Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 20: Trả bài viết số 1, ra đề bài viết số 2 (Làm ở nhà)

 -Dẫn dắt: Trên đường đời ta đi, không ít người đã đầu hàng trước khó khăn nhưng cũng không ít người bằng ý chí nghị lực đã làm chủ hoàn cảnh để vươn đến tương lai.

 -Viết về vấn đề này, Nguyễn Bá Học có câu: “Đường đi khó không khó vì cách núi ngăn sông mà khó vì lòng người ngại núi e sông”

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 20: Trả bài viết số 1, ra đề bài viết số 2 (Làm ở nhà), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22.9.2008 
Tiết: 20 	TRẢ BÀI VIẾT SỐ I 
	RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 2 (Làm ở nhà)
I- Mục đích yêu cầu: 
1- Kiến thức: 
Giúp HS củng cố kiến thức về văn nghị luận xã hội, thấy được điểm mạnh và nhược điểm trong bài làm của mình.	 
2- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận xã hội, kỹ năng phân tích đề. 
3- Tư tưởng:	Có ý thức, chú ý hơn đến việc bổ sung vốn từ, học văn, đặc biệt là cách làm văn nghị luận đêû viết bài tốt hơn. 
II- Chuẩn bị:
1- Chuẩn bị của GV: Chấm bài, sửa lỗi bài làm của HS.
2- Chuẩn bị của HS: Xem lại bài làm, sửa lỗi.
III- Hoạt động dạy học:
1’	1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.	 
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
5’
12’
10’
10’
5’
 HĐ1: Nhận xét ưu, nhược điểm trong bài làm của học sinh.
 GV ghi lại đề bài.
 Nêu cảm nghĩ của em về câu nói: “Đường đi khó không khó vì cách núi ngăn sông mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học)? 
 GV: Nhận xét chung phổ biến nhất về ưu điểm, nhược điểm.
 HĐ2: Hướng dẫn sửa chữa lỗi phố biến trong bài làm văn của HS.
 GV nêu một số lỗi, HS phát hiện lỗi và đề nghị cách chữa.
 GV đọc một số đoạn bài viết 11A7: Nhi, Lý; 11A8: Chi, Hồng 11A9: Nhựt, Tự; Hãy xác định bài viết đã đáp ứng yêu cầu của đề chưa?
 HĐ3: Tìm hiểu đề và yêu cầu của đề.
 GV: Đề ra yêu cầu gì về nội dung và hình thức? Em đã giải quyết yêu cầu đó ntn? 
 GV: Bài làm phải viết về vấn đề gì? Những vấn đề đó được sắp xếp như thế nào?
 GV gợi ý.
 HĐ4: Đọc đoạn bài viết khá.
 GV đọc một số đoạn, bài làm khá:
 -11A7: Điệp, My
 -11A8: Thi, Khoa
 -11A9: Trí 
 HĐ5: Trả bài, Ra đề bài số 2 về nhà:
 HĐ1: Ưu, nhược điểm trong bài làm.
 HS lắng nghe
 HĐ2: Sửa chữa lỗi phố biến trong bài.
 HS phát hiện lỗi và đề nghị cách chữa.
 HĐ1: Tìm hiểu đề và yêu cầu của đề.
 HS đọc đề ra.
 HS xác định yêu cầu của đề.
 HS: Trình bày hướng giải quyết trong bài làm của mình.
 HĐ4: Đọc đoạn bài viết khá.
 HS lắng nghe.
 HĐ5: HS nhận bài, Chép đề:
 I-Nhận xét chung:
 1-Ưu điểm:
 -Nắm được cách làm bài văn NLXH, và yêu cầu của đề ra.
 -Một số bài viết khá: lập luận chặt chẽ, trình bày rõ ràng.
 2- Nhược điểm:
 -Kỹ năng phân tích đề hạn chế -> chưa nắm được yêu cầu của đề.
- Một số HS chưa hiểu được nội dung vấn đề mà đề bài yêu cầu làm sáng tỏ.
 - Còn mắc nhiều lỗi về câu, dùng từ, chính tả, diễn đạt lúng túng,....
 -Một số bài quá sơ sài, chọn ý và dẫn chứng chưa tiêu biểu hoặc chưa chính xác, có khi sai kiến thức.
 II- Sửa chữa những lỗi phổ biến:
 1- Lỗi chính tả:
 -viết tắt: ko, ....
 -khẳn định, cố gắn, buôn xuôi, ngang tàn, ......
 2- Lỗi về dùng từ:
 -Dùng từ không đúng nghĩa: 
 Nếu không có chí tiến thủ thì làm việc gì cũng khó khăn.
 3.3- Lỗi về câu: 
 -Trong cuộc sống hôm nay. ->(trạng ngữ).
 -Bài học sâu sắc mà câu nói để lại. -> (cụm danh từ)
 3.4- Lỗi phong cách:
 Câu nói đã có sự tác động quá thật mạnh mẽ ->phong cách ngôn ngữ nói.
 3.5- Lỗi diễn đạt:
 “Lòng người ngại núi e sông” ý tác giả muốn nói cho có hình ảnh là con người thiếu tinh thần, ý chí vươn lên trước những khó khăn trở ngại.
 -> diễn đạt lại: “Lòng người ngại núi e sông” một cách nói hình ảnh chỉ con người thiếu tinh thần, ý chí vươn lên trước những khó khăn trở ngại.
 3.6- Một số bài không nắm được yêu cầu của đề chỉ dừng lại giải thích hoặc chỉ bình luận.
 III- Gợi ý bài làm:
 1- Mở bài:
 -Dẫn dắt: Trên đường đời ta đi, không ít người đã đầu hàng trước khó khăn nhưng cũng không ít người bằng ý chí nghị lực đã làm chủ hoàn cảnh để vươn đến tương lai.
 -Viết về vấn đề này, Nguyễn Bá Học có câu: “Đường đi khó không khó vì cách núi ngăn sông mà khó vì lòng người ngại núi e sông”
 2- Thân bài:
 *Giải thích nhận định:
 -“Cách núi ngăn sông”: những khó khăn thách thức trên đường đời.
 -“Lòng người ngại núi e sông”: con người thiếu tinh thần, ý chí vươn lên trước những khó khăn trở ngại.
 àNhận định đề cao tinh thần, ý chí nghị lực của con người.
 *Bình luận:
 -Vấn đề được đặt ra đúng với thực tiễn trong đời sống của con người:
 + Trong cuộc sống ta luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thử thách, trở ngại trên đường đời.
 +Nhưng khó khăn, thử thách lớn nhất vẫn là lòng người, là bản thân mỗi người có đủ nghị lực để đối mặt với những trở ngại đó không.
 .Nếu yếu đuối, ta sẽ bị hoàn cảnh nhấn chìm.
 .Ngược lại, nếu có nghị lực, cố gắng vươn lên ta có thế vượt qua được h/cảnh.
 -Tuy nhiên, cũng cần nói thêm: cùng với ý chí, con người phải tìm ra lối đi phù hợp mới đi đến đích.
 *Dẫn chứng: 
 -“Trên đời này làm gì có đường đi mà người ta đi mãi thì thành đường”.
 -“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay trèo”
 -“Không có việc gì khó….”
 -Con đường cứu nước của Bác Hồ, cuộc k/c vệ quốc của dân tộc ta.
 -Nguyễn Ngọc Kí,….
 3- Kết bài:
 Nhận định trên như một lời nhắc nhở, động viên đối với con người trên con đường đời.
 IV- Đọc đoạn, bài làm tốt:
 V-Trả bài, tổng kết:
 -Trả bài.
 -Tổng kết chung (yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội, yêu cầu về diễn đạt,...).
 2’	4- Dặn dò:
	-Sửa chữa bài viết.
	-Làm bài viết số 2 (làm ở nhà), nộp đúng thời gian qui định.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung. 
 ĐỀ: Nêu cảm nghĩ của em quan niệm sống “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ? Phân tích bài “Bài ca ngất ngưởng” để làm rõ quan niệm đó ? 
 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM:
1-Kĩ năng: 
-HS biết vận dung kiến thức về làm bài văn nghị luận văn học.
-Diễn đạt trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, không mắc các lỗi.
-Chú ý vận dụng các thao tác lập luận đã học.
2- Kiến thức: HS cần nêu một số ý cơ bản sau:
 	a- Nêu được cảm nhận chung về quan niệm sống “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ.
	b- Giải thích quan niệm sống “ngất ngưởng”:
	-“Ngất ngưởng” (trong từ điển): Từ tượng hình, tư thế dễ đổ, dễ ngã.
	-“ngất ngưởng”: 	P/cách sống có bản lĩnh cá nhân trong khuôn khổ xã hội phong kiến.
	Phong cách sống xuất phát từ tài năng và sự ý thức về tài năng cá nhân.
	c- Đánh giá quan niệm sống:
	-Trong thực tại xã hội phong kiến:	+xã hội coi trọng lễ giáo, đề cao cái chung.
	+Nhà nho “khắc kỉ phục lễ”
	-Quan niệm sống tích cực:	+Coi trọng, đề cao cá nhân trong hoàn cảnh xã hội phong kiến.
	+Không vượt ngưỡng -> vẹn toàn giữa cái riêng và cái chung.
	d- Phân tích văn bản chứng minh, làm rõ quan niệm sống của Nguyễn Công Trứ.
	3-Điểm:
-Điểm 9-10: 	Bài mạch lạc, văn giàu cảm xúc, không mắc lỗi các loại.
-Điểm 7-8:	Giải quyết đầy đủ các vấn đề hoặc chưa đầy đủ nhưng bài viết sâu sắc, văn trôi chảy, bài mạch lạc, không quá 5 lỗi các loại.
-Điểm 5-6: Giải quyết đầy đủ các vấn đề nhưng bài viết khô, văn đôi chỗ chưa trôi chảy, chưa mạch lạc, quá 5 lỗi các loại
-Điểm 3-4: Bài sơ sài hoặc chỉ nêu vài ý. 
-Điểm 1-2: Nội dung quá sơ sài, chưa nắm được nội dung chính của vấn đề, thiếu dẫn chứng. Diễn đạt quá kém.
 	- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp hoặc chỉ viết được vài dòng không rõ nội dung.
*THỐNG KÊ ĐIỂM: 
11A7: Giỏi………………Khá………………TB………………Yếu	………………Kém
11A8: Giỏi………………Khá………………TB………………Yếu	………………Kém
11A9: Giỏi………………Khá………………TB………………Yếu	………………Kém

File đính kèm:

  • docT20.doc