Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 4 (Có hướng dẫn chấm)

Bài 1: (1,5 điểm)

 Chỉ dùng axit H2SO4 loãng, hãy nhận biết 5 mẫu kim loại sau:

 Ba, Mg, Al, Fe, Ag

 Viết các PTHH xảy ra

Bài 2: (1,5 điểm)

Một hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu được chia làm 3 phần A, B, C đều nhau

 - Phần A tác dụng với dung dịch NaOH dư

 - Phần B tác dụng với dung dịch HCl dư

 - Phần C tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội dư

Trình bày hiện tượng hoá học xảy ra và viết PTHH minh họa

Bài 3: (2,0 điểm)

Một hỗn hợp M gồm oxit của một kim loại hóa trị II và muối cacbonat của kim loại đó được hòa tan hết bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ tạo ra khí N và dung dịch L. Đem cô cạn dung dịch L thu được một lượng muối khan bằng 168 % khối lượng M. Xác định kim loại hóa trị II. Biết khí N bằng 44% khối lượng của M.

Bài 4: (2,5 điểm)

 Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam nhôm trong khí oxi thu được một chất rắn. Hòa tan chất rắn thu được vào trong dung dịch H2SO4 vừa đủ thì được dung dịch A. Cho A tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH thì thu được 7,8 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng?

Bài 5: (2,5 điểm)

 Dẫn H2 đến dư đi qua 25,6 g hỗn hợp X gồm Fe3O4, MgO, CuO (nung nóng) cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 20,8 g chất rắn. Mặt khác 0,15 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 225ml dung dịch HCl 2M

a. Viết các phương trình hoá học xảy ra?

b. Tính phần trăm số mol các chất trong hỗn hợp X?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 4 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2015- 2016
	 Môn thi: Hoá Học -lớp 9
	 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Bài 1: (1,5 điểm)
	Chỉ dùng axit H2SO4 loãng, hãy nhận biết 5 mẫu kim loại sau:
	Ba, Mg, Al, Fe, Ag
 Viết các PTHH xảy ra
Bài 2: (1,5 điểm)
Một hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu được chia làm 3 phần A, B, C đều nhau
 	- Phần A tác dụng với dung dịch NaOH dư
	- Phần B tác dụng với dung dịch HCl dư
	- Phần C tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội dư
Trình bày hiện tượng hoá học xảy ra và viết PTHH minh họa
Bài 3: (2,0 điểm)
Một hỗn hợp M gồm oxit của một kim loại hóa trị II và muối cacbonat của kim loại đó được hòa tan hết bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ tạo ra khí N và dung dịch L. Đem cô cạn dung dịch L thu được một lượng muối khan bằng 168 % khối lượng M. Xác định kim loại hóa trị II. Biết khí N bằng 44% khối lượng của M.
Bài 4: (2,5 điểm)
	Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam nhôm trong khí oxi thu được một chất rắn. Hòa tan chất rắn thu được vào trong dung dịch H2SO4 vừa đủ thì được dung dịch A. Cho A tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH thì thu được 7,8 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng?
Bài 5: (2,5 điểm)
	Dẫn H2 đến dư đi qua 25,6 g hỗn hợp X gồm Fe3O4, MgO, CuO (nung nóng) cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 20,8 g chất rắn. Mặt khác 0,15 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 225ml dung dịch HCl 2M
Viết các phương trình hoá học xảy ra?
Tính phần trăm số mol các chất trong hỗn hợp X?
------HẾT------
(Đề thi gồm có 1 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: .............................................Số báo danh
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn thi: Hoá Học - Lớp 9
Bài 1: ( 1,5 điểm)
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
Lấy 5 ống nghiệm đựng dd H2SO4 loãng. Cho mỗi mấu kim loại vào từng ống nghiệm:
+ Kim loại nào không tan là Ag
+ Các kim loại khác tan ra là Ba, Al, Fe, Mg
Ba + H2SO4 -> BaSO4 + H2
2Al + 3H2SO4-> Al2(SO4)3 + 3H2
Fe + H2SO4 -> FeSO4 + H2
Mg + H2SO4 -> MgSO4 + H2
+ Ống nghiệm nào có kết tủa trắng là Ba. Cho tiếp Ba vào ống nghiệm này đến khi kết tủa không tăng nữa thì H2SO4 đã hết, cho thêm Ba vào thì xảy ra phản ứng:
Ba+ 2H2O -> Ba(OH)2 + H2
Lọc kết tủa thu được dung dịch Ba(OH)2. Cho dung dịch Ba(OH)2 vào 3 dung dịch còn lại
+ Trường hợp nào có kết tủa trắng, không tan trong Ba(OH)2 dư thì kim loại ban đầu là Mg
MgSO4 + Ba(OH)2 -> BaSO4 + Mg(OH)2
+ Trường hợp nào có kết tủa tan một phần trong Ba(OH)2 dư thì kim loại ban đầu là Al
Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 -> 2Al(OH)3 + 3BaSO4
2Al(OH)3 + Ba(OH)2 -> Ba(AlO2)2 + 4H2O
+ Trường hợp nào có kết tủa trắng xuất hiện sau đó hóa nâu ngoài không khí thì kim loại ban đầu là Fe
FeSO4 + Ba(OH)2 -> Fe(OH)2 + BaSO4 
4Fe(OH)2+ O2+ 2H2O-> 4Fe(OH)3
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Bài 2: ( 1,5 điểm)
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
- Khi cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thì có bọt khí H2 thoát ra khỏi dung dịch liên tục, kim loại bị hoà tan hết là Al, còn Fe, Cu không tan.
2Al +2NaOH + 2H2O ® 2NaAlO2 + 3H2­
- Khi cho B tác dụng với dung dịch HCl dư , có bọt khí H2 thoát ra khỏi dung dịch liên tục. Kim loại bị tan hết là Fe, Al còn Cu không tan
	2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2­
	Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2­
- Khi cho C tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội, dư thì có khí màu nâu thoát ra khỏi dung dịch. Kim loại bị hoà tan hết đó là Cu, còn Al, Fe không hoà tan.
	Cu + 4HNO3 ® Cu(NO3)2 + 2NO2­ + 2H2O
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Bài 3: ( 2,0 điểm)
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
Gọi kim loại có hóa trị II là A và cũng là nguyên tử khối của A
=> Công thức của oxit: AO(có số mol là x)
Công thức của muối cacbonat: ACO3(có số mol là y)
PTHH: AO + H2SO4 -> ASO4 + H2O
 x x x x mol
 ACO3+ H2SO4 -> ASO4 + CO2+ H2O
	y y y y y mol
mhh =( A+ 16)x+( A+ 60)y (1)
m H2SO4 = 98(x+y)
m CO2= 44y
m H2O = 18(x+ y)
Theo đề bài: mmuối = 168/100 mhh = 1,68 mhh
m CO2= 44/100 mhh
=> 44 y = 0,44 mhh => mhh = 100y. 
Thay vào (1) ta được:
100 y =( A+ 16)x+( A+ 60)y (2)
=> mmuối = 1,68 . 100y = 168 y
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mmuối = mhh + m H2SO4 – m CO2 – m H2O
 168 y= 100 y+ 98(x+ y) – 44 y – 18(x+y) 
 80 x = 32 y => x/y = 2/5 => x = 2; y =5
Thay x , y vào (2) ta được: 100 .5 =( A+ 16)2+( A+ 60)5
 Giải PT => A = 24 => kim loại đó là magie(Mg)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Bài 4: ( 2,5 điểm)
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
nAl = 5,4/27= 0,2 mol nAl(OH)3 = 7,8/78= 0,1 mol
PTHH: 4Al + 3O2 to 2Al2O3
 0,2 0,1 mol
Al2O3+ 3H2SO4 -> Al2(SO4)3+ 3H2O
0,1 0,1 mol
Ta thấy , vì số mol kết tủa < số mol Al nên kết tủa không cực đại. Có 2 trường hợp xảy ra:
* Trường hợp 1: NaOH thiếu so với Al2(SO4)3 => kết tủa chưa cực đại
Al2(SO4)3+ 6NaOH -> 2Al(OH)3+ 3Na2SO4
0,05 0,3 <- 0,1 mol
CM(dd NaOH) = 0,3/0,25= 1,2M
* Trường hợp 2: NaOH dư hòa tan một phần kết tủa Al(OH)3
Al2(SO4)3+ 6NaOH -> 2Al(OH)3+ 3Na2SO4
0,1 -> 0,6 0,2 mol
Số mol kết tủa bị hòa tan: 0,2- 0,1=0,1 mol
Al(OH)3 + NaOH -> NaAlO2+ 2H2O
0,1 -> 0,1	 mol
CM(dd NaOH) = (0,6 + 0,1 )/ 0,25= 2,8M
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Bài 5: ( 2,5 điểm)
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
Các PTHH:
H2+ CuO to Cu + H2O(1)
4H2+ Fe3O4 to 3Fe + 4H2O(2)
H2+ MgO to Không phản ứng
2HCl + MgO to MgCl2 + H2O (3)
8HCl + Fe3O4 to FeCl2 + 2FeCl3+4H2O (4)
2HCl + CuO to CuCl2 + H2O (5)
*Đặt nMgO= x (mol); nFe3O4= y(mol); nCuO=z(mol) trong 25,6 gam X
Ta có: 40x+ 232y + 80z= 25,6(I)
Theo PTHH( 1,2) ta c ó : 40x + 168 y+ 64z = 20,8 (II)
* Đặt nMgO= kx (mol); nFe3O4= ky(mol); nCuO=kz(mol) trong 0,15 mol X
Ta c ó: k(x+y+z)= 0,15(III)
Theo PTHH( 3,4,5) ta c ó: 2kx+ 8ky+ 2kz= 0,45(IV)
Gi ải hệ phương trình 4 ẩn gồm (I, II, III, IV)
=> x= 0,15 mol; y=0,05 mol; z=0,1 mol
=> %nMgO=0,15.100/0,3=50%
%nFe3O4=0,05.100/0,3=16,67%
%n CuO= 100-50-16,67=33,33%
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Chú ý: HS giải cách khác đúng cho điểm tối đa

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_hoa_hoc_lop_9.doc