Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Văn Lam

 Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

 Đề bài: Kể chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.

I. Mục tiêu:

1- KT: Kể một câu chuyện đó nghe, đó đọc

2- KN: Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đó nghe, đó đọc (giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mỡnh về nhõn vật, kể rừ ràng, rành mạch) về một người phụ nữ anh hùng.

3- Giáo dục HS mạnh dạn, tự tin khi nói trước tập thể.

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi một (hoặc 2 HS) kể một vài đoạn của câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện và bài học các em rút ra.

-Nhận xét, ghi điểm.

2.Bài mới : Giới thiệu bài : Trong tiết KC tuần trước, các em đã nghe thầy (cô) kể một câu chuyện về một lớp trưởng nữ tài giỏi. Trong tiết KC hôm nay, các em sẽ tự kể những chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. Chúng ta sẽ xem ai là người tìm được câu chuyện hay ; ai KC hấp dẫn nhất.

 

doc26 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Văn Lam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
út vĩnh biệt. 
+ Ma-ri-ô rất giàu nam tính : kín đáo (giấu nỗi bất hạnh của mình, không kể cho Gu-li-ét-ta biết); quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng 
+ Gu-li-ét-ta dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính khi thấy Ma-ri-ô bị thương
3.Củng cố - Dăn dò
-Em hãy nêu những từ ngữ vừa mở rộng nam và nữ ?
-Nhắc HS có quan niệm đúng về quyền bình đẳng nam nữ ; có ý thức rèn luyện những phẩm chất quan trọng của giới mình.
 ************************************************* 
 Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
 	Đề bài: Kể chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
I. Mục tiêu: 
1- KT: Kể một câu chuyện đó nghe, đó đọc 
2- KN: Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đó nghe, đó đọc (giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mỡnh về nhõn vật, kể rừ ràng, rành mạch) về một người phụ nữ anh hùng.
3- Giáo dục HS mạnh dạn, tự tin khi nói trước tập thể.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi một (hoặc 2 HS) kể một vài đoạn của câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện và bài học các em rút ra.
-Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới : Giới thiệu bài : Trong tiết KC tuần trước, các em đã nghe thầy (cô) kể một câu chuyện về một lớp trưởng nữ tài giỏi. Trong tiết KC hôm nay, các em sẽ tự kể những chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. Chúng ta sẽ xem ai là người tìm được câu chuyện hay ; ai KC hấp dẫn nhất.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1:Hướng dẫn HS kể chuyện
-Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
GV gạch dưới những từ cần chú ý 
- Gọi bốn HS đọc lần lượt các gợi ý 1 – 2 – 3 – 4 (Tìm truyện về phụ nữ – Lập dàn ý cho câu chuyện – Dựa vào dàn ý, kể thành lời – trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện). 
-GV nhắc HS : Một số truyện được nêu trong gợi ý là truyện trong SGK (Trưng Trắc, Trưng Nhị, Con gái, Lớp trưởng lớp tô
i- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị trước ở nhà cho tiết học này như thế nào theo lời dặn của cô ; mời một số HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể (kết hợp truyện các em mang đến lớp – nếu có). Nói rõ đó là câu chuyện về một nữ anh hùng hay một phụ nữ có tài, người đó là ai. 
-GV nhắc HS : cố gắng kể thật tự nhiên, có thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm phần sinh động, hấp dẫn.
+ Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cho HS về các mặt : nội dung câu chuyện (HS tìm được truyện ngoài SGK được cộng thêm điểm) – cách kể – khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
3.Củng cố - Dặn dò.
-Gọi HS kể chuyện hay kể lại cho cả lớp nghe.
Dặn HS đọc trước đề bài và gợi ý của tiết kể chuyện Được chứng kiến hoặc tham gia tuần 31 để tìm được câu chuyện kể về việc làm tốt của bạn em.
- GV nhận xét tiết học.
-Một HS đọc đề bài viết trên bảng lớp.
Đề bài:Kể chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng, hoặc một phụ nữ có tài.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại gợi ý 1.
-VD : Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện về Nguyên Phi Ỷ Lan – một phụ nữ có tài. Bà tôi đã kể cho tôi nghe câu chuyện này. Bà bảo Nguyên Phi Ỷ Lan là người quê tôi. 
*HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- HS thi kể chuyện trước lớp.
+ HS xung phong kể chuyện hoặc cử đại diện thi kể. Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi, giao lưu cùng các bạn trong lớp về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. 
+ Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất ; bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất ; bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
 ************************************************* 
 Lịch sử
XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
I. Mục tiêu: 
1- KT: Biết nhà máy thỷ điện Hoà Bỡnh là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
2- KN: Biết nhà mỏy thuỷ điện Hoà Bình cú vai trũ quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước : cung cấp điện, ngăn lũ, 
3- Giáo dục sự yêu lao động, tiết kiệm điện trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK. Ảnh trong SGK, bản đồ Việt Nam ( xác định vị trí nhà máy).
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. KTbài cũ: Hoàn thành thống nhất đất nước.
- Vì sao nói ngày 25-4-1976 là ngày vui nhất?
-Ý nghĩa của cuộc bầu cử và kỳ họp quốc hội khoá VI?
- GV nhận xét, ghi điểm .
2. Bài mới: -Giới thiệu bài: 
 Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Hoạt động 1: Sự ra đời của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Giáo viên nêu câu hỏi cho các nhóm 4 thảo luận.
+ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? Ở đâu? Trong thời gian bao lâu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ vị trí xây dựng nhà máy. 
® Giáo viên nhận xét + chốt + ghi bảng: “Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng từ ngày 6/11/1979 đến ngày 4/4/1994.”
Hoạt động 2: Quá trình làm việc trên công trường.
Giáo viên nêu câu hỏi:
-Trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào?
Hoạt động 3: Tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
-Việc làm hồ, đắp đập nhăn nước của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình tác động thế nào đến việc chống lũ hằng năm của nhân dân ta?
-Điện của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã góp phần vào sản xuất và đời sống của nhân dân ta như thế nào?
® Giáo viên nhận xét + chốt.
- Vì ngày này là ngày dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp chung thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh hi sinh gian khổ. 
- Những quyết định của kì họp đầu tiên, Quốc hội khoá VI thể hiện sự thống nhất đất nước cả về mặt lãnh thổ và Nhà nước.
-Thảo luận nhóm 4.
- Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6/11/1979.
- Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hoà Bình.
- Sau 15 năm thì hoàn thành (từ 1979 ®1994)
- Học sinh chỉ bản đồ.
 - Suốt ngày đêm có 3500 người và hàng ngàn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn.
- Thuật lại cuộc thi đua “cao độ 81 hay là chết!” nói lên sự hy sinh quên mình của những người xây dựng.
- Việc làm hồ, đắp đập nhăn nước của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã góp phần tích cực vào việc chống lũ, lụt cho đồng bằng Bắc Bộ.
- Cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
3. Củng cố - Dăn dò
- Nêu lại tác dụng của nhà máy thuỷ điện hoà bình?
® Nhấn mạnh: Nhà máy thuỷ điện hoà bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm qua. Giáo dục HS yêu lao động.
Dặn học sinh: học bài, chuẩn bị: Ôn tập. GV nhận xét tiết học 
******************************************************
Khoa học:
SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
I. Mục tiêu: 
1- KT: HS biết thú là loài vật đẻ con. Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
2- KN: So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim. Kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con, một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
3- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ
2- HS: lại kiến thức cũ, SGK, Hình trang 120, 121 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ BÀI CŨ:
H: Trình bày sự sinh sản của chim.
H: Chim mẹ nuôi chim con như thế nào?
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài: nêu và ghi đề.
2.Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1:Quan sát .
Yêu cầu HS quan sát H1, 2 thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:
H: Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi ở đâu?
H: Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy.
H: Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú mẹ và của thú con?
H: Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
H: So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
Gọi đại diện các nhóm trình bày
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Yêu cầu HS kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con, một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con theo mẫu sau :
Số con trong 1 lứa
Tên động vật
Thường mỗi lứa 1 con
2 con trở lên
GV nhận xét ,chốt lại ý đúng.
2HS trả lời.
Vài HS nhắc lại đề bài.
HS quan sát H1, 2 thảo luận N2 trả lời các câu hỏi. 
TL: bào thai của thú được nuôi ở trong bụng mẹ.
TL: đầu, chân, mình
TL : Thú con mới sinh đã có hình dạng giống thú mẹ.
TL : Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng sữa.
TL : Khác : chim đẻ trứng rồi mới nở con. Hợp tử của thú phát triển trong bụng mẹ Giống: cả chim và thú đều nuôi con
Đại diện các nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung .
HS kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con, một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con :
Số con trong 1 lứa
Tên động vật
Thường mỗi lứa 1 con
Trâu, bò, ngựa, hươu, nai, hoẵng
2 con trở lên
Hổ, chó, mèo, 
C/ Củng cố dặn dò.
Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS Sưu tầm tranh ảnh về sự nuôi con của thú.
Chuẩn bị bài : Sự nuôi và dạy con của một số loài thú
 ddddddd&ccccccc
 Thứ tư ngày 6 tháng 4 năm 2016
Tập đọc
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. Mục tiêu: 
1- KT: Hiểu nội dung ý nghĩa : Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam. 
2- KN: Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài ; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
3- Giáo dục tình cảm yêu quý truyền thồng dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK. Tranh minh họa Thiếu nữ bên hoa huệ trong SGK. Thêm tranh ảnh phụ nữ mặc áo tứ thân, năm thân (nếu có). 
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ
- Mời hai HS đọc bài Thuần phục sư tử, trả lời các câu hỏi :
+ Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử? 
+ Ha-li-ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào? 
2.Bài mới - Giới thiệu bài:Các em đều biết chiếc áo dài dân tộc. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết chiếc áo dài Việt Nam có nguồn gốc từ đâu; vẻ đẹp độc đáo của tà áo dài Việt Nam.
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Mời một HS khá, giỏi đọc cả bài.
 - YC HS xem tranh thiếu nữ hoa huệ (của họa sĩ Tô Ngọc Vân). - Có thể chia bài làm 4 đoạn (Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn). 
-Mời 4 HS tiếp nối đọc bài văn.
-Giúp HS luyện đọc đúng một số từ ngữ khó.
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa những từ ngữ khó được chú giải sau bài 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV hướng dẫn cách đọc
- GV đọc diễn cảm bài văn 
- Mời một HS đọc lại cả bài.
HĐ2: Hướng dẫn hs tìm hiểu bài
- YC học sinh đọc thầm đoạn 1; 2; 3 trả lời câu hỏi:
-Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
-Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền?
Ý các đoạn này nói lên điều gì ?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 4 trả lời câu hỏi:
-Vì sao chiếc áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống Việt Nam?
-Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài? 
*Ý 2. Vẻ đẹp của chiếc áo dài VN
-Ý đoạn này nói lên điều gì?
-Gọi 1 HS đọc lại bài tìm hiểu nội dung của bài.
-Bài văn nói lên điều gì ?
 HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
-Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. GV giúp các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn văn tiêu biểu
-HS đọc và trả lời câu hỏi.
-Lắng nghe.
- 1 học sinh đọc.
- HS quan sát tranh.
- 4 học sinh đọc nối tiếp.
-Luyện phát âm đúng : lồng vào nhau, lấp ló bên trong, sống lưng,
- 1 học sinh đọc chú giải: áo cánh, phong cách, tế nhị, xanh hồ thủy, tân thời, y phục.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Phụ nữ Việt Nam hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những chiếc áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ tế nhị, kín đáo.
- Áo dài cổ truyền có hai loạ: áo tứ thân và áo năm thân. Ao tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng tước là hai vạt áo, không có khuy
- Áo dài tân thời là chiếc áo cổ truyền được cải tiến, chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau.
*Ý 1: Đặc điểm của các loại áo dài.
HS phát biểu, VD : Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín dáo của phụ nữ Việt Nam. / Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài / Vì phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn trong chiếc áo dài
-Những ý kiến của HS. VD: Em cảm thấy khi mặc áo dài, phụ nữ trở nên duyên dáng, dịu dàng hơn. / Chiếc áo dài làm cho phụ nữ Việt Nam trông thướt tha, duyên dáng.
- HS có thể giới thiệu ảnh người thân trong trang phục áo dài, nói cảm nhận của mình. 
-1 HS đọc.
*Nội dung Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam. - 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn, tìm giọng đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
3.Củng cố - Dăn dò
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài văn.
-Qua bài văn này em có cảm nhận gì về văn hóa VN ?
-Chuẩn bị bài sau: Công việc đầu tiên.
 ********************************************************
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH VÀ ĐO THỂ TÍCH 
(tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
1- KT: Củng cố các đơn vị đo diện tích và thể tích. 
2- KN: Biết so sánh các đơn vị đo diện tích và thể tích. Giải bài toỏn có liên quan đến tính diện tích và tính thể tích các hỡnh đó học. Làm cỏc BT 1, 2, 3 (a). HSKG: BT3b
3- GD: Tớnh toaựn nhanh, caồn thaọn, chớnh xaực, khoa hoùc, vaọn duùng toỏt trong thửùc teỏ cuoọc soỏng
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK, Hệ thống bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra bài cũ: 
600000m3 = km3 
5km3 = hm3
B/ BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài
2. Hướng dẫn HS ôn tập 
Bài tập 1:Yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài trên bảng.
Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc đề, GV hướng dẫn HS tóm tắt, làm vào vở, trên bảng và chữa bài
Bài tập 3: Yêu cầu HS đọc đề, GV hướng dẫn HS tóm tắt, làm vào vở, trên bảng và chữa bài
C/ Củng cố - Dăn dò
Gv nhận xét tiết học.
Về nhà xem lại bài.
1HS làm trên bảng.
Bài tập 1: HS tự làm bài và 3HS lên bảng chữa bài, Kết quả:
a) 8m2 5dm2 = 8,05m2; 8m2 5dm2 < 8,5m2
 8m2 5dm2 > 8,005m2
b) 7m3 5dm3 = 7,005m3; 7m3 5dm3 < 7,5m3
 2,94dm3 > 2dm3 94cm3
Bài tập 2: HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm. Lớp nhận xét, sửa chữa:
Chiều rộng của thửa ruộng là: 
150 = 100 (m)
Diện tích của thửa ruộng là: 
150 100 = 15000 (m2)
15000m2 gấp 100m2 số lần là: 
15000 : 100 = 150 (lần)
Số thóc thu được trên thửa ruộng đó là:
60 150 = 9000 (kg)
9000kg = 9tấn
 ĐS: 9tấn
Bài tập 3: HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm. Lớp nhận xét, sửa chữa:
Thể tích của bể nước là: 4 3 2,5 = 30 (m3)
Thể tích của phần bể có chứa nước là:
30 80 : 100 = 24 (m3)
a) Số lít nước chứa trong bể là:
24m3 = 24000dm3 = 24000l
b) Diện tích đáy của bể là: 4 3 = 12 (m2)
Chiều cao của mức nước chứa trong bể là:
24 : 12 = 2 (m)
 ĐS: a) 24000l; b) 2m
 ********************************************************
Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu
1- KT: Hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật (BT 1).
2- KN: HS viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mình yêu thích.
3- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ đã viết sẵn kiến thức ghi nhớ về bài văn tả con vật. Tranh ảnh về 1 số con vật. SGK 
III/ Các hoạt động dạy học:: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ BÀI CŨ:
Kiểm tra 1 HS.
GV nhận xét cho điểm 
B/ BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
2.Ôn tập:
Bài 1: Cho 2HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập.
GV đính bảng phụ đã viết sẵn ghi nhớ về bài văn tả con vật. Gọi 1HS đọc lại. 
Chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ thảo luận (theo nhóm 2) một câu hỏi ở BT 1.
GV chốt ý đúng
Bài 2: cho HS đọc đề, làm vào vở và nêu miệng bài làm.
GV nhận xét chấm 1 số đoạn
1HS đọc đoạn văn đã viết lại, tiết TLV tuần trước.
2 HS đọc lại đề.
2HS đọc.
1HS đọc kiến thức ghi nhớ về bài văn tả con vật
Thảo luận nhóm 2, làm vào vở và trình bày:
a/ Bài văn gồm 4 đoạn:
+Đoạn 1: Giới thiệu sự xuất hiện của chim họa mi vào các buổi chiều
+Đoạn 2 : Tả tiếng hót đặc biệt của chim họa mi vào buổi chiều
+Đoạn 3: Tả cách ngủ rất đặc biệt của chim họa mi trong đêm
+Đoạn 4: Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của chim họa mi
b/ Quan sát bằng thị giác (thấy); thính giác (nghe)
c/ Ví dụ: chi tiết họa mi ngủ; hình ảnh so sánh tiếng họa mi như điệu đàn
Bài 2. HS đọc đề, làm vào vở và vài HS nêu miệng bài làm; lớp nhận xét, sửa chữa.
C/ Củng cố - Dăn dò: Cho HS nhắc lại kiến thức ghi nhớ về bài văn tả con vật
GV nhận xét. Dặn HS xem trước bài tiếp theo.
 ******************************************************** 
Đạo đức:
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu: 
1- KT: Học xong bài học này HS biết một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương. Vì sao cần phải bảo vệ tài nguyờn thiên nhiên. Nơi có điều kiện : Đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm giữ gìn , bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
2- KN: Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
3- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
* KNS: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta.
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá
những hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên).
- Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng trong các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên).
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK, hệ thống bài tập. Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiờn nhiờn.
2- HS: Vở, SGK, ụn lại kiến thức cũ 
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Bài cú : không
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là việc làm rất cần thiết.
-HS lắng nghe.
H.Đ 1: Tìm hiểu thông tin trang 44.
H : Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho mọi người?
H: Con người sử dụng tài nguyên để làm gì?
H : Tình hình tài nguyên hiện nay NTN?
H : Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
- GV nhận xét, bổ sung. 
-HS đọc thông tin.
-Thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi SGK.
-Đại diện nhóm trình bày, cả lớp trao đổi, bổ sung.
-Cung cấp nước ,không khí, đất trồng, động, thực vật quý hiếm
-Trong sản xuất và phát triển kinh tế.
-Đang dần dần bị cạn kiệt, rừng nguyên sinh bị tàn phá
-Sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hợp lí, bảo vệ nguồn nước, không khí
- HS đọc ghi nhớ.
H.Đ 2 : Làm bài tập1.
HS nhận biết một số tài nguyên thiên nhiên.
-GV kết luận : Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê còn lại đều là tài nguyên
-HS thảo luận theo nhóm đôi. 
-Tổ chức trò chơi tiếp sức dán ô chữ .
H.Đ 3 : Bày tỏ thái độ (Bài 3)
GV kết luận: 
- Ý kiến(b), (c) là đúng.
- Ý kiến (a) là sai.
Tài nguyên thiên nhiên là có hạn,con người cần sử dụng tiết kiệm.
-Trao đổi theo nhóm đôi. 
- HS trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
C/ Củng cố - Dăn dò
- Hướng dẫn HS tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên nước ta hoặc địa phương.
- GDHS có ý thức bảo vệ tài nguyên. 
- Chuẩn bị bài : Tiết 2
ddddddd&ccccccc
 Thứ năm ngày 7 tháng 4 năm 2016 
 Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO THỜI GIAN
I. Mục tiêu
1- KT: Củng cố một số đơn vị đo thời gian
2- KN: Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian, chuyển đổi các số đo thời gian, viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, xem đồng hồ.
 Làm các BT 1, 2 (cột 1), 3. HSKG: BT2 (cột 2); BT4
3- GD: tính toán cẩn thận
II/ Các hoạt động dạy học:: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra:
 H: Kể tên một số đơn vị đo thể tích, diện tích
B/ Bài mới :
1. Giới thiệu bài : ghi đề bài lên bảng
2. Hướng dẫn HS làm bài :
Bài tập 1: Gọi Hs đọc đề. Yêu cầu lớp làm vào vở. Gọi hs nêu miệng bài làm
Nhận xét.
Yêu cầu HS nhớ kết quả bài tập này.
Bài tập 2 : Gọi HS đọc đề. Cho HS tự làm vào vở. Tổ chức HS sửa bài trên bảng (cho HS nêu cách đổi)
Nhận xét, 
Bài tập 3 : Gọi HS đọc đề. Cho HS quan sát đồng hồ và nêu miệng.
Gv quan sát, nhận xét
Bài tập 4 : Gọi HS đọc đề. Cho HS tự làm và chữa bài. Khi HS nêu có yêu cầu giải thích
Nhận xét.
C/ Củng cố - Dăn dò
Yêu cầu HS đọc lại các đơn vị đo thời gian
Dặn HS làm bài 2c) ở nhà
2 Hs nêu
B

File đính kèm:

  • docTuan_30_Thuan_phuc_su_tu.doc