Giáo án Tăng cường môn Tiếng Việt 5 - Tuần 4, 5
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Hiểu, lập được bảng thống kê kết quả thi đua của tổ (bài tập 1)
Viết được đoạn văn tả cảnh (bài tập 2).
2/ Kỹ năng: Dùng từ, diễn đạt ý rõ ràng khi viết bài văn.
3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TUẦN 4 – Tiết 1 Ngày dạy: 21/09/2015 I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Biết tìm những từ ngữ cần nhấn giọng; xác định lời thoại từng nhân vật (giọng An, giọng tên cai) trong bài Lòng dân. Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài của bài Những con sếu bằng giấy. 2/ Kỹ năng: Đọc diễn cảm được hai đoạn trích 3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu – ghi tựa 2. Hướng dẫn thực hiện bài tập - Bài 1: Thực hiện hai nhiệm vụ ở dưới, sau đó đọc lớp kịch a) Gạch dưới những từ ngữ cần nhấn giọng b) Xác định giọng đọc lời thoại từng nhân vật cho phù hợp (giọng An, giọng tên cai). - GV đính bảng phụ - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập - Tổ chức cho HS làm bài + câu a: + câu b – nhóm đôi - Tổ chức cho HS trình bày - Gọi nhận xét - GV nhận xét - Tổ chức cho HS đọc lại lớp kịch. - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương - Bài 2: Dòng nào dưới đây nêu đủ diễn biến của lớp kịch? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. - GV đính bảng phụ - Yêu cầu HS đọc, xác định yc bài tập - Tổ chức cho HS làm bài - Tổ chức cho HS trình bày - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY - Bài 1: Luyện đọc các đoạn sau (chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ được gạch dưới và đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài). - Yêu cầu HS đọc. - Tổ chức cho HS luyện đọc cá nhân, nhóm đôi - Tổ chức cho HS đọc trước lớp - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét - Bài tập 2: Hình ảnh một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu trên đỉnh tượng đài nói lên điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. - Yêu cầu HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập. - Tổ chức cho HS làm bài vào phiếu học tập. - Yêu cầu HS trình bày - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, kết luận. 3. Củng cố - dặn dò - Về đọc lại bài và chuẩn bị bài tiết 2 – Luyện viết - Nhận xét tiết học - 1HS đọc yêu cầu. - HS làm bài cá nhân - HS trình bày A) Nhừng từ cần nhấn giọng: tía, hổng phải, kêu, thằng ranh. 1 Hs đọc lại bài làm - Nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày kết quả - HS thực hành đọc phân vai. - 1HS đọc yêu cầu. - HS làm bài cá nhân - HS trình bày + Đáp án b – Bọn giặc tìm bắt chú cán bộ. – Dì năm bình tĩnh lừa bọn địch. – An sợ hãi. – Chú cán bộ thoát nguy hiểm. - HS nhận xét - 1HS đọc yêu cầu. - Cá nhân, Cặp đôi - Cá nhân tiếp nối - 1HS đọc yêu cầu. - HS làm bài cá nhân - HS trình bày + Đáp án c – Ước vọng hòa bình cho toàn nhân loại TUẦN 4 – Tiết 2 Ngày dạy: 24/09/2015 I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Hiểu và tìm được từ trái nghĩa để hoàn thành bài tập 1. Nhớ được cấu tạo bài văn tả cảnh để viết bài văn tả cảnh đẹp của quê hương (bt 2) 2/ Kỹ năng: Dùng từ, diễn đạt ý rõ ràng khi viết bài văn. 3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu – ghi tựa 2. Hướng dẫn thực hiện bài tập - Bài 1: Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau: a) Vào sinh ra .. b) Lên thác .......... ghềnh c) Đi ngược về ........ - GV đính bảng phụ - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập - Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 3 em - Gọi đại diện 2 nhóm thi đua. - Gọi đại diện nhóm nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương - Yêu cầu HS đọc lại các câu hoàn chỉnh. - Bài 2: Luyện viết bài văn tả cảnh theo đề bài sau: Quê hương em có nhiều cảnh đẹp mà em yêu thích (dòng sông, cánh đồng, con đường, đầm sen,...).Em hãy tả lại một trong những cảnh đẹp đó. - GV đính bảng phụ - Tổ chức cho HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập - GV đua ra hướng dẫn - Tổ chức cho HS làm bài - Tổ chức cho HS trình bày - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, đọc bài văn hay - HS tham khảo Tuổi thơ tôi gắn bó với con sông quê hương. Con sông hiền hòa, thơ mộng chảy qua làng. Sông như một dải lụa đào mềm mại, vắt qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai. Dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Sông trầm ngâm in bóng những hàng dừa mát rượi. Sáng sớm, con sông yên lặng lạ thường. Một vài chiếc thuyền lá tre bồng bềnh trôi theo dòng nước. Mấy chú bói cá lông xanh biếc hay vài chú cò trắng phau đậu trên cành cây chìa ra mặt sông, lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Mặt trời lên, vẻ yên lặng tan biến. Ghe, xuồng đi lại tấp nập, ồn ã trên sông. Sóng nước vỗ hai bờ oàm oạp. Tiếng cười nói, mua bán, trao đổi hàng hóa râm ran mặt sông. Con sông như đồng hành với cuộc sống của người dân quê tôi. Mỗi buổi chiều, khi hoàng hôn buông xuống, mặt sông lại nhuốm màu hồng rực. Đó đây vọng lại tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài làm rộn rã cả một khúc sông. Thấp thoáng bên triền sông, bóng các bà, các mẹ gánh nước tưới cây. Họ vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ. bọn trẻ con chúng tôi đem diều ra thả. Cánh diều bay lên cùng với những niềm vui và ước mơ của chúng tôi. Chúng tôi chơi cho đến khi trăng lên. Ông trăng tròn vắt ngang qua ngọn tre, dòng sông lung linh dát bạc. Con sông quê hương bao đời gắn bó với người dân quê tôi. Sông mang lại dòng nước ngọt lành tưới mát cho đồng ruộng và làm cho quê hương em thêm giàu đẹp. - GV hỏi cả lớp: + Muốn có được bài văn miêu tả cảnh hay, chúng ta cần lưu ý điều gì? - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, chốt: Muốn có bài văn hay, khi quan sát tìm ý, chúng ta cần quan sát, chọn lọc những nét, những hoạt động, những hình ảnh, màu sắc. chính của cảnh. Khi viết, chúng ta cũng cần lựa chọn từ ngữ, đặt câu cho gãy gọn, xúc tích làm nổi bật cảnh sẽ tả. 3. Củng cố - dặn dò - Về đọc lại bài và chuẩn bị bài tiết 1 – Luyện đọc - Nhận xét tiết học - 1HS đọc yêu cầu. - HS làm bài theo nhóm. - Đại diện 2 nhóm a) Vào sinh ra tử b) Lên thác xuống ghềnh c) Đi ngược về xuôi - 1 HS đọc lại bài. - 1HS đọc yêu cầu. - HS lắng nghe - HS làm bài cá nhân - 1 HS đọc bai lam của mình. - Cá nhân tiếp nối - Lắng nghe TUẦN 5 – Tiết 1 Ngày dạy: 28/09/2015 I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Biết ngắt nhịp, nhấn giọng những từ gạch dưới trong đoạn thơ Bài ca về trái đất. Xác định đúng giọng nói của từng nhân vật trong đoạn trích bài Một chuyên gia máy xúc. 2/ Kỹ năng: Đọc diễn cảm được hai đoạn trích 3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS A. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B. Bài mới 1. Giới thiệu – ghi tựa 2. Hướng dẫn thực hiện bài tập - Bài 1: Luyện đọc(chú ý ngắt nhịp thơ hợp lý, nhấn giọng các từ ngữ được gạch dưới) và học thuộc lòng đoạn thơ - GV đính bảng phụ - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS khá giỏi đọc đoạn thơ - Gọi HS nhận xét theo yêu cầu bt 1 - Tổ chức cho HS đọc nhóm đôi - Tổ chức cho các nhóm đọc thể hiện - Gọi nhận xét - GV nhận xét - Bài 2: Bài thơ muốn nói với em điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. - Yêu cầu HS đọc, xác định yc bài tập - Tổ chức cho HS làm bài. - Tổ chức cho HS trình bày - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, kết luận. MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC - Bài 1: Xác định đúng giọng của từng nhân vật và luyện đọc đoạn đối thoại.. - Yêu cầu HS đọc - Gọi HS nhận xét theo yc bài tập + Giọng nói của A-lếch-xây như thế nào? + Giọng nói của tác giả? - Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp đôi - Tổ chức cho HS đọc trước lớp - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét - Bài tập 2: tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân VN thể hiện điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. - Yêu cầu HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập. - Tổ chức cho HS chọn kết quả đúng bằng cách giơ thẻ. - Yêu cầu HS trình bày - GV nhận xét, kết luận 3. Củng cố - dặn dò - Về đọc lại bài và chuẩn bị bài tiết 2 – Luyện viết - Nhận xét tiết học - 1HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc bài - HS trình bày - HS đọc bài theo nhóm đôi - 1HS đọc yêu cầu. - Cá nhân - HS trình bày + Đáp án c – Dù khác nhau về màu da nhưng mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng, sống hòa bình và vui vẻ. - HS nhận xét - Cá nhân tiếp nối - HS trình bày + Giọng nói của A-lếch-xây chậm rãi, vui vẻ, ... + Giọng nói của tác giả thân mật, tình cảm, thể hiện cảm xúc chân thành của tình bạn). - HS luyện đọc theo cặp - Đại diện 2 nhóm đọc bài. - 1HS đọc yêu cầu. - HS giơ thẻ chọn đáp án + Đáp án c – Gồm cả hai ý trên TUẦN 5 – Tiết 2 Ngày dạy: 01/10/2015 I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: Hiểu, lập được bảng thống kê kết quả thi đua của tổ (bài tập 1) Viết được đoạn văn tả cảnh (bài tập 2). 2/ Kỹ năng: Dùng từ, diễn đạt ý rõ ràng khi viết bài văn. 3/ Thái độ: Yêu thích môn hoc. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu – ghi tựa 2. Hướng dẫn thực hiện bài tập - Bài 1: Lập bảng thống kê kết quả thi đua trong tháng của 5 thành viên tổ em. - GV đính bảng phụ - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập - Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 5. - Yêu cầu nhóm trình bày - Gọi nhận xét - GV nhận xét - Bài 2: Căn cứ vào kết quả thi đua của bảng thống kê trên, hãy xếp loại thi đua của từng cá nhân trong tổ theo các mức độ: Tốt, khá, TB, yếu – kém - Tổ chức cho HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập - Tổ chức cho HS làm bài - GV kiểm tra bài làm của HS - Tổ chức cho HS trình bày - Gọi HS nhận xét (theo tổ) - GV nhận xét - GV hỏi cả lớp: + Bảng thống kê trên giúp ta điều gì? - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét. - Bài tập 3: Viết đoạn văn tả cảnh khu nhà em ở vào buổi sáng sớm. - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập - Gọi HS đọc phần gợi ý - Tổ chức cho HS làm bài vào vở bt, 1 HS làm bảng nhóm. - GV kiểm tra bài làm của HS. - Yêu cầu HS trình bày - Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét, đọc đoạn văn cho HS tham khảo Ngày mùa ở quê em, mới sáng sớm cũng đã nhộn nhịp. Âm thanh ngày mới được bắt đầu bằng những tiếng gà gáy. Một con gáy, hai, ba con rồi lan truyền khắp xóm. Tiếng gà gáy râm ran. Bà con trong thôn đã lục đục thức dậy. Rải rác trong các bếp, ánh lửa bập bùng, nồi cơm gạo mới thơm phức, khói bếp quyện vào sương. Trời sáng dần. Ngoài đường, tiếng cười nói léo nhéo, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe bò lạch cạch, tiếng giục trâu rậm rịch làm rộn cả xóm làng. Mặt trời lên, màn sương tan dần. Ánh nắng sớm tràn ngập không gian, trải rộng trên đường làng, trên khắp cánh đồng. Những giọt sương đêm còn động lại trên lá lấp lánh. Trên nền trời xanh thẳm, mấy sợi mây trắng mỏng manh in bóng xuống mặt nước, vắt qua con mương nhỏ uốn lượn. Đâu đó trong các lùm cây, tiếng chim ríu ran chào ngày mới như nâng nhẹ bước chân em đến trường. Xa xa, dưới các thửa ruộng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô như đàn cò đang lặn ngụp trong biển lúa vàng tươi. Dọc theo con đường đất đỏ, trên khắp cánh đồng làng, khí thế ngày mùa mỗi lúc một tấp nập, đông vui. Mùi hương lúa mới thơm nồng cũng đã bắt đầu lan tỏa, phảng phất trong gió thu nhè nhẹ. Những ngày mới trên quê em bắt đầu như vậy đấy. Mọi người ai cũng vui vì một cuộc sống ấm no, thanh bình và vui tươi của làng quê. 3. Củng cố - dặn dò - Về đọc lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo. - Nhận xét tiết học - 1HS đọc yêu cầu. - HS làm bài theo nhóm 5. - 1HS đọc yêu cầu. - HS làm bài cá nhân - Cá nhân tiếp nối - Cá nhân Bảng thống kê trên giúp chúng ta dễ theo dõi các số liệu, các mặt thi đua của cá nhân, của các thành viên trong tổ để có hướng điều chỉnh, phấn đấu trong hoc tập. - 1HS đọc yêu cầu. - HS lắng nghe - HS làm bài cá nhân - 2-3 HS đọc bài làm của mình. - HS lắng nghe
File đính kèm:
- tieng_viet_tang_cuong_hk1.doc