Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 6 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Qua luyện tập HS nắm được thế nào là danh từ, danh từ chung và danh từ riêng khác nhau như thế nào.

- Rèn kĩ năng phân biệt đ¬ược DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng. Nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và vận dụng quy tắc đó vào thực tế.

 - Có ý thức học tập tự giác.

II. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

 - HS nêu khái niệm danh từ và lấy ví dụ minh họa.

 - HS nêu khái niệm DT chung và DT riêng, lấy ví dụ minh họa cho mỗi loại danh từ vừa nêu.

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học và ghi bảng tên bài.

 b. HDHS luyện tập.

 Bài 1: GV treo bảng phụ

 Tìm các DT trong đoạn văn sau:

 Mùa xuân / đã / đến. Những / buổi chiều/ hửng ấm /, từng/ đàn/ chim én / từ / dãy /núi / đằng xa / bay tới /, lượn vòng / trên / những / bến đò đuổi nhau / xập xè / quanh / những / mái nhà. Những / ngày / mưa phùn người ta / thấy / trên /mấy /bãi soi / dài /nổi lên / ở / giữa / sông /, những /con / giang /, con / sếu / cao / gần / bằng / người /, theo nhau / lững thững bước / thấp thoáng / trong / bụi mưa / trắng xóa/.

 

doc14 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 6 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạn văn và nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.
- HS nhắc lại khái niệm danh từ.
- GV tổ chức cho HS thi tìm từ theo tổ: Mỗi thành viên trong tổ viết một danh từ lên bảng. Tổ nào tìm được đúng danh từ và nhanh nhất tổ đó chiến thắng. 
- Cả lớp + GV kiểm tra kết quả của từng đội và tuyên dương đội thắng cuộc.
Bài 2: GV treo bảng phụ 
	Tìm DT chung và DT riêng trong đoạn văn sau:
	Ôm / quanh / Ba Vì / là / bát ngát / đồng bằng /, mênh mông/ hồ/ nước /với / những / Suối Hai /, Đồng Mô / Ao Vua / nổi tiếng / vẫy gọi / .Mướt mát / rừng / keo / những / đảo / Hồ / đảo / sếu/.. xanh ngát / bạch đàn / những / đồi / Măng / đồi / Hòn / Rừng / ấu thơ /, rừng / thanh xuân / Tiếng /chim / gù / , chim / gáy / khi / gần / khi / xa/ như / mở rộng / mãi / ra / không gian / mùa thu / xứ / Đoài/.	
	- 1HS đọc nội dung bài và nêu yêu cầu
- 1HS nêu khái niệm DT chung và DT riêng.
- HS lần lượt lên bảng gạch một gạch dưới các danh từ chung, gạch hai gạch 
dưới các DT riêng trên bảng phụ.
- HS + GV nhận xét, chốt ý đúng. 
Bài 3: GV treo bảng phụ 
	Viết lại các cụm từ sau cho đúng quy tắc viết hoa DT riêng:
- xã kim liên, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an.
- sông cửu long, núi ba vì, chùa thiên mụ, cầu hàm rồng, hồ hoàn kiếm, đèo hải vân, bến nhà rồng.
- qua đèo ngang, tới vũng tàu, đến cầu giấy, về bến thủy. 
- 1HS đọc nội dung và nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài cá nhân vào vở. Gv giúp đỡ HS còn lúng túng. 
- HS nêu sự khác biệt giữa DT chung với DT riêng
- HS: Gạch chân dưới danh từ riêng trên bảng phụ.
- HS: Nêu quy tắc viết hoa DT riêng và viết lại cho đúng danh từ riêng trên bảng. 
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa DT riêng.
- HS + GV nhận xét, chốt ý đúng. 
3. Củng cố dặn dò:
- HS nêu lại khái niệm danh từ, DT chung và DT riêng, cách viết DT riêng . 
- GV nx tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT*
 TLV: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Củng cố cho HS cách xây dựng một đoạn truyện dựa vào cốt truyện cho sẵn. 
	- Xây dựng được đoạn truyện theo cốt truyện cho trước. Phát triển được cả câu chuyện dựa vào cốt truyện cho trước.
	- Ý thức học tập tự giác
II. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ chép sẵn cốt truyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ:
	- HS nhắc lại ND ghi nhớ bài Xây dựng đoạn văn kể chuyện. GV nhận xét. 
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học và ghi bảng tên bài.
 b. Thực hành.
* Đề bài:
	Cho một cốt truyện có ba phần như  sau: 
	- Cô giáo cho đề tập làm văn về nhà: “ Em hãy tả một cái cây đã gắn bó với tuổi thơ của em”. Em thấy khó viết nên đã nhờ anh trai viết mẫu cho một bài để xem.
	- Em không dựa vào bài văn của anh để viết mà nộp chép nguyên văn rồi nộp cho cô giáo. Cô giáo cho điểm cao, tuyên dương bài văn trước lớp.
	- Em suy nghĩ thấy xấu hổ nên đã thú thực với cô giáo và xin nhận điểm kém. Cô giáo không trách mắng em mà khen và động viên em làm lại bài văn khác khiến em xúc động.
	a. Hãy đặt tên cho câu chuyện có cốt truyện trên.
	b. Chọn một trong ba phần của cốt truyện trên rồi viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
 - GV treo bảng phụ. 1HS đọc cốt truyện trên và nêu yêu cầu bài tập 
- GV HDHS phân tích yêu cầu của bài.
- HS: nêu số sự việc chính làm nên nòng cốt của câu chuyện.
- HS: Nêu nội dung của từng sự việc.
	- HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm tên cho câu chuyện. 
	- HS viết đoạn truyện mình xây dựng được vào vở - GV qs, giúp đỡ HS còn lúng túng.
	- GV tổ chức cho HS thi kể đoạn truyện vừa xây dựng trước lớp.
	- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS xây dựng được đoạn truyện hay.
 3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại cách xây dựng một đoạn truyện. 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau. 
-----------------------------------------------------------------
 LỊCH SỬ
Bài 4: Khởi nghĩa hai Bà Trưng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS nắm được ng. nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng. 
- Kể ngắn gọn được cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ( chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa). Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
	- GDHS lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
II. ĐỒ DÙNG:Lược đồ khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng(Phóng toHĐ2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ:
	- 1HS: Nêu nội dung ghi nhớ bài Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
	- 1HS: Kể lại một số phong tục tập quán mà nhân dân ta còn giữ lại trong thời kì dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc 
- GV nhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
 b. Các hoạt động.
* Hoạt động 1: Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
	- HS đọc thầm từ đầu đến  đền nợ nước, trả thù nhà.
	- GV giải thích từ Quận Giao Chỉ ; Thái Thú
	- HS thảo luận theo nhóm đôi tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 
	- Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến. Nhóm khác nhận xét
- GV kết luận: Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách là chồng của bà Trưng Trắc bị Tô Định giết chết nên Hai Bà Trưng đã quyết tâm phất cờ khởi nghĩa.
	- 1HS nhắc lại kết luận trên
* Hoạt động 2: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 
	- GV treo lược đồ lên bảng và giới thiệu một số thông tin trên lược đồ.
	- GV yêu cầu HS đọc SGK và xem lược đồ để tường thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
	- HS lần lượt lên bảng tường thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
 	- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương những HS trình bày tốt.
* Hoạt động 3: Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 
	- GV yêu cầu HS đọc SGK và TLCH:
	+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào?
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào? 
+ Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? 
	 - GV cùng HS nhận xét, kết luận: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phương Bắc đô hộ, thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
* Ghi nhớ: sgk tr. 19. HS nhắc lại ghi nhớ
 3. Củng cố, dặn dò:
	- HS nhắc lại ghi nhớ. GV kết hợp liên hệ và GDHS lòng yêu nước.
 	- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo ( Năm 938)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
 	 Ngày soạn: 26 - 9 - 2014
 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 30 tháng 9 năm 2014
TOÁN*
Ôn tập : Tìm số trung bình cộng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Củng cố, ôn tập kiến thức về tìm số trung bình cộng.
	- Rèn kĩ năng giải toán về tìm số trung bình cộng thành thạo và chính xác.
	- HS có ý thức tốt trong giờ học.
 II. ĐỒ DÙNG:
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số?
2. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài.
b, HDHS luyện tập: GV chép 1 số bài lên bảng. HS làm theo yêu cầu.
	- GV tổ chức cho HS chữa bài và thống nhất kết quả.
 Bài 1: Tìm số TBC của các số sau:
	a, 41 và 57
	b, 73, 42 và 95
	c, 46, 58, 85 và 99
 Bài 2: Năm bạn Lan, huệ, Hồng, Cúc, Mai có số cân nặng lần lượt là: 30 kg, 32 kg, 28 kg, 37 kg, 43 kg. Hỏi:
	a, Bạn nào nặng nhất? Bạn nào nhẹ nhất?
	b. Trung bình mỗi bạn cân nặng bao nhiêu kg?
 Bài 3: Có 3 ô tô lớn, mỗi xe chở được 32 tạ gạo và 5 ô tô nhỏ, mỗi xe chở được 24 tạ gạo. Hỏi trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu gạo?
	( Gợi ý ý: + Tìm tổng số ô tô.
	 + Tìm tổng số gạo các ô tô chở được.
	 + Tìm TB mỗi ô tô chở được bao nhiêu gạo)
Bài 4: a, TBC của hai số là 18. Biết một số là 15, tìm số kia?
	b. Tìm số TBC của các số lẻ từ 11 đến 19?
 	( Gợi ý : a,Tìm tổng của 2 số – Tìm số kia.
	 b, Tìm các số lẻ từ 11 đến 19 - Tìm TBC của chúng)
3. Củng cố - Dặn dò:
	- HS nhắc lại cách tìm số TBC của nhiều số?
	- GV chốt lại các dạng bài tập đã làm và nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------
TOÁN*
Ôn tập : Tìm số trung bình cộng( Tiếp )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Tiếp tục củng cố cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
	- HS làm tốt các bài tập có liên quan.
	- Giáo dục HS ý thức ham học toán
II. ĐỒ DÙNG: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số?
2. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài.
 b, HD ôn tập qua một số bài tập sau: 
Bài 5: Biết trung bình cộng của hai số là 50. Một trong hai số là 63, tìm số còn lại.
Bài 6: Tìm hai số biết trung bình cộng của hai số là 875 và số lớn hơn trong hai số đó là số lớn nhất có ba chữ số.
	- HD: Xác định số thứ nhất. Tìm tổng của hai số. Tìm số còn lại.
Bài 7: Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 150kg gạo. Ngáy thứ hai bán nhiều hơn ngày thứ nhất 25kg gạo. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?
	- HS nêu yêu cầu của bài, suy nghĩ và làm bài.
	- 1 HS trình bày bảng, HS khác nhận xét
	- ýGV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 8: (Nếu còn tg)
	Nhà bạn An thu hoạch được 65kg lạc. Nhà bạn Bình thu hoạch được nhiều hơn nhà bạn An là 14kg. Nhà bạn Huệ thu được số lạc nhiều hơn số TBC của nhà bạn An và nhà bạn Bình là 10 kg. Hỏi nhà bạn Huệ thu được bao nhiêu kg lạc?
- Gợi ý ; + Tính số kg lạc nhà bạn Bình thu được.
	 + Tính số TBC số lạc nhà An và nhà Bình.
 + Tính số kg nhà Huệ thu được.
3. Củng cố- Dặn dò:
	- HS nhắc lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số?
	- GV chốt lại các dạng BT đã làm, nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 27 - 9 - 2014
 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 01 tháng 10 năm 2014
LUYỆN VIẾT
Bài 6: Hồ Ba Bể
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- HS viết đúng, đều, đẹp bài 6: Hồ Ba Bể
	- Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm
	- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG: 
	GV và HS: Vở luyện viết chữ đẹp 4 - T.1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 	
	- HS: Thế nào là chữ nét đều?
	- HS: Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm? ( Nét đưa lên nhẹ tay, nét xuống hơi ấn bút)
2. Dạy bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học.
 b. HDHS tìm hiểu và viết đúng
- GV đọc mẫu.
- HS đọc thầm lại bài.
	+ HS: Nêu nội dung của đoạn văn?( Giới thiệu vẻ đẹp của hồ Ba Bể)
	+ HS: Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? (chèo thuyền, Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù,)
- HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó:
	+ GV đọc từng từ ngữ.
	+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết
- GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai.
 c, HDHS viết bài: Hồ Ba Bể (Vở luyện viết chữ đẹp 4 – T.1 – Trg 6 ):
- HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp.
- GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------
ĐỊA LÍ
Bài 5 : Tây Nguyên
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên. 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên. Nêu đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên. 
 Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ( lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam ( HĐ1)
- Tranh, ảnh và các tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên (HĐ2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.Kiểm tra bài cũ: 
	- HS: Nêu một số đặc điểm về địa hình vùng trung du Bắc Bộ. 
	- HS: Nêu một số loại cây trồng điển hình ở vùng trung du Bắc Bộ và mô tả lại quy trình chế biến chè. GV nhận xét.
 2. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
b. Các hoạt động:
Hoạt động1: Đặc điểm về địa hình của Tây Nguyên.
	- GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, chỉ vị trí khu vực Tây Nguyên trên bản đồ và giới thiệu về Tây Nguyên.
	- HS qs vào lược đồ trong sgk tr. 82 trao đổi theo nhóm bàn: chỉ vị trí các cao nguyên, nêu tên các cao nguyên đó theo thứ tự từ Bắc xuống Nam.
	- HS nêu tên các cao nguyên ở Tây Nguyên trước lớp.
	- HS chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam các cao nguyên ở Tây Nguyên theo thứ tự từ Bắc xuống Nam
 - HS: đọc bảng số liệu về độ cao trung bình của các cao nguyên (SGK- 83)
	 - HS: Xếp tên các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao.
	- HS khác nhận xét, bổ sung
 - GV nx, kết luận: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng từ thấp đến cao: Đắk Lắk, Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên
Hoạt động 2: Đặc điểm các cao nguyên ở Tây Nguyên.
 - GV chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một số tranh ảnh về một cao nguyên, HS thảo luận tìm hiểu đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên đó.
	- Đại diện các nhóm trình bày kq’ thảo luận trước lớp kết hợp minh họa bằng tranh, ảnh
	- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt ý đúng.
Hoạt động 3: Đặc điểm về khí hậu của Tây Nguyên.
- GV y.cầu HS đọc bảng số liệu thống kê về lượng mưa trung bình tháng ở Buôn Ma Thuột và TLCH:
	+ Mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào? 
 + Những tháng nào thuộc mùa khô, những tháng nào thuộc mùa mưa ở Tây Nguyên ? Nêu đặc điểm mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên?
	- GV cùng HS nhận xét, bổ sung
	- GV kết luận: Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi bị ngập tràn trong nước còn mùa khô, trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở.
- HS hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về địa hình và khí hậu của Tây Nguyên.
 - GV ghi bảng : Ghi nhớ (SGK tr. 78)- 2 HS nhắc lại ND ghi nhớ.
 3. Củng cố, dặn dò:
	- 1, 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
	- GV nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------------------
SINH HOẠT TẬP THỂ
 Kiểm điểm tình hình học tập, đạo đức trong tuần
GDHS theo chủ điểm : Chăm ngoan học giỏi
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Tiếp tục GDHS chủ điểm: Chăm ngoan học giỏi	 
	- HS kiểm điểm về tình hình học tập, đạo đức của lớp trong tuần.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần tới: Phát động phong trào: Chiến dịch làm sạch thế giới, xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp và xây dựng môi trường GD thân thiện, chương trình “ Học từ thiên nhiên”.
 - Có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, tự giác, tích cực trong mọi HĐ.
II. CÁCH TIẾN HÀNH:
 1- Ổn định tổ chức: 
 - Lớp hát 1, 2 bài.
 2- Kiểm điểm tình hình học tập, đạo đức của lớp trong tuần :
* Lớp trưởng điều khiển tiết sinh hoạt:
- Tổ trưởng báo cáo tình hình học tập, ý thức đạo đức từng thành viên của tổ thể hiện trong tuần qua.
- Lớp phó học tập lên nhận xét chung về tình hình học tập, ý thức đạo đức của các bạn trong lớp.
- Ý kiến của các thành viên trong lớp.
- GV nhận xét chung ưu, khuyết điểm của HS trong tuần, nhắc nhở các em thực hiện tốt các nhiệm vụ của người học sinh. 
* Phát động phong trào: Chiến dịch làm sạch thế giới, xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp và xây dựng môi trường GD thân thiện, chương trình “ Học từ thiên nhiên”.
- GV nêu mục đích, ý nghĩa của phong trào.
- Nhắc nhở, khích lệ HS hưởng ứng phong trào tích cực để xây dựng môi trường thân thiện.
 * Phương hướng tuần tới:
 - Hưởng ứng tích cực phong trào: Chiến dịch làm sạch thế giới, xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp và xây dựng môi trường GD thân thiện, chương trình “ Học từ thiên nhiên”.
- Duy trì tốt mọi nề nếp ra vào lớp, học tập tích cực, tự giác.
- Truy bài nghiêm túc, thể dục đều, vệ sinh sạch sẽ,.
- Chú trọng giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 
 3- Sinh hoạt văn nghệ 
TIẾNG VIỆT*
Chính tả: Phân biệt tr/ch
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài: “ Một người chính trực” ( Đoạn: Từ đầu đến “ Đó là vua Lý Cao Tông”
	- Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn:tr/ ch.
 - HS có ý thức nói và viết đúng chính âm, chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1.Kiểm tra bài cũ : (5’)
 - HS đọc lại bài “ Một người chính trực” 
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học
 b. Hướng dẫn luyện tập
 Chính tả: (17 -19 phút) 
	- GV đọc toàn đoạn chính tả 1 lượt ( TV4- T.1 Tr.36)
	- HS theo dõi và nêu các tiếng có âm đầu tr/ ch
	- GV HDHS viết đúng các tiếng này.
	- HS viết các từ trên vào nháp, 2 HS lên bảng viết. HS khác nhận xét.
	- GV đọc từng cụm từ cho HS viết, mỗi cụm từ đọc 2 lần.
	- GV đọc lại toàn đoạn chính tả, HS soát lỗi.
	- GV chấm 5-7 bài. GV nêu nhận xét chung.
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 8 - 10 phút
Bài tập1: Tìm 1 tiếng để tạo từ ngữ có các tiếng cùng âm đầu tr hay ch
	 chấu	trong 
	chan 	 trải
	 trạo	chèo 
	trùng 	 chọi
	- GV nêu yêu cầu của bài tập. HS làm bài.
	- GV hướng dẫn HS phân biệt chính tả.
Bài tập 2: Điền tr hay ch vào chỗ chấm:
	Tôi yêu những cánh đồng vàng rực ngày mùa, thơm vị mía lùi và ắng xoá sương mù sau tết. Yêu tiếng uông ùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng iều tà ải màu vàng ên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên iền núi.
	- HS làm bài, nêu kết quả.
	- GV chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố - dặn dò: (5’)
	- Phân biệt tr/ch bằng cách lấy VD mỗi trường hợp?
	- GV khắc sâu các kiến thức cần nhớ. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau. 
TOÁN*
Luyện tập về đọc, viết, so sánh số có nhiều chữ số
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Củng cố cho HS về cách đọc viết, so sánh số có nhiều chữ số.
- Rèn kĩ năng đọc viết, so sánh số có nhiều chữ số.
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Bảng phụ chép sẵn nội dung các bài tập
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 1. Kiểm tra bài cũ: ( 3’)
- 2HSTB lên bảng đọc và điền dấu > ; < ; = vào chỗ chấm:
a. 12053.....5647 	b. 23598...........23698
- HSK,G : Nêu cách so sánh từng cặp số trên.
- GV nhận xét.
 2. Thực hành: ( 35’)
Bài tập 1: Ghi lại cách đọc các số sau: 
124 565 ; 7 895 124 ; 69 582 101 ; 981 100 006
a. Dùng gạch chéo để phân biệt các chữ số ở một lớp của mỗi số trên
b. Ghi lại cách đọc từng số . 
- GV treo bảng phụ.
- 1HSTB nêu yêu cầu bài.
	- HSTB lần lượt lên bảng dùng gạch chéo để phân biệt các chữ số ở một lớp của mỗi số trên bảng phụ và cho biết tên lớp.
- HSTB lần lượt đọc từng số.
- HSK,G nêu cách đọc số có nhiều chữ số.
Bài tập 2: a - Viết các số sau:
Một trăm triệu, hai trăm mười lăm nghìn, hai trăm linh ba.
Bốn mươi tám nghìn, chín trăm hai mươi.
Sáu triệu, không trăm linh ba nghìn, năm trăm ba mươi tư
	b - Điền số thích hợp vào chỗ chấm :
1256 754 80 
 5 tạ 12 kg > ...012kg  tấn 758 kg = 8758kg
- GV treo bảng phụ.
- 1HSTB nêu yêu cầu bài.
- 3HSTB lần lượt làm phần a trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở.
- 2HSTB lần lượt lên bảng làm dòng 1- 2HSK,G làm dòng 2 phần b và giải thích cách làm. Cả lớp làm bài vào vở.
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng. 
Bài tập 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a - Giá trị của chữ số 8 trong số 857 643 là:
 A. 800 B. 8000 C. 80 000 D. 800 000
	b. Con ngỗng cân nặng khoảng:
A. 5 kg B. 5 yến C. 5 tạ D. 5 tấn
- GV treo bảng phụ.
- 1HSTB nêu yêu cầu bài. 
- 2HSTB lần lượt lên bảng khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng. Cả lớp làm bài vào vở.
- HSK,G nhận xét và nêu cách xác địng giá trị của chữ số bất kì trong một số
- GV nhận xét, chốt ý đúng. 
Bài tập 4: ( Dành cho HSK,G) 
Viết số thích hợp vào ô trống, biết rằng tổng của bốn số ở bốn ô liên tiếp luôn bằng 2005.
375
628
532
- GV viết đề bài lên bảng.
- 1HS nêu yêu cầu bài.
- GVHDHS phân tích thêm yêu cầu bài toán.
- 1HS tìm số ở ô thứ hai và giải thích cách tìm. 
- HS lần lượt làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở.
- GV cùng HS nhận xét, chốt kq’ đúng 
 3. Củng cố dặn dò: ( 2’)
- HSTB nêu lại cách đọc, viết, so sánh số có nhiều chữ số. 
- GV nhận xét tiết học. 
 Ngày soạn: 28 - 9 - 2013
 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 04 tháng 10 năm 2013
TOÁN*
Ôn tập : Tìm số trung bình cộng( Tiếp )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Tiếp tục củng cố cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
	- HS làm tốt các bài tập có liên quan.
	- Giáo dục HS ý thức ham học toán
II. ĐỒ DÙNG: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra b

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2014_2015_nguy.doc