Giáo án thao giảng Công dân 6 tiết 13 bài 10: Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tt)

 Giới thiệu bài : (2’) Ở tiết trước, chúng ta đã hiểu thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể - hoạt động xã hội và những biểu hiện cụ thể. Và để giúp các em hiểu sâu sắc hơn bài học và nắm được những ý nghĩa của nó, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sang tiết 13, bài 10: tích cực, (tiếp)

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thao giảng Công dân 6 tiết 13 bài 10: Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 17/11/2014 Ngày dạy : 21/11/2014
 GIÁO ÁN THAO GIẢNG 
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
Họ và tên giáo viên: Hoàng Thị Ngân
 	Đơn vị: Trường THCS Hoằng Đồng – Hoằng Hóa
Tiết: 13: Bài 10: TÍCH CỰC TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (tt)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
- Hiểu ý nghĩa của tích cực ,tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
2. Kĩ năng:
	- Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực tham gia các tham gia hoạt động tập thể
	- Biết động viên bạn bè, và mọi người người tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
 - Kĩ năng hợp tác trong hoạt động tập thể.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin 
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 
3. Thái độ:
- Có ý thức tự giác, chủ động tham gia hoạt động tập thể của lớp, của đội và những hoạt động xã hội khác .
	- Tích hợp thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông.
	- Tích hợp giáo dục học sinh nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống
thiên tai và giữ gìn bảo vệ môi trường.
B. PHƯƠNG PHÁP
 - Phương pháp thảo luận nhóm.
 - Phương pháp đàm thoại, giải quyết tình huống...
C. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
 - Những sách viết về người tốt, việc tốt.
 - Sưu tầm tranh, ảnh hoạt động của thầy và trò trong các hoạt động truyền thống của trường.
 - Sưu tầm gương những bạn HS làm nhiều việc tốt.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
	1.. Kiểm tra bài cũ : (5’)
? Nêu một số biểu hiện cơ bản của sự tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? (HS trình bày) 
Các biểu hiện cơ bản, cụ thể của tich cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội như: Tham gia đầy đủ các hoạt động; hứng thú và nhiệt tình; làm tốt các nhiệm vụ được giao, không cần ai kiểm tra nhắc nhở.
? Quan sát tranh, em hãy cho biết đây là những hoạt động gì? (HS trình bày) 
? Đó là hoạt động tập thể hay hoạt động xã hội? (HS trình bày)
	2. Bài mới : (38’)
	Giới thiệu bài : (2’) Ở tiết trước, chúng ta đã hiểu thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể - hoạt động xã hội và những biểu hiện cụ thể. Và để giúp các em hiểu sâu sắc hơn bài học và nắm được những ý nghĩa của nó, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sang tiết 13, bài 10: tích cực,  (tiếp)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
- Giáo viên: Cho HS đọc tình huống:
 Nh©n dÞp 20/11, nhµ trường ph¸t ®éng cuéc thi v¨n nghÖ. Mai - líp trưëng lớp 6A ®· ®éng viªn, khích lệ c¸c b¹n trong lớp tham gia phong trào. Mai phân công cho những bạn có năng khiếu trong lớp: người viÕt kÞch b¶n, người diễn xuất, người hát, múa, còn Mai chăm lo nước uống cho lớp trong các buổi tập. Cả lớp đều sôi nổi, nhiệt tình tham gia; duy nhất bạn Khanh là không nhập cuộc, mặc dù rất nhiều người động viên. Khi líp ®¹t gi¶i xuÊt s¾c, được biểu dương trước toàn trường, ai cũng xúm vào khen ngợi Mai. ChØ m×nh Khanh thui thñi một mình ngåi ë cuèi líp.
- GV chia nhãm, cho HS thảo luận:
 Thời gian: 3 phút
Câu 1: Tìm những việc làm của Mai và Khanh trong đợt phát động phong trào văn nghệ nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11?
Câu 2: Hãy nêu nhận xét của em về Mai và Khanh?
GV: Hướng dẫn HS thảo luận.
Các nhóm trình bày và nhận xét.
GV: Tổng hợp và đưa ra chuẩn kiến thức.
? Qua tình huống trên em hãy cho biết tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội mang lại lợi ích gì cho bản thân? 
? Vậy đối với tập thể tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội có ý nghĩa gì?
- Không chỉ có ý nghĩa với bản thân và tập thể, tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội còn có ý nghĩa xã hội to lớn.
? Em hãy cho biết tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội có ý nghĩa đối với xã hội như thế nào?
? Hãy nêu những tấm gương về người tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội mà em biết?
? Liên hệ với bản thân, em thấy mình đã tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội hay chưa? 
? Theo em chúng ta cần phải làm gì để trở thành người tính tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? 
Hoạt động 2: Luyện tập (10’)
1. Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
2. Ý nghĩa
- Việc làm của Mai:
 + Đéng viªn, khích lệ c¸c b¹n tham gia phong trào 
 + Phân công nhiệm vụ cho các bạn.
 + Chăm lo nước uống cho lớp trong các buổi tập
- Khanh: không tham gia, không nhập cuộc.
-> Mai: Tích cực, chủ động trong hoạt động tập thể.
 Khanh: Trầm tính, xa rời tập thể.
- Đối với bản thân: Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân sẽ được mọi người quý mến, giúp đỡ.
- Đối với tập thể: Góp phần xây dựng quan hệ gắn bó trong tập thể, sự hiểu biết, quý mến lẫn nhau.
- Đối với xã hội: Góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ, hạn chế những biểu hiện tiêu cực.
- Trong cuộc sống, rất nhiều người tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội như: (trình chiếu)
+ Các bạn HS tích cực, tự giác trong vệ sinh trường lớp, vệ sinh thôn xóm, trồng và chăm sóc cây.
+ Tập luyện văn nghệ, TDTT, tập nghi thức đội...
+ Làm kế hoạch nhỏ.
+ Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
 Và còn rất nhiều các hoạt động khác nữa mà chúng ta không thể kể hết được.
- Biểu hiện tích cực của bản thân: 
+ Siêng năng học bài và làm bài.
+ Cố gắng học tập, không ngừng trau dồi kiến thức.
+ Kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm không bỏ cuộc khi gặp những bài khó.
- Biểu hiện tự giác của bản thân: 
+ Chủ động học tập, không đợi ai nhắc nhở.
+ Thực hiện đúng kế hoạch, thời gian học tập mà mình đã đặt ra.
- Hành động:
+ Mỗi người cần phải có ước mơ.
+ Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định, học giỏi và tích cực, tự giác tham gia các HĐ tập thể HĐ xã hội.
+ Không ngại khó hoặc lẩn tránh những việc chung.
+ Tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp, địa phương tổ chức...
* Bài tập.
Bài tập a: SGK - Trang 24
Bài tập 2: SGK - Trang 25
-Tuấn rủ Phương đi xem bóng đá để cổ vũ cho đội của trường.Phương từ chối không đi vì muốn đi ngủ.Tuấn phải đi rủ các bạn khác.
? Em có nhận xét gì về việc làm của Tuấn và sự từ chối của Phương?
? Em hãy kể những việc làm của bạn bè xung quanh hoặc bản thân thể hiện tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội ?
? Nêu những việc làm chưa thể hiện tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể ở lớp,ở trường ta mà em biết?
Bài tập b: SGK - Trang 25
- Tuấn có ý thức tập thể, thể hiện tinh thần đồng đội.
- Việc từ chối của Phương chứng tỏ Phương không có ý thức tập thể,chỉ biết mình.Thái độ của Phương đáng chê trách 
Bài tập c: SGK - Trang 25
 Việc làm thể hiện sự tích cực:
- Biết lo lắng, đóng góp công sức, suy nghĩ.
- Có ý chí quyết tâm, tranh thủ thời gian.
- Chống lại những biểu hiện sai trái.
- Kết hợp với tôn trọng kỉ luật, lịch sự, tế nhị, chan hòa, giữ vệ sinh môi trường
Bài tập d: SGK - Trang 25
 Việc làm thể hiện sự tự giác:
- Chủ động học tập, không đợi ai nhắc nhở.
- Thực hiện đúng kế hoạch, thời gian học tập mà mình đã đặt ra.
`
a. Không trực nhật
b. Trốn chào cờ
c. Không tham gia các ngày lễ
d. Trốn tránh các hoạt động của đội
e. Không tham gia các hoạt động của lớp.
->Thái độ ích kỷ, chây lười, ỷ lại, ngại khó hoặc miễn cưỡng tham gia.
-> hậu quả xấu làm ngưng trệ các hoạt động đẩy lùi sự tiến bộ của tập thể và xã hội.
3. Củng cố và đánh giá : 
	Tổ chức trò chơi về đích: Nhìn ảnh đoán tên hoạt động
E. Hoạt động tiếp nối: 
 	- Học bài và làm bài tập đ -SGK Trang 25
 - Chuẩn bị bài 11: Mục đích học tập của Học sinh
 D. Điều chỉnh- bổ sung
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doccac_bai_toan_chuan_so_hoc_6.doc
Giáo án liên quan