Giáo án thực tập Ngữ văn 11 - Tiết 109+110: Một số thể loại văn: Kịch, Nghị luận

- Xung đột và cách giải quyết xung đột:

+ Xung đột: là biểu hiện cao nhất sự phát triển mâu thuẫn giữa các lực lượng, các cá tính trong vở kịch -> Tạo nên kịch tính, thúc đẩy sự phát triển hành động kịch, bộc lộ tính cách nhân vật

. Tập trung miêu tả xung đột trong đời sống (Xung đột là cơ sở của kịch – Pha đê ép)

. Có 2 loại xung đột: Xung đột bên ngoài (NV này với NV khác, NV với gia đình, dòng họ.), xung đột bên trong (xung đột trong nội tâm NV)

+ Xung đột phát triển đến cao trào -> giải quyết (Mở nút) -> Tư tưởng tác phẩm.

- Hành động kịch: là sự tổ chức các tình tiết, sự kiện, biến cố trong cốt truyện theo một trình tự logic, chặt chẽ, chủ yếu theo quy luật nhân quả.

 Được miêu tả căng thẳng, gấp gáp (Hết hành động này đến hành động khác, ngay cả khi thực hiện những hành động suy tư, ngẫm nghĩ cũng diễn ra rất nhanh)

- Nhân vật kịch: Luôn ở trạng thái căng thẳng (xúc động, xao xuyến, chờ đợi, lo lắng), được xây dựng bằng ngôn ngữ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thực tập Ngữ văn 11 - Tiết 109+110: Một số thể loại văn: Kịch, Nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 109, 110. MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Kịch và yêu cầu về đọc- hiểu kịch bản VH.
- Nghị luận và yêu cầu đọc- hiểu văn nghị luận.
2. Kĩ năng
Đọc – hiểu kịch bản VH, văn bản nghị luận
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
	1. Phương pháp: Diễn giảng, phát vấn, thảo luận trả lời câu hỏi
	2. Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học, chuẩn KTKN.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ.
	Nêu các thể loại văn học?
3. Bài mới:
 	HĐ1. Giới thiệu bài mới
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
HĐ2(45ph) HD tìm hiểu thể loại kịch
Ở VN, kịch ra đời từ bao giờ?
Nêu khái niệm về thể loại kịch? Vì sao nói kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp.
Giảng giải.
Em đã học những tác phẩm nào thuộc thể loại kịch?
Qua những tác phẩm đó, em hãy nêu 1 vài nhận xét về đặc trưng của thể loại kịch?
Thế nào là xung đột kịch? Đặc trưng này tạo nên điểm khác nhau như thế nào giữa kịch với truyện và thơ?
Trong vở kịch VNT có những xung đột nào?
Hành động kịch có những đặc điểm gì? 
Trong vở R và J, xung đột giữa 2 dòng họ đã dẫn đến những hành động gì?
Nhân vật kịch có điểm gì khác so với nhân vật trong truyện?
Trong kịch không có ngôn ngữ người kể chuyện mà chủ yếu là nn NV. Cho nên nn kịch có những đặc điểm riêng. Đó là những đặc điểm nào? Hãy tìm d/c minh họa.
Trong kịch có mấy loại ngôn ngữ?
Hãy nêu cách phân loại kịch? (Trình chiếu)
Trong quá trình đọc hiểu kịch bản VH, em gặp những khó khăn gì? Tóm tắt những yêu cầu đọc kịch bản văn học.
Trình chiếu đoạn đối thoại, y/c HS vận dụng 
 GV nhận xét.
HĐ3(30ph) HD tìm hiểu thể loại nghị luận
Nêu tên những tác phẩm đã học thuộc thể văn nghị luận Từ đó, nhận xét các đặc trưng của văn nghị luận? Minh họa.
 GV nhận xét.
Xét về nội dung bàn luận người ta phân vân nghị luận làm mấy loại? Lấy vd minh hoạ.
 Khi đọc văn nghị luận cần những yêu cầu nào? 
Minh họa.
HĐ4(15ph) HD luyện tập
HĐ5(3ph) HD tự học
Các loại hình kịch truyền thống có từ hàng nghìn năm trước (chèo, tuồng). Kịch nói hiện đại và cải lương xuất hiện từ đầu thế kỉ XX
Làm việc cá nhân.
Chèo Quan Ấm Thị Kính (Lớp 7), ĐT ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Hài kịch-Molie), Bắc Sơn (kịch nói-NHTưởng), Tôi và chúng ta (kịch nói-LQV), R và J, Vũ Như Tô 
Xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, trụy lạc với nd đau khổ, lầm than, giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. 
Làm việc cá nhân
Trả thù liên tiếp, cái chết của ng ở dòng họ này là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ng ở dòng họ kia
Trong tr, vn được t/g miêu tả qua h/động, ngoại hình, nội tâm với sự trợ giúp của t/g, t/g luôn ở bên cạnh họ, còn KBVH k cho t/g tự do can thiệp, NV phải tự xoay xở, tự bộc lộ
Làm việc cá nhân
Làm việc cá nhân
Căn cứ vào sgk để nêu
Làm việc cá nhân
Hs thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung. 
Hs kể tên các t/p đã học.
Hs làm việc cá nhân.
Hs đọc SGK trả lời.
Thảo luận
 Hs đọc bài tập
I. Kịch:
1. Khái lược về kịch: 
a. Khái niệm: Kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp (Có sự tham gia của nhiều yếu tố, nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau: tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, nhạc công, họa sĩ thiết kế)
* Phân biệt kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu (kịch):
- KBVH là tác phẩm văn học, có đầy đủ đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ. Còn sân khấu thuộc nghệ thuật biểu diễn.
- KBVH viết ra là để biểu diễn nên cũng đậm chất sân khấu. Vì thế khi xem xét kịch bản văn học một mặt phải xem nó như 1 tác phẩm nghệ thuật, mặt khác không thể tách rời nó khỏi nghệ thuật sân khấu mới thấy hết được những đặc trưng của nó.
b. Đặc trưng của kịch:
- Xung đột và cách giải quyết xung đột:
+ Xung đột: là biểu hiện cao nhất sự phát triển mâu thuẫn giữa các lực lượng, các cá tính trong vở kịch -> Tạo nên kịch tính, thúc đẩy sự phát triển hành động kịch, bộc lộ tính cách nhân vật
. Tập trung miêu tả xung đột trong đời sống (Xung đột là cơ sở của kịch – Pha đê ép)
. Có 2 loại xung đột: Xung đột bên ngoài (NV này với NV khác, NV với gia đình, dòng họ..), xung đột bên trong (xung đột trong nội tâm NV)
+ Xung đột phát triển đến cao trào -> giải quyết (Mở nút) -> Tư tưởng tác phẩm.
- Hành động kịch: là sự tổ chức các tình tiết, sự kiện, biến cố trong cốt truyện theo một trình tự logic, chặt chẽ, chủ yếu theo quy luật nhân quả.
 Được miêu tả căng thẳng, gấp gáp (Hết hành động này đến hành động khác, ngay cả khi thực hiện những hành động suy tư, ngẫm nghĩ cũng diễn ra rất nhanh)
- Nhân vật kịch: Luôn ở trạng thái căng thẳng (xúc động, xao xuyến, chờ đợi, lo lắng), được xây dựng bằng ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ kịch:
+ Đặc điểm:
Khắc họa tính cách: Ngôn ngữ biểu hiện đặc điểm, tính cách, phẩm chất của nhân vât, “cá tính hóa”
VD: Lời thoại của Rô- mê – ô (mạnh mẽ, kiên quyết, dứt khoát trong sự lựa chọn), Apagong (đầy rẫy những lời lẽ về tiền vàng), Ông Juoc-đanh (Đầy rẫy những lời học đòi quê mùa)
 Ngôn ngữ mang tính hành động: thể hiện tranh luận, tấn công, chống đỡ, thuyết phục, cầu khẩn, đe dọa, ra lệnh
VD: Lời thoại của Đan Thiềm
Tính khẩu ngữ cao: gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
VD: “Làm gì mà quàng quạc cái mồm lên thế. Ông đánh ựa cơm ra bây giờ” (Chèo Bài ca giữ nước của Tào Mạt); Cái chi nghe kinh người, Giống vật không biết nhục (Vũ Như Tô)
+ Có 3 loại: Đối thoại, đọc thoại (nhân vật tự bộc bạch tâm sự của mình, có khi hướng tới 1 ai đó: Ju-li-et nói 1 mình trong đêm khuya), bàng thoại.
c. Phân loại: 
- Xét nội dụng, ý nghĩa của xung đột: Hài kịch, Bi kịch, Chính kịch
- Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn: Kịch thơ, Kịch nói, Ca kịch
2. Yêu cầu về đọc kịch bản:
- Tìm hiểu xuất xứ 
- Phân tích lời thoại của nhân vật.
- Phân tích hành động kịch -> xung đột kịch
- Nêu chủ đề tư tưởng.
VD: Phân tích đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
- Là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, hoài bão lớn và có lí tưởng nghệ thuật cao cả. Tuy nhiên, Vũ Như Tô lại lầm lạc trong suy nghĩ và hành động.
- Là người trân trọng, đam mê cái tài- tài sáng tạo ra cái đẹp. Nét tính cách ấy được nhà văn gọi là” bệnh Đan Thiềm”- “ bệnh” mê đắm tài hoa siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo cái đẹp; Là người luôn tỉnh táo, sáng suốt, thức thời, biết thích ứng với hoàn cảnh. Bi kịch, nỗi đau của Đan Thiềm là không bảo vệ được cái đẹp, không cứu được người tài ngay cả khi đánh đổi cả mạng sống. 
- Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài đặt ra vấn đề sâu sắc có ý nghĩa muôn thuở về cái đẹp, về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với người nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng rơi vào bi kịch.
II. Văn nghị luận:
1. Khái lược về văn nghị luận:
a. Đặc trưng của văn nghị luận.
- Chủ yếu dùng lý lẽ, chứng cứ để bàn luận một vấn đề nào đó. 
- Ngôn ngữ chính xác mang tính xã hội, tính học thuật cao.
b. Các kiểu văn nghị luận: Xét về nội dung bàn luận người ta chia làm 2 thể:
+ Văn chính luận
+ Văn phê bình văn học.
2. Yêu cầu về đọc văn nghị luận:
- Tìm hiểu xuất xứ (tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm)
- Phát hiện và tóm lược các luận điểm tư tưởng, xác định mối liên hệ giữa chúng.
- Cảm nhận các sắc thái cảm xúc, tình cảm à tăng sức thuyết phục cho tác phẩm
- Phân tích biện pháp lập luận, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ, tác dụng của nó đối với việc trình bày vấn đề nghị luận.
- Khái quát giá trị nội và nghệ thuật của tác phẩm.
* GV kết luận: văn nghị luận trình bày trực tiếp tư tưởng, tình cảm về những vấn đề mà xã hội quan tâm bằng lý lẽ, chứng cứ có sức thuyết phục.
III. Luyện tập:
Bài tập số 1, 2 trang 111 
IV. Hướng dẫn tự học
- Nắm vững đặc trưng của thể loại kịch và nghị luận.
- Chọn một vài tác phẩm kịch và nghị luận để tập trung phân tích những đặc trưng thể loại.

File đính kèm:

  • docTuan_32_Mot_so_the_loai_van_hoc_kich_nghi_luan.doc