Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)
A.Mục tiêu: - Viết đúng bài CT; biết trình bày đúng đoạn văn.Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3.
B. Đồ dùng dạy học: -GV: Bảng lớp kẻ mô hình cấu tạo vần,bút,sgk -HS: sgk,vbt
C. Các hoạt động dạy học:
1.KTBC :
2 Bài mới: Một chuyên gia máy xúc
a.Hoạt động 1: Luyện viết.
*Mục Tiêu - Viết đúng bài CT; biết trình bày đúng đoạn văn.
-GV đọc mẫu bài , nhắc HS chú ý một số từ dễ viết sai chính tả như: Khung cửa, buồng máy, chất phác, ngoại quốc.
+HS nêu cách viết từng từ, từng chữ, lần lượt cá nhân lên bảng viết tứ khó,cả lớp viết vào giấy nháp
-GV đọc bài HS viết bài vào vở -GVđọc bài học sinh soát lỗi. –HS đổi vở chữa lỗi.
-GV chấm bài và nhận xét bài viết.
b.Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 2: Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua
-Gạch dưới các tiếng chứa uô, ua trong bài văn dưới đây: “ Anh hùng Cu Ba”:
- HS gạch dưới : Của, mía,cuốn, cuộc, buôn, muôn.(HS làm cá nhân)
- GV nhận xét sửa chữa bài làm của HS
lớp nhận xét +Hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền nhau? (đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé ,đơn vị bé bằng 1/10đơn vị lớn). Bài 2: Biết chuyển đổi các số đo độ dài -1 HS nêu yêu cầu bài tập.Viết số thích hợp vào chỗ chấm -Gọi HS thực hiện -GV cả lớp nhận xét 180 kg ; 20.000 kg ; 35.000 kg ; 43 yến ; 25tạ ; 16 tấn 2326 g; 6003g; 4kg8g ; 9 tấn 50 kg Bài 4. Biết giải các bài toán với các số đo khối lượng -1 HS đọc yêu cầu bài -GVHDHS giải: 1 tấn = 1.000 kg -Gọi HS lên thực hiện -GV & Cả lớp nhận xét *Giải : khối lượng đường ngày thứ hai bán được 300x2 =600 kg Khối lượng đường ngày thứ ba bán được 1000 -600 =400 kg ĐS : 400kg 3.Củng cố- dặn dò: - Xem bài mới “luyện tập”-GV nhận xét tiết học D.Phần bổ sung Đạo đức Tiết :5 CÓ CHÍ THÌ NÊN ( Sgk/9) - Tgdk:35phút A.Mục tiêu :- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí. - Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống. - Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. *KNS: -Kĩ năng tư duy phê phán( biết phê phán đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống ) -Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập . B. Đồ dùng dạy học: bảng phụ dùng trong thảo luận nhóm ,các tấm thẻ xanh ,đỏ ,vàng C. Các hoạt động dạy học: 1.KTBC: Có trách nhiệm về việc làm của mình -3 HS đọc phần ghi nhớ- xử lí tình huống. 2.Bài mới: Có chí thì nên a.Hoạt động 1.:HS tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó khăn của Trần Bảo Đồng *.Mục tiêu: - Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí. - Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống. *Cách tiến hành: HS đọc thông tin SGK- Thảo luận câu hỏi 1,2,3 SGK/9 *Kết luận: Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy: Dù hoàn cảnh rất khó khăn ,nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí vẫn có thể vừa học tốt vừa giúp gia đình. *THTTHCM: Bác Hồ là một tấm gương lớn về ý chí và nghị lực .Qua bài học ,rèn luyện cho HS phẩm chất ý chí,nghị lực theo gương Bác Hồ. -b.Hoạt động 2: Xử lí tình huống *Mục tiêu: HS lựa chọn cách giải quyết tích cực nhất *Cách tiến hành: Cho HS thảo luận , mỗi nhóm một tình huống SGV trang 23 - Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung- GV kết luận *Sau khi xử lý tình huống các em phải biết phê phán đánh giá được những quan niệm ,những hành vi nào mà các em cho là thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống. c. Hoạt động 3: Làm BT 1.2 SGK/10-11 * Mục tiêu: - Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. * Cách tiến hành: HS trao đổi theo bàn – GV nêu – HS giơ thẻ ( BT1) BT2: Như trên- GV tuyên dương và kết luận - HS đọc ghi nhớ SGK trang 10. *Các em biết noi theo những gương vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập để trở thành người có ích. 3.Củng cố dặn dò -GV nhận xét tiết học -Dặn HS về nhà sưu tầm vài mẩu chuyện nói về những gương HS “ Có chí thì nên” D.Phần bổ sung:....................................................................................................................................... ............ . Toán; BS ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG VBT/23 - Tgdk:35phút A.Mục tiêu: - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng. - Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo khối lượng. A. Đồ dùng dạy học: -GV: Bảng phụ,sgk,bút -HS: VBT vở toán BS C. Các hoạt động dạy học: a.Hoạt động 1: Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng - Bài 1.Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng. -Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo khối lượng -Gọi HS thực hiện -GV & cả lớp nhận xét +Hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền nhau? (đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé ,đơn vị bé bằng 1/10đơn vị lớn). Bài 2: Biết chuyển đổi các số đo độ dài -1 HS nêu yêu cầu bài tập.Viết số thích hợp vào chỗ chấm -Gọi HS thực hiện -GV cả lớp nhận xét Bài 4. Biết giải các bài toán với các số đo khối lượng -1 HS đọc yêu cầu bài -GVHDHS giải -Gọi HS lên thực hiện -GV & Cả lớp nhận xét D.Phần bổ sung Thứ tư ngày 25 tháng 09 năm 2019 BUỔI SÁNG Tập đọc Tiết: 10 Ê- MI -LI, CON ( Sgk/49) - Tgdk:35phút A.Mục tiêu: - Đọc đúng tên nước ngoài trong bài; đọc diễn cảm được bài thơ. - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4; thuộc 1 khổ thơ trong bài). B. Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. C. Các hoạt động dạy học: 1.KTBC: 2. Bài mới: Ê-mi –li, con. GV giới thiệu trực tiếp a. Hoạt động 1: Luyện đọc *Mục tiêu: - Đọc đúng tên nước ngoài trong bài; đọc diễn cảm được bài thơ. -HS đọc nối tiếp đoạn lượt 1+ rút từ khó ,luyện đọc từ khó -HS đọc lượt 2 +giải nghĩa từ -HS luyện đọc trong nhóm - Một em đọc to toàn bài- - Giáo viên đọc mẫu toàn bài+nêu giọng đọc b.Hoạt động 2:Tìm hiểu bài: *Mục tiêu: Hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi -Câu 1: HDHS đọc diễn cảm khổ thơ đầu (để gợi hình ảnh và hiểu tâm trạng của hai cha con) Câu 2: Vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Không “nhân danh ai” và vô nhân đạo “đốt bệnh viện , trường học”, “ giết trẻ em”. + Câu 3: HS đọc khổ thơ 3 trả lời: “ Chú nói trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được, chú dặn con: Khi mẹ về, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ: “ cha đi vui, xin mẹ đừng buồn”. + Câu 4: HS đọc khổ thơ cuối và trả lời : Hành động của chú Mô- ri- xơn là hành động rất cao đẹp, đáng khâm phục. * Ý chính bài: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam c.Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.( hai khổ thơ cuối.) *Mục tiêu: Đọc đúng tên nước ngoài trong bài; đọc diễn cảm được bài thơ -HS đọc 4 khổ thơ -GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối -HS luyện đọc trong nhóm –HS thi đọc thuộc lòng ,đọc diễn cảm 3.Củng cố- dặn dò: Gọi hs nêu nội dung chính - Về nhà xem bài mới “Những người bạn tốt” - GV nhận xét tiết học D.Phần bổ sung Toán Tiết: 23 LUYỆN TẬP (Sgk/24) - Tgdk:35phút A.Mục tiêu: Biết tính diện tích một hình qui về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. - Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng. -Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3 B. Đồ dùng dạy học: GV: bảng phụ,sgk,bút -HS: sgk ,vở toán trường C. Các hoạt động dạy học: 1.KTBC : 2. Bài mới: Luyện tập a..Hoạt động 1:Thực hành Bài 1:- Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng. -GV HD HS tóm tắt và giải bài toán -1HS làm bảng lớp -Nhận xét sửa sai. Giải: 1 tấn 300kg = 1300kg ; 2tấn = 2.000 kg ;2 tấn 700kg=2700kg Khối lượng giấy của hai liên đội thu được 1300+2700=4000 kg Số lần gấp 4000 :2000 =2 lần Số cuốn vở sản xuất được 2 x50000= 100000 cuốn vở Đáp số: 100000 cuốn . Bài 3 :Biết tính diện tích một hình qui về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông -1HS đọc yêu cầu –tóm tắt và nêu hướng giải -HS làm cá nhân-1HS làm bảng phụ .Cả lớp &GV nhận xét bổ sung ,chốt kết quả đúng.. Bài giải : Diện tích mảnh đất hình chữ nhật ABCD :14X6 =84 m2 Diện tích mảnh đất hình vuông NMCE 7X7 =49 m2 Diện tích mảnh đất theo hình: 84 +49 =133 m2 ĐS :133m2 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học D.Phần bổ sung Lịch sử Tiết: 5 PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU (Sgk/23) - Tgdk:35phút A.Mục tiêu: Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu): - Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc. - Từ năm 1905-1908, ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông Du. B. Đồ dùng dạy học: -GV: Tranh sgk/23,sgk -HS :sgk C. Các hoạt động dạy học: 1.KTBC: 2. Bài mới :Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du a.Hoạt động 1.: Làm việc cả lớp *Mục tiêu: Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu): -GV giới thiệu: Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta , nhân dân từ Nam chí Bắc đã đứng lên kháng chiến chống Pháp. Nhưng tất cả các phong trào đấu tranh đều bị thất bại, đến đầu thế kỉ XX xuất hiện thêm hai nhà yêu nước là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Hai ông đã đi theo khuynh hướng cứu nước mới. -GV hỏi: Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du để làm gì? -Kể lại những nét chính về phong trào Đông Du. -Ý nghĩa của phong trào Đông Du. b.Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm *Mục tiêu: - Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc. -Tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi nêu trên -Những người yêu nước được điều sang ở nước Nhật tiên tiến để có kiến thức về khoa học, kĩ thuật, sau đó họ về hoạt động ở nước. - Sự hướng ứng trong phong trào Đông Du của nhân dân trong nước, nhất là những thanh niên yêu nước Việt Nam. - Phong trào đã khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta. c.Hoạt động 3: Làm việc cả lớp *Mục tiêu: - Từ năm 1905-1908, ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông Du. -HS trình bày kết quả thảo luận – GV bổ sung -Cho HS tìm hiểu về phong trào Đông Du d.Hoạt động 4: Làm việc cả lớp -GV nhấn mạnh những nội dung cần nhớ, -HS đọc phần bài học cuối bài 3.Củng cố dặn dò: -Về nhà xem bài mới “Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời”. -Nhận xét tiết học D.Phần bổ sung Khoa học: Tiết : 10 THỰC HÀNH: “NÓI KHÔNG!” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN ( Sgk/ 20) - Tgdk:35 phút : A. Mục tiêu - Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu bia. - Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy. *KNS:-Kĩ năng giao tiếp ứng xử và kiên quyết sử dụng các chất gây nghiện . -Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe doạ phải sử dụng các chất gây nghiện. B. Đồ dùng dạy học: -GV: sgk,tranh sgk/20 HS chuẩn bị nội dung đóng vai C. Các hoạt động dạy học: 1.KTBC : 2. Bài mới: Thực hành: Nói “ không” đối với các chất gây nghiện a.Hoạt động 1:Trò chơi “ chế giễu nguy hiểm” *Mục tiêu:HS nhận ra : nhiều khi biết biết chắc hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà có người vẫn làm từ đó, HS có ý thức tránh xa nguy hiểm. *Cách tiến hành: Tổ chức và HD sử dụng ghế của GV dễ dàng chơi trò chơi này .Chuẩn bị thêm một chiếc khăn phủ trên một chiếc ghế. -GV chỉ vào chiếc ghế và nói: Đây là chiếc ghế rất nguy hiểm vì nó đã nhiễm điện thế cao. Ai chạm vào sẽ bị điện giật chết. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị chết vì điện giật. Đặt chiếc ghế ở giữa cửa. -GV yêu cầu cả lớp đi ra ngoài hành lang đi vào cố gắng đừng chạm vào ghế. -Thảo luận cả lớp. GV đặt câu hỏi: +Em cảm thấy thế nào khi qua chiếc ghế? +Tại sao khi qua chiếc ghế một số bạn đã đi chậm lại và rất thận trọng không để chạm vào ghế? +Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn ,làm cho bạn chạm vào ghế? + Tại sao khi bị xô đẩy, có bạn cố gắng không để ngã vào ghế? + Tại sao có người lại tự mình thử chạm tay vào ghế.? – GV kết luận chung. *Các em phải biết các chất gây nghiện rất nguy hiểm cho bản thân ,Vì vậy trong giao tiếp các em phải ứng xử và kiên quyết không sử dụng các chất gây nghiện này. b.Hoạt động 2: Đóng vai * Mục tiêu: HS biết thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện * Cách tiến hành: thảo luận-GV nêu vấn đế khi chúng ta từ chối ai đó một điều gì?( ví dụ từ chối bạn hút thử thuốc lá) em sẽ nói gì?- Cho cả lớp thảo luận ( 5 nhóm) và đưa ra 3 tình huống như SGV trang 52- Cho HS đóng vai- GV và cả lớp nhận xét bổ sung . * Kết luận: Mỗi chúng ta có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được bảo vệ. *Khi chúng ta bị rơi vào một hoàn cảnh bị đe doạ phải sử dụng chất gây nghiện thì các em phải biết ứng phó nhanh trí tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. 3.Củng cố dặn dò: ->Nhận thức đúng về các chất gây nghiện có hại cho bản thân và sức khoẻ,biết cách phòng tránh có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng nói: “ không!” với các chất gây nghiện. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới “Dùng thuốc an toàn” -Nhận xét tiết học D.Phần bổ sung BUỔI CHIỀU Luyện từ và câu: BS MỞ RỘNG VỐN TỪ:HOÀ BÌNH VTK/23 - Tgdk:35phút A.Mục tiêu: - Hiểu nghĩa của từ hoà bình ;tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình -Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình ở quê em B. Đồ dùng dạy học: -GV:Bảng phụ bút dạ để học sinh làm bài,sgk -HS: VTV chiều C. Các hoạt động dạy học a.Hoạt động 1:Ôn tập *Bài tập 1:Hiểu nghĩa của từ hoà bình -Gọi học sinh nêu ý nghĩa của từ : Hòa bình - Nhận xét đánh giá -Lời giải: Trạng thái không có chiến tranh *Bài tập 2 :Tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình -1HS đọc yêu cầu bài -Lớp làm VBT -1HS làm bảng phụ -Nhận xét -GV giúp HS hiểu nghĩa từ -Các từ đồng nghĩa với từ hoà bình là: bình yên, thanh thản , thái bình. * Bài tập 3: Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình ở quê em -1HS đọc yêu cầu của bài - GVHD HS làm ,nhắc HS trình bày đoạn văn đúng chính tả. -HS chỉ cần viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu, không cần viết dài hơn -HS đọc bài viết của mình –GV+Lớp nhận xét ,sửa sai D.Phần bổ sung Tập làm văn Tiết :9 LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ (Sgk/51) - Tgdk:35phút A. Mục tiêu: Biết thống kê theo hàng (BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ. *KNS:-Tìm kiếm và xử lý thông tin. -Hợp tác ( cùng tìm kiếm số liệu thông tin) -Thuyết trình kết quả tự tin. B. Đồ dùng dạy học: -GV: Sổ điểm của lớp hoặc phiếu học tập của từng HS,SGK -HS: sgk C. Các hoạt động dạy học: 1.KTBC: 2. Bài mới: Luyện tập làm báo cáo thống kê. a.Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1:Biết thống kê theo hàng - Thống kê kết quả học tập trong tháng của em -GV cho HS tự thống kê điểm cá nhân * Các em biết tìm kiếm và xử lý thông tin nhanh ,chính xác qua thống kê kết quả học tập trong tháng. Bài tập 2:Thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ - Lập bảng thống kê kết quả học tập của từng thành viên trong tổ và cả tổ( theo bảng thống kê VBT trang 30): Điền tiếp tên cho các cột dọc theo bảng thống kê -HS trao đổi bảng thống kê theo yêu cầu của bài tập và thống kê kết quả học tập trong tháng ở BT 1 để thu thập số liệu về từng thành viên trong tố. -HS trao đổi nhóm -Từng HS đọc bảng thống kê kết quả học tập của mình để các bạn trong tổ điền nhanh vào bảng thống kê. -Đại diện nhóm trình bày. -GV nhận xét chung * Biết hợp tác với các bạn tìm kiếm các số liệu thông tin để thống kê chính xác. * Từ đó HS mạnh dạn tự tin thuyết trình kết quả của mình trước lớp. 3.Củng cố - dặn dò: -Hỏi về tác dụng của bảng thống kê. -Nhận xét tiết học D.Phần bổ sung Thứ năm ngày 26 tháng 9 năm 2019 BUỔI SÁNG Kỹ thuật Tiết 5 MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH SGK/ 12 -TGDK:35 phút A.Mục tiêu:-Biết đặc điểm ,cách sử dụng bảo quản mợt số dụng cụ nấu ăn thông thường trong gia đình. -Biết giữ vệ sinh,an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn ,ăn uống. B. Đồ dùng dạy học: -GV:Một số dụng cụ đun ,nấu,ăn uống trong gia đình,tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường.Phiếu học tập. -HS:SGK C. Các hoạt động dạy học: 1.KTBC:Cắt ,khâu thêu túi xách tay đơn giản 2.Bài mới:Một số dụng cụ nấu ăn ,ăn uống trong gia đình. a.Hoạt động 1:Xác định các dụng cụ đun,nấu,ăn uống thông thường trong gia đình. -GV đặt câu hỏi và gợi ý để HS kể tên các dụng cụ thường dunmg2 để đun, nấu,ăn uống trong gia đình. -Gvghi tên các dụng cụ đun ,nấu lên bảng theo từng nhóm(theo SGK) -Nhận xét và nhắc lại tên các dụng cụ đun,nấu ,ăn uống trong gia đình. * SDNLTKVHQ:Chọn loại bếp nấu ăn tiết kiệm năng lượng b.Hoạt động 2:Tìm hiểu đặc điểm,,cách sử dụng,bảo quản một số dụng cụ đun,nấu,ăn uống trong gia đình. -Nêu nhiệm vụ thảo luận nhóm. -GVHD cách ghi kết quả thảo luận nhóm vào các ô trong phiếu. -Đọc nội dung ,quan sát các hìnhSGK ,nhớ lại các dụng cụ gia đình thường sử dụng trong nấu ăn -Các nhóm thảo luận và ghi chép tóm tắt kết quả thảo luận của nhóm vào giấy hoặc bảng. -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.GV và các HS khác nhận xét bổ sung. * SDNLTKVHQ:Nấu ăn như thế nào để tiết kiệm năng lượng; có thể dùng năng lượng mặt trời khí bioga để nấu ăn tiết kiệm năng lượng c.Hoạt động 3: Đánh giá kết quả hoc tập -GV kết hợp câu hỏi cuối bài xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm tập trung vào mục tiêu,nội dung chính của bài để đánh giá mức độ đạt mục tiêu của bài học của HS . -GV nêu đáp án của bài tập.HS đối chiếu kết quả bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.HS báo cáo kết quả tự đánh giá.GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS *TH NGLL: Xem tranh, ảnh ( HS tự kể) về bảo quản, giữ gìn dụng cụ đun, nấu, ăn uống 3.Củng cố-Dặn dò: -GV nhận xét đánh giá tinh thần thái độ học tập cuỉa HS.Khen ngợi những cá nhân có ý thức học tốt. -Về nhà sưu tầm thêm tranh ảnh về các thực phẩm thường dùng trong nấu ăn cho bài “Chuẩn bị nấu ăn”. D.Phần bổ sung:..................................................................................................................................... Luyện từ và câu: Tiết:10 TỪ ĐỒNG ÂM ( Sgk/51) - Tgdk:35phút A.Mục tiêu: - Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND Ghi nhớ). - Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III); đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố. B. Đồ dùng dạy học: -GV:sgk,bảng phụ,bút -HS: sgk C. Các hoạt động dạy học 1.KTBC : 2. Bài mới:Từ đồng âm a.Hoạt động 1: Phần nhận xét *Mục tiêu: - Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND Ghi nhớ). -HS làm việc cá nhân , chọn dòng nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu -Lời giải: + Câu (cá): bắt tôm,tômbằng móc sắt nhỏ ( thường có mồi) +Câu( văn): Đơn vị của lời nói diễm đạt một ý trọn vẹn - GV chốt lại: Hai từ câu ở hai câu trên phát âm hoàn toàn giống nhau(đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế được gọi là từ đồng âm. *Phần ghi nhớ:Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ SGK -2-3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. b Hoạt động 2:Phần luyện tập. Bài tập 1:Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm -HS làm việc theo cặp -Lời giải ( HS chỉ cần nói đúng ý không cần chính xác những từ ngữ): + Đồng trong cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng , dùng để cày cấy và trồng trọt. Đồng trong tượng đồng: kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi.thường dùng làm dây điện và chế hợp kim. Đồng trong một nghìn đồng: Đơn vị tiền Việt Nam. + Đá trong hòn đá: chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết tinh thành từng tảng từng hòn. Đá trong bóng đá: đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho ra xa hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương. + Ba trong ba và má: bố ( cha, thầy) Ba trong ba tuổi: số tiếp theo số hai trong dãy số tự nhiên. Bài tập 2: Đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm -HS làm việc cá nhân. VD: -Lọ hoa đặt trên bàn trông thật đẹp . - Chúng em bàn nhau quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam. -Cờ đỏ sao vàng là Quốc kì của nước ta./ Từ trên máy bay nhìn xuống , những thửa ruộng trông như những ô cờ. -Nước con suối này rất trong./Nước ta có bờ biển dài hơn 3000 km Bài tập 3: Bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui -1 HS nêu yêu cầu bài tập.Cả lớp làm vào vở- 1HS nêu miệng. GV& cả lớp nhận xét chốt kết quả đúng. -Lời giải: Nam châm lẫn từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu ( tiền để chỉ tiêu)với tiếng tiêu trong từ đồng âm: tiền tiêu ( vị trí quan trọng nơi bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch) Bài tập 4: Các câu đố. bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm -HS thi giải câu đố nhanh -Lời giải: + Câu a: con chó thui; từ chín trong câu đố có nghĩa là nướng chín chứ khôn
File đính kèm:
- giao_an_tap_doc_lop_5_tuan_5_nam_hoc_2019_2020_ban_dep.doc