Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 60, Bài: Dòng sông mặc áo - Năm học 2015-2016

b/ Luyện đọc:

- GV chia bài thành 2 đoạn:

 + Đoạn 1: 8 dòng đầu

 + Đoạn 2: 6 dòng còn lại

- Cho HS nối tiếp đọc từng đoạn. GV chú ý sửa lỗi phát âm và ngắt giọng cho từng HS, cho HS luyện đọc từ khó và giải nghĩa các từ ngữ chú giải trong SGK.

-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp

- Cho 1 HS đọc lại toàn bài

- GV đọc mẫu lại toàn bài thơ

 c/ Tìm hiểu bài:

- Mời 2 HS đọc đoạn 1+ 2 nối tiếp

+ Tác giả nói dòng sông như thế nào?

+ Vì sao tác giả nói dòng sông “điệu”?

+ Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để diễn tả cái rất “điệu” của dòng sông?

+ “Ngẩn ngơ” có nghĩa là gì?

+ Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?

+ Em hãy tìm những từ ngữ có hình ảnh nói lên sự thay đổi màu sắc của dòng sông?

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 60, Bài: Dòng sông mặc áo - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/04/2016	Ngày dạy: 14/04/2016
TUẦN: 30	MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT: 60	 BÀI: DÒNG SÔNG MẶC ÁO
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	1/ Kiến thức:
- Đọc rành mạch, trôi chảy, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm
Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dòng)
2/Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, nghe và nói.
3/ Thái độ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông quê hương
II/ CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong SGK, bảng phụ.
	2/ Học sinh: SGK
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Ghi chú
1/ Ổn định lớp: Hát
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS đọc liên tiếp bài “ Hơn một nghìn ngày vòng quanh Trái Đất” và trả lời các câu hỏi trong SGK
3/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài:
- Giơ tranh hỏi: “Tranh vẽ gì?”
- GV: Để biết được nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã vẽ lên một bức tranh dòng sông quê hương đẹp như thế nào thì các em cùng tìm hiểu bài thơ “Dòng sông mặc áo”
- Ghi tựa
 b/ Luyện đọc:
- GV chia bài thành 2 đoạn:
 + Đoạn 1: 8 dòng đầu
 + Đoạn 2: 6 dòng còn lại
- Cho HS nối tiếp đọc từng đoạn. GV chú ý sửa lỗi phát âm và ngắt giọng cho từng HS, cho HS luyện đọc từ khó và giải nghĩa các từ ngữ chú giải trong SGK.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Cho 1 HS đọc lại toàn bài
- GV đọc mẫu lại toàn bài thơ
 c/ Tìm hiểu bài:
- Mời 2 HS đọc đoạn 1+ 2 nối tiếp
+ Tác giả nói dòng sông như thế nào?
+ Vì sao tác giả nói dòng sông “điệu”?
+ Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để diễn tả cái rất “điệu” của dòng sông?
+ “Ngẩn ngơ” có nghĩa là gì?
+ Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?
+ Em hãy tìm những từ ngữ có hình ảnh nói lên sự thay đổi màu sắc của dòng sông?
+ Vì sao tác giả nói dòng sông mặc “áo lụa đào” khi nắng lên và mặc “áo xanh” khi trưa đến?
+ Cách nói “Dòng sông mặc áo” có gì hay?
+ Em thích hình ảnh nào trong bài nhất? Vì sao?
 * 8 dòng đầu miêu tả gì?
 * 6 dòng cuối cho em biết điều gì?
- GV: Tác giả rất yêu dòng sông, quê hương, đất nước. Tác giả đã đưa những sự vật gần gũi để diễn tả dòng sông. Điều đó cho ta thấy tác giả và dòng sông như 2 người bạn thân thiết. Vậy em hãy nêu ý chính của bài?
 d/ Đọc diễn cảm:
- GV đọc mẫu đoạn 2, vừa đọc vừa hướng dẫn cho HS
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm
- Cho HS đọc học thuộc lòng theo cặp
- Mời các cặp đọc học thuộc lòng.
- Cho HS đọc thuộc lòng toàn bài thơ.
- GV nhận xét, khen những HS đọc thuộc, hay.
4/ Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại ý chính
- Giáo dục tư tưởng: Bài thơ không những cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của dòng sông mà còn làm mỗi người chúng ta càng thấy thêm yêu thương quê hương, đất nước mình.
5/ Dặn dò:
- Về nhà các em xem lại bài học, đọc và chuẩn bị trước các câu hỏi bài tập đọc “ Ăng co vát” SGK/ 123,124 để tiết sau học tốt hơn.
- Cả lớp hát
- Vài HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại tựa bài
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc những từ ngữ khó: Thướt tha, ráng vàng, đêm, nở nhòa,
- 2 HS cùng bàn nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài thơ.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp
- HS trả lời: Tác giả nói dòng sông điệu.
- HS trả lời: Vì dòng sông thay đổi màu sắc như con người thay đổi màu áo.
- HS trả lời: Thướt tha, nép, thơ thẩn, ngẩn ngơ,..
- HS trả lời: Là ngây người ra không chú ý đến xung quanh.
HS trả lời: Màu sắc của dòng sông thay đổi theo thời gian:
+ Nắng lên: Sông mặc áo lụa đào
+ Trưa: Áo xanh
+ Chiều: Ráng vàng
+ Tối: Nhung tím
+ Sáng ra: Áo hoa
- HS trả lời: 
+ Nắng lên: Áo lụa đào thướt tha
+ Trưa: Áo xanh như mới may
+ Chiều: Màu áo hây hây ráng vàng
+ Tối: Áo nhung tím thêu trăm ngàn sao lên
+ Khuya: Sông mặc áo đen
+ Sáng ra: Lại mặc áo hoa.
-HS trả lời: Vì khi trưa đến bầu trời cao và xanh in hình xuống sông nên ta thấy sông có màu xanh như lụa.
HS đọc thầm, suy nghĩ, trả lời:
+ Hình ảnh nhân hóa làm cho con sông trở nên gần gũi với con người hơn
+ Hình ảnh nhân hóa làm nổi bật sự thay đổi màu sắc theo thời gian.
- HS phát biểu theo suy nghĩ.
- HS trả lời: Sự thay đổi màu sắc của dòng sông vào các buổi sáng, trưa, chiều và tối.
-HS trả lời: Sự thay đổi màu sắc của dòng sông vào các đêm khuya và trời sáng.
- HS lắng nghe và trả lời: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
- HS lắng nghe
- 2,3 HS đọc
- HS học thuộc theo cặp
- 1,2 HS đọc thuộc, cả lớp nhẩm theo.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docxTuan_30_Dong_song_mac_ao.docx