Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 2

- GV dùng ảnh, hoặc hoa lá thật cho HS quan sát: (thời gian 1 phút)

H: Nêu tên của bông hoa, chiếc lá?

H: Hình dáng của bông hoa lá như thế nào?

H: Màu sắc của chúng như thế nào?

H: Em hãy nêu tên một số bông hoa, chiếc lá mà em biết?

- HS nêu, nhận xét.

- GVKL: Hoa lá trong thiên nhiên vô cùng phong phú đa dạng về hình dáng, màu sắc và có vẻ đẹp riêng của chúng.

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Bài 2: Lớp 5 VẼ TRANG TRÍ:
Màu sắc trong trang trí.
 Ngày dạy: 26/8/2014
I, Mục tiêu:
- HS hiểu sơ lược về ý nghĩa của màu sắc trong trang trí. 
 - HS biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc trong trang trí.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Nội dung bài.
+ Một số bài trang trí cơ bản (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật).
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
6’
10’
4’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
- GV cho HS quan sát một số đồ vật được trang trí:
H: Hãy kể tên những màu sắc được trang trí trong bài vẽ và đồ vật?
HS nêu, nhận xét.
GV đưa ra một bài trang trí hình vuông:
H: Có nhận xét gì về màu sắc trong các hoạ tiết giống nhau? (hoạ tiết giống nhau và màu sắc tô giống nhau)
H: Có nhận xét gì về màu nền và màu hoạ tiết trong các bài vẽ? (nền và các hoạ tiết có màu khác nhau)
H: Một bài trang trí thường vẽ nhiều hay ít màu? (Nên sử dụng 4-5 màu)
H: Vẽ màu ở bài trang trí như thế nào là đẹp? (tô màu mịn, có đậm có nhạt, có mảng chính mảng phụ)
HS nêu, nhận xét.
GV bổ sung.
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ màu:
GV hướng dẫn sử dung các loại màu:
Màu bột: Pha với keo và nghìn kĩ khi vẽ.
Màu nước: Pha với nước sạch không nên pha quá đặc hoặc quá loãng.
Sáp màu: Chú ý không tô đi tô lại nhiều lần, tô có tổ chức.
Bút dạ màu: Cần chọn màu trước khi vẽ từ đậm đến nhạt. 
GV vẽ bài hình vuông đơn giản lên bảng, thực hiện cách sử dụng màu.
HS quan sát.
HĐ3: Thực hành:
HS dở SGK trang 6.
H: Đâu là hoạ tiết chính? Em chọn màu gì để tô màu vào hoạ tiết chính?
H: Em chọn nền gì (chú ý màu nền thường nhạt hơn màu chính)
H: Khi vẽ màu em chú ý điều gì? (tô màu, mịn đẹp)
- HS tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
H: Ngoài cách trên ra em còn cách thực hiện nào khác?
- HS nêu, nhận xét.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- HS trưng bày bài.
- Chú ý nhận xét cách tô và phối màu.
- Tìm ra bài đẹp, khen ngợi.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Hướng dẫn cách vẽ màu:
Màu bột: Pha với keo và nghìn kĩ khi vẽ.
Màu nước: Pha với nước sạch không nên pha quá đặc hoặc quá loãng.
Sáp màu: Chú ý không tô đi tô lại nhiều lần, tô có tổ chức.
Bút dạ màu: Cần chọn màu trước khi vẽ từ đậm đến nhạt. 
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
H: Em hãy nêu lại cách sử dụng màu sáp?
- HS nêu, nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà chuẩn bị đồ dùng cho bài3..
Bài 2: Lớp4: VẼ THEO MẪU:
Vẽ hoa, lá.
 Ngày dạy:27/8/2014
I, Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa, lá.
- HS biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu. vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.
- HS yêu thích vẻ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên, có ý thức bảo vệ chăm sóc cây cối.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ SGK, SGV.
+ Một tranh ảnh hoa, lá có màu sắc đẹp.
+ một số bông hoa, cành lá để làm mẫu...
+ Bài vẽ của HS các lớp trước.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
+ Hộp màu.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
8’
8’
4’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
- GV dùng ảnh, hoặc hoa lá thật cho HS quan sát: (thời gian 1 phút)
H: Nêu tên của bông hoa, chiếc lá?
H: Hình dáng của bông hoa lá như thế nào?
H: Màu sắc của chúng như thế nào?
H: Em hãy nêu tên một số bông hoa, chiếc lá mà em biết?
- HS nêu, nhận xét.
GVKL: Hoa lá trong thiên nhiên vô cùng phong phú đa dạng về hình dáng, màu sắc và có vẻ đẹp riêng của chúng.
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ hoa, lá:
GV cho HS xem một số bài vẽ của HS năm trước.
Gv cho HS lấy mẫu hoa lá đã chuẩn bị để trước mặt.
GV vẽ thực hành để HS quan sát nhận ra cách vẽ
HS nhắc lại cách vẽ:
+ Vẽ khung hình.
+ Ước lượng tỷ lệ vẽ nét chính.
+ Chỉnh hình cho gần giống với mẫu.
+ Vẽ nát chi tiết cho gần giống và rõ đặc điểm của hoa lá.
+ Có thể vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.
HĐ3: Thực hành:
GV xoá phần vẽ mẫu trên bảng hoặc che đi.
Cho HS quan sát kĩ mẫu chung hoặc mẫu của HS đã chuẩn bị.
GV cho HS quan sát một vài bài vẽ có bố cục hợp lí để HS học tập.
HS tự vẽ bài: GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV cùng HS chọn một số bài vẽ có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để nhận xét về.
+ Cách sắp xếp hình vẽ trong tờ giấy.
+ Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của hình vẽ so với mẫu.
+ HS tự xếp loại.
+ Khen gợi những em làm bài tốt, hoàn thành đúng thời gian quy định
1, Quan sát, nhận xét:
Hoa lá có nhiều loại.
Hình dáng đa dạng.
Màu sắc phong phú.
2, Hướng dẫn cách vẽ hoa, lá:
+ Vẽ khung hình.
+ Ước lượng tỷ lệ vẽ nét chính.
+ Chỉnh hình cho gần giống với mẫu.
+ Vẽ nát chi tiết cho gần giống và rõ đặc điểm của hoa lá.
+ Có thể vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 3.
.
Bài 2: Lớp3: VẼ TRANG TRÍ:
Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.
 Ngày dạy:29/8/2014
I, Mục tiêu:
- HS tìm hiểu cách trang trí đường diềm đơn giản.
- HS vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu đường diềm.
- HS thấy được vẻ đẹp của các đồ vật được trang trí đường diềm.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Nội dung bài.
+ Một vài đồ dùng có trang trí đường diềm.
+ Bài mẫu trang trí đường diềm chưa hoàn chỉnh.
+ hình gợi ý cách vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
6’
8’
4’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
GV cho HS xem một số bài trang trí đường diềm , HS quan sát:
H: Em thấy những đường diềm hoạ tiết có gì đặc biệt? (Lặp lại, hay nhắc đi nhắc lại)
- Cho HS xem Đường diềm ở SGK trang 6.
H: Có nhận xét gì về hoạ tiết của 2 đường diềm này? (Có hoạ tiết giống nhau: 1 đã làm xong,1 còn dở)
H:Có những hoạ tiết nào ở đường diềm? (hoa lá, vòng tròn)
H: Đường diềm chưa hoàn chỉnh còn thiếu những hoạ tiết nào?
H: Các hoạ tiết sắp xếp như thế nào? (xen kẽ)
HS nêu, nhận xét.
GVKL: Tuỳ vào từng đường diềm mà người ta sử dụng cách trang trí nhắc lại hay xen kẽ. Bài này ta sẽ vẽ tiếp và tô màu hoàn thành đường diềm.
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ hoạ tiết:
- HS quan sát bài thực hành trang 6
H: Đường diềm chia thành mấy phần, mấy phần đã được vẽ hình hoạ tiết?
H: Cách trang trí xen kẽ hay nhắc lại?
 HS trả lời, nhận xét.
GV vẽ mẫu lên bảng:
+ Phác trục.
+ Vẽ hoạ tiết(nhìn hoạ tiết trước để vẽ lại cho giống nhau)
+ Tô màu: Chú ý màu phải tô gọn gàng, các hoạ tiết giống nhau thì màu phải giống nhau, chú ý có đậm, có nhạt.
HĐ3: Thực hành:
GV yêu cầu: 
+ HS vẽ tiếp vào đường diềm.
+ Vẽ hoạ tiết đều, cân đối.
+ Chọn màu thích hợp, hoạ tiết giống nhau, vẽ cùng màu, có đậm, có nhạt.
HS làm bài.
GV đến từng bàn quan sát và giúp đỡ HS làm bài.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- Cho HS trưng bày bài.
- HS tự đánh giá, nhận xét tìm ra bài đẹp.
- Khen ngợi những HS có bài làm tốt, hoàn thành đúng thời gian quy định.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Hướng dẫn cách vẽ hoạ tiết:
+ Phác trục.
+ Vẽ hoạ tiết(nhìn hoạ tiết trước để vẽ lại cho giống nhau)
+ Tô màu: Chú ý màu phải tô gọn gàng, các hoạ tiết giống nhau thì màu phải giống nhau, chú ý có đậm, có nhạt.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
H: Nêu tác dụng của đường diềm?
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 3.
Bài 2: Lớp 2: 
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT:
Xem tranh thiếu nhi: Đôi bạn của Phương Liên.
 Ngày dạy:28/8/2014
I, Mục tiêu: 
- HS làm quen với tranh của thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế gíơi.
- HS nhận biết vẻ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh và cách vẽ màu.
- Hiểu được tình cảm bạn bè được thể hiện qua tranh.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Tranh in ở vở Tập vẽ 2.
+ Một số tranh của thiếu nhi.
+ Phấn màu.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
10’
5’
4’
HĐ1: Hướng dẫn HS xem tranh:
GV cho HS xem một số tranh của thiếu nhi:
Giới thiệu: Chất liệu bút dạ và sáp màu.
HS quan sát tranh Đôi bạn và trả lời:
H: Trong tranh vẽ những gì?
H: HAi bạn trong tranh đang làm gì?
H: Hãy kể những màu được sử dụng trong tranh, màu nào là chủ yếu?
H: Em thấy vẻ mặt của các bạn trong tranh được thể hiện như thế nào?
H: Em thích bức tranh này ở điểm nào nhất? Vì sao?
HS nêu, nhận xét.
GV bổ sung, kết luận: 
+ Tranh vẽ bằng bút dạ và sáp màu, nhân vật chính là hai bạn ở chính giữa, hình ảnh phụ xung quanh là cây cỏ, 2 chú gà làm bức tranh thêm sinh động.
+ màu sắc có đậm, có nhạt. Đây là bức tranh đẹp sinh động.
HĐ2: Xem một số tranh khác:
GV cho HS quan sát .
H: Những tranh này so với tranh của bạn Phương Liên có điểm nào giống và khác nhau? 
HS thảo luận nhóm đôi
HS nêu, nhận xét.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá:
- Khen ngợi HS có phát hiện đúng, hay.
- Khen tinh thần, thái độ học tập của lớp.
1, Hướng dẫn HS xem tranh:
- Tác giả: Bạn Phương Liên.
- Chất liệu: Bút dạ và sáp màu.
- Hình ảnh chính là 2 bạn nhỏ đang ngồi đọc sách bên bãi cỏ.
- Màu chủ đạo là màu xanh.
2, Xem một số tranh khác:
3, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố: HS dở SGK trang 6 VTV2- HS quan sát:
H: Em có nhận xét gì về bức tranh này?
- HS trả lời, nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 3.
Bài 2: Lớp 1: 
Vẽ nét thẳng.
 Ngày dạy:25/8/2014
I, Mục tiêu: Giúp HS :
- HS nhận biết được các loại nét thẳng.
- Biết cách vẽ nét thẳng.
- Biết vẽ phối hợp các nét thẳng để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Một số bài vẽ có nét thẳng.
+ Một bài vẽ minh hoạ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành- Vở tập vẽ 1.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
10’
2’
2’
HĐ1: Giới thiệu nét thẳng:
GV cho HS dở VTV1 để HS biết thế nào là nét vẽ và tên của chúng.
GV vẽ các nét lên bảng và giới thiệu:
+ Nét thẳng ngang - nét nghiêng (xiên)
+ Nét thẳng dọc - nét gấp khúc.
H: Hãy quan sát và chỉ các nét thầy vừa giới thiệu nêu tên của nét vẽ?
H: Hãy tìm những đồ vật có nét thẳng? (cạnh bàn, cạnh bảng, mép vở)
- GV cho HS xem 1 số tranh vẽ có sử dụng nét thẳng.
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ các nét:
HS quan sát - Gv vẽ các nét trên bảng:
H: Vẽ nét thẳng như thế nào? 
H: Nét thẳng ngang vẽ như thế nào? (vẽ từ trái sang phải - theo chiều mũi tên)
Các nét khác vẽ tương tự.
GV cho HS dở vở Tập vẽ quan sát:
+ Các em nên vẽ theo chiều mũi tên: GV vẽ lên bảng Dãy núi và mặt nước :
H: Bức tranh thày vừa vẽ có những gì? (núi, mặt nước)
H: Thầy dùng những nét gì để vẽ tranh? (gấp khúc - ngang)
 - GV vẽ bảng Hàng cây:
H: Tranh vẽ gì? (cây, mặt đất)
H: THầy đã dùng những nét gì để vẽ? (các nét thẳng)
KL: Dùng nét thẳng có thể vẽ được nhiều hình.
HĐ3: Thực hành:
GV nêu yêu cầu: Hãy dùng nét thẳng để vẽ:
+ Nhà và tường rào.
+ Vẽ thuyền và núi.
+ Vẽ cây và nhà.
HS tự làm bài.
GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- Cho HS trrưng bày bài.
- Nhận xét động viên.
- Khen ngợi một số bài đẹp.
1, Giới thiệu nét thẳng:
+ Nét thẳng ngang - nét nghiêng (xiên)
+ Nét thẳng dọc - nét gấp khúc.
1
2
2, Hướng dẫn cách vẽ các nét:
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
H: Bài hôm nay em học những gì? 
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà dung các nét vừa học vẽ tranh theo ý thích- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 3.
Kí duyệt của Ban giám hiệu:
..........................................................................................................................
............................................................................................................................
…………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docmi thuat t2.doc