Giáo án Địa lí 6 - Tiết 3 đến 32 - Năm học 2015-2016

Tiết 15. Bài 13: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Biết khái niệm núi. Phân biệt được sự khác nhau giữa độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối, núi già và núi trẻ.

- Trình bày sự phân loại núi theo độ cao, 1 số đặc điểm của địa hình núi đá vôi .

2. Kĩ năng:

- Chỉ trên bản đồ 1 số núi già, núi trẻ.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức ham học hỏi, yêu thích bộ môn.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Đàm thoại , trực quan.

III. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

 - Bản đồ tự nhiên thế giới, tranh núi đá vôi.

2. Học sinh:

- SGK+ vở ghi.

IV: TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1.Ổn định tổ chức: ( 1phút )

Thứ Ngày tháng Tiết Lớp Sĩ số Tên HS vắng Ghi chú

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

 .

? Thế nào là nội lực? Ngoại lực? Tại sao nói chúng là 2 lực đối nghịch nhau?

? Thế nào là động đất, núi lửa? Nguyên nhân? Tác hại?

3. Dạy bài mới: 33 phút * GV giới thiệu bài: (1phút)

 

doc84 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí 6 - Tiết 3 đến 32 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác hệ qủa? Vẽ hình minh hoạ sự lệch hướng của các vật cđ trên TĐ ở 2 nửa cầu? 
? Trình bày sự chuyển động cuả TĐ quanh mặt trời?( Hướng, thời gian, các hệ quả)?
? Nhìn vào hình vẽ trình bày vị trí của TĐ trong các ngày 22/6, 22/12, 21/3, 23/9 và hiện tượng các mùa? Hiện tượng ngày đêm ở các vĩ độ khác nhau trên TĐ?
?Trình bày cấu tạo bên trong của TĐ? Vẽ hình? Đặc điểm các lớp?
? Đặc điểm, cấu tạo và vai trò của lớp vỏ TĐ?
? Chỉ và đọc tên các lục địa và đại dương trên BĐTG? So sánh diện tích?
*HĐ2(10 phút): Bài tập
- Đưa ra bài tập: Khi ở Anh là 6 giờ, thì lúc đó HN, Bắc Kinh, TôKiô là mấy giờ?
- Trả lời
- Trả lời, vẽ
- Trả lời
- Quan sát
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Chỉ trên BĐ và trình bày
- Làm bài tập
II. Lí thuyết:
1. Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất
- Hướng : T- Đ
- TG quay hết 1 vòng : 24h
- Chia TĐ ra 24 KV giờ-> gìơ khu vực 
* Hệ quả : 
- Khắp mọi nơi trên TĐ lần lượt có ngày và đêm
- Các vật cđ trên TĐ đèu bị lệch hướng.
2. Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời
- Hướng : T- Đ
- TG chuyển động 1 vòng trên quỹ đạo : 365 ngày 6h
* Hệ quả :
- Hiện tượng các mùa
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
3. Cấu tạo bên trong của TĐ:
* Gồm 3 lớp: Vỏ, trung gian, lõi.
* Cấu tạo của lớp vỏ TĐ:
- Là lớp mỏng nhất chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng TĐ
- Vai trò: Là nơi tồn tại các thành phần TN: không khí, nước, sinh vật và xã hội loài người
- Cấu tạo bởi 1số địa mảng nằm kề nhau.Các điạ mảng di chuyển rất chậm. Hai địa mảng: + tách xa nhau:ở chỗ tiếp xúc hình thành núi ngầm dưới đáy đại dương
+ Xô vào nhau: hình thành núi, núi lửa, động đất
* 6 lục địa
* 4 đại dương
II. Bài tập:
Bài tập về tính ngày, giờ ở một số nước trên thế giới.
4. Củng cố: ( 5phút ) : 
- Giáo viên hệ thống nội dung ôn tập: các vận động của trái đất, cấu tạo bên trong của trái đất, nội lực và ngoại lực.
- Giải đáp thắc mắc của học sinh(nếu có)
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà:( 1phút ) : 
- - Học bài và làm bài tập
- Ôn tập từ bài 7 đến bài 13, giờ sau kiểm tra học kì I.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
..................................................................................................................................................................................................................................................................
 Kí duyệt, ngày tháng.năm 2015
Ngày soạn:..................................
Tiết 17: KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ HS một cách kịp thời.
- Đánh giá về kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng của HS sau khi học nội dung của chủ đề: 1. Các chuyển động cuả trái đất và hệ quả, 2. Cấu tạo bên trong của trái đất và các thành phần tự nhiên cuả Trái đất(địa hình) 
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng viết bài, tính toán.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, độc lập làm bài.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Kiểm tra viết dưới hình thức trả lời câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.
III. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Ma trận, đề kiểm tra, đáp án, thang điểm.
2. Học sinh: Giấy, bút.
IV: TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1.Ổn định tổ chức: ( 1phút )
Thứ
Ngày tháng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
Ghi chú
2. Bài kiểm tra: 
A. Ma trận đề: 
 Chủ đề, chương, bài
Các cấp độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vân dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề: 
Hệ quả của sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
2 câu
1điểm= 10%TSĐ
Nguyên nhân có ngày, đêm
1 câu
0,5điểm
Cách tính giờ
1 câu
0,5điểm
Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả
1 câu 
1,5điểm= 15% TSĐ
Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hướng nghiêng của TĐ
1 câu
1,5 điểm
Cấu tạo của Trái Đất
1 câu 
3 điểm= 30% TSĐ
-Cấu tạo của Trái Đất
-Vai trò của lớp vỏ Trái Đất
1 câu
3điểm
Sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt trái đất
1 câu 
0,5 điểm =
5% TSĐ
Diện tích các đại dương
1 câu
0,5điểm
Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
1 câu 
0,5 điểm =
5% TSĐ
Hiểu tác động của ngoại lực
1 câu
0.5điểm
Địa hình bề mặt Trái Đất
2 câu 
3,5 điểm =
35% TSĐ
Khái niệm núi
1 câu
1điểm
Biện pháp hạn chế thiệt hại do động đất
0,5 câu
1,5điểm
Sự khác nhau giữa núi lửa và động đất
0,5 câu
1điểm
Tổng số câu: 8 câu
TSĐ:10 đ
100%
2,5 câu
3 điểm= 30% TSĐ
4,5 câu
6,5 điểm= 65% TSĐ
1 câu
 0,5điểm= 5%TSĐ
B. Đề bài từ ma trận:
I. Trắc nghiệm khách quan: ( 3 điểm)
Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu1. Mọi nơi trên trái đất đều lần lượt có ngày và đêm là do:
A. Mặt trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây.
B. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Đông sang Tây.
C. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
D. Trái Đất chuyển động từ Đông sang Tây.
Câu 2. Việt Nam ở khu vực giờ thứ 7, vậy khi Luân Đôn là 2 giờ thì ở Hà Nội là:
A. 5 giờ B. 7 giờ C. 9 giờ D. 11 giờ.
Câu3. Đại dương chiếm khoảng mấy phần diện tích bề mặt Trái Đất?
A. 80% B. 50% C. 60% D. 70%
Câu 4. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt đất là:
A. Tạo ra các nếp uốn. B.Tạo ra các đứt gãy 
C.Làm cho địa hình bề mặt đất thêm ghồ ghề. D. San bằng, hạ thấp địa hình.
Câu 5. Chọn các cụm từ cho trước trong ngoặc (đỉnh nhọn, đỉnh tròn, trên 500m, 200m, nhô cao, mực nước biển) điền vào những chỗ chấm (...) để có khái niệm đúng về núi.
Núi là một dạng địa hình ....(1)....rõ rệt trên mặt đất. Độ cao của núi thường trên....(2).....so với .......(3).........................., có.......(4)..........., sườn dốc.
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Hãy cho biết:
a. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Ttheo hướng nào?
b. Nhận xét về độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất trong khi chuyển động quanh Mặt Trời?
Câu 2(3 điểm) : Nêu cấu tạo bên trong của Trái Đất? Vì sao nói lớp vỏ Trái Đất có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và với đời sống của con người?
Câu 3 (2.5 điểm): 
a. Sự khác nhau giữa hiện tượng núi lửa và hiện tượng động đất?
b. Con người đã áp dụng những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra?
III. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm
I. Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)
Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm
1. C 2. C 3. B 4. D
5. Mỗi chỗ điền đúng được 0,25 điểm
(1): nhô cao; (2): 500m; (3): mực nước biển; (4): đỉnh nhọn.
II. Tự luận (7 điểm)
6. (1,5 điểm)
a. Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ tây sang đông (1 điểm).
b. Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục trái đất vào các ngày hạ chí, đông chí, xuân phân và thu phân là không đổi (1 điểm).
7. (3 điểm)
* Cấu tạo bên trong trái đất gồm 3 lớp (0,5 điểm)
- Lớp vỏ trái đất là một lớp rất mỏng ở ngoài cùng(0,5 điểm) 
- Dưới lớp vỏ là lớp trung gian (0,5 điểm)
- trong cùng là lớp lõi trái đất, đây là lớp dày nhất(0,5 điểm) 
* Vì lớp vỏ trái đất là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên (không khí, nước, sinh vật) và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người (1 điểm)
8. (2,5 điểm)
a. Núi lửa là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất, còn động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển (1 điểm).
b. Các biện pháp (1,5 điểm)
+ Xây nhà chịu được các chấn động lớn.
+ Lập các trạm nghiên cứu, dự báo động đất.
+ Sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
4. Củng cố: 
 - Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà:
Tìm hiểu bài 7
V. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
 Kí duyệt, ngày tháng.năm 2015
Ngày soạn:..................................
Tiết 18: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Nắm được đặc điểm hình thái 3 dạng địa hình ( đồng bằng, cao nguyên, đồi) thông qua quan sát tranh ảnh, hình vẽ.
2. Kĩ năng: 
- Chỉ đúng 1 số đồng bằng, cao nguyên lớn ở thế giới trên bản đồ.
3. Thái độ:
- Giáo dục tinh thần say mê học tập bộ môn
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, trực quan, thảo luận
III. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Bản đồ tự nhiên thế giới, tranh ảnh.
2. Học sinh: SGK+ vở ghi. 
IV: TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1.Ổn định tổ chức: ( 1phút )
Thứ
Ngày tháng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Kết hợp trong giờ.
3. Dạy bài mới: 33 phút 
* GV giới thiệu bài: (1phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1( 10 phút) Nhóm
- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: Quan sát H39 kết hợp với phần 1 SGK, hãy trình bày về đặc điểm hình thái, phân loại, giá trị kinh tế của đồng bằng theo dàn ý sau:
- Độ cao?
- Đặc điểm hình thái?(bề mặt?)
- Phân loại?
- Tìm trên BĐTNTG các ĐB lớn?
- ĐB có giá trị kinh tế như thế nào?
+ Nhóm 2: Quan sát H41 kết hợp phần 2 SGK và trình bày về đặc điểm hình thái, phân loại, giá trị kinh tế của cao nguyên theo dàn ý sau:
- Quan sát H40, tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng?
- Cao nguyên có giá trị KT gì?
- Tìm và chỉ trên BĐ các cao nguyên lớn ở nước ta?
+ Nhóm 3: Tự đọc phần 3 và cho biết:
- Đồi là gì?
- Đồi thường nằm giữa các miền ĐH nào?
- Vùng đồi còn có tên là gì?
- Nước ta có đồi không? ở đâu?
HĐ2(22 phút): GV gọi đại diện các nhóm lần lượt trình bày phần chuẩn bị của mình, các nhóm khác bổ sung-> GV chốt lại và ghi bảng.
- GV kết hợp cho HS quan sát tranh ảnh về một số dạng địa hình.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và tổ chức thảo luận theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Quan sát.
Đặc điểm
Cao nguyên
Đồi
Đồng bằng
Độ cao
Độ cao tuyệt đối > 500m
Độ cao tương đối < 200m
Độ cao tuyệt đối < 200m
Đặc điểm hình thái
-Bề mặt tương đối bằng phẳng, gợn sóng
- Sườn dốc
Dạng địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi.
- Dạng đồi bát úp, đỉnh tròn, sườn thoải.
-2 loại:
+ Bào mòn
+Bồi tụ
- Bề mặt bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.
Ví dụ
- CN Tây Tạng
( TQ)
- Tây Nguyên
Vùng đồi trung du Thái Nguyên, Phú Thọ
- ĐB bào mòn: Châu Âu, Canađa
- Bồi tụ: Hoàng Hà, SCL, Hồng
Giá trị kinh tế
 Trồng cây CN, chăn nuôi gia súc lớn theo vùng chuyên canh
Trồng cây CN,kết hợp lâm nghiệp
- Chăn thả gia súc. 
Trồng cây lương thực, thực phẩm, NN phát triển, dân cư đông đúc.
- Tập trung nhiều thành phố lớn.
4. Củng cố: ( 5phút ) : 
Hoàn thành bảng so sánh về ĐB và cao nguyên:
Đồng bằng
Cao nguyên
Giống nhau
Bề mặt tương đối bằng phẳng
Bề mặt tương đối bằng phẳng
Khác nhau
- Độ cao
- Sườn
- Giá trị KT
<200m
- Không có sườn
- Trồng cây LT, TP
> 500m
- Sườn dốc đứng
- Cây CN, c/nuôi gia súc
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà:( 1phút ) : 
- Học bài.
- Tìm hiểu một số khoáng sản có ở địa phương.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
..................................................................................................................................................................................................................................................................
 Kí duyệt, ngày tháng.năm 2015
Ngày soạn:..................................
Tiết 19. Bài 15: CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
-Hiểu được các khái niệm: khoáng vật, đá, khoáng sản, mỏ khoáng sản. Biết phân biệt các khoáng sản theo công dụng và theo quá trình hình thành.
- Biết khoáng sản là tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia, được hình thành trong thời gian dài và là loại tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi.
2. Kĩ năng: 
- Biết xác định một số loại khoáng sản trên bản đồ khoáng sản Việt Nam.
3. Thái độ:
- Hiểu khoáng sản không phải là tài nguyên vô tận, vì vậy con người phải biết khai thác chúng một cách tiết kiệm và hợp lí.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, trực quan, thảo luận
III. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Bản đồ khoáng sản Việt Nam. Hộp khoáng sản.
2. Học sinh: SGK+ vở ghi. 
IV: TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1.Ổn định tổ chức: ( 1phút )
Thứ
Ngày tháng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
.....................................................
? So sánh điểm giống và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên? Chỉ và đọc tên một số đồng bằng, cao nguyên lớn trên bản đồ Việt Nam.
3. Dạy bài mới: 33 phút * GV giới thiệu bài: (1phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1(15 phút) Tìm hiểu về các loại khoáng sản.
- YC HS đọc khái niệm về khoáng sản và mỏ khoáng sản trong SGK.
? Khoáng sản là gì? Mỏ khoáng là gì ? Cho ví dụ? 
- Theo dõi bảng tr.49, hãy:
? Kể tên các nhóm KS và nêu công dụng?
? Xác định trên các loại KS đó trên bản đồ VN ?
? Kể tên một số KS ở địa phương em?
- GV kết luận, bổ sung:
- Đọc
- Trả lời
- Theo dõi, trả lời
1. Các loại khoáng sản: 
a) Khái niệm : 
*Khoáng sản: là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
* Mỏ khoáng sản : nơi tập trung nhiều KS có khả năng khai thác 
b) Phân loại :
* Dựa theo tính chất và công dụng, KS phân thành 3 nhóm:
Loại khoáng sản
Tên các khoáng sản
Công dụng
* Năng lượng (nhiên liệu)
Than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt...
Nhiên liệu cho CN năng lượng, nguyên liệu cho CN hoá chất...
* Kim loại đen
* Kim loại màu
Sắt, mangan, titan, crôm...
Đồng, chì, kẽm...
 Nguyên liệu cho CN luyện kim đen và luyện kim màu, từ đó SX ra các loại gang, thép, đồng, chì...
* Phi kim loại
Muối mỏ, apatít, thạch anh, kim cương, đá vôi, cát sỏi...
 Nguyên liệu để SX phân bón, đồ gốm, sứ, làm VLXD...
- Cho HS quan sát một số mẫu
khoáng sản
*HĐ2( 10 phút) Tìm hiểu về
nguồn gốc hình thành khoáng
sản
- Yêu cầu – YC HS đọc mục 2 SGK+hiểu biết:
? Cho biết thế nào là mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh? Nguồn gốc hình thành từng loại? Cho VD?
- GV mở rộng: Một số loại KS vừa có nguồn gốc nội sinh, vừa có nguồn gốc ngoại sinh như: quặng sắt, hê ma tít, ma nhê tít
+ Có 90 % mỏ quặng sắt hình thành cách đây 500-> 600 triệu năm
+ Than: được hình thành cách đây 230-> 280 triệu năm, có mỏ 140-> 195 triệu năm
+ Dầu mỏ: hình thành do xác các SV bị phân huỷ, cách đây 2-> 5 triệu năm.
HĐ 3( 7 phút): Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ khoáng sản.
- YC HS trao đổi theo cặp
? Em hãy cho biết tình hình khai thác và sử dụng khoáng sản hiện nay?
? Theo em, chúng ta cần khai thác, sử dụng và bảo vệ KS như thế nào?
 GV kết luận: Các mỏ ks được hình thành trong thời gian rất lâu. Chúng rất quý và không phải là vô tận. Do đó vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ phải được coi trọng. 
- Quan sát
-Đọc và trả lời
- Lắng nghe
- Trao đổi và trả lời
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh: '
*Mỏ KS nội sinh: hình thành do mắc ma, rồi được đưa lên gần mặt đất (do tác động của nội lực)
VD: đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc...
*Mỏ KS ngoại sinh: hình thành trong quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng cùng với các loại đá trầm tích (do tác động của ngoại lực)
VD: Than, cao lanh, đá vôi
3. Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ khoáng sản. '
- Phải khai thác hợp lí, có kế hoạch
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
- Có biện pháp bảo vệ, quản lí chặt chẽ khoáng sản.
4. Củng cố: ( 5phút ) : 
- Hệ thống kiến thức.
? Khoáng sản là gì ? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản ?
? Trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng
? Quá trình hình thành mỏ nội sinh và ngoại sinh khác nhau như thế nào? 
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà:( 1phút ) : 
- Học bài và làm các bài tập
- Sưu tầm các loại khoáng sản, các loại đá...
- Ôn lại cách biểu hiện địa hình trên bản đồ ( bài 5)
V. RÚT KINH NGHIỆM :
..................................................................................................................................................................................................................................................................
 Kí duyệt, ngày tháng.năm 201
Ngày soạn.......................................
 Tiết 20. Bài 16 : THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm đường đồng mức.
2. Kĩ năng: 
- Biết đo tính độ cao và khoảng cách thực địa dựa vào bản đồ.
- Biết đọc và sử dụng bản đồ tỉ lệ lớn có các đường đồng mức.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu bộ môn.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, trực quan, thảo luận
III. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Bản đồ tự nhiên thế giới, Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn (H.44)
2. Học sinh: SGK+ vở ghi. 
IV: TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1.Ổn định tổ chức: ( 1phút )
Thứ
Ngày tháng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên HS vắng
Ghi chú
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
.....................................................
? Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản? Trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng. Xác định trên bản đồ tự nhiên Việt Nam các nhóm khoáng sản đó.
3. Dạy bài mới: 33 phút * GV giới thiệu bài: (1phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
*HĐ1(12 phút) Tìm hiểu về đường đồng mức
- YC HS dựa vào H.44 SGK+ hiểu biết:
? Đường đồng mức là những đường như thế nào?
? Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên BĐ có thể biết được hình dạng của địa hình?
* HĐ2(20 phút) Tìm các địa điểm của địa hình trên bản đồ, dựa vào đường đồng mức 
* GV HD: Cách tính khoảng cách giữa các đường đồng mức; cách tính độ cao của một số địa điểm: (địa điểm cần xác định độ cao trên đường đồng mức đã ghi số. Địa điểm cần xác định độ cao trên đường đồng mức không ghi số. Địa điểm cần xác định độ cao nằm giữa khoảng cách các đường đồng mức)
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau:
? Xác định trên lược đồ H.44 hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2.
? Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ?
? Dựa vào các đường đồng mức tìm độ cao của các đỉnh núi A1, A2 và các điểm B1, B2, B3.
? Dựa vào tỉ lệ lược đồ để tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2.
? Quan sát các đường đồng mức ở 2 sườn phía đông và phía tây của núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn?
- Mòi đại diện các nhóm trình bày nhóm khác bổ sung, GV chốt kiến thức.
- Quan sát.
- Trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và thảo luận
- Đại diện trình bày
1. Đường đồng mức: 
- Khái niệm: Là những đường nối những điểm có cùng độ cao trên bản đồ.
- Dựa vào đường đồng mức biết độ cao tuyệt đối của các địa điểm và đặc điểm hình dạng địa hình: độ dốc, hướng nghiêng. 
2. Tìm các địa điểm của địa hình trên bản đồ, dựa vào đường đồng mức:
- Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2: Tây – Đông.
- Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức: 100 m
- Độ cao của các đỉnh núi:
+ A1=900 m; A2 trên 600 m 
+ B1=500 m; B2=650 m; B3 trên 500 m
- Đỉnh A1 cách đỉnh A2 khoảng 7500 m.
- Sườn phía Tây dốc hơn sườn phía phía Đông; vì các đường đồng mức phía Tây sát nhau, các đường ĐM phía Đông cách xa nhau.
4. Củng cố: ( 5phút ) : 
Giáo viên và học sinh cùng đánh giá kết quả làm việc của các nhóm. 
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà:( 1phút ) : 
- Đọc Bản đồ địa hình trên Át lát địa lý Việt Nam. 
-Tìm hiểu lớp vỏ khí: thành phần, cấu tạo của lớp vỏ khí; các khối khí.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
..................................................................................................................................................................................................................................................................
 Kí duyệt, ngày tháng.năm 2016
Ngày soạn.......................................
 Tiết 21. Bài 17 : LỚP VỎ KHÍ
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được thành phần của lớp vỏ khí. Biết vị trí, đặc điểm của các tầng trong lớp vỏ khí. Vai trò của lớp ôdôn trong tầng bình lưu.
- Giải thích nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí nóng, lạnh và khối khí lục địa, đại dương.
- Biết vai trò của lớp vỏ khí nói chung, của lớp ozon nói riêng đối với cuộc sống của mọi sinh vật trên Trái Đất.
2. Kĩ năng: 
- Biết sử dụng hình vẽ để trình bày các tầng của lớp vỏ khí, vẽ biểu đồ tỉ lệ các thành phần của không khí.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích khám phá thế giới tự nhiên, ý thứ

File đính kèm:

  • docBai_2_Ban_do_Cach_ve_ban_do.doc
Giáo án liên quan