Giáo án Tiếng Việt Khối 4 - Tuần 24

2. Trong các câu trên, câu nào có dạng "Ai là gì?"

Gợi ý:

Câu kể "Ai là gì?" gồm hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

- Bộ phận thứ hai là vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Là gì (là ai, là con gì)?

Trả lời:

- Câu: Em là cháu bác Tự là câu có dạng "Ai là gì

 

doc12 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Khối 4 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 2 tiết chính tả (tuần 23, 24) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần
 HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.
Chính tả: Họa sĩ Tô Ngọc Vân
Tập đọc: Khúc hát ru những em bé..
HS tự học thuộc lòng ở nhà.
Tập đọc: Đoàn thuyền đánh cá
HS tự học thuộc lòng ở nhà.
Luyện từ và câu: MR vốn từ Cái đẹp
Giảm bài tập 2.
Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì?
Ghép thành chủ đề (dạy trong 3 tiết).
Tập trung yêu cầu đặt được câu kể Ai là gì?
LT và câu: VN trong câu kể Ai là gì?
CHÍNH TẢ
Nghe - viết:
Họa sĩ Tô Ngọc Vân
       Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa. Ông tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mĩ thuật Đông Dương năm 1931 và sớm nổi danh từ Cách mạng tháng Tám với các bức tranh Ánh mặt trời, Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen, ... Nước nhà độc lập, ông hăng hái tham gia công tác Cách mạng bằng tài năng hội họa của mình. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông đi cùng bộ đội, dân công hỏa tuyến, vẽ nhiều tranh và kí họa về họ. Đáng tiếc, chỉ trước ngày chiến thắng gần một tháng, người nghệ sĩ tài năng đã ngã xuống khi chưa đầy 50 tuổi.
Theo TỪ ĐIỂN CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1
a) Điền truyện hay chuyện vào ô trống?
Kể ..... phải trung thành với ....., phải kể đúng tình tiết của câu ....., các nhân vật có trong ....... Đừng biến giờ kể .... thành giờ đọc ........
b)    Đặt dấu hỏi hay dấu ngã?
-  Mơ hộp thịt ra chỉ thấy toàn mơ.
-  Nó cứ tranh cai mà không lo cai tiến công việc.
-  Anh không lo nghi ngơi. Anh phải nghi đến sức khỏe chứ!
Lời giải chi tiết:
a) Điền truyện hay chuyện vào ô trống?
Kể chuyện phải trung thành với truyện, phải kể đúng tình tiết của câu chuyện, các nhân vật có trong truyện. Đừng biến giờ kể chuyện thành giờ đọc truyện.
b)    Đặt dấu hỏi hay dấu ngã?
-  Mở hộp thịt ra chỉ thấy toàn mỡ.
-  Nó cứ tranh cãi mà không lo cải tiến công việc.
-  Anh không lo nghỉ ngơi. Anh phải nghĩ đến sức khỏe chứ!
Câu 2: ( Làm thêm)
Em đoán xem đây là những chữ gì?
a)   Để nguyên - loại quả thơm ngon
Thêm hỏi - co lại chỉ còn bé thôi
Thêm nặng mới thật lạ đời
Bỗng nhiên thành vết xoong nồi nhọ nhem
b)  Bình thường dùng gọi chân tay
Muốn có bút vẽ thêm ngay dấu huyền
Thêm hỏi - làm bạn với kim
Có dấu nặng, đúng người trên mình rồi
Lời giải chi tiết:
a. Giải đáp: Đó là các chữ nho, nhỏ, nhọ.
b. Giải đáp: Đó là các chữ chi, chì, chỉ, chị.
Luyện từ và câu:
Câu kể Ai là gì? 
trang 57 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
I. Nhận xét
1. Đọc đoạn văn sau:
        Hôm ấy, cô giáo dẫn một bạn gái vào lớp và nói với chúng tôi: "Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công. Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. Các em hãy làm quen với nhau đi." Cả lớp tôi vỗ tay rào rào, đón chào người bạn mới. Diệu Chi bẽn lẽn gật đầu chào lại.
2. Trong ba câu in nghiêng ở bài văn, những câu nào dùng để giới thiệu, câu nào dùng để nhận định về bạn Diệu Chi?
Gợi ý:
- Nhận định: Đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về một ai đó hoặc một vấn đề nào đó.
- Giới thiệu: Cho biết một vài thông tin cần thiết như tên tuổi, địa chỉ,... về một người nào đó cho người khác biết.
Trả lời:
*  Các câu dùng để giới thiệu:
-    Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.
-     Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.
*   Câu dùng để nhận định:
-    Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.
3. Trong các câu trên, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì (là ai? là con gì?)?
Gợi ý:
Con phân tích các thành phần trong câu.
Trả lời:
Câu
Bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?
Bộ phận  trả lời câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)?
1
Đây
là Diệu Chi, bạn mới của chúng ta.
2
Diệu Chi
là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công
3
Bạn ấy
là một họa sĩ nhỏ đấy.
4. Kiểu câu trên khác 2 kiểu câu đã học ''Ai làm gì?”; “Ai thế nào?" ở chỗ nào?
Gợi ý:
Con xét sự khác biệt trên hai mặt:
- Cấu tạo: 
- Ý nghĩa
Trả lời:
Kiểu câu kế “Ai là gì?” khác với các câu “Ai làm gì?” và “Ai thế nào?” ở các điểm sau đây:
+ Về mặt ý nghĩa:
Khi câu kể “Ai làm gì?” cho ta thấy rõ những hoạt động của các sự vật được nói tới trong chủ ngữ.
Kiểu câu kể “Ai thế nào?” cho ta biết được đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói tới trong chủ ngữ.
Kiểu câu kể “Ai là gì?” lại nhằm giới thiệu hoặc nêu nhận định về mọi người, một vật nào đó.
+ Về mặt cấu tạo: Trong kiểu câu “Ai là gì?” thường có từ “là” đứng đầu bộ phận vị ngữ.
II. Luyện tập
1. Tìm câu kể Ai là gì? trong các câu dưới đây và nêu tác dụng của nó:
a. Thì ra đó là một thứ máy trong cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên của thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điển tử hiện đại.
Theo Lê Nguyên long, Phạm Ngọc Toàn
b.  Lịch
   Lá là lịch của cây
   Cây lại là lịch đất
   Trăng lặn rồi trăng mọc
    Là lịch của bầu trời
    Bà tính nhẩm. Mẹ ơi,
    Mười ngón tay là lịch
    Con tới lớp, tới trường
    Lịch lại là trang sách
Gợi ý:
- Con tìm những câu theo cấu trúc: Ai (cái gì, con gì)? + Là gì (là ai, là con gì)?
- Những câu kể nhằm mục đích nhận định hoặc giới thiệu về một người, một vật nào đó.
Trả lời:
a)  Ví dụ a có 2 câu đều là câu kể “Ai là gì?”
-    Thì ra đó là... vào việc chế tạo.
Câu kể “Ai là gì?” này có tác dụng giới thiệu về một thứ máy (máy gì? máy cộng trừ do ai chế ra? do Pa-xcan).
-    Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên, máy tính điện tử hiện đại.
Câu kể “Ai là gì?” này cũng có tác dụng giới thiệu thêm về chiếc máy trên.
b) 
-   Lá là lịch của cây
-   Cây lại là lịch dất
-    Trăng là lịch của bầu trời
-    Mười ngón tay là lịch
-    Lịch lại là trang sách
Các câu kể trên đây muốn nêu một nhận xét là mỗi sự vật có một thứ lịch riêng dùng để tính thời gian.
c)  Câu kể: Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Câu này có mục đích giới thiệu về cây sầu riêng (là đặc sản của miền nào?).
2. Dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu về các bạn trong lớp em hoặc từng người trong ảnh chụp gia đình em.
Gợi ý:
Con suy nghĩ rồi hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Lời giới thiệu: Đây là ảnh chụp toàn bộ gia đình tôi. Người đàn ông đứng chính giữa là ba tôi. Người ở bên cạnh ba tôi, về phía phải là mẹ tôi. Người đứng sát mẹ tôi là chị gái của tôi. Tôi là người đứng về phía trái của ba tôi.
TẬP ĐỌC
Đoàn thuyền đánh cá 
( HS tự học thuộc lòng)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng,
Cá thu Biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời,
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
 HUY CẬN
Thoi: bộ phận của khung cửi hay máy dệt để luồn sợi trong khi dệt vải.
Nội dung
Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của con người lao động trên biển.
Câu 1
Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Các câu thơ nào cho biết điều đó?
Phương pháp giải: Con đọc đoạn thơ đầu tiên.
Lời giải chi tiết:
Các câu thơ:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
cho ta biết đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào lúc cuối ngày.
Câu 2
Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào?
Phương pháp giải: Con đọc kĩ đoạn thơ thứ 4.
Lời giải chi tiết:
Các câu thơ:
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
cho ta biết đoàn thuyền xếp lưới để trở về đất liền vào lúc rạng đông.
Câu 3
Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển.
Phương pháp giải: Con đọc kĩ toàn bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Các hình ảnh sau đây nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển:
- Mặt trời xuống biển như hòn lửa
   Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Cá thu Biển Đông như đoàn thoi
   Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
- Mặt trời đội biển nhô màu mới
  Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Câu 4
Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào?
Phương pháp giải: Con đọc kĩ đoạn thơ thứ 3 và thứ 4.
Lời giải chi tiết:
Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả tuyệt đẹp:
- Ta hát bài ca gọi cá vào
  Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
- Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
  Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối 
trang 60 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Câu 1
Đọc dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu.
- Giới thiệu cây chuối tiêu
- Tả bao quát cây chuối tiêu
- Tả các bộ phận của cây chuối tiêu (tàu lá, buồng chuối, nải chuối, quả chuối,..)
- Nêu lợi ích của cây chuối tiêu.
Câu 2
Dựa vào dàn ý trên, bạn Hồng Nhung dự kiến viết 4 đoạn văn, nhưng chưa biết hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh 4 đoạn văn này.
Phương pháp giải:
Con đọc dàn ý sau để hoàn chỉnh lại các đoạn văn:
- Giới thiệu cây chuối tiêu
- Tả bao quát cây chuối tiêu
- Tả các bộ phận của cây chuối tiêu (tàu lá, buồng chuối, nải chuối, quả chuối,..)
- Nêu lợi ích của cây chuối tiêu
Lời giải chi tiết:
-    Viết hoàn chỉnh 4 đoạn văn này:
Đoạn 1: Trong vườn nhà em, bà em trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.
Đoạn 2: Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. Cây chuối lớn nhất bụi này chính là cây mẹ, mấy cây nhỏ đứng quanh nó chính là các cây con. Ở một bụi chuối bao giờ cũng chỉ có cây mẹ trổ hoa, ra buồng. Buồng chuối dài có tới mười nải. Buồng chuối nặng khiến cuống của nó cong xuống. Những nải ở đầu buồng chuối có quả nhỏ hơn, càng lên phía trên, về phía cuống chuối các quả chuối càng lớn hơn. Sợ buồng chuối nặng làm cây gẫy, bố em phải làm một chiếc nạng tre chống nó lên. Khi chuối đã già, bố em chặt cuống đem cả buồng về rồi lại cắt ra thành từng nải đặt vào vại ủ lá giấm cho chín.
Đoạn 3: Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh non. Tuy nhiên cây chuối đã chật buồng để lại cũng chẳng có ích gì, vì mỗi cây chuối chỉ trổ buồng có một lần. Bởi thế bố em đã chặt cây chuối già xuống lấy thân của nó đem về băm nhỏ ra cho vào nồi cám heo. Có làm như thế thì các cây con mới có thể mọc lên xanh tốt và khỏe mạnh và năm sau sẽ lại có một cây con trưởng thành trổ hoa ra buồng.
Đoạn 4: Chuối chín là một loại trái cây ăn rất thơm ngon lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu nhiều chuối chín, người ta có thể đem phơi khô hoặc sấy ăn cũng rất ngon. Chuối còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài thu về ngoại tệ. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt hơn.
Luyện từ và câu
 Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? 
trang 61 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
I. Nhận xét
1. Đọc các câu đã cho.
Một chị phụ nữ nhìn tôi cười, hỏi:
- Em là con nhà ai mà đến giúp chị chạy muối thế này?
- Em là cháu bác Tự. Em về làng nghỉ hè.
Nguyễn Thị Ngọc Tú
2. Trong các câu trên, câu nào có dạng "Ai là gì?"
Gợi ý:
Câu kể "Ai là gì?" gồm hai bộ phận:
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Là gì (là ai, là con gì)?
Trả lời:
-   Câu: Em là cháu bác Tự là câu có dạng "Ai là gì?"
3. Xác định vị ngữ của câu vừa tìm được.
Gợi ý:
Vị ngữ trong câu kể "Ai là gì?" được nối với chủ ngữ bằng từ là.
Trả lời:
Vị ngữ của câu vừa tìm là: là cháu bác Tự.
4. Những từ nào có thể làm vị ngữ trong câu "Ai là gì?'
Gợi ý:
Con suy nghĩ và trả lời.
Trả lời:
Trong vị ngữ của loại câu kế "Ai là gì? thường có từ là (nối với chủ ngữ) và vị ngữ thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
II. Luyện tập
1. Tìm câu kể "Ai là gì?” trong các câu thơ sau. Xác định vị ngữ trong các câu đó.
a) Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.
Tố Hữu
b) Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Đỗ Trung Quân
Gợi ý:
Câu kể "Ai là gì?" gồm hai bộ phận:
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Là gì (là ai, là con gì)?
Vị ngữ trong câu kể "Ai là gì?" được nối với chủ ngữ bằng từ là.
Trả lời:
a)   Trong câu a: Người là Cha, là Bác, là Anh là một câu kể "Ai là gì?"
Trong đó vị ngữ là: Người là Cha, là Bác, là Anh.
b)   Trong đoạn b, các câu kể "Ai là gì?" là:
Quê hương là chùm khế ngọt
Quê hương là đường đi học.
Vị ngữ của hai câu trên là:
Quê hương là chùm khế ngọt.
Quê hương là đường đi học.
2. Ghép những từ ngữ thích hợp ở cột A và cột B để tạo thành câu kể “Ai là gì?"
A
B
Sư tử
Là nghệ sĩ múa tài ba
Gà trống
Là dũng  sĩ của rừng xanh
Đại bàng
Là chúa sơn lâm
Chim công
Là sứ giả của bình minh
Gợi ý:
Con suy nghĩ để ghép nối sao cho phù hợp.
Trả lời:
Cần ghép như sau:
-    Chim công là nghệ sĩ múa tài ba.
-    Đại bàng là dũng sĩ của rừng xanh.
-    Sư tử là chúa sơn lâm.
-    Gà trống là sứ giả của bình minh.
3. Dùng các từ ngữ đã cho để đặt câu "Ai là gì?'
a. là một thành phố lớn
b. là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ
c. là nhà thơ
d. là nhà thơ lớn của Việt Nam
Gợi ý:
Con suy nghĩ rồi hoàn thành bài tập.
Trả lời:
a)   Hà Nội là một thành phố lớn.
b)   Bắc Ninh là quê hương của các làn điệu quan họ.
c)   Xuân Diệu là nhà thơ.
d)   Nguyễn Du là nhà thơ lớn của Việt Nam.
Tập làm văn
 Tóm tắt tin tức
trang 63 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
I. Nhận xét
1. Đọc lại bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 54 - 55) và trả lời câu hỏi:
Vẽ về cuộc sống an toàn
• 50 000 bức tranh dự thi của thiếu nhi cả nước.
• 60 tranh được trưng bày.
• 46 giải thưởng
• Nhận thức và khả năng thẩm mĩ của các em rất đáng khích lệ.
       UNICEF Việt Nam và báo Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề Em muốn sống an toàn.
       Được phát động từ tháng 4-2001 nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo thiếu nhi cả nước. Chỉ trong vòng 4 tháng, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 50 000 bức tranh gửi về từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sơn La, Hà Giang, Quảng Bình, Hải Dương, Nghệ An, Đắk Lắk, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang,
        Chỉ cần điểm qua tên một số tác phẩm cũng đủ thấy kiến thức của các em về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông, thật là phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất (Hoàng Minh Uyên, 10 tuổi, giải đặc biệt), Gia đình em được bảo vệ an toàn (Tạ Bích Ngọc, 9 tuổi, giải nhất), Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường (Nguyễn Thúy Mai Dung, 7 tuổi, giải ba), Chở ba là không được (Nguyễn Ngọc Lan Dung, 12 tuổi, giải ba),
         60 bức tranh được chọn treo ở triển lãm (trong đó có 46 bức đoạt giải) đã làm nên một phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.
Theo báo Đại Đoàn Kết
a. Bản tin này gồm mấy đoạn?
b. Xác định sự việc chính được nêu ở mỗi đoạn. Tóm tắt mỗi đoạn bằng một hoặc hai câu
c. Tóm tắt toàn bộ bản tin
Gợi ý:
a. Con đọc toàn bộ bài để xác định được bản tin chia làm mấy đoạn.
b. Đọc kĩ nội dung từng đoạn để tóm tắt lại bằng một hoặc hai câu.
c. Thực hiện theo các bước sau để tóm tắt bảng tin.
- Đọc để nắm vững nội dung bản tin.
- Chia bản tin thành các đoạn.
- Xác định sự việc chính của mỗi đoạn.
- Tuỳ mục đích tóm tắt, có thể trình bày mỗi sự việc bằng một, hai câu hoặc bằng những số liệu, những từ ngữ nổi bật.
Trả lời:
a)   Bản tin này gồm mấy đoạn?
Bản tin này gồm 4 đoạn.
b)  
Đoạn
Sự việc chính
Tóm tắt mỗi đoạn
1
Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn vừa được tổng kết.
UNICEF, báo Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn
2
Nội dung, kết quả cuộc thi
Trong 4 tháng có 50 000 bức tranh của thiếu nhi gửi đến
3
Nhận thức của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi
Tranh vẽ cho thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn rất phong phú
4
Năng lực hội họa của thiếu nhi bộc lộ qua cuộc thi
Tranh dự thi có ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ
c)  Tóm tắt toàn bộ bản tin: Bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn đã thông báo các số liệu chính xác về cuộc thi: 50.000 tranh dự thi, 60 tranh được trưng bày, 46 giải thưởng. Chỉ trong 4 tháng, thiếu nhi cả nước đã sôi nổi gửi tranh về dự thi. Qua các tranh thấy rõ các em đã có kiến thức tốt về an toàn giao thông và các bức tranh đoạt giải đã có chất lượng nghệ thuật cao.
2. Từ bài tập trên, rút ra nhận xét.
a. Thế nào là tóm tắt tin tức?
b. Cách tóm tắt tin tức.
Gợi ý:
Từ những việc đã làm ở bài tập 1, con hãy rút ra nhận xét.
Trả lời:
a)   Thế nào là tóm tắt tin tức:
-   Tóm tắt tin tức là tóm gọn các nội dung của bản tin bằng một văn bản ngắn hơn nhưng vẫn thể hiện được nội dung chính của tin được tóm tắt.
b)   Cách tóm tắt tin tức:
-    Muốn tóm tắt một bản tin, cần làm như sau:
+ Đọc kĩ đề nắm vững nội dung bản tin.
+ Chia bản tin thành các đoạn.
+ Xác định sự việc chính ở mỗi đoạn.
+ Tuỳ mục đích tóm tắt, có thể trình bày mỗi sự việc chính bằng một, hai câu hoặc bằng những số liệu, từ ngữ nổi bật.
II. Luyện tập
1. Tóm tắt bản tin sau bằng 3 hay 4 câu:
Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
        Ngày 17-11-1994, vịnh Hạ Long lần đầu tiên được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với những giá trị ngoại hạng về thẩm mĩ, địa chất, đa dạng sinh học và lịch sử - văn hóa.
          Sáu năm sau, ngày 29-1-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên về địa chất, địa mạo. Đây là khu vực có các quá trình địa chất đặc biệt, có đặc điểm nổi bật về địa mạo, đồng thời là khu vực có cảnh quan thiên nhiên ngoại hạng và có giá trị đặc biệt về thẩm mĩ.
           Chiều 11-12-2000, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa – Thông tin, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã phối hợp tổ chức họp báo công bố quyết định trên của UNESCO.
           Việc lần thứ hai UNESCO công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới cho thấy rõ Việt Nam đã hết sức quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản trên đất nước mình, trong đó có vai trò quan trọng của tỉnh Quảng Ninh.
Theo Hoàng Hoa
Gợi ý:
Thực hiện theo các bước sau để tóm tắt bảng tin.
- Đọc để nắm vững nội dung bảng tin.
- Chia bảng tin thành các đoạn.
- Xác định sự việc chính của mỗi đoạn.
- Tuỳ mục đích tóm tắt, có thể trình bày mỗi sự việc bằng một, hai câu hoặc bằng những số liệu, những từ ngữ nổi bật.
Trả lời:
-  Bản tóm tắt:
Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
- Ngày 17-11-1994, vịnh Hạ Long lần đầu tiên được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
- Ngày 29-11-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên về địa chất, địa mạo và quyết định này đã được công bố tại Hà Nội vào ngày 11-12-2000.
- Điều này chứng tỏ rằng chúng ta đã hết sức giữ gìn, bảo tồn di sản quý giá này.
2. Dựa theo cách trình bày bài Vẽ về cuộc sống an toàn, em hãy viết phần tóm tắt in đậm cho bài báo Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Gợi ý:
Thực hiện theo các bước sau để tóm tắt bảng tin.
- Đọc để nắm vững nội dung bảng tin.
- Chia bảng tin thành các đoạn.
- Xác định sự việc chính của mỗi đoạn.
- Tuỳ mục đích tóm tắt, có thể trình bày mỗi sự việc bằng một, hai câu hoặc bằng những số liệu, những từ ngữ nổi bật.
Trả lời:
-   Phần tóm tắt đó có thể viết như sau:
-  Ngày 17-11-1994, UNESCO lần đầu công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên TG.
-  Ngày 29-11-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên về địa chất, 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_khoi_4_tuan_24.doc