Giáo án tăng tiết Hóa học 9 tuần 10 tiết 7: Bài toán hỗn hợp

II/ Vận dụng:

Bài tập 1: 200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5M hòa tan vừa hết 20g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3.

a) Viết các PTHH xảy ra.

b) Tính khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.

? Làm thế nào để nhận dạng BT trên?

- Gọi HS lần lượt thực hiện các bước giải.

Bài tập 2: Người ta cần dùng 7,84 lít khí CO (đktc) để khử hoàn toàn 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp sau phản ứng.

 

docx2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tăng tiết Hóa học 9 tuần 10 tiết 7: Bài toán hỗn hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 10	Ngày soạn: 15/10/2014 Ngày dạy: 25/10/2014
CHỦ ĐỀ 6:
BÀI TOÁN HỖN HỢP
I/ Mục tiêu:
Nhận dạng được dạng toán.
Biết được phương pháp giải chung cho dạng toán này.
Vận dụng giải các bài tập cụ thể.
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ phương pháp giải và cách trình bày bài toán.
Bài tập vận dụng.
III/ Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I/ Kiến thức:
* Nhận dạng: Cho đồng thời 2 hay nhiều chất cùng tác dụng được với 1 chất.
* Hướng dẫn giải – Cách trình bày:
- Đặt ẩn (x, y, z): là số mol các chất trong hỗn hợp.
- Viết các PTHH có liên quan đến hỗn hợp.
- Dựa vào dữ kiện đề và PTHH để lập hệ phương trình theo các ẩn (x, y, z)
- Giải hệ phương trình Ò x, y, z
- Tính toán theo yêu cầu đề.
II/ Vận dụng:
Bài tập 1: 200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5M hòa tan vừa hết 20g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3.
Viết các PTHH xảy ra.
Tính khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.
? Làm thế nào để nhận dạng BT trên?
- Gọi HS lần lượt thực hiện các bước giải.
Bài tập 2: Người ta cần dùng 7,84 lít khí CO (đktc) để khử hoàn toàn 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp sau phản ứng.
- Nghe và ghi bài.
* Nhận dạng: Cả CuO và Fe2O3 cùng phản ứng với một chất là HCl.
Bài giải:
PTHH: CuO + 2HCl Ò CuCl2 + H2O 
 Fe2O3 + 6HCl Ò 2FeCl3 +3H2O 
Đặt x là số mol của CuO và y là số mol của Fe2O3
* Theo đề: mCuO+mFe2O3=mhỗn hợp
 « 80x + 160y = 20 (1)
 nHCl = 3,5 ´ 0,2 = 0,7 mol
PTHH: CuO + 2HCl Ò CuCl2 + H2O 
 x mol Ò 2x mol
 Fe2O3 +6HCl Ò2FeCl3 + 3H2O 
 y mol Ò6y mol
 Theo phương trình: 2x + 6y = 0,7 (2)
* Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
80x+160y=202x+6y=0,7 Ò x=0,05=nCuOy=0,1=nFe2O3
Ò mCuO=0,05×80=4g
 mFe2O3=20-4=16g
Bài giải:
* Đặt x là số mol của CuO và y là số mol của Fe2O3.
* PTHH: CO + CuO t0 Cu + CO2
 x mol ¬ x mol " x mol
 3CO + Fe2O3 t0 2Fe + 3CO2
 3y mol¬ y mol "2y mol
* Theo đề: 80x + 160y = 20 (1)
 Theo phương trình: 
x + 3y = 7,8422,4 = 0,35 (2)
* Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
80x+160y=20x+3y=0,35 Ò x=0,05y=0,1
* Hỗn hợp sau phản ứng có Cu và Fe:
 mCu = 0,05 ´ 64 = 3,2 g
 mFe = 2´0,1´56 = 11,2 g
Ò % mCu = 3,23,2+11,2×100%»22,2%
 % mFe=100%-22,2%=77,8%
Duyệt của Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docxTUAN 10 - TIET 7-BT HON HOP.docx
Giáo án liên quan