Giáo án Địa lý 6 - Tiết 19 đến tiết 21

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguồn gốc khoáng sản.

 Yêu cầu thảo luận nhóm:

 N1,2: Xác định trên bản đồ khoáng sản Việt Nam 3 nhóm khoáng sản trên?

 N3, 4: nguồn gốc hình thành các mỏ khoáng sản có mấy loại? ví dụ, mỗi loại do tác động của yếu tố gì trong quá trình hình thành?

 

doc9 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 - Tiết 19 đến tiết 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/ 01/ 2013
Ngày giảng: 08/ 01/ 2013
Tiết(PP): 19
Tuần 20
Bài 15
Các mỏ khoáng sản
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
-Hiểu các khái niệm khoáng vật, đá khoáng sản, mỏ khoáng sản.
-Biết phân loại các khoáng sản theo công dụng
2. Kỹ năng
 Kỹ năng đọc và phân tích bản đồ	
3. Tư tưởng. 
 Bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản
II. Chuẩn bị
 Bản đồ Khoáng sản Việt Nam 
 Một số mẫu đá Khoáng sản
III. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
	 ? Xác định vị trí cao nguyên lớn, bình nguyên trên bản đồ ở Việt Nam.
2. Bài mới: Giáo viên dẫn dắt vào bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
*Hoạt động 1: Tìm hiểu các mỏ khoáng sản.
Khoáng sản là gì?.(Dành cho HS yếu,kém)
Mỏ khoáng sản là gì?
Tại sao nói mỏ khoáng sản tập trung nơi nhiều nơi ít?
? Nham thạch và khoáng sản có khác nhau không.
Khoáng sản phân thành mấy nhóm, căn cứ vào nhưng yếu tố nào?
?Ngày nay với tiến bộ khoa học con người đó bổ sung khoáng sản năng lượng bằng nguồn năng lượng nào?
Nêu các ứng dụng khoáng sản vào cuộc sống?
Trả lời
Trả lời
Gải thích
So sánh
Xác định
Liên hệ
Liên hệ
1. Các mỏ khoáng sản
- Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng
- Mỏ khoáng sản tập trung nhiều khoáng sản có khả năng khai thác
Khoáng sản được chia làm 3 nhóm dựa theo tớnh chất và cụng dụng:
+ Khoáng sản năng lượng
+ Khoáng sản kim loại
+ Khoáng sản phi kim loại
*Hoạt động 2: Tìm hiểu nguồn gốc khoáng sản.
 Yêu cầu thảo luận nhóm:
 N1,2: Xác định trên bản đồ khoáng sản Việt Nam 3 nhóm khoáng sản trên?
 N3, 4: nguồn gốc hình thành các mỏ khoáng sản có mấy loại? ví dụ, mỗi loại do tác động của yếu tố gì trong quá trình hình thành?
 Nhóm 5,6: Dựa vào bản đồ khoáng sản Việt Nam đọc tên và chỉ số khoáng sản chính
 Học sinh đại diện nhóm trả lời
Giáo viên Chuẩn xác kiến thức
 GV: Kết luận các mỏ khoáng sản được hình thành trong thời gian rất lâu. Chúng rất quý và không phải là vô tận… do đó vầ đề khai thác và sử dụng, bảo vệ phải được coi trọng
Chia nhóm thảo luận
H/s xác định trên bản đồ
Học sinh nghiên cứu trả lời được :Do mac ma đua lên gần mặt Trái Đất
Học sinh đọc tên khoáng sản và chỉ số khoáng sản chính
Đại diện các nhóm trả lời 
Các nhóm khác bổ sung
Học sinh lắng nghe đề ra biện pháp
2. Mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh
- Quá trình hình thành mỏ nội sinh là quá trình những khoáng sản hoạt động do mac ma được đưa lên gần mặt trái đất (do tác động của nội lực)
- Quá trình hoạt động mỏ ngoại sinh là quá trình những khoáng sản được hoạt đông trong quá trình tích tụ vật chất nơi trũng
- Khai thác hợp lý
- Sử dụng tiết kiệm, sử dụng hiệu quả
3. Củng cố
Kể tên các laọi khoáng sản ở nước ta?
Trả lời câu hỏi cuối sách
4. Dặn dò
Chuẩn bị bài mới
Ngày 07 tháng 01 năm 2013
Duyệt của chuyên môn
Nguyễn Thị Vinh
Duyệt của BGH
Nguyễn Văn Mậu
Ngày soạn:13/ 01/ 2013
Ngày giảng: 15/ 01/ 2013 
Tiết(PP): 20
Tuần 21
Bài 16: Thực hành
Thực hành: Đọc bản đồ
(Hoặc lược đồ) Địa hình tỉ lệ lớn
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức.
	 Học sinh biết khái niệm đường đồng mức
	Có khả năng đo, tính độ cao và khoảng cách thực địa dựa vào bản đồ
2. Kỹ năng
 	Kỹ năng đọc và sử dụng các bản đồ có tỉ lệ lớn các đường đồng mức
3. Tư tưởng
	Nghiêm túc nghiên cứu khoa học
II. chuẩn bị
1. Giáo viên: Lược đồ địa hình 44 phóng to
2. Học sinh: Bản đồ hoạc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn có các đường đồng mức
III. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
 *Khoanh tròn câu trả lời đúng.
 Mỏ khoáng sản là:
 a,Khoáng sản tập trung với tỉ lệ 
 b, Khoáng sản tập trung một địa điểm
 c, Khoáng sản có giá tri khai thác cao
 d, Tất cả đều đúng
	 ? Khoáng sản là gì? Trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng
2. Bài mới: Giáo viên dẫn dắt vào bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1
Bài tập 1
Thảo luận nhóm: Chia làm 4 nhóm (5 phút)
Thảo luận nhóm
Dựa vào sgk? Đường đồng mức là gì những đường như thế nào? Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ chúng ta có thể biết được hình dạng địa hình?
Các nhóm tiến hành thảo luận và đưa ra kết quả của mình 
Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng một độ cao trên bản đồ
Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng một độ cao trên bản đồ
Học sinh đại diện trả lời
Giáo viên chuẩn xác ý kiến
Đại diện các nhóm trả lời 
Các nhóm khác bổ sung
Dựa vào đường đồng mức biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng, địa hình, độ dốc, hướng nghiêng
*Hoạt động 2
2. Bài tập 2
Thảo luận 5 nhóm
Thảo luận nhóm
N1: Hãy xác định trên lược đồ hình 44 hướng từ núi A1 đến đỉnh A2
N1:Xác định trên h 44 hướng núi
N2: Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức là bao nhiêu?
N2: Học sinh nghiên cứu trả lời được :100m 
sự chênh lệch độ cao:100m
N3: Dựa vào đường đồng mức tìm độ cao các đỉnh A1, A2 và điểm B1, B2, B3?
Học sinh nghiên cứu trả lời được :N3: A1 = 900m
A2:> 600m
B1: 500m
B3:> 500m
A1 = 900m
A2:> 600m
B1: 500m
B3:> 550m
Nhóm 4: Dựa vào tỉ lệ đồ thị tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2?
nhóm 4: A1 cách A2 khoảng >500m
 A1 cách A2 khoảng 8Km
Nhóm 5: Sườn Tây dốc hơn hay sườn đông dốc hơn?.(Dành cho HS yếu,kém)
?Vỡ sao.
Học sinh nghiên cứu trả lời được :Sườn Tây dốc hơn sườn Đông
Sườn Tây dốc hơn sườn Đông vì các đường đồng mức Phía Tây sát nhau hơn phía đông
3. Củng cố
 *Khoanh tròn câu trả lời đúng.
 Độ cao của điểm B1 trên bản đồ:
 a,600m b, 500m 
 c,400m d, Tất cả đều sai
 Cách tính khoảng cách giữa các đường đồng mức?
 Đường đồng mức là gì?
4. Dặn dò
 Tìm hiểu về lớp vỏ khí của Trái đất? Mặt trăng có lớp vỏ khí không?
………………………………………………………..
Ngày 14 tháng 01 năm 2013
Duyệt của chuyên môn
Nguyễn Thị Vinh
Duyệt của BGH
Nguyễn Văn Mậu
Ngày soạn: 20/01/ 2013
Ngày giảng: 22/ 01/ 2013 
Tiết(PP): 21
Tuần 22
Bài 17
Lớp vỏ khí
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
	- Học sinh biết thành phần lớp vỏ khí, biết được vị trí đặc điểm của các đường trong lớp vỏ khí. Vai trò của lớp ozon (O3) trong tầng bình lưu
	- Giải thích nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối chất khí nóng, lạnh và lục địa, đại dương.
2. Kỹ năng
	- Biết sử dụng hình vẽ để trình bày các tầng của lớp vỏ khí, vẽ biểu đồ tỉ lệ các thành phần của không khí.
3. Tư tưởng
 	ý thức trách nhiệm bảo vệ không khí trên Trái đất
II. Phương tiện dạy học
1. Giáo viên: - Tranh vẽ các tầng của lớp vỏ khí
2. Học sinh: - Bản đồ các khối khí hoặc bản đồ tự nhiên thế giới.
III. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
 *Khoanh tròn câu trả lời đúng.
 Độ cao của điểm B1 trên bản đồ:
 a,600m b, 500m 
 c,400m d, Tất cả đều sai
2. Bài mới: Giáo viên dẫn dắt vào bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
*Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần không khí.
1. Thành phần của không khí
Dựa vào biểu đồ H45 cho biết
Dựa vào biểu đồ H45 
? Thành phần của không khí? tỉ lệ %?
Học sinh nghiên cứu trả lời được :Nitơ 78%. Oxi 21%, hơi nước + Khí khác 1%
Nitơ 78%. Oxi 21%, hơi nước + Khí khác 1%
? Thành phần nào có tỉ lệ nhỏ nhất
 hơi nước + Khí khác 1%
Gv: Nếu không có hơi nước trong không khí thì bầu khí quyển không có hiện tượng khí tượng
Học sinh lắng nghe
Lượng hơi nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra mây mưa, sương mù.
Gv yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ tỉ lệ thành phần khôngkhí vào vở. 
Học sinh vẽ vào vở
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo lớp vỏ khí
Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí - các tầng khí quyển
N1: Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Vị trí của mỗi tầng?.(Dành cho HS yếu,kém)
? Đặc điểm của tầng đối lưu ? vai trò ý nghĩa của nó đối với sự sống trên bề mặt Trái đất?
Học sinh lên bảng xác định vị trí tầng đối lưu trên H46 phóng to
Tầng đối lưu:
- Dày 0-16Km
- Nơi sinh ra hiện tượng mây mưa sấm, bão
N2: Tại sao người leo núi đến độ cao 6000m đã cảm thấy khó thở?
N2: Lớp không khí đặc điểm đặc nhất là ở gần mặt đất
Bình lưu:
16-18 Km
Có lớp Ozon
N3: Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là gì?
Nhóm 3:Học sinh nghiên cứu trả lời được :
 Bình lưu
Tầng các tầng cao khí quyển: 80 Km trở lên
N4: Vai trò của lớp vỏ khí đối với sự sống?
Hấp thụ tia sáng mặt trời Tia bức xạ có hại cho sự sống
Học sinh đại diện trả lời
Giáo viên chẩn xác kiến thức
Đại diện các nhóm trả lời 
Các nhóm khác bổ sung
Hoạt động 3: Tìm hiểu các khối khí.
3. Các khối khí
Dựa vào sgk Nguyên nhân hình thành các khối khí?
 Dựa vào sgk Học sinh nghiên cứu trả lời được :
Do vị trí hình thành(Lục địa hoặc đại dương)
Tuỳ theo vị trí bề mặt tiếp xúc hình thành các khối khí khác nhau về nhiệt độ chia thành khối khí nóng, lạnh.
? Khối khí nóng lạnh hình thành ở đâu? nêu tính chất mỗi loại?
Học sinh nghiên cứu trả lời được :
Vị trí
Bề mặt tiếp xúc
Dựa vào sgk? Khối khí đại dương và khối khí lục địa hình thành ở đâu? nêu tính chất mỗi loại
Học sinh nghiên cứu trả lời được :
Mặt tiếp xúc
 Căn cứ mặt tiếp xúc chia thành khối khí đại dương và khối khí lục địa
-Tớnh chất của cỏc khối khớ:
+Khối khớ núng hỡnh thành trờn cỏc vựng vĩ độ thấp cú nhiệt độ tương đối cao.
+Khối khớ lạnh núng hỡnh thành trờn cỏc vựng vĩ độ cao cú nhiệt độ tương đối thấp.
+Khối khớ đại dương hỡnh thành trờn cỏc biển và đại dương, cú độ ẩm lớn.
+Khối khớ lục địa hỡnh thành trờn cỏc vựng lục địa, cú tớnh chất tương đối khụ.
Tại sao có từng đợt gió mùa Đông Bắc vào mùa Đông?
1-2 học sinh trả lời
 Có gió thay đổi tính chất
3. Củng cố
 *Khoanh tròn câu trả lời đúng.
 Thành phần không khí ảnh hưởng lớn đến sự sống các sinh vật và sự cháy là:
 a,Hơi nước b, Khí carboníc 
 c,Khí Ni tơ d, Khí Ô xi
 Trình bày cấu tạo của các lớp vỏ khí? Nêu đặc điểm của các lớp vỏ khí? nêu đặc điểm của các tầng khí quyển?
4. Dặn dò
 Học thuộc các câu hỏi cuối bài
 Làm bài tập bản đồ.
…………………………………………….
Ngày 21 tháng 01 năm 2013
Duyệt của chuyên môn
Nguyễn Thị Vinh
Duyệt của BGH
Nguyễn Văn Mậu

File đính kèm:

  • doc19-21.doc
Giáo án liên quan