Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 34 - Tiết 2015-2016

 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy bài thơ thể tự do. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu : Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ em.

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, hồn nhiên, cảm hứng ca ngợi trẻ em; lời của phi công vũ trụ Pô-pốp đọc với giọng ngạc nhiên, vui sướng; đọc trầm, nhịp chậm lại ở 3 dòng cuối.

3. Thái độ: Giáo dục HS ham thích môn Tiếng Việt .

* Nội dung tích hợp : KNS, HCM (Khai thác nội dung gin tiếp)

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :

1. KN giao tiếp – tự nhận thức : Biết tham gia các ý kiến, biết nhận xét đánh giá đúng văn bản “Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em .

2. KN ra quyết định : Biết lựa chọn cách hợp lí và điều chỉnh quyết định cho phù hợp .

3. KN đặt mục tiêu : Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được .

III. CHUẨN BỊ:

· GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

· HS: SGK

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 34 - Tiết 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, 02 tháng 05 năm 2016
Tập đọc
TIẾT 67 : LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	
- Ca ngợi tấm lòng yêu trẻ của cụ Vi-ta-li, lòng khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tiếng phiên âm tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và lời nhân vật: lời người kể – đọc nhẹ nhàng, tình cảm; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, khi nghiêm khắc, khi xúc động; lời Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.
3. Thái độ: Giáo dục HS chăm chỉ học tập .
* Nội dung tích hợp : KNS, HCM (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức :Biết tham gia các ý kiến, biết nhận xét đánh giá đúng văn bản “Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em .
2. KN ra quyết định : Biết lựa chọn cách hợp lí và điều chỉnh quyết định cho phù hợp .
3. KN đặt mục tiêu : Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được .
III. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
HS: SGK .
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG
PHÁP
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Sang năm con lên bảy 
Yêu cầu 2, 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy, trả lời các câu hỏi 
3. Bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu : HS đọc đúng văn bản.
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài 
- GV ghi bảng các tên riêng nước ngoài.
Yêu cầu 1, 2 HS đọc toàn bài.
Bài văn chia làm mấy đoạn ? 
Yêu cầu 1 HS đọc chú giải trong bài.
GV giúp HS giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu.
GV mời 1 HS đọc lại chú giải 1. 
Giới thiệu 2 tập truyện “Không gia đình”.
GV đọc diễn cảm bài văn .
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
Mục tiêu : HS hiểu nội dung văn bản.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo những câu hỏi trong SGK.
Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 1.
Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
- Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau thế nào?
Yêu cầu HS đọc thầm lại truyện, suy nghĩ, tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
v Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm
Mục tiêu : HS đọc diễn cảm tốt.
GV hướng dẫn HS biết cách đọc diễn cảm bài văn.
GV đọc mẫu đoạn văn.
v Hoạt động 4: Củng cố
Mục tiêu : Khắc sâu kiến thức.
Yêu cầu HS nêu nội dung, ý nghĩa của truyện. GV nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị : Nếu trái đất thiếu trẻ con .
Nhận xét tiết học.
Hát 
3 HS đọc và trả lời .
Hoạt động lớp
1 HS đọc – Lớp theo dõi .
Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.
HS cả lớp đọc đồng thanh 1 lượt.
- 1 HS đọc toàn bài.
Đoạn 1: 	Từ đầu đến “Không phải ngày một ngày hai mà đọc được”.
Đoạn 2:	Tiếp theo đến “Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi”.
Đoạn 3:	Phần còn lại.
Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- 1 HS thực hiện.
Xuất xứ mẩu chuyện.
- HS lắng nghe.
Hoạt động lớp
Cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc – Lớp theo dõi .
- Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn.
- Lớp học rất đặc biệt.
- Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặc được trên đường.
- Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Có trí nhớ tốt hơn Re-mi, không quên những cái đã vào đầu. Có lúc được thầy khen sẽ biết đọc trước Rê-mi.
- Rê-mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca-pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó, quyết chí học. kết quả, Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, trong khi Ca-pi chỉ biết “viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.
- Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái.
- Bị thầy chê trách, “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi”, từ đó, không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được.
- Khi thầy hỏi có thích học hát không, đã trả lời: Đấy là điều con thích nhất 
- Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
+ Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập.
+ Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành.
Hoạt động lớp
Nhiều HS luyện đọc từng đoạn, cả bài.
- HS thi đua đọc diễn cảm .
Hoạt động lớp 
Truyện ca ngợi sự quan tâm giáo dục trẻ của cụ già nhân hậu Vi-ta-li và khao khát học tập, hiểu biết của cậu bé nghèo Rê-mi.
Kiểm tra
KNS
HCM
Trực quan
Luyện tập
Thực hành
Thực hành
Hỏi đáp
Động não
Động não
Thi đua
Củng cố
Rút kinh nghiệm : 
Thứ tư, 04 tháng 05 năm 2016 
Tập đọc
TIẾT 68 : NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	Đọc trôi chảy bài thơ thể tự do. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu : Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ em.
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, hồn nhiên, cảm hứng ca ngợi trẻ em; lời của phi công vũ trụ Pô-pốp đọc với giọng ngạc nhiên, vui sướng; đọc trầm, nhịp chậm lại ở 3 dòng cuối.
3. Thái độ: Giáo dục HS ham thích môn Tiếng Việt .
* Nội dung tích hợp : KNS, HCM (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : Biết tham gia các ý kiến, biết nhận xét đánh giá đúng văn bản “Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em .
2. KN ra quyết định : Biết lựa chọn cách hợp lí và điều chỉnh quyết định cho phù hợp .
3. KN đặt mục tiêu : Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng thực hiện cho được .
III. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
HS: SGK
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG
PHÁP
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Lớp học trên đường 
Yêu cầu HS đọc và trả lời .
GV nhận xét.
3. Bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Mục tiêu : HS đọc đúng văn bản.
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.
GV hướng dẫn HS đọc ngắt dòng, ngắt nhịp đúng – cho trọn ý một đoạn thơ.
Ycầu HS đọc phần chú giải từ mới
GV đọc diễn cảm bài thơ .
v	Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : HS hiểu được nội dung văn bản.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi trong SGK.
Yêu cầu 1 HS đọc các khổ thơ 1 .
Nhân vật “tôi” trong bài thơ là ai? Nhân vật “Anh” là ai? Vì sao viết hoa chữ “Anh”.
- Nhà thơ và anh hùng Pô-pốt đi đâu?
- Cảm giác thích thú của vị khác về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
- Yêu cầu HS đọc khổû thơ 2 .
- Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?
 Nét vẽ ngộ nghĩnh của các bạn chứa đựng những điều gì sâu sắc?
Yêu cầu 1 HS đọc khổ thơ cuối.
- Ba dòng thơ cuối là lời nói của ai?
- Em hiểu ba dòng thơ này như thế nào?
- GV nhận xét – chốt ý .
vHoạt động 3 : Đọc diễn cảm + Học thuộc lòng bài thơ.
Mục tiêu : HS đọc diễn cảm văn bản.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm GV đọc mẫu đoạn thơ.
Yêu cầu nhiều HS luyện đọc.
GV hướng dẫn HS học thuộc lòng.
- GV nhận xét – tuyên dương .
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị : Ôn tập 
Nhận xét tiết học.
Hát 
4 HS đọc và trả lời câu hỏi .
Hoạt động lớp
- 1 HS đọc – Lớp đọc thầm .
Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc tiếp nối .
- HS đọc chú giải .
- Lớp lắng nghe.
Hoạt động lớp
- Thảo luận nhóm 2.
Cả lớp đọc thầm theo.
- Nhân vật “tôi” là tác giả – nhà thơ Đỗ Trung Lai. “Anh” là phi công vũ trụ Pô-pốt. Chữ “Anh” được viết hoa để bày tỏ lòng kính trọng phi công vũ trụ Pô-pốt đã hai lần được phong tặng Anh hùng Liên Xô.
 + 
+ Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng, háo hức: Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem!
+ Qua các từ ngữ biểu lộ thái độ ngạc nhiên, vui sướng:...
+	Qua vẻ mặt
- HS đọc thầm khổ thơ 2
- Đầu phi công vũ trụ Pô-pốp rất to.
+ Đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đó có rất nhiều sao.
+ Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa.
+ Mọi người đều quàng khăn đỏ.
+ Các anh hùng trông như những đứa trẻ lớn.
+ Vẽ nhà du hành vũ trụ đầu rất to, các bạn có ý nói trí tuệ của anh rất lớn, anh rất thông minh.
+ Vẽ đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đôi mắt chứa một nửa số sao trời, các bạn muốn nói mơ ước của anh rất lớn. Đó là mơ ước chinh phục các vì sao .
- Vẽ cả thế giới quàng khăn đỏ, các anh hùng chỉ là những đứa trẻ lớn hơn, các bạn thể hiện mong muốn người lớn gần gũi với trẻ em, hoặc người lớn hồn nhiên như trẻ em; cũng có tâm hồn trẻ trung như trẻ em; hiểu được trẻ em; cùng vui chơi với trẻ em; người lớn giống như trẻ em, chỉ lớn hơn mà thôi.
- 1 HS đọc – Lớp đọc thầm .
- Lời anh hùng Pô-pốp nói với nhà thơ Đỗ Trung Lai.
- Nếu không có trẻ em, mọi hoạt động trên thế giới sẽ vô nghĩa.
- Người lớn làm mọi việc vì trẻ em.
- Trẻ em là tương lai của thế giới.
Hoạt động lớp 
- HS lắng nghe .
HS thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài thơ.
HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ.
Kiểm tra
KNS
Trực quan
Luyện tập
HCM
Thảo luận
Thực hành
Hỏi đáp
Hỏi đáp
Trực quan
Thi đua
Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_34_tiet_2015_2016.doc