Giáo án theo chủ đề môn Vật lý Lớp 8 - Chủ đề: Các hình thức truyền nhiệt - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Thu Hương
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dẫn nhiệt. (10 phút)
- GV chiếu thí nghiệm H22.1 SGK, yêu cầu HS quan sát và suy nghĩ trả lời:
+ Nhiệt năng của thanh đồng và sáp đã thay đổi như thế nào?
+ Nhiệt năng đã truyền như thế nào?
- GV nhận xét.
- GV thông báo: Sự truyền nhiệt năng của các vật như trong thí nghiệm H22.1 là dẫn nhiệt.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về sự dẫn nhiệt.
- GV nhận xét, chuẩn lại kiến thức về dẫn nhiệt.
“Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác, từ phần này sang phần khác của cùng một vật”.
- GV(?): Tại sao bát ăn cơm thường làm bằng sứ mà không làm bằng kim loại như xoong, nồi?
- GV nhận xét, thông báo: Khả năng dẫn nhiệt của các chất là khác nhau.
- GV chiếu bảng khả năng dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí, yêu cầu HS quan sát và nhận xét.
- GV chuẩn lại kiến thức:
“- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.”
Ngày soạn: 24/04/2020 Lớp dạy: 8A1, 8A6 CHỦ ĐỀ CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được có 3 hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt và trình bày được đặc điểm của 3 hình thức. - Tìm được ví dụ minh họa về dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt trong thực tế. - Nêu được hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không. 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, tích cực. - Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế. 4. Phát triển năng lực: - Năng lực quan sát, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học, năng lực công nghệ thông tin. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Giáo án, bài giảng điện tử. - Máy tính kết nối Internet. - Biểu mẫu khảo sát trên Google Forms. - Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trên Quizizz. 2. Học sinh: - Sách, vở, đồ dùng học tập. - Máy tính, điện thoại kết nối Internet. - Tìm hiểu nhiệt kế hồng ngoại, đèn đối lưu, sự nóng lên của Trái Đất. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức (2 phút): Kiểm diện HS. 2. Bài cũ: Lồng ghép trong tiết dạy. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung PTNL A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4 phút) - GV giới thiệu phần khởi động: “Khởi động cùng Gia Cát Dự!” - GV chiếu TN truyền nhiệt đối với ngọn nến đang cháy sáng, đặt tay ở 3 vị trí khác nhau. - GV(?): Trong các vị trí đặt tay, vị trí nào cho ta cảm giác ít nóng nhất? - GV hướng dẫn HS tham gia dự đoán bằng cách truy cập đường link GV đã tạo trên ứng dụng Google Forms. GV dẫn dắt vào bài. - HS quan sát - HS quan sát và đưa ra dự đoán. - HS truy cập và dự đoán - HS lắng nghe vào bài Chủ đề: Các hình thức truyền nhiệt Năng lực quan sát, tự học B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về dẫn nhiệt. (10 phút) - GV chiếu thí nghiệm H22.1 SGK, yêu cầu HS quan sát và suy nghĩ trả lời: + Nhiệt năng của thanh đồng và sáp đã thay đổi như thế nào? + Nhiệt năng đã truyền như thế nào? - GV nhận xét. - GV thông báo: Sự truyền nhiệt năng của các vật như trong thí nghiệm H22.1 là dẫn nhiệt. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận về sự dẫn nhiệt. - GV nhận xét, chuẩn lại kiến thức về dẫn nhiệt. “Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác, từ phần này sang phần khác của cùng một vật”. - GV(?): Tại sao bát ăn cơm thường làm bằng sứ mà không làm bằng kim loại như xoong, nồi? - GV nhận xét, thông báo: Khả năng dẫn nhiệt của các chất là khác nhau. - GV chiếu bảng khả năng dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí, yêu cầu HS quan sát và nhận xét. - GV chuẩn lại kiến thức: “- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. - Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.” - HS quan sát, suy nghĩ trả lời. - HS nghe - HS nghe, tiếp nhận thông tin - HS rút ra kết luận - HS nghe, ghi bài - HS suy nghĩ trả lời - HS nghe - HS quan sát, nhận xét - HS nghe, ghi bài I. Dẫn nhiệt 1. Thí nghiệm H22.1 SGK 2. Nhận xét - Nhiệt năng truyền từ ngọn lửa đến thanh đồng AB, từ thanh đồng đến sáp. - Nhiệt năng truyền từ đầu A đến đầu B của thanh đồng. => Dẫn nhiệt 3. Kết luận - Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác, từ phần này sang phần khác của cùng một vật. - Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. - Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đối lưu (12 phút) - GV chiếu thí nghiệm H23.2 SGK yêu cầu HS quan sát và nhận xét hiện tượng. - GV yêu cầu HS trả lời các câu C1, C2, C3 SGK. - GV thông báo: Khi ta đun nóng nước, nhờ các hạt thuốc tím, ta nhận thấy nước chuyển động thành các dòng kín, nước nóng ở dưới chuyển lên trên, nước lạnh ở trên chuyển xuống dưới và khối nước nóng dần lên. Như vậy khối nước bên dưới đã truyền nhiệt năng cho khối nước ở trên theo các dòng. Sự truyền nhiệt năng như thế gọi là đối lưu. - GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm đèn đối lưu. - GV nhận xét, thông báo: đèn hoạt động dựa trên hiện tượng đối lưu của chất lỏng hoặc chất khí. - GV(?): Tương tự như thí nghiệm H23.2 đối lưu xảy ra trong chất lỏng, hãy giải thích nguyên lí hoạt động của đèn đối lưu chất khí? - GV nhận xét, chuẩn lại. - GV(?): Từ thí nghiệm SGK và sản phẩm trải nghiệm, đối lưu là gì? - GV chuẩn kiến thức về đối lưu. - HS quan sát, nhận xét - HS suy nghĩ trả lời - HS nghe - HS báo cáo sản phẩm - HS nghe - HS trả lời - HS nghe - HS rút ra kết luận - HS ghi bài II. Đối lưu 1. Thí nghiệm H23.2 - Thuốc tím tan ra di chuyển thành dòng. - Trả lời câu hỏi: C1: Di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống. C2: Lớp nước ở phía dưới nóng lên trước nên nở ra -> thể tích tăng. Mà theo công thức trọng lượng riêng d= PV với P không đổi nên trọng lượng riêng của khối nước nóng bên dưới dnóng giảm nhỏ hơn trọng lượng riêng dlạnh của lớp nước bên trên. Do đó lớp nước nóng tạo thành dòng chất lỏng đi lên trên và lớp nước lạnh đi xuống dưới. 2. Tìm hiểu đèn đối lưu - Khi đốt nến hay bật sáng bóng đèn, lớp không khí bên dưới gần nến hoặc đèn sẽ nóng lên trước, nở ra => thể tích tăng => trọng lượng riêng giảm nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp khí bên trên. Lớp khí nóng bên dưới nhẹ hơn sẽ tạo thành dòng di chuyển lên phía trên và lớp không khí bên trên di chuyển xuống dưới. Sự di chuyển của các dòng chất khí làm cho đèn xoay chuyển theo. 3. Kết luận - Đối lưu là hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. - Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất lỏng và chất khí. Năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, tự học. Hoạt động 3: Tìm hiểu bức xạ nhiệt (6 phút) - GV yêu cầu HS báo cáo về hoạt động của nhiệt kế hồng ngoại. - GV thông báo: Nhiệt kế hồng ngoại hoạt động dựa trên hiệu ứng bức xạ nhiệt. Nhiệt độ từ vật cần đo sẽ truyền đến bộ phận cảm biến của nhiệt kế bằng các tia nhiệt đi thẳng. - GV yêu cầu HS báo cáo về sự truyền nhiệt từ Mặt Trời xuống Trái Đất. - GV thông báo: Dù giữa Trái Đất và Mặt Trời còn cách nhau khoảng chân không nhưng nhiệt vẫn được truyền từ Mặt Trời xuống Trái Đất bằng các tia nhiệt đi thẳng. - GV(?): Sự truyền nhiệt như hai ví dụ trên là bức xạ nhiệt. Vậy bức xạ nhiệt là gì? - GV chốt kiến thức về bức xạ nhiệt. - HS báo cáo - HS nghe - HS báo cáo - HS nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS nghe, ghi bài III. Bức xạ nhiệt 1. Tìm hiểu nhiệt kế hồng ngoại Nhiệt kế hồng ngoại hoạt động dựa trên hiệu ứng bức xạ nhiệt. Nhiệt độ từ vật cần đo sẽ truyền đến bộ phận cảm biến của nhiệt kế bằng các tia nhiệt đi thẳng. 2. Tìm hiểu về sự truyền nhiệt từ Mặt Trời xuống Trái Đất Dù giữa Trái Đất và Mặt Trời còn cách nhau khoảng chân không nhưng nhiệt vẫn được truyền từ Mặt Trời xuống Trái Đất bằng các tia nhiệt đi thẳng. 3. Kết luận - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. - Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ngay cả trong chân không. - Bất kì vật nóng nào cũng bức xạ nhiệt. - Những vật có bề mặt xù xì và sẫm màu thì bức xạ nhiệt càng nhiều. - Năng lực ngôn ngữ, tự học C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG (7 phút) - GV nhắc lại vấn đề phần khởi động, chiếu biểu đồ thể hiện tỉ lệ dự đoán của HS, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét, chuẩn lại. - GV giới thiệu phần vận dụng “Về đích thật quick!”, yêu cầu HS tham gia trên ứng dụng Quizizz. - GV yêu cầu HS kích vào đường link để làm BT trắc nghiệm nhanh trên Quizizz. - GV chữa bài, nhận xét, cho điểm. - HS trả lời - HS nghe, chữa bài - HS nghe - HS làm bài tập - HS theo dõi, chữa bài. III. Vận dụng 1. Ai chính xác hơn? Ở vị trí 1, nhiệt truyền đến tay bằng đối lưu và bức xạ nhiệt. Ở vị trí 3, nhiệt truyền đến tay bằng dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt. Ở vị trí 2, nhiệt truyền đến tay chỉ bằng bức xạ nhiệt => Ở vị trí 2, tay cảm thấy ít nóng nhất. 2. Về đích thật “quick”! *Phụ lục 1: Hệ thống câu hỏi trên Quizizz. Năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ. D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG ( 1 phút) - GV định hướng giáo dục môi trường. - HS quan sát Tìm hiểu nguyên nhân sự ấm dần lên của Trái Đất là do bức xạ nhiệt. Năng lực quan sát, tự học 4. Củng cố: (2 phút) - GV hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy. 5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Học bài theo các kết luận. - Làm BT trên SHub Classroom. - Tìm hiểu các hiện tượng, ứng dụng trong thực tế liên quan đến các hình thức truyền nhiệt. * Phụ lục 1: Hệ thống câu hỏi Quizizz. Câu 1: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào liên quan đến dẫn nhiệt? A. Sự tạo thành gió B. Nhúng 1 đầu của chiếc thìa kim loại vào cốc nước sôi ta thấy nóng. C. Sự chuyển động của con thỏ khi đốt nến trong đèn kéo quân. D. Các dòng hải lưu trong đại dương Câu 2: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm nhanh sôi hơn? A. Vì nhôm mỏng hơn. B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn. C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn. D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn. Câu 3: Khi đun nước, nhiệt độ nước trong ấm tăng lên đều đặn chủ yếu là do hình thức truyền nhiệt nào? A. Đối lưu B. Dẫn nhiệt C. Bức xạ nhiệt D. Thực hiện công Câu 4: Tại sao ở một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao? A. Ống khói cao tạo ra sự truyền nhiệt tốt. B. Ống khói cao tạo ra sự đối lưu tốt. C. Ống khói cao tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt. D. Ống khói cao có tạo ra sự dẫn nhiệt tốt. Câu 5: Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong trường hợp nào dưới đây? A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời đến Trái Đất. B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp. C. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng tới vỏ bóng đèn. D. Sự truyền nhiệt từ nước nóng trong cốc đến thành cốc. Câu 6: Sự truyền nhiệt trong chân không diễn ra dưới hình thức nào? A. Thực hiện công B. Đối lưu C. Bức xạ nhiệt D. Dẫn nhiệt IV. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_theo_chu_de_mon_vat_ly_lop_8_chu_de_cac_hinh_thuc_tr.docx