Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 26 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:

- HS biết đọc đúng và đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Trả lời đúng các câu hỏi trong SGK.

- GD tình cảm thầy trò.

II. ĐỒ DÙNG: Sử dụng thiết bị nghe nhìn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ : ĐTL bài Cửa sông và TLCH theo SGK.

- HS đọc. GV nhận xét chung.

2. Bài mới:

a, Giới thiệu bài Nêu MĐ-YC của tiết học

HĐ1. Luyện đọc:

- HS đọc toàn bài, chia đoạn.(cả bài chia thành 3 đoạn).

- 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. (2,3 lần). GV kết hợp uốn nắn HS về cách đọc cách phát âm; giíup HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài.

- HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc diễn cảm bài văn. HS nêu giọng đọc toàn bài.

HĐ2. Tìm hiểu bài:

- HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi trong SGK .

?: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?

?: Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?

?: Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào?.

- GV: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.

- HS nêu ý nghĩa câu chuyện, kết hợp ghi bài vào vở.

 

doc33 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 26 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trùng và đặc điểm của hoa thụ
- HS thảo luận câu hỏi trang 107 .
- Chỉ rõ hoa nào thụ phấn nhờ gió, hoa nào thụ phấn nhờ côn trùng.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét và hệ thống nội dung học.
3. Củng cố dặn dò:	
- Những loài hoa rất đẹp thường rất thơm và có những loài hoa thì lại rất bình thường: chúng thụ phấn nhờ đâu?
- Nhận xét giờ học. Về ngâm 5 hạt đỗ xanh, sau dó đặt vào khay có bông ẩm. Theo dõi sự thay đổi của hạt.
Buổi chiều. Toán*
Các phép tính với số đo thời gian
I. Mục Đích-yêu cầu: 
- Củng cố cách thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
- Vận dụng kiến thức để làm toán, giải các bài toán có liên quan. Bài làm chính xác, trình bày khoa học, rõ ràng.
- Có ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng :S ử dụng thiết bị nghe nhìn
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ :- Nêu cách cộng, trừ số đo thời gian ?
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Trực tiếp 
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a, 6năm 3tháng – 4 năm 7 tháng	b, 8ngày 6giờ + 3 ngày 21giờ
c, 5giờ 15phút x 3	 d, 6phút 15 giây x 6	e, 6ngày 12giờ : 3	
- HS làm bài, 1 em lên bảng làm, chữa bài .
- GV chữa bài và hệ thống nội dung kiến thức của bài.
Bài 2:Tính rồi điền dấu >,<,= vào chỗ chấm cho đúng:
a, 24phút 46giây x 3 ......... 62phút 4giây
b, 12 giờ 16phút : 4 ............ 3giờ 6phút
c, 6giờ 35phút – 3giờ 45phút ........ 3 giờ 15 phút
- HS làm bài, 1 em lên bảng làm , chữa bài .
- HS nhận xét, Gv chữa bài, củng cố cách làm.
Bài 3: Một người thợ tạc đá lành nghề muốn tạc được hình một con sư tử cỡ nhỏ cần 4giờ 30phút, nếu tạc hình con sư tử cỡ to cần 6giờ 20 phút. Hỏi người đó tạc 3 con sư tử cỡ nhỏ và 2 con sư tử cỡ to thì dùng hết bao nhiêu thời gian ?
- HS đọc đề, phân tích đề và nêu cách làm bài, 
- 1 em lên bảng làm, chữa bài .
- HS nhận xét, GV chữa bài, củng cố cách làm.
Bài 4 : Một ô tô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng phải qua Hải Dương. Xe khởi hành lúc 7giờ 30phút đến Hải Dương lúc 8 giờ 45 phút, xe dừng bơm xăng 30phút rồi đi 55 phút thì tới Hải Phòng. Hỏi nếu không dừng bơm xăng thì xe đi hết quãng đường Hà Nội – Hải Phòng trong bao lâu? 
- HS đọc đề, phân tích đề và nêu cách làm bài, 
- HS làm bài, 1 em lên bảng làm, chữa bài. 
- HS chữa bài. GV nhận xét và hệ thống nội dung học. 
3. Củng cố dặn dò:
- GV cùng HS chốt lại nội dung ôn luyện.
- Nhận xét giờ học.
Tiếng Việt*
TLV: luyện tập tả cây cối
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh cách làm văn tả cây cối.
- HS nắm được cách tả và biết lập dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh tả cây cối. Câu văn rõ nghĩa, giàu hình ảnh,....
- HS yêu mến cảnh vật xung quanh.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:	
2.Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b, HDHS luyện tập:
Đề bài: Tuổi thơ ai mà chẳng yêu hoa, nhất là những loài hoa đẹp. Em hãy tả lại một cây hoa khi nó đang nở bông rất đẹp.
Đề 2: Hãy tả một cây ăn quả hay cây bóng mát mà em thích.
* HS chép đề bài vào vở. 2 HS đọc đề bài..
* HDHS phân tích đề (đề 1)
- Thể loại: Miêu tả (Kiểu bài: Tả cây cối)
- Đối tượng tả: Một cây hoa mà em yêu thích.
- Phạm vi: Cây hoa khi nó đang nở bông.
* HDHS lập dàn ý: 
- HS nêu lại dàn ý chung của kiểu bài tả cây cối.
- HS lập dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu về cây hoa định tả.
+ Mùa xuân đến muôn hoa đua nở.
+ Đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung.
2. Thân bài:
- Tả bao quát: Hồng nhung đứng giữa vườn với vẻ kiêu hãnh.
- Tả chi tiết từng bộ phận:
+ Thân cây mảnh mai, màu nâu sẫm, có gai to sắc nhọn, cảng lên trên thân
càng nhỏ.
+ Những chiếc cành màu xanh như những cánh tay vươn lên đón ánh nắng.
+ Chiếc lá màu xanh thẫm được tô điểm bởi những đường gân và viền răng cưa, khẽ đung đưa trong gió.
+ Những bông hoa hồng thì thật tuyệt vời. Những đài hoa màu xanh mỡ màng kia lại đỡ được nàng công chúa hoa hồng xinh đẹp.
+ Những cánh hoa khum khum úp sát vào nhau thành từng lớp.
+ Đứng cạnh bông hoa hồng đã nở là một nụ hoa đang chúm chím để chờ ngày thi hương sắc với muôn hoa trong vườn.
- Hoạt động xung quanh: Những chú ông, bướm cứ rập rờ xung quanh...
* HS nêu miệng dàn ý vừa lập. 
GV-HS nhận xét, bổ sung.
* HS viết bài. GV bao quát chung và giúp đỡ các em gặp khó để các em 
hoàn thành bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV cùng HS hệ thống nội dung học.
- Nhận xét tiết học.
Luyện viết
Bài 26: ao làng
I. Mục đích, yêu cầu:
- Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, ngồi đúng tư thế viết. Nắm được nội dung bài viết Ao làng.
- Học sinh viết, trình bày đoạn văn: Ao làng trong vở luyện viết lớp 5.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết
2. Bài mới.
a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học
b, Hướng dẫn học sinh luyện viết:
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút.
- Học sinh đọc bài: Ao làng.
? Nêu một số kỉ niệm thân yêu về ao làng của tác giả? (làn khói bếp chiều toả vơn mái rạ, khóm khoai nước bên hàng rào râm bụt, tiếng lợn ỉ eo, mẹ ôm tôi vào lòng vỗ về tâm hồn tôi...)
+ Nêu lại những từ dễ viết sai có trong bài (làn khói bếp, toả vờn mái rạ, khoai nước, ao làng, nằm võng ...)
+ Lưu ý học sinh cách trình bày bài cho đẹp.
+ HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
+ Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
- Học sinh luyện viết.
+ HS viết bài vào vở.
+ HS viết nhanh, đẹp có thể viết kiểu chữ: chữ đứng hoặc chữ nghiêng thanh đậm.
+ HS viết chưa tốt có thể viết chữ nét đều.
- GV thu một số vở của học sinh nhận xét. Khen ngợi các em học tốt, viết chữ đúng, đều và đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp. 
- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 2/ 3 / 2017
Ngày dạy: Thứ năm ngày 9 tháng 3 năm 2017
Tập làm văn.
Tập viết đoạn đối thoại
I. Mục đích - yêu cầu:
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và gợi ý của giáo viên, viết tiếp được lời đối thoại trong màn kịch đúng nội dung văn bản. Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch. 
- Rèn cho học sinh thể hiện sự tự tin (đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp). Vận dụng vào trong thực tế cuộc sống.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
* GD KNS: Kĩ năng hợp tác (Hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch).
II. Đồ dùng : Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Hoc sinh đọc và phân vai lại đoạn kịch Xin thái sư tha cho!
- HS nhận xét. GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài Nêu MĐ-YC của tiết học 
b. HD HS luyện tập:
Bài tập 1: 1 HS đọc bài 1. 
- Cả lớp đọc thầm trích đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ. 
Bài tập 2: 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 2. Cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp đọc yêu cầu.
- GV nhắc HS:
 + SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phu nhân. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại (dựa theo 6 gợi ý) để hoàn chỉnh màn kịch.
 + Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật: Thái sư Trần Thủ Độ phu nhân và người quân hiệu. 
- Một HS đọc lại 6 gợi ý về lời đối thoại.
- HS viết bài vào bảng nhóm theo nhóm 4. GV tới từng nhóm giúp đỡ HS để các em hoàn thành phần hội thoại.
- Đại diện các nhóm lên đọc lời đối thoại của nhóm mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm soạn kịch giỏi nhất viết được những lời đối thoại hợp lí, hay và thú vị nhất.
Bài tập 3:1 HS đọc yêu cầu của BT3.
- GV nhắc các nhóm có thể đọc phân vai .
- HS tự phân vai trong nhóm. Từng nhóm tiếp nối nhau thi đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét chung, hệ thống nội dung học. GV khen các nhóm làm tốt
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý. Chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 129: Luyện tập chung
I. Mục Đích-yêu cầu: 
- Củng cố cho HS biết cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
- Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế. HS làm được các BT1, 2a, 3, 4(dòng 1, 2). HS làm được cả các phần còn lại của BT2, 4. Bài làm chính xác, trình bày khoa học, rõ ràng.	
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ :- HS thực hiên trên bảng con: 2giờ 13phút 5 = ?
- GV nhận xét và hệ thống kiến thức.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài Nêu MĐ-YC của tiết học
Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm vào vở. 1 em lên bảng làm bài.
- HS nhận xét. GV chữa bài, nhận xét thống nhất kết quả, hệ thống kiến thức..
Bài 2a: HS tự làm bài, cả lớp thống nhất kết quả. 
- HS làm nhanh, hoàn thành cả bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3: HS nêu nội dung bài tập.
- HS tự giải, sau đó trao đổi về cách giải và đáp số.
- HS làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét thống nhất kết quả, hệ thống nội dung bài.
Bài 4: HS thảo luận, cùng làm bài và chữa bài.
Thời gian đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là:
8 giờ 10 phút - 6 giờ 5 phút = 2 giờ 5 phút 
Thời gian đi từ Hà Nội đến Quán Triều là:
17 giờ 25 phút - 14 giờ 20 phút = 3 giờ 5 phút 
Thời gian đi từ Hà Nội đến Đồng Đăng là:
11 giờ 30 phút - 5 giờ 45 phút = 5 giờ 45 phút 
Thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai là:
(24 giờ - 22 giờ) + 6 giờ = 8 giờ 
(Lưu ý: Phần cuối cùng, tính thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai cần cho HS thảo luận để tìm cách giải. )
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV cùng HS chốt lại nội dung vừa luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
 Dặn HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Toán*
luyện tập: Nhân, chia số đo thời gian
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về nhân, chia số đo thời gian, cách tính diện tích hình tam giác, hình chữ nhật.
- HS biết cách nhân, chia số đo thời gian. Bài làm khoa học, rõ ràng.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng :Sử dụng thiết bị nghe nhìn
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại cách nhân, chia số đo thời gian. 
2. Bài mới 
a, Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b, HDHS luyện tập:
Bài 1: Tính: 
a) 6 giờ 5 phút x 5 b) 2 ngày 7 giờ x 6
c) 8 giờ 30 phút : 4 d) 4 giờ 24 phút : 3
+ HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài. 
+ GV- HS nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Tính rồi điền dấu >, < , = vào chỗ chấm:
a) 3 giờ 15 phút : 3 ............. 2 giờ 4 phút : 2
b) 1 giờ 14 phút x 3 ............ 6 giờ 24 phút : 4
c) 5 ngày 12 giờ : 4 ............ 1 ngày 12 giờ x 3
d) 25 phút 6 giây x 3 .......... 405 phút 12 giây : 3
+ HS nêu cách tính, làm bài vào vở.
+ Gọi 2 HS lên bảng chữa bài, mỗi HS làm 2 phần.
+ GV- HS nhận xét kết quả làm trên bảng, hệ thống nội dung bài.
Bài 3: Một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh C qua tỉnh B (như hình vẽ). Biết rằng xe khởi hành từ A lúc 9 giờ 30 phút. Đến C lúc 11 giờ, xe nghỉ giải lao 30 phút rồi tiếp tục đi tới B lúc 1 giờ 10 phút chiều. Hỏi nếu không giải lao thì xe đi hết quãng đường AB trong bao lâu?
 A B C
+ HS đọc bài toán, phân tích bài toán.
+ HS nêu các bước tính rồi làm bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài. 
Chẳng hạn:
. Tính thời gian đi từ A đến B: 11 giờ - 9 giờ 30 phút = 1 giờ 30 phút 
. Tính thời gian đi từ B đến C không kể thời gian nghỉ:
 13 giờ 10 phút - 11 giờ - 30 phút = 1 giờ 40 phút
. Tính thời gian xe đi từ A đến C không giải lao: 
 1 giờ 30 phút + 1 giờ 40 phút = 3 giờ 10 phút 
3. Củng cố dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại nội dung đã học.
- Nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 2 / 3 / 2017
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 10 tháng 3 năm 2017
Luyện từ và câu
ôn tập: đại từ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cho học sinh kiến thức về đại từ đã học.
- HS xác định được đại từ trong câu, biết chức năng ngữ pháp của đại từ trong câu. Làm đúng các bài tập GV đưa ra.
- HS vận dụng nói và viết đúng Tiếng Việt.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
b, HD HS làm bài tập:
Bài tập 1: Xác định đại từ "tôi" trong từng câu dưới đây giữ chữ vụ gì trong câu?
a) Tôi đang học bài thì Nam đến. (chủ ngữ)
b) Người được nhà trường biểu dương là tôi. (vị ngữ) 
c) Trong tôi một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng. (trạng ngữ)
+ HS thảo luận nhóm đôi rồi làm bài vào vở.
+ Gọi HS nêu miệng, GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2: Tìm những đại từ được dùng trong các câu ca dao, câu thơ sau:
a) Mình về có nhớ ta chăng
 Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười. (ca dao)
b) Ta về ta tắm ao ta 
 Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. (ca dao)
c) Ta với mình, mình với ta
 Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
 Mình đi mình lại nhớ mình
 Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu. (Tố Hữu)
+ HS đọc bài, gạch chân dưới các đại từ.
+ HS lần lượt lên bảng chữa bài. GV-HS nhận xét, bổ sung.
Bài tập 3: Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ 
ngữ nào:
Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc:
- Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh?
- Tớ được mười, còn cậu được mấy điểm? Bắc nói.
- Tớ cũng thế.
+ HS làm bài, trả lời miệng. GV-HS nhận xét, bổ sung.
. Đại từ bạn thay thế cho Nam; đại từ tớ thay thế cho Bắc; cậu thay thế cho Nam; tớ thay thế cho Nam, thế thay thế cho cụm từ được mười.
Bài tập 4: Đặt 1 câu có đại từ dùng để thay thế.
+ HS làm bài, gọi HS nêu miệng. VD: Nam đi học về rồi nó lại đi chơi.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Đọc trước nội dung tiết LTVC (MRVT: Truyền thống), tìm những câu tục ngữ, ca dao ghi lại truyền thống yêu nước, lao động cần cù, đoàn kết, nhân ái của dân tộc. 
Tập làm văn
Trả bài văn tả đồ vật
I. Mục Đích-yêu cầu: 
-Nắm được bài văn tả đồ vật theo đề đã cho : bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
-Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu trong bài viết của mình, tự viết lại một đoạn văn( hoặc cả bài ) cho hay hơn.
II. Đồ dùng :- Bảng phụ viết đề bài của tiết kiểm tra viết( kể chuyện) ở tuần 25, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý,... trong bài làm của HS, cần sửa chung trước lớp.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo bài văn tả cây cối?
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài Nêu MĐ-YC của tiết học
b, Các hoạt động:
HĐ1. Nhận xét về kết quả làm bài của HS
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn 3 đề bài của tiết KT, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý ,... của HS.
- Nhận xét chung về bài làm của cả lớp:
 + Những điểm chính: Bố cục đầy đủ, rõ ràng; trình tự miêu tả hợp lý,.... Câu văn đúng, rõ nghĩa, giàu hình ảnh,....
 + Những thiếu sót, hạn chế: Một vài em trình tự miêu tả chưa thật hợp lý, câu văn còn lủng củng; chữ viết còn xấu và sai lỗi chính tả.
HĐ2.HDHS sửa lỗi trong bài:
- HS đọc lời nhận xét của thầy (cô), phát hiện thêm lỗi trong bài làm và sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
HĐ3. HDHS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- HS đọc những đoạn văn hay, bài văn hay của Hươngd, Lan Anh, Nhàn,..
- HS trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
HĐ4. HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết. 
- GV nhận xét đoạn văn viết lại của một số em. Khen ngợi các em viết đúng, câu văn hay, giàu hình ảnh, cảm xúc,...
3. Củng cố dặn dò
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- Nhận xét chung tiết học.
- Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt viết lại cho đúng và hay hơn trong tiết truy bài đầu giờ.
 Toán
Tiết 130:Vận tốc (Tr.138)
I. Mục Đích-yêu cầu: 
- HS có biểu tượng về khái niệm vận tốc, đơn vị vận tốc.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. Làm đùng bài 1; 2; bài làm chính xác, trình bày khoa học, rõ ràng.	
- HS có ý thức trong học tập.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:- HS nêu các đơn vị đo chiều dài ?
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học
HĐ1: Giới thiệu khái niệm vận tốc.
a. Bài toán 1. HS đọc nội dung bài toán.
- GV nêu bài toán. Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách giải. 
- GV giúp HS hiểu bài và làm bài.
- HS chữa bài. 
- HS nhận xét. GV chốt ý :
Vậy vận tốc ô tô là : 170 : 4 = 42,5
 Quãng đường : Thời gian = Vận tốc.
- Nhìn vào cách làm trên em hãy nêu cách tính vận tốc một chuyển động ?
- GV xác nhận và hình thành công thức tính vận tốc : v = s : t
- GV chốt ý đơn vị của vận tốc trong bài toán trên : km/ giờ.
b. Bài toán 2: (Hướng dẫn HS tìm hiểu tương tự bài toán 1).
-Nêu những đơn vị vận tốc được làm quen trong bài hôm nay ?
-Nhắc lại ý nghĩa khái niệm vận tốc và cách tính vận tốc ?
HĐ2: Luyện tập.
Bài 1: HS đọc đề bài.
- 2HS làm bài vào bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng, đổi nhóm đôi, nhận xét bài của nhau.
- GV xác nhận kết quả đúng, hệ thống kiến thức liên quan.	
Bài 2: HS nêu nội dung bài tâp.
- HS làm và chữa bài. 
- GV chữa và yêu cầu HS nhắc lại cách tính vận tốc và đơn vị vận tốc trong bài.
Bài 3: HS đọc đề bài, phân tích và nêu cách làm.
- Bài này có gì khác so với bài 1, 2 ?
- HS làm vào vở. 
- GV nhận xét một số bài, chữa bài, hệ thống kiến thức liên quan.
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại công thức, cách tính vận tốc và ý nghĩa khái niệm vận tốc .
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp 
 I. Mục đích yêu cầu
- HS nắm được ưu, hạn chế của cá nhân, tổ, tập thể trong tuần. Nắm được nội dung và ý nghĩa ngày 8 -3.
- HS thi đua và rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong tuần học tiếp theo. Khắc phục các hạn chế đã nêu.
- HS chấp hành tốt qui định của trường, lớp, của đội đề ra.
II. Nội dung
1. HS nhận xét:
- Từng tổ trưởng nhận xét về mọi hoạt động của tổ mình trong tuần như đi học; truy bài; đồng phục; học tập; vệ sinh; ..
- Ban cán sự lớp lần lượt nhận xét chung hoạt động của lớp trong tuần. 
- Cá nhân phát biểu ý kiến.
 2. GV nhận xét chung .
.....................................................................................................................................
- Tuyên dương ..............
3. Phương hướng hoạt động trong tuần tiếp theo.
- Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, ăn mặc ngọn gàng. Chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông đường bộ.
- Chấp hành nghiêm nề nếp lớp, nhà trường, Đội đề ra. 
- Thi đua học tập chào mừng ngày Quốc tế phụ nừ 8 -3 và ngày Thành lập Đoàn TNCS HCM 26- 3. Hăng hái, tích cực học tập trong các tiết học. Vận dụng tốt kiến thức vào thực hành, cuộc sống. 
- Ôn tập kiến thức cho HS . Coi trọng kĩ năng thực hành của các em.
- Tiếp tục xây dựng lớp học xanh, sạch, thân thiện, môi trường thân thiện, an toàn.
- Rèn cho HS đọc đúng và viết đúng, viết đẹp. 
4. Sinh hoạt văn nghệ: 
- HS tổ chức sinh hoạt văn nghệ: múa, hát, kể chuyện, đọc thơ ...cho HS chào mừng ngày 8.3.
Buổi chiều Địa lý( 5B - 5A. Tiết 3)
	 ôn tập: châu Phi
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Củng cố cho học sinh một số kiến thức đã học về châu Phi.
- HS vận dụng nắm được vị trí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên của châu Phi. Nêu đúng và chính xác trên bản đồ..
- HS thấy được sự phong phú đa dạng của thiên nhiên.
II. Đồ dùng : Bản đồ thế giới,(câu hỏi 1)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Nêu mục đích - yêu cầu của tiết học.
b, HD học sinh ôn tập:
1. Em hãy chỉ trên bản đồ thế giới và nêu tên các châu lục, đại dương bao quanh châu Phi? (Châu á, châu Âu, ấn Độ Dương, Đại Tây Dương)
- HS thực hành, nêu tên. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung.
2. Khoanh tròn trước ý em cho là đúng nhất: Đường xích đạo đi ngang qua phần nào của châu Phi?
 A- Bắc Phi B- Giữa châu Phi C. Nam Phi
+ HS trả lời miệng. HS khác nhận xét, bổ sung.
3. Chón các ý dưới đây để điền vào sơ đồ sao cho phù hợp:
a- Nằm trong vòng đai nhiệt đới.
b- Châu Phi
c- Khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.
d- Không có biển ăn sâu vào đất liền.
a
e- Diện tích rộng lớn.
c
e
b
d
+ HS làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng chữa bài. GV-HS nhận xét, bổ sung
4. Em hãy viết đoạn văn mô tả về hoang mạc Xa-ha-ra. 
- HS làm bài.
- HS đọc bài đã hoàn thành. 
- HS nhận xét. GV nhận xét chung, khen HS làm bài tốt.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV cùng HS hệ thống lại nội dung vừa ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
Ngày.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_26_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc