Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 84: Trả bài viết số 5, Bài viết số 6 (Ở nhà)

 1-Kĩ năng:

 -HS biết vận dung kiến thức về làm bài văn NLXH.

 - Vận dụng các thao tác lập luận để làm bài.

 -Diễn đạt trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, không mắc các lỗi.

 2- Kiến thức: HS cần nêu một số ý cơ bản sau:

 a- Giới thiệu được nhận định.

 b- N.dung bài viết cần chú ý những v.đề sau.

 - Giải thích nhận định:

 +“Thói quen”: những việc làm trong sinh hoạt hành ngày, được mọi người làm theo một cách tự nhiên, có ý thức, đôi khi không có ý thức.

 +“thói quen xấu”: việc làm xấu, lúc đầu chỉ là vô tình, làm rồi quên ngay ->”khách qua đường”, thỉnh thoảng lại đến, dần biến thành “người bạn thân trong nhà” và cứ thế dần trói chặt ta và trở thành “ông chủ khó tính”sai khiến ta lúc nào không biết.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2807 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 84: Trả bài viết số 5, Bài viết số 6 (Ở nhà), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05.02.2009 
Tiết: 84 	TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5
	BÀI VIẾT SỐ 6 (Ở nhà)
I- Mục đích yêu cầu: 
1- Kiến thức: 
Giúp HS củng cố kiến thức về văn nghị luận xã hội, thấy được điểm mạnh và nhược điểm trong bài làm của mình.	 
2- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận xã hội, kỹ năng phân tích đề. 
3- Tư tưởng:	Có ý thức, chú ý hơn đến việc bổ sung vốn từ, học văn, đặc biệt là cách làm văn nghị luận đểû viết bài tốt hơn. 
II- Chuẩn bị:
1- Chuẩn bị của GV: Chấm bài, sửa lỗi bài làm của HS.
2- Chuẩn bị của HS: Xem lại bài làm, sửa lỗi.
III- Hoạt động dạy học:
1’	1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.	 
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
5’
12’
10’
10’
5’
 HĐ1: Nhận xét ưu, nhược điểm trong bài làm của học sinh.
 GV ghi lại đề bài.
 (Tiết 75)
 GV: Nhận xét chung phổ biến nhất về ưu điểm, nhược điểm.
 HĐ2: Hướng dẫn sửa chữa lỗi phố biến trong bài làm văn của HS.
 GV nêu một số lỗi, HS phát hiện lỗi và đề nghị cách chữa.
 GV đọc một số đoạn bài viết 11A7: Thảo, Phượng; 11A8: Tiến, Trang: 11A9: Lệ, Tri; Hãy xác định bài viết đã đáp ứng yêu cầu của đề chưa?
 HĐ3: Tìm hiểu đề và yêu cầu của đề.
 GV: Đề ra yêu cầu gì về nội dung và hình thức? Em đã giải quyết yêu cầu đó ntn? 
 GV: Bài làm phải viết về vấn đề gì? Những vấn đề đó được sắp xếp như thế nào?
 GV gợi ý.
 HĐ4: Đọc đoạn bài viết khá.
 GV đọc một số đoạn, bài làm khá:
 -11A7: Quyên, Điệp
 -11A8: Hiệu
 -11A9: Trí, Thiên
 HĐ5: Trả bài.
 HĐ1: Ưu, nhược điểm trong bài làm.
 HS lắng nghe
 HĐ2: Sửa chữa lỗi phố biến trong bài.
 HS phát hiện lỗi và đề nghị cách chữa.
 HĐ3: Tìm hiểu đề và yêu cầu của đề.
 HS đọc đề ra.
 HS xác định yêu cầu của đề.
 HS: Trình bày hướng giải quyết trong bài làm của mình.
 HĐ4: Đọc đoạn bài viết khá.
 HS lắng nghe.
 HĐ5: HS nhận bài:
 I-Nhận xét chung:
 1-Ưu điểm:
 -Nắm được cách làm bài văn NLXH, và yêu cầu của đề ra.
 -Một số bài viết khá: lập luận chặt chẽ, trình bày rõ ràng, làm nổi bật được vấn đề (Quyên, Điệp: 11A7; Trí, Hiệu: 11A8; Trí, Thiên: 11A9)
 2- Nhược điểm:
 -Kỹ năng phân tích đề hạn chế -> chưa nắm được yêu cầu của đề, thiên về giải thích mà chưa nêu cảm nhận và đánh giá quan niệm.
 - Một số HS chưa hiểu được nội dung vấn đề đặt ra.
 - Còn mắc nhiều lỗi về câu, dùng từ, chính tả, diễn đạt lúng túng,....
 -Một số bài quá sơ sài, chọn ý và dẫn chứng chưa tiêu biểu hoặc chưa chính xác, có khi sai kiến thức.
 II- Sửa chữa những lỗi phổ biến:
 1- Lỗi chính tả:
 -viết tắt: ko, 0, ....
 -sấu, uốn rượu, hút thuốt, ......
 2- Lỗi về dùng từ:
 -Dùng từ chưa chính xác: 
 Đó là thói quen tốt đáng mến.
 3.3- Lỗi về câu: 
Qua câu nói của các tác giả dân gian ->(trạng ngữ).
 3.4- Lỗi diễn đạt:
 3.5- Một số bài không nắm được yêu cầu của đề chỉ dừng lại ở việc giải thích.
 III- Gợi ý bài làm:
 1-Kĩ năng: 
 -HS biết vận dung kiến thức về làm bài văn NLXH.
 - Vận dụng các thao tác lập luận để làm bài.
 -Diễn đạt trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, không mắc các lỗi.
 2- Kiến thức: HS cần nêu một số ý cơ bản sau:
 a- Giới thiệu được nhận định.
 b- N.dung bài viết cần chú ý những v.đề sau.
 - Giải thích nhận định:
 +“Thói quen”: những việc làm trong sinh hoạt hành ngày, được mọi người làm theo một cách tự nhiên, có ý thức, đôi khi không có ý thức.
 +“thói quen xấu”: việc làm xấu, lúc đầu chỉ là vô tình, làm rồi quên ngay ->”khách qua đường”, thỉnh thoảng lại đến, dần biến thành “người bạn thân trong nhà” và cứ thế dần trói chặt ta và trở thành “ông chủ khó tính”sai khiến ta lúc nào không biết.
 - Nêu suy nghĩ của bản thân:
 +Nhận định khuyên con người cần xây dựng một thói quen tốt, tích cực, tránh những việc làm xấu, lâu dần xẽ thành thói quen.
 +Vấn đề được đặt ra đúng với thực tiễn trong đời sống của con người:
 * Trong cuộc sống thói quen xấu dễ nhiễm (minh họa một số thói quen xấu mà ta dễ gặp: quay cóp, xem tài liệu, hút thuốc, uống rượu,...).
 *Bản thân phải cố gắng vượt qua những cám dỗ, những thói hư tật xấu. 
 +Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân là một học sinh: Thực tế học sinh hiện nay->bài học cho bản thân.
 -Bài học cho mọi người từ câu nói: thức tỉnh cho những ai có lối sống buông thả, khuyên chúngta có lối sống tích cực.
 IV- Đọc đoạn, bài làm tốt:
 V-Trả bài, tổng kết:
 -Trả bài.
 -Tổng kết chung (yêu cầu của bài văn nghị luận văn học, yêu cầu về diễn đạt,...).
 2’	4- Dặn dò:
	-Sửa chữa bài viết.
	-Chuẩn bị bài mới: Một số thể loại văn học: Thơ, Truyện.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung. 
ĐỀ: Trong nhà văn hiện đại, nhà phê bình, nghiên cứu Vũ Ngọc phan đã viết: “Với những nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”.
Qua phân tích bài thơ “Vội vàng”, anh/chi hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ? 
 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM:
1-Kĩ năng: 
-HS biết vận dung kiến thức về làm bài văn nghị luận văn học.
-Diễn đạt trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, không mắc các lỗi.
-Chú ý vận dụng các thao tác lập luận đã học.
2- Kiến thức: HS cần nêu một số ý cơ bản sau:
 	a- Giải thích nhận định: 
 -Nhận định chủ yếu nói về lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt trong thơ XD. Lòng yêu đời đó xuất phát từ hai nguồn cảm hứng và cũng là đề tài xuyên suốt trong thơ XD trước cách mạng: tình yêu và tuổi trẻ. Dù ở tâm trạng nào, thơ XD cũng bộc lộ lòng yêu đời.
 	-Phân tích “Vội vàng” của XD để chứng minh.
	3-Điểm:
-Điểm 9-10: 	Bài mạch lạc, văn giàu cảm xúc, không mắc lỗi các loại.
-Điểm 7-8:	Giải quyết đầy đủ các vấn đề hoặc chưa đầy đủ nhưng bài viết sâu sắc, văn trôi chảy, bài mạch lạc, không quá 5 lỗi các loại.
-Điểm 5-6: Giải quyết đầy đủ các vấn đề nhưng bài viết khô, văn đôi chỗ chưa trôi chảy, chưa mạch lạc, quá 5 lỗi các loại
-Điểm 3-4: Bài sơ sài hoặc chỉ nêu vài ý. 
-Điểm 1-2: Nội dung quá sơ sài, chưa nắm được nội dung chính của vấn đề, thiếu dẫn chứng. Diễn đạt quá kém.
 	- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp hoặc chỉ viết được vài dòng không rõ nội dung.
*THỐNG KÊ ĐIỂM: 
11A7: Giỏi………………Khá………………TB………………Yếu	………………Kém
11A8: Giỏi………………Khá………………TB………………Yếu	………………Kém
11A9: Giỏi………………Khá………………TB………………Yếu	………………Kém

File đính kèm:

  • docT84.doc
Giáo án liên quan