Hướng dẫn HS nghe viết:
-Giáo viên đọc toàn bài chính tả trong SGK một lượt. HS nghe.
- 1, 2 HS nói về nội dung đoạn văn: giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một một mẫu người của tương lai.
- HS đọc lướt bài chính tả, chú ý những từ các em dễ viết sai.( Tiếng phiên âm nước ngoài in-tơ-nét, danh từ riêng nước ngoài ốt-xtrây-li-a, tên nghị viện thanh niên).
-GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu đọc khoảng 2, 3 lượt.
-GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt, HS soát lại bài.
-GV chấm chữa từ 7 đến 10 bài. Trong khi đó từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. HS có thể đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở.
3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập2
-1 HS đọc toàn văn yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài: những cụm từ in nghiêng trong đoạn văn là tên các danh hiệu và huân chương. Những danh hiệu và huân chương này chưa được viết hoa đúng quy tắc chính tả. Nhiệm vụ của các em là :
+ Nói rõ những chữ nào cần viết hoa trong mỗi cụm từ đó ( hoặc viết hoa lại cụm từ đó cho đúng chính tả ).
+ Giải thích lý do vì sao phải viết hoa những từ đó.
-HS làm việc cá nhân: các em viết lại ra nháp- viết hoa đúng chính tả tên các danh hiệu và huân chương trong đoạn văn.
-GV treo bảng phụ ( đã viết sẵn các cụm từ in nghiêng ), mời 2,3 HS lên bảng - nhìn bảng phụ viết lại những cụm từ đó đúng chính tả. Sau đó lần lượt từng em giải thíchlí do vì sao phải viết hoa những chữ trong mỗi cụm từ.
-Cả lớp và GV nhận xét sau ý kiến của mỗi HS. GV chốt lại lời giải đúng.
-Cả lớp viết bài vào vở theo lời giải đúng.
*Lời giải : Anh hùng lao động
 Anh hùng lực lượng vũ trang
 Huân chương sao vàng ( 1985 )
 Huân chương độc lập hạng ba (1997 )
 Huân chương lao động hạng nhất ( 1998 )
 Huân chương độc lập hạng nhất ( 2000 )
Chú ý: Tên của các huân chương chỉ bao gồm 2 bộ phận cấu tạo là từ Huân chương và từ chỉ loại huân chương ấy ( VD : Độc lập ) . Bên cạnh đó trừ Huân chương Sao vàng, các huân chương đều có ba hạng. Cụm từ xác định hạng huân chương không nằm trong cụm từ chỉ tên huân chương nên ta không viết hoa từ hạng mà chỉ viết hoa từ chỉ hạng của huân chương : Nhất, Nhì , Ba ).
Bài tập 3 :
-GV nêu yêu cầu của bài tập, giúp HS hiểu yêu cầu: bài tập đã cho sẵn tên các huân chương được viết hoa đúng quy tắc chính tả. Nhiệm vụ của các em chỉ là đoán sao cho đúng để điền đúng tên từng huân chương vào chỗ trống trong câu thích hợp.
-GV yêu cầu HS xem minh hoạ các huân chương trong SGK .
-Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp- các em viết ra nháp theo đúng trật tự a, b, c, d tên huân chương cần điền. GV phát riêng bút dạ và phiếu đã viết sẵn nội dung bài cho 3 HS làm bài.
-Những HS làm bài trên phiếu dán kết quả làm bài lên bảng lớp, đọc lại từng câu văn.
-Cả lớp và GV nhận xét bài làm của từng em. GV chốt lại lời giải đúng. 
-Cả lớp sửa lại bài theo lời giải đúng.
*Lời giải :
a)Huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương Sao vàng.
b)Huân chương Quân công là huân chương giành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích trong chiến đấu và xây dựng quân đội.
c)Những tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong kháng chiến chống ngoại xâm được thưởng Huân chương Kháng chiến.
d)Huân chương Lao động là huân chương giành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích trong lao động sản xuất.
C. Củng cố dặn dò :
-GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT 2, 3.
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp : 5 G
 Môn : Chính tả
Tuần29 tiết29.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : 
kể chuyện đã nghe, đã đọc
I.Mục đích, yêu cầu:
-Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một người phụ nữ có tài.
-Hiểu chuyện, biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
I I -Đồ dùng dạy- học:
-Một số sách, truyện, bài báo viết về các nữ anh hùng, các phụ nữ có tài.
-Bảng phụ viết đề bài kể chuyện.
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
PP hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
1’
33’
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Trong tiết kể chuyện tuần trước, các em đã nghe câu chuyện về một lớp trưởng nữ tài giỏi đã thu phục được sự tín nhiệm của các bạn nam.Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ tự kể những chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. Chúng ta sẽ xem ai là người chuẩn bị trước ở nhà nội dung kể chuyện và kể hay nhất trong tiết học này.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện
a)Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài:
Kể 1 chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng, hoặc một phụ nữ có tài.
*PP kiểm tra, đánh giá:
-GV mời 2 HS tiếp nối nhau kể lại chuyện Lớp trưởng lớp tôi, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện và bài học em tự rút ra.
*PP thuyết trình:
-GV giới thiệu và ghi tên bài bằng phấn màu lên bảng.
*PP đàm thoại: 
-1HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề, tránh kể chuyện lạc đề tài. 
III. Các hoạt động dạy học:
1’
b)HS kể chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện 
3 . Củng cố , dặn dò.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân ( hoặc viết lại vào vở ) ; Chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện tuần 30 (Kể chuyện về một bạn nam hoặc một bạn nữ được mọi người quí mến).
-1 HS đọc thành tiếng toàn bộ phần đề bài và gợi ý 1. Cả lớp đọc thầm lại.
-HS nêu tên câu chuyện đã chọn ( chuyện kể về một nhân vật nữ của Việt Nam hoặc của thế giới; truyện em đã đọc, hoặc đã nghe từ người khác ). 
+1 HS đọc gợi ý 2, đọc cả M : (Kể theo cách giới thiệu chân dung nhân vật nữ anh hùng La Thị Tám). GV nói với HS : theo cách kể này, HS nêu đặc điể

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_29_nguyen_thu_hai.doc