Giáo án Mỹ thuật 4 - Lê Khánh Điệp - Bài 6-10

I/ Mục tiêu :

Yêu cầu cần đạt :

- Về kiến thức :- Hiểu đề tài vẽ tranh phong cảnh quê hương.

 - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng.

 * Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp

* Giáo dục môi trường :- Thêm yêu mến cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn môi trường, phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên.

II/ Chuẩn bị :

 1) Giáo viên :- Một số tranh, ảnh phong cảnh

 - Bài vẽ phong cảnh của HS các lớp trước

 2) Học sinh :- Vở tập vẽ

 - Dụng cụ học vẽ

III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :

 -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 4 - Lê Khánh Điệp - Bài 6-10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	: 06	 	 Vẽ theo mẫu	 
Ngày dạy	: 	 BÀI 06 : VẼ QỦA DẠNG HÌNH CẦU
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
 - Về kiến thức : Hiểu hình dáng, đặc điểm,màu sắc của quả dạng hình cầu.
 - Về kỹ năng : Biết cách vẽ và vẽ được một vài quả dạng hình cầu, vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích .
	 * Học sinh khá giỏi :Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu .
 * Giáo dục môi trường : Thêm yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên : - Vật mẫu 
 - Bài vẽ của HS năm trước
 2) Học sinh : - Vở tập vẽ	
	 - Dụng cụ học vẽ
 III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Cho HS xem một quả táo và một miếng bìa cắt tròn. Nêu yêu cầu:
- Cho biết sự khác nhau và giống nhau giữa hai đồ vật này.
=> Quả táo có dạng hình khối cầu, miếng bìa có hình tròn.
Giới thiệu bài học mới.
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu quả có dạng hình cầu, đặt câu hỏi để gợi ý :
+ Đây là những quả gì? 
+ Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của quả như thế nào? 
+ Tìm thêm các quả có dạng hình cầu mà em biết, miêu tả về hình dáng, đặc điểm và màu sắc của chúng.
Tóm tắt : Quả dạng hình cầu có rất nhiều loại, rất đa dạng 
và phong phú. Trong đó mỗi loại đều có hình dáng, đặc điểm, màu sắc khác nhau và có vẻ đẹp riêng.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ quả
- Vẽ lên bảng gợi ý cách vẽ quả.
- Hướng dẫn cách sắp xếp bố cục trong tờ giấy.
- Quan sát mẫu kĩ trước khi vẽ.
- So sánh chiều rộng, chiều dài phát khung hình chung.
- Phát nét thẳng hình dáng của quả.
- Chỉnh lại nét cong để hoàn chỉnh giống mẫu
- Nhắc HS có thể vẽ bằng chì đen hoặc màu vẽ.
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Đặt mẫu cho HS . 
- Nhắc HS quan sát kĩ để nhận ra đặc điểm vật mẫu trước khi vẽ.
- Gợi ý HS nhớ lại và vẽ theo các bước như đã hướng dẫn. 
- Trong khi HS vẽ, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn HS.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để nhận ra:
+ Bố cục.
+ Cách vẽ hình (hình ở bài vẽ so với mẫu).
+ Nhận xét, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau vẽ: 
Đề tài Phong cảnh quê hươngem
- HS trả lời
- HS quan sát trả lời câu hỏi
- HS quan sát Gv minh hoạ
- HS vẽ vào vở tập vẽ
- HS tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Tuần	: 07	Ngày : 
BÀI 07	:	 Vẽ tranh đề tài
PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG EM
I/ Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt :
- Về kiến thức :- Hiểu đề tài vẽ tranh phong cảnh quê hương.
 - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng.
	* Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp 
* Giáo dục môi trường :- Thêm yêu mến cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn môi trường, phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- Một số tranh, ảnh phong cảnh
	 - Bài vẽ phong cảnh của HS các lớp trước
 2) Học sinh :- Vở tập vẽ	
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Bắt bài hát: “Quê hương tươi đẹp”.
=> Giới thiệu bài học.
* Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài
Treo tranh, ảnh giới thiệu để HS nhận biết : 
+ Tranh phong cảnh là tranh vẽ gì là chính ? (Cảnh)
+ Tranh phong cảnh là tranh vẽ gì là phụ? ( Người và vật)
+ Cảnh vật trong tranh thường là những hình ảnh gì?
Cho Hs xem một tranh nhận xét: 
+ Xung quanh nơi em ở có cảnh đẹp nào không ?
+ Em đã được đi tham quan, nghỉ hè ở đâu ? Phong cảnh ở đó như thế nào ?
 + Ngoài ra em đã được thấy cảnh đẹp ở đâu nữa ?
+ Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích ?
+Em đã làm gì để bảo vệ cảnh đẹp quê hương em ?
+ Em sẽ chọn phong cảnh nào đề vẽ tranh ?
=> Bổ sung và nhấn mạnh : Những hình ảnh chính của cảnh 
đẹp là cảnh vật và phong cảnh còn đẹp bởi màu sắc của không gian chung. Nên chọn cảnh vật quen thuộc, dễ vẽ, phù hợp với khả năng 
* Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh phong cảnh
- Gv minh hoạ lên bảng theo các bước và đưa ra gợi ý để HS quan sát.
+ Nhớ lại các hình ảnh định vẽ.
+ Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ sao cho cân đối, hợp lí, rõ nội dung.
+ Vẽ hết phần giấy và vẽ màu kín nền. 
- Cho Hs xem tranh phong cảnh của Hs năm trước
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Yêu cầu HS suy nghĩ để chọn cảnh trước khi vẽ, chú ý sắp xếp hình vẽ cân đối với tờ giấy.
- Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau, có thể vẽ thêm người hoặc con vật cho tranh sinh động.
- GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung.
- Khuyến khích HS vẽ màu tự do theo ý thích.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài điển hình để nhận xét về : 
+ Cách chọn cảnh ; 
+ Cách sắp xếp bố cục (hình ảnh chính, phụ) ; 
+ Cách vẽ hình, vẽ màu. 
- Nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau vẽ: Quan sát các con vật quen thuộc
- Hs hát
- Hs quan sát trả lời câu hỏi
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Tuần	: 08	Ngày : 
BÀI 08	:	 Tập nặn tạo dáng
NẶN, VẼ, XÉ DÁN CON VẬT QUEN THUỘC
I/ Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt:
- Về kiến thức :- Hiểu hình dáng, đặc điểàm, màu sắc của con vật.
	- Về kỹ năng :- Biết cách nặn và nặn được con vật theo ý thích.
	* Học sinh khá giỏi :- Hình nặn cân đối, gần giống con vật mẫu.
* Giáo dục môi trường :- Thêm yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc vật nuôi, phê phán các hành động săn bắt động vật trái phép.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- Tranh, ảnh một số con vật quen thuộc
	 - Hình gợi ý cách nặn
	 - Đất nặn.
 2) Học sinh :- Đất nặn.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sẽ tập nặn và tạo dáng con vật quen thuộc
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
- Treo tranh, ảnh các con vật, đặt câu hỏi :
+ Đây là con vật gì ?
+ Hình dáng, các bộ phận của con vật như thế nào ?
+ Nhận xét về đặc điểm nổi bật của con vật?
+ Màu sắc của nó như thế nào ?
+ Hình dáng của con vật khi hoạt động thay đổi ra sao?
+ Các em hãy kể thêm những con vật mà các em biết và miêu tả hình dáng, đặc điểm chính của chúng.
+ Em thích nặn con vật nào ? con vật đó hoạt động nào ?
* Nặn con voi chú ý to lớn của thân, chân có vòi, tai to. Nặn 
con trâu chú ý hình dáng của đầu với hai sừng nhọn...
+ Em đã làm gì để chăm sóc bảo vệ chúng ?
* Hoạt động 2 : Cách nặn con vật
Hướng dẫn hai cách nặn: 
1) Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính lại : 
Nặn các bộ phận chính của con vật :thân, đầu 
Nặn các bộ phận khác :chân, tai, đuôi,... 
Ghép, dính các bộ phận bằng tăm.
Tạo dáng và sửa chữa hoàn chỉnh con vật. 
2) Nặn con vật với các bộ phận chính gồm thân, đầu, chân,... từ một thỏi đất sau đó thêm các chi tiết cho sinh động.
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Giấy lót bàn để làm bài tập thực hành.
- Nhắc HS nên chọn con vật quen thuộc và yêu thích để nặn.
- Chia nhóm, mỗi nhóm nặn theo chủ đề : các con vật nuôi trong nhà 
- Gv quan sát, gợi ý hoặc hướng dẫn bổ sung, giúp các nhóm tạo dáng và sắp xếp hình nặn thành đề tài.
- Nhắc HS giữ vệ sinh trước và sau tập nặn 
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- Yêu cầu HS bày sản phẩm lên bàn theo nhóm.
- Đến từng bàn gợi ý HS nhận xét và chọn một số sản phẩm đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu đề nhận xét, rút kinh nghiệm chung cho cả lớp.
- Gợi ý HS xếp loại một số bài và khen ngợi những nhóm làm bài đẹp.
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Vẽ đơn giản hoa lá
- Hs quan sát trả lời câu hỏi
- Hs lắng nghe, quan sát
- Hs thực hành theo nhóm
- Hs tìm ra bài nặn đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 09	Ngày : 
BÀI 09	:	Vẽ Trang trí: VẼ ĐƠN GIẢN HOA LÁ 
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
- Về kiến thức :- Hiểu hình dáng, màu sắc, đặc điểm của một số loại hoa, lá đơn giản.
 	- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ đơn giản được một hay hai bông hoa, chiếc lá từ mẫu hoa, lá thật.
 	* Học sinh khá giỏi :- Biết lược bỏ các chi tiết, hình vẽ cân đối.
 	* Giáo dục môi trường :- Yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên, có ý thức bảo vệ chăm sóc cây xanh. Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên : - Mẫu hoa, lá thật và đã vẽ đơn giản
 - Bài vẽ của HS các lớp trước
 - Các bài trang trí
 2) Học sinh : - SGK ; Vở tập vẽ 
 	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
- Muốn dùng hoa lá có sẳn trong thiên nhiên để trang trí người ta phải đơn giản hoa lá
=> Giới thiệu bài học mới.
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
Chia nhóm thảo luận ; Trả lời câu hỏi :
- Cho biết tên gọi của các loại hoa, lá.
- Hình dáng và màu sắc của chúng có điểm nào khác nhau ?
- Hs nhận xét, Gv bổ sung để các em nhận thấy hoa lá có hình dáng, màu sắc đẹp và mỗi loại đều có đặc điểm riêng 
- Gv giới thiệu một số hoa, lá thật và các hoa lá trên được vẽ 
đơn giản
- Gợi ý câu hỏi : - Sự giống nhau, khác nhau giữa hoa, lá thật và hình hoa lá được vẽ đơn giản ?
* Giáo viên tóm tắt : 
+ Giống nhau về hình dáng, đặc điểm.
+ Khác nhau về các chi tiết.
+ Để vẽ được hoa, lá c/ đối và đẹp có thể dùng trong trang trí khi vẽ lượt bớt các chi tiết rườm rà gọi là vẽ đơn giản hoa lá.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ đơn giản hoa lá.
Yêu cầu HS quan sát hoa, lá thật và hướng dẫn cách vẽ :
+ Vẽ hình dáng chung của hoa, lá trước ;
+ Vẽ các nét chính của cánh hoa và lá.
+ Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết.
* Có thề vẽ theo trục đối xứng ;
* Lược bớt một số chi tiết rườm rà, phức tạp ;
* Chú ý vào đặc điểm, hình dáng của hoa, lá 
* Vẽ màu theo ý thích.
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Giới thiệu bài vẽ hình hoa, lá vẽ đơn giản của HS các lớp trước để các em tham khảo.
Yêu cầu Hs sử dụng hoa, lá mình mang theo để vẽ.
Quan sát lớp, nhắc nhở và gợi ý Hs trong khi vẽ 
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
GV cùng HS chọn một số bài gợi ý HS nhận xét về :
+ Hình hoa, lá vẽ đơn giản (đẹp, rõ đặc điểm hoặc chưa đẹp, chưa rõ đặc điểm) ;
+ Màu sắc (hài hoà, đẹp hay chưa đẹp).
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Quan sát đồ vật có dạng hình trụ
- Hs thảo luận nhóm
- Hs trả lời câu hỏi
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát cách vẽ 
- Hs thực hành 
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 10	Ngày : 
BÀI 10	:	Vẽ theo mẫu: ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ
I/ Mục tiêu : 
 Yêu cầu cần đạt :
 	- Về kiến thức :- Hiểu đặc điểm, hình dáng của đồ vật dạng hình trụ.
	- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ đợc đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu. 
- Về thái độ :- Cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật.Tập cho các em có thói quen quan sát, tìm hiểu đồ vật xung quanh.
	* Học sinh khá giỏi : Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- Đồ vật dạng hình trụ 
 - Một số bài vẽ của HS các lớp trước. 
 2) Học sinh :- SGK ; Vở tập vẽ 
 	 - Dụng cụ học vẽ
 III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
=> giới thiệu bài học mới.
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
- Gv giới thiệu hình khối trụ : Khối trụ là khối tròn xoay mặt trên mặt dưới là hình tròn 
Cho Hs xem hai đồ vật : chén + chai.Hãy tìm ra sự giống nhau, khác nhau của hai đồ vật này?
+ Hs tìm một số đồ vật có dạng hình trụ
- Gv giới thiệu mẫu vẽ. Gợi ý Hs nhận xét :
+ Hình dáng chung 
+ Các bộ phận và tỉ lệ các bộ phận …
+ Màu sắc và độ đậm nhạt 
* Hoạt động 2 : Cách vẽ 
+ Quan sát mẫu và ước lượng chiều cao, chiều ngang để vẽ khung hình cho cân đối với khổ giấy 
 + Phát đường trục, xác định vị trí các bộ phận..,và các nét chính 
+ Vẽ nét chi tiết và sửa lại hình vẽ cho đúng với mẫu, tẩy bớt các nét không cần thiết.
+ Vẽ đậm nhạt bằng chì đen hoặc vẽ màu 
Lưu ý Hs : Nếu tỉ lệ không đúng thì hình vẽ sẽ sai lệch, không giống mẫu. 
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Gv đặt mẫu, gợi ý HS quan sát mẫu và vẽ theo cách đã hướng dẫn đồng thời chỉ ra chỗ chưa đạt ở mỗi bài vẽ để HS tự sửa.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
Yêu cầu HS chọn một số bài để nhận xét và xếp loại: 
+ Bố cục (sắp xếp hình vẽ trên tờ giấy) ; 
+ Hình dáng, tỉ lệ của hình vẽ (so với mẫu). 
- Động viên khích lệ những HS có bài vẽ hoàn thành tốt.
- Đánh giá tiết học.
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Xem tranh của hoạ sĩ
 Hs trả lời câu hỏi
- Hs quan sát trả lời câu hỏi 
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 

File đính kèm:

  • docK4 Bai 06 - Bai 10.doc